Luận văn Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”

Trong những năm gần đây vốn đầu tư cho xây dựng nói chung đều tăng, vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý cũng liên tục tăng, đặc biệt Chính phủ ngày càng phân cấp mạnh cho địa phương, tăng quyền hạn, trách nhiệm cho các địa phương. Ví dụ như năm 2003 vốn ngân sách do địa phương quản lý chỉ có 546,4 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên là 1.062,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên đến 1.897,7 triệu đồng và dự kiến năm 2008 là 2.045,6 tỷ đồng (Bảng 2.2). Dự kiến bình quân các năm tiếp theo nguồn vốn này tăng khoảng 20% năm. Cụ thể là, trong những năm tới đây ngân sách tỉnh sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phân cấp mạnh cho thành phố Thanh Hoá, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để ra đời khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, xây dựng khu đô thị Ngọc Lặc với chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá của các huyện miền núi, quy hoạch và phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ trên các tuyến giao thông, các tụ điểm kinh tế, phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đạt 20% trở lên vào năm 2020 [4, tr.55].

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính trị các huyện, xã có dự án đầu tư trên địa bàn chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn đến có nhiều vướng mắc trong lĩnh vực này. 2.2. Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trong thời gian qua ở tỉnh Thanh Hoá Thực hiện chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống TTLP trong ĐTXD, trong những năm qua UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra, rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy tình hình TTLP trên địa bàn tỉnh diễn ra còn nhiều, thể hiện ở một số dạng TTLP do sai phạm của tư vấn thiết kế và thẩm định; nhà thầu và tư vấn giám sát thi công không đúng khối lượng, chủng loại vật liệu gây ra và một số TTLP do các sai phạm khác. Cụ thể, theo báo cáo thanh tra ĐTXD trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tình hình TTLP như sau: - Năm 2002: Thanh tra 4 dự án gồm 14 công trình thuộc các ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT, đã phát hiện sai phạm trong các giai đoạn đầu tư ở 14 công trình với số tiền là 8.579.542.488 đồng/153.245.755.808 đồng, chiếm 5,6%. Trong đó, số sai phạm do tư vấn thiết kế dự toán và thẩm định gây nên là 5.892.967.744 đồng, chiếm 68,69% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 1.493.691.795 đồng, chiếm 17,41% tổng sai phạm; sai phạm khác: 1.193.082.816 đồng, chiếm 13,91% tổng sai phạm. Trong số các vụ trên, điển hình là 3 dự án (8 công trình) tại ngành giao thông, do Công ty tư vấn xây dựng giao thông thiết kế lập dự toán, Sở Giao thông Vận tải thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty xây dựng công trình giao thông I, II; Công ty Tân Thành (TNHH); Công ty xây dựng giao thông thuỷ lợi Thanh Hoá (TNHH); Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá; Công ty cầu Thanh Hoá; Công ty 492 Bộ Quốc phòng; Xí nghiệp xây dựng đường sắt Thanh Hoá; Công ty cầu I Thăng Long. Đã phát hiện sai phạm là 6.575.995.355 đồng/122.998.151.808 đồng, chiếm 5,35% (riêng công trình đường Hồi Xuân – Tén Tần, do tư vấn thiết kế tự ý thay đổi vị trí khai thác đá, làm cho giá trị dự toán sai tăng 4.717.043.907 đồng trên tổng số sai phạm 4.947.585.427 đồng, chiếm 95,34%), trong đó tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 5.820.671.744 đồng, chiếm 88,51%; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên: 705.521.816 đồng, chiếm 10,73%; sai phạm khác 49.761.816 đồng, chiếm 0,76% [40, tr.2-3]. - Năm 2003: Thanh tra 8 dự án gồm 34 công trình thuộc các ngành Y tế, Giáo dục đào tạo và tại 2 huyện Thạch Thành, Quảng Xương. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm ở 34 công trình với số tiền là 2.722.995.984 đồng/32.418.948.236 đồng, chiếm 8,4%, trong đó số sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 1.076.810.685 đồng, chiếm 39,55% tổng sai phạm; Sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 1.090.659.561 đồng, chiếm 40,05% tổng sai phạm; sai phạm khác: 555.525.738 đồng, chiếm 20,4% tổng sai phạm. Một trong các TTLP điển hình là tại ngành Y tế, thanh tra 4 dự án (11 công trình), do Công ty HAAI Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty Kiến trúc Thanh Hoá (TNHH) thiết kế, Sở Xây dựng thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là Công ty Xây dựng I, II, III Thanh Hoá, Công ty Sơn Trang (TNHH), Công ty Đường sắt I Thanh Hoá, Công ty đầu tư XD phát triển đô thị số 4 thuộc Tổng công ty Đầu tư PT nhà và Đô thị, Công ty XD công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá. Thanh tra đã phát hiện sai phạm là 607.060.565 đồng/15.268.129.368 đồng, chiếm 3,98%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 174.599.217 đồng, chiếm 28,76% tổng sai phạm; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên 388.228.110 đồng, chiếm 63,95% tổng sai phạm; sai phạm khác: 44.233.238 đồng, chiếm 7,29% tổng sai phạm. Thanh tra tại ngành Giáo dục đào tạo 2 dự án (11 công trình), do Viện Thiết kế trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế, lập dự toán; Công ty Tư vấn và Đầu tư Bộ Xây dựng thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là Công ty Xây dựng số I, II Thanh Hoá, Công ty Xây dựng K2, Công ty Xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, đã phát hiện sai phạm là 1.583.654.215 đồng/13.441.323.000 đồng, chiếm 11,78%, trong đó sai do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 865.815.715 đồng, chiếm 54,67% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên 206.546.000 đồng, chiếm 13,04% tổng sai phạm; sai phạm khác: 511.242.500 đồng, chiếm 32,29% tổng sai phạm [40, tr.3]. - Năm 2004: Thanh tra 18 dự án gồm 140 công trình thuộc các đơn vị: Chi cục định canh định cư kinh tế mới Thanh Hoá, Sở Giao thông vận tải, Công ty thuỷ nông Bắc Sông Mã, Sở Thuỷ sản, thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Thiệu Hoá. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm với số tiền là 31.000.776.555 đồng/290.556.305.901 đồng, chiếm 10,67%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 11.844.031.911 đồng, chiếm 38,21% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 15.104.449.715 đồng, chiếm 48,72% tổng sai phạm; sai phạm khác: 4.050.438.329đồng, chiếm 13,07% tổng sai phạm. Trong các sai phạm trên, điển hình thanh tra tại thành phố Thanh Hoá 6 dự án (gồm 7 công trình) do Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty Kiến trúc Việt Nam thiết kế, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hoá, Công ty Sông Đà 25, Công ty xây dựng Hưng Thịnh (TNHH), Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Long (TNHH), đã phát hiện phạm 7.427.420.538 đồng/69.253.320.691 đồng, chiếm 10,73%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 5.118.649.170 đồng, chiếm 68,92% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 2.308.771.624 đồng, chiếm 31,08%. Tại Ban quản lý các công trình giáo dục huyện Ngọc Lặc, thanh tra 3 công trình trường học do Viện thiết kế trường học Bộ Giáo dục đào tạo thiết kế, lập dự toán, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty Xây dựng số I, III Thanh Hoá, Công ty Xây dựng K2, đã phát hiện sai phạm 196.078.711 đồng/1.487.444.000 đồng, chiếm 13,18%, trong đó sai do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 97.630.270 đồng, chiếm 49,79% tổng sai phạm; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 56.826.923 đồng, chiếm 28,98% tổng sai phạm; sai phạm khác: 41.622.292 đồng, chiếm 21,23% tổng sai phạm. Tại ngành Thuỷ sản, thanh tra dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt hải sản xa bờ (108 vỏ tàu) do Công tyTư vấn thiết kế Bộ Thuỷ sản thiết kế, lập dự toán, Sở Thuỷ sản Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị đóng tàu là: Xí nghiệp tàu thuyền Tân Châu Thanh Hoá, Xí nghiệp cơ khí tàu thuyền Đà Nẵng, HTX Châu Hưng và Tổ hợp Hải Châu TP Vinh – Nghệ An, đã phát hiện sai phạm 16.710.882.000 đồng /111.461.000.000 đồng, chiếm 14,99%, trong đó sai phạm do tư vấn và thẩm định gây nên là 4.203.306.000 đồng, chiếm 25,15% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu thi công và chủ đầu tư quyết toán khống là 10.255.273.000 đồng, chiếm 61,37% tổng sai phạm; sai phạm khác: 2.252.303.000 đồng, chiếm 13,48% tổng sai phạm. Sai phạm nghiêm trọng ở đây là cả 4 cơ sở đóng tàu nêu trên đều thiết lập 2 bản hợp đồng có giá trị khác nhau: 1 bản theo giá dự toán được duyệt, nộp cho Cục đầu tư để làm cơ sở vay vốn, 1 bản có giá trị thấp hơn để A-B thanh toán với nhau; Các cơ sở đóng tàu và Chủ dự án đã thoả thuận trên hợp đồng rút bớt kích thước tàu (cả chiều dài lẫn chiều cao). Từ việc làm trên, các đơn vị đóng tàu đã chi lại cho Chủ dự án 6.866.578.000 đồng, chiếm 14,82% giá trị vỏ tàu. Tại thị xã Sầm Sơn, thanh tra 8 công trình do Công ty Tư vấn giao thông Thanh Hoá và Viện Quy hoạch Thanh Hoá thiết kế, lập dự toán, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: HTX xây dựng Tân Hưng Sầm Sơn, Công ty Xây dựng Sơn Trang (TNHH), Công ty Xây dựng Hợp Lực (TNHH), Công ty Xây dựng Khánh Hưng (TNHH), Công ty Xây dựng Thành Công (TNHH), Công ty Xây dựng Vũ Phong (TNHH), đã phát hiện sai phạm 1.912.860.000 đồng /22.301.392.000 đồng, chiếm 8,58%, trong đó số sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là: 488.405.000 đồng, chiếm 25,53% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là: 1.146.977.000 đồng, chiếm 59,96% tổng sai phạm; sai phạm khác: 277.478.000 đồng, chiếm 14,51% tổng sai phạm. Sai phạm có tính điển hình ở đây là các nhà thầu đã xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình; nhà thầu trực tiếp nộp tiền thiết kế phí cho đơn vị tư vấn. Thực chất việc ra quyết định chỉ định thầu, đấu thầu chỉ là hình thức [41, tr.3-5]. - Năm 2005: Thanh tra 19 dự án, công trình thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, giao thông tại một số đơn vị, địa phương. Qua thanh tra phát hiện 18 dự án, công trình có khuyết điểm, sai phạm ở mức độ khác nhau trong hầu hết các giai đoạn ĐTXD làm thiệt hại ngân sách nhà nước 11.874,2 triệu đồng, trong đó điển hình một số dự án có sai phạm như: Việc ĐTXD tại thành phố Thanh Hoá, thanh tra 6 dự án với 7 hạng mục công trình, đã phát hiện các khuyết điểm, sai phạm trong các khâu đầu tư, xây dựng với số tiền sai phạm là 7.427,4 triệu đồng, chiếm 10,73% giá trị xây lắp được duyệt, trong đó sai phạm về đơn giá, biện pháp thi công do lỗi của tư vấn và cơ quan thẩm định chiếm 69% bằng 5.118,6 triệu đồng, sai về khối lượng, thuế: 2.308,8 triệu đồng. Thanh tra ĐTXD tại thị xã Bỉm Sơn 6 dự án ĐTXD, đã phát hiện sai phạm trong các khâu thiết kế, lập dự toán, thẩm định trình duyệt, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với số tiền 390,03 triệu đồng, chiếm 5,15% giá trị xây lắp, trong đó sai phạm do nhà thầu thi công 260,25 triệu đồng, chiếm 66,7% sai phạm; sai phạm do đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự toán, cơ quan thẩm định, cơ quan quyết toán gây nên là 129,78 triệu đồng, chiếm 33,3% sai phạm [44, tr.3-4]. - Năm 2006, thanh tra 56 dự án, công trình thuộc các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi tại một số địa phương, qua thanh tra phát hiện 56/56 dự án, công trình có khuyết điểm, sai phạm ở mức độ khác nhau trong hầu hết các khâu của quy trình ĐTXD, với tổng số tiền sai phạm là 5.090.150.963 đồng, kiến nghị thu hồi và giảm trừ quyết toán 923.599.895 đồng, số tiền đề nghị thu 265.067.000 đồng, đã thu 154.698.352 đồng. Trong đó điển hình một số dự án sai phạm như công trình gói thầu CT02 thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đã phát hiện sai phạm ở tất cả các khâu trong quy trình đầu tư xây dựng, với số tiền 1.621.073.748 đồng/27.265.699.255 đồng, chiếm 5,95%, trong đó sai do đại diện chủ đầu tư gây nên: 1.498.295.733 đồng/1.621.073.748 đồng, chiếm 92,43% số sai phạm; sai do nhà thầu thi công gây nên: 122.778.015 đồng/1.621.073.748 đồng, chiếm 7,57% số sai phạm. Thanh tra dự án xây dựng hệ thống kênh tiêu Đa Bút và dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi tưới nước vùng nguyên liệu mía Sao Vàng do Ban quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hoá làm chủ đầu tư đã phát hiện các sai phạm, khuyết điểm, với tổng số tiền 572.101.000 đồng, gồm thi công thiếu khối lượng, nhưng vẫn nghiệm thu thanh toán: 366.820.000đồng, sai sót trong khảo sát, thiết kế và thi công gây lãng phí: 264.446.500 đồng, sai do thẩm định dự toán: 29.091.000 đồng, sai do thiết kế và thẩm định: 176.190.000 đồng. Thanh tra tại huyện Ngọc Lặc, đoàn thanh tra đã phát hiện các sai phạm trong công tác giám sát thi công chưa chặt chẽ, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc các nhà thầu thi công không đúng thiết kế, không đúng chủng loại vật liệu, làm giảm chất lượng công trình; phê duyệt sai dự toán 2 công trình trường mầm non. Thanh tra tỉnh đã kiến nghị các chủ đầu tư không quyết toán với tổng số tiền: 1.188.728.401đồng [45, tr.4-5]. - Năm 2007, thanh tra dự án sửa chữa, nâng cấp đoạn K9+949 - K22+204 Trạm bơm xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hoá phát hiện lập dự toán thiết kế có nhiều sai sót trong việc áp dụng định mức, làm tăng giá trị dự toán 1.726.576.000 đồng, nghiệm thu thanh toán sai 200.140.000 đồng. Thanh tra một số công trình xây dựng trường học thuộc trương trình kiên cố hoá trường lớp học (chương trình 159/CP) tại huyện Bá Thước, phát hiện sai phạm 782.990.000 đồng; đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 67.347.000 đồng, ra quyết định thu hồi về tài khoản chờ xử lý 105.802.000 đồng, đã thu 49.000.000 đồng. Thanh tra dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hoá (xây dựng hệ thống nước sạch cho miền núi) do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hoá làm chủ đầu tư, phát hiện thanh toán sai khối lượng với giá trị 334.345.000 đồng; đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 67.347.000 đồng, ra quyết định thu hồi 203.679.000 đồng, đã thu 203.000.000 đồng. Thanh tra dự án đầu tư điều chỉnh, bổ sung nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá (do Ban quản lý XDCB tỉnh Thanh Hoá làm chủ đầu tư) phát hiện nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng, áp giá vật tư chưa đúng với tổng giá trị 269.158.000đồng, đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 238.330.000 đồng. Thanh tra dự án cải tạo, nâng cấp đường Cầu Hổ – Cảng Nghi Sơn (dự án do Ban quản lý dự án giao thông I làm chủ đầu tư), phát hiện dự toán sai khối lượng và nghiệm thu thanh toán sai khối lượng với giá trị 114.402.000 đồng; số phải xử lý thu hồi 79.414.985 đồng, đã thu 17.400.000 đồng. Thanh tra dự án đầu tư xây dựng tại trường đại học Hồng Đức (cơ sở 3), qua thanh tra 5 hạng mục công trình, phát hiện 4 hạng mục có sai sót ở các khâu thiết kế, lập dự toán, thẩm định trình duyệt, tổ chức thi công, với số tiền 771.521.025 đồng, trong đó đề nghị giảm trừ quyết toán 218.621.025 đồng. Thanh tra dự án đường giao thông ngã ba Thành Trực đi cầu Thạch Định (Thạch Thành) phát hiện nghiệm thu sai so với thực tế thi công và đã ra quyết định thu hồi 20.012.000 đồng, đã thu vào tài khoản chờ xử lý của Thanh Tra tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. Thanh tra dự án đầu tư xây dựng nhà khám bệnh, điều trị vô sinh và quản lý hành chính Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, phát hiện dự toán sai tăng 98.900.000 đồng, nghiệm thu thanh toán sai 53.530.000 đồng; đã thu hồi 51.175.000 đồng vào tài khoản chờ xử lý của Thanh tra tỉnh. Thanh tra việc thực hiện các dự án ĐTXD trên địa bàn huyện Hậu Lộc, phát hiện dự toán sai, thi công không đúng khối lượng, chủng loại vật liệu với giá trị 417.290.799 đồng, kiến nghị thu hồi 245.472.135 đồng [47, tr.1-2]. Ngoài ra, như Báo Gia đình và Xã hội ngày 26/2/2005 có đăng “Dự án Hồ chứa nước Cửa đạt – Thanh Hoá, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, mới triển khai đợt I, đã phát hiện 21 công trình xây dựng bị rút ruột, công tác giải phóng mặt bằng đều có sai phạm tham nhũng; công trình đầu tư từ 2-3 tỷ đồng thì bị thất thoát 2-3 trăm triệu đồng”. Qua báo cáo kết quả thanh tra các dự án tái định cư công trình Hồ Cửa Đạt, số 310/KL-TTTH ngày 24/902004 nêu rõ: Qua thanh tra 21 công trình XDCB của 3 dự án, phát hiện sai phạm với số tiền: 1.506.521.002 đồng gồm sai phạm do nhà thầu thi công thiếu khối lượng: 1.013.468.643 đồng; sai phạm do tư vấn áp dụng biện pháp thi công không đúng gây thiệt hại tính ra là 311.412.698 đồng; sai phạm do tư vấn tính bù giá chênh lệch vật liệu đến hiện trường xây lắp sai, làm thiệt hại số tiền 181.693.661 đồng [41, tr.7]. Đối với dự án đầu tư xây dựng theo Chương trình 135 và Trung tâm cụm xã tại 11 huyện miền núi Thanh Hoá, Thanh tra Xây dựng đã phát hiện và không thanh toán số tiền sai phạm là: 1.657.985.000 đồng ; xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 126/CP số tiền là 45.900.000 đồng; đồng thời buộc sửa chữa khắc phục về chất lượng xây dựng các công trình có sai phạm [37, tr 2]. Công trình Đập Bản Hao – xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn do Đoàn quy hoạch thuỷ lợi khảo sát địa hình không kỹ, dẫn đến vị trí đặt mương không đảm bảo an toàn, công trình mới xây dựng xong đã trôi một đoạn mương bê tông, do đó việc dẫn nước trong kênh mương không còn tác dụng [37, tr 2]. Công trình chợ trung tâm cụm xã Sơn Điện sau khi bàn giao hầu như không sử dụng, vô chủ [37, tr.3]. Công trình trường tiểu học Bản Sum, trường trung học cơ sở Bản Hạ xã Sơn Hà - huyện Quan Sơn do công ty đầu tư xây dựng HUD 4 thi công vi phạm về chất lượng, thi công không đúng thiết kế làm sai giảm tiết diện thép dầm, sàn bê tông sai giảm kích thước gây rạn nứt bê tông, võng trần. Công trình Đập Bai San, xã Tân Lập – huyện Bá Thước nhà thầu là công ty NN&PTNT thi công sai thiết kế, sai quy trình phần bê tông vỏ đập làm giảm chất lượng và tuổi thọ đập [37, tr.3]. Thực hiện chỉ thị 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6/2005 đến tháng 10/2005, Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra 41 công trình có kết quả như sau: Năng lực của chủ đầu tư: 29/41 chủ đầu tư thực hiện đầy đủ thủ tục cơ sở pháp lý về quản lý ĐTXD theo Nghị định 52, NĐ12, NĐ 07. 12/41 chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ thủ tục. Về công tác tư vấn: có 3/41 đơn vị không đảm bảo tư cách pháp nhân (chủ yếu là khảo sát địa chất và thí nghiệm); 4/41 dự án thiết kế sai sót phải xử lý (Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nga Sơn, trường trung học phổ thông Lương Đắc Bằng Hoằng Hoá, trụ sở UBND xã Tiến Lộc, nhà đa năng trường trung học phổ thông Hà Trung). Chỉ có 4/41 công trình thực hiện giám sát tác giả. Tư vấn giám sát, do năng lực còn yếu, nên đến 18/41 công trình sai phạm kỹ thuật và hồ sơ quản lý. 19/41 công trình tư vấn giám sát chưa đảm bảo tư cách pháp nhân theo NĐ16 CP. Đối với nhà thầu thi công: 9/41 nhà thầu chưa đảm bảo về hồ sơ quản lý theo Nghị định 209 và Quyết định 18/BXD, 32/41 nhà thầu chưa đảm bảo yêu cầu cơ bản. Về chất lượng xây lắp có 27/41 công trình thi công sai hoặc thiếu so với thiết kế. Có 10/41 nhà thầu đưa thép không rõ xuất xứ, chất lượng kém vào công trình [36, tr.2-3]. 2.2.2. Nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hoá Nguyên nhân đưa đến tình trạng TTLP, tiêu cực, sai phạm trong hoạt động ĐTXD có nhiều, có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau: 2.2.2.1. Nguyên nhân từ góc độ cơ chế, chính sách pháp luật Trong quá trình chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống thể chế của Nhà nước đang từng bước hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế mới. Tuy nhiên, một số cơ chế, chính sách pháp luật vẫn còn chậm được nghiên cứu ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chậm được sửa đổi và bổ sung; các quy định còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện, còn nhiều sơ hở cho phép các đối tượng thoái hoá, biến chất lợi dụng. Trong các quy định hiện hành còn thiếu các chế tài cụ thể, hoặc chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các trường hợp phạm tội như quy định chọn nhà thầu có giá thấp nhất mà chưa quan tâm đến điều kiện năng lực thực hiện dự án; cơ chế, chính sách giá cả, chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án; thủ tục hành chính còn rườm rà, bất cập, trong quá trình thực hiện còn lúng túng; người có quyền quyết định về đầu tư lại không có quyền quyết định về tài chính, tình trạng “xin – cho” (xin vốn, xin chỉ tiêu, chạy vốn, chạy chỉ tiêu) gây nên tiêu cực tham nhũng trong ĐTXD rất nghiêm trọng; hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ quản lý ĐTXD, bao gồm cả quản lý quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư mặc dù đã thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi nhưng vẫn còn thiếu, có khi không đáp ứng kịp với sự thay đổi của cơ chế thị trường, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Về công tác quy hoạch, kế hoạch: Thiếu các văn bản pháp lý để quản lý nhà nước về quy hoạch. Công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, tầm nhìn ngắn, thiếu tính chiến lược, chưa đánh giá hết các yếu tố khách quan và quy luật thị trường nên tính định hướng của quy hoạch còn yếu, thiếu tính thừa kế nên chất lượng quy hoạch thấp, tính thực tế không cao, quy hoạch không mang tính tổng thể, thiếu lộ trình thực hiện, quy hoạch không gắn với kế hoạch bố trí vốn. Đa số các công trình giải quyết mang tính tình thế, cần đến đâu phát triển đến đó, trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn, bố trí đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công ở hầu hết các công trình, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển ngành với tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Tình trạng quy hoạch sai, quá sơ sài, “quy hoạch treo”, chồng chéo, mang tính cục bộ, khép kín đã gây nên nhiều lãng phí. Nhiều dự án đầu tư không có quy hoạch, không đúng quy hoạch phải phá đi làm lại, phải di chuyển, gây lãng phí lớn. Công tác điều tra cơ bản sơ sài, chưa đủ thông tin phục vụ công tác quy hoạch. Công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Chủ trương đầu tư thường từ ý muốn áp đặt chủ quan, động cơ cá nhân thành tích của lãnh đạo, thấy nơi khác làm mình cũng làm. Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, vốn bố trí cho công tác quy hoạch còn quá nhỏ bé. Việc chủ trương đầu tư được quyết định quá chậm khiến cho việc triển khai lập dự án sau này thiếu thời gian. Quyết định chủ trương là khâu quan trọng bậc nhất nhưng chưa quy tụ được những người có hiểu biết, có kinh nghiệm tham gia. 2.2.2.2. Nguyên nhân từ góc độ nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công - Nguyên nhân từ phía nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, thẩm tra thiết kế, dự toán, tư vấn đấu thầu, giám sát thi công, tư vấn kiểm toán: +Một số một số nhà tư vấn thiếu trách nhiệm, không làm đúng, làm đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình, thường khảo sát sơ sài, tư liệu, số liệu thiếu chính xác, gây sai sót trong thiết kế, xác định biện pháp thi công không phù hợp với thực tế, trong dự toán thì việc bóc tách khối lượng, áp đơn giá, chế độ chính sách không chính xác, dẫn đến phải làm đi làm lại, làm chậm tiến độ công trình. Đây là lỗi rất phổ biến mà ít khi được lượng hoá thành tiền. Đơn cử như dự án Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Thanh Hoá, đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thi công, tư vấn là Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã lập dự án không chính xác, thiết kế không thực tế, không đúng tiêu chuẩn quy phạm làm tổng mức đầu tư tăng lên so với thiết kế ban đầu (gần 31,2 tỷ đồng) là 11,5 tỷ (làm tròn), mức đầu tư công trình “đội” lên gần 1/3 giá trị được phê duyệt ban đầu [10]. Nhiều nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư không đúng trách nhiệm của mình và có xu hướng đưa ra phương án chiều theo ý chí người lãnh đạo cơ quan chủ đầu tư để có việc làm và thu nhập. Một số nhà thầu tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, không làm đúng nhiệm vụ được giao, tạo sơ hở để các nhà thầu lợi dụng tăng khống khối lượng, rút bớt vật liệu, thay đổi chủng loại vật liệu, quyết toán gian dối, gây thất thoát ngân sách, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Mặt khác, năng lực thực tế của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu. Toàn tỉnh có gần 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, song chỉ có 14 công ty đủ năng lực ở từng mảng cụ thể. Thực tế chỉ có 3 công ty đảm bảo làm tốt chức năng của mình ở mọi mặt, có 7 doanh nghiệp có phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng đủ điều kiện và được công nhận hợp chuẩn. Nhiều đơn vị tư vấn thiết kế chưa quan tâm lưu trữ hồ sơ thí nghiệm, thiếu biên bản lấy mẫu thí nghiệm hoặc lập biên bản chưa đảm bảo cơ sở pháp lý [53]. Năm 2006 và 2007 Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra hoạt động tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trong tổng số 81 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh thì có 59 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tư vấn xây dựng, số còn lại có đăng ký kinh doanh trong từng lĩnh vực tư vấn nhưng chưa hoạt động hoặc ít hoạt động. Hiện tại, số doanh nghiệp hành nghề tư vấn xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xếp hạng (H1, H2) trong từng lĩnh vực tư vấn chỉ có 19 doanh nghiệp, số còn lại chưa đủ điều kiện xếp hạng, cụ thể: lập dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc: 11 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 10 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); lập dự án ĐTXD công trình giao thông: 6 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động (trong đó có 1 đơn vị đủ điều kiện được xếp hạng 1 và 5 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); lập dự án ĐTXD công trình thuỷ lợi: 2 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); thiết kế công trình kiến trúc: 10 đơn vị đủ điều kiện năng lực được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 9 đơn vị đủ điều kiện được xếp hạng 2); thiết kế công trình giao thông: 6 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 5 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); thiết kế công trình thuỷ lợi: 2 đơn vị đủ điều kiện năng lực xếp hạng 2; lập dự án, thiết kế công trình điện: hầu hết các đơn vị chưa đủ điều kiện năng lực xếp hạng; khảo sát xây dựng: 1 đơn vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan