Luận văn Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Theo đó chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, với đối tượng áp dụng là các Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam. Theo đó các đối tượng thoả mãn 3 điều kiện: là doanh nghiệp; có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và nộp thuế TNDN tại Việt Namtheo kê khai.

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3479 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển. •Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị b. Dưới góc độ các quốc gia xuất khẩu đầu tư Tác động tích cực: Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư. Tác động tiêu cực: • Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc, sẽ làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này do việc thất thu một khoản thu nhập từ thuế. • Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn nhất định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ. 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới 1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ a.Thực trạng Theo một cáo buộc mới đây của Mỹ, hầu hết các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ đều không nộp thuế thu nhập liên bang. Từ năm 1998 tới 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ cũng trốn thuế TNDN. Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS) đã cáo buộc rằng tổng doanh thu của các công ty này lên tới hàng nghìn tỷ đô la, nhưng các công ty nước ngoài đã lấy một lượng lớn doanh thu từ các công ty con tại Mỹ và đã tránh được một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm. Trong những bằng chứng trình cho Ủy Ban Tài Chính Hoa Kỳ, Ủy viên IRS cho rằng: những người nộp thuế đã chuyển những khoản lợi nhuận quan trọng ra nước ngoài bằng các thao tác về giá chuyển nhượng giữa các bên liên quan. Do đó, thu nhập của một nhóm ngành kinh tế thường được sinh ra ở những nơi có mức thuế suất thấp hay những nơi pháp luật không quy định về thuế chặt chẽ hơn là ở Mỹ, làm giảm trách nhiệm pháp lý về huế thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài… Trong đó các ngành kỹ thuật công nghệ cao và dược phẩm đang chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua nhiều điều khoản liên quan đến việc định giá chuyển giao các tài sản vô hình cho các bên liên quan.Thỏa thuận phân chia chi phí (Cost-sharing agreement) là phương pháp được dùng cho hoạt động này. Nói cách khác đó là sự chuyển dịch không đúng thu nhập ra nước ngoài. Vấn đề chuyển giao vô hình và chuyển giá đã dẫn đến những thử thách quan trọng trong việc tuân thủ luật thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Mức độ vi phạm vấn đề này ngày càng tăng. (Eversen 2006) Hoạt động chống chuyển giá tác động trực tiếp tới tất cả các quốc gia, và gần như luôn tồn tại ngầm trong môi trường hoạt động kinh tế quốc tế.Hoạt động này chỉ được biết đến khi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện và thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với các TNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng. Cục thuế Hoa Kỳ đã xem xét chính sách giá chuyển nhượng của công ty dược phẩm toàn cầu, GlaxoSmithKline, đã cho thấy rằng tỷ lệ công ty chi trả cho dịch vụ marketing mà chi nhánh của nó tại Mỹ đã cung cấp từ năm 1989 đến 1996 thì quá thấp, và vì vậy đã làm giảm bớt thu nhập của Glaxo và tránh được một khoản thuế khoảng 5,2 tỷ USD (Daily Telegraph, 8 January 2004). Sau 17 năm kiện tụng và đàm phán, Glaxo giải quyết tranh chấp bằng cách chi trả 3,4 tỷ USD (Cơ quan thuế nội địa của Mỹ công bố, 11/9/2006; tờ The Time, 12/9/2006). Tuy nhiên, công ty này còn liên quan đến một vụ tranh chấp 1,9 tỷ USD khác (theo tờ báo Wall Street, 23/5/2009). Cơ quan thuế Hoa Kỳ cũng được đề nghị xem xét hành vi chuyển giá của một số tập đoàn lớn khác như Home Depot, Limited Brands Inc., Kmart Corp., Gap Inc., Sherwin-Williams Inc., Tyson Foods Inc., Circuit City Stores Inc., Stanley Works, Staples Inc., and Burger King Corp (Wall Street Journal, 9/8/2002). Họ cũng kiện những công ty như Shell, Mobil Oil, Oxy USA, Chevron, Conoco, BP Amoco, Texaco, Pennzoil, UPRC, Sun Oil, Kerr-McGee, và Exxon vì được cho là giá bán năng lượng dưới mức giá cơ bản của thị trường và phải hoàn trả 400 triệu USD. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của TNC rất đa dạng.Các nghiệp vụ mua bán diễn ra với khối lượng lớn và độ phức tạp cao, vì vậy mà tiếp cận các nghiệp vụ nào có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó.Tương tự rất khó xác định lợi nhuận nào được tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào được tạo ra bên ngoài một cách chính xác. Do đặc điểm thuế suất thuế TNDN của Mỹ năm 2009 là 40%, khá cao so với một số nước nên TNC có xu hướng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vì họ cho rằng thuế suất tại Mỹ cao và chính phủ không xem xét hết các chi phí của họ. b. Mỹ chống chuyển giá như thế nào? Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả các quốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như pháp luật về kinh tế tiến bộ so với các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũng không là quốc gia ngoại lệ trong trường hợp này. Tháng 5/1992 Ủy ban ngân sách quốc hội Mỹ đã báo cáo trước thượng nghị viện về sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động chuyển giá của TNC là một trong những nguyên nhân gây ra sự giảm thuế TNDN. Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các TNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Pháp luật của Mỹ quy định là phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là công ty xuyên quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không. Các công ty này không được né tránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động đầu tư vào các quốc gia có thuế suất thấp. 1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc : •Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần. •Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này khác hoàntoàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quanthuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác. • Nếu bị xá định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giáchuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế cóliên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ ápđặt tính lại thuế TNDN mà thôi. •Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuế Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật. Nội dung của luật Pháp luật mới về quy định giá chuyển nhượng có hiệu lực từ 1/1/2008, Trung Quốc sẽ thực hiện áp dụng các quy định về giá chuyển giao khi các bên có quan hệ như sau: •Một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên cổ phần của doanh nghiệp khác. •Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên số cổ phần trong cả hai doanh nghiệp. •Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn với khoản vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng số các khoản nợ của doanh nghiệp. • Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanh nghiệp khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn một nửa của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác. • Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhận dịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác. Để xác định mục tiêu cho việc kiểm toán điều tra giá chuyển nhượng dễ dàng hơn, điều 29 của Guoshuifa số 2 (2009) vạch ra 7 tiêu chuẩn được sử dụng. 3 tiêu chuẩn chính trong 7 tiêu chuẩn đó là : •Người đóng thuế có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ liên tiếp trong 1 thời kì dài hoặc có các khoản thu nhập không phù hợp. • Người nộp thuế có một khối lượng lớn các giao dịch với các công ty đặt tại thiên đường thuế. •Doanh nghiệp không tuân thủ báo cáo các giao dịch với bên liên hết với các cơ quan Thuế. Đặc biệt ngoài việc có lợi nhuận thấp hoặc lỗ, SAT còn tập trung vào các công ty chi trả số lượng lớn tiền bản quyền cho các bên liên quan ở nước ngoài hoặc một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh doanh chính của họ là giao dịch với các bên liên quan. Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản lãi phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không tuân thủ quy định giá chuyển nhượng có thể gặp.Đó là người nộp thuế có thể sẽ bị đưa vào một trong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề định giá chuyển giao.Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện để trở thành ứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA. Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giao dịch liên quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũng được kiếm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài. Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng đang gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế. 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Môi trường pháp lý Pháp luật về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam vẫn đang trong lộ trình hoàn thiện. Chính phủ đã ban hành những quy định khá sát với các thông lệ về chống chuyển giá của tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (OECD) đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Những quy định này dựa trên nguyên tắc căn bản giá thị trường (ALP) và các phương pháp định giá chuyển giao mà tổ chức OECD đưa ra. Mặc dù Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức này nhưng các hướng dẫn của OECD về chống chuyển giá mang tính phổ biến và được xem là những chuẩn mực quốc tế, là công cụ hữu hiệu trong việc giám sát hoạt động chuyển giá của các TNC. Tuy đã có lộ trình mở cửa kinh tế từ sớm nhưng pháp luật của Việt Nam đến năm 2005 mới bắt đầu có những quy định về vấn đề chuyển giá. Ta có thể thấy rõ điều này vì hầu hết các vụ chuyển giá trước đây đều diễn ra từ thập niên 90- những sự kiện sẽ nêu dưới đây. Đến năm 2005, đánh dấu cho bước chuyển mình trong vấn đề này là sự ra đời của Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005, có hiệu lực từ ngày 26/01/2006, nó quy định một số vấn đề về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tuy nhiên quá trình thực hiện quy định trong Thông tư 117 trong thời gian qua cũng có những hạn chế nhất định, chủ yếu liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển giá và vận dụng quy trình kiểm tra vào nghiệp vụ kinh doanh thực tế giữa các bên có quan hệ liên kết. Cùng với sự thay đổi của các luật thuế và những thay đổi rõ ràng trong quy trình quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế trong vài năm gần đây, ngày 22/04/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá trị thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư 66 thay thế, sau một thời gian gián đoạn, cơ quan quản lý thuế Việt Nam sẽ có những quan tâm mạnh mẽ hơn, sẽ có những động thái tích cực hơn đối với sự gia tăng các hoạt động thanh-kiểm tra đối với vấn đề chuyển giá và những yêu cầu chính thức từ Tổng cục Thuế gửi cho các cục thuế địa phương về việc tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên có kết quả kinh doanh bị lỗ do nghi ngờ có gian lận về thuế thông qua chuyển giá. Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Theo đó chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, với đối tượng áp dụng là các Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam. Theo đó các đối tượng thoả mãn 3 điều kiện: là doanh nghiệp; có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và nộp thuế TNDN tại Việt Namtheo kê khai. Thông tư 66 nêu trên có phạm vi áp dụng đối với tất cả các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hoá dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Để xác định được các bên có quan hệ liên kết, trong thông tư cũng chỉ rõ gồm 3 nhóm đối tượng sau: • Một là: Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia; • Hai là: Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác; • Ba là: Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác. Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết quy định tại Thông tư này được xác định theo giá thị trường trên cơ sở phân tích so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập để lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất trong 5 phương pháp sau: so sánh giá giao dịch độc lập; giá bán lại; giá vốn cộng lãi; so sánh lợi nhuận hoặc chiết tách lợi nhuận. 2.Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam 2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam Sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuynhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại: Thứ nhất là sản phẩm trung gian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nướcngoài theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong nước. Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng với nguyên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được xuất khẩu để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá bán. Như vậy, về thực chất toàn bộ hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợi nhuận. Phía Việt Nam không những không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại các doanh nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp cũng coi như không có vì không có lợi nhuận Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này.Có thể nói, thua lỗ đã trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty đã thực hiện chính sách chuyển giá, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, hiện có đến 20- 30% trong tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên các địa bàn kê khai có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2- 3 năm, thậm chí 5 năm. Rõ ràng, theo các quy định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp đó sẽ tránh được việc nộp thuế. Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất- kinh doanh. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển giá để gian lận, trốn thuế. Các doanh nghiệp FDI này đã dùng những phương thức khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài. Phổ biến hơn cả là việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để có thể “phù phép” lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, doanh nghiệp FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong cùng tập đoàn hoặc liên kết thành từng nhóm. Từ đó các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Điển hình nhất gần đây là trường hợp 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sản xuất, kinh doanh, chế biến chè tại Lâm Đồng.Trong đó, một doanh nghiệp làm chè xuất khẩu của Đài Loan có hiện tượng 9-10 năm nay báo lỗ đến 2-3 lần vốn điều lệ, nhưng vẫn phát triển, vẫn đầu tư. Họ xuất khẩu chè và giá bán với giá còn thấp hơn cả giá thành, đó là điều rất vô lý. Nhưng về sổ sách người ta vẫn đầy đủ. 2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam 2..2.1 Nâng giá trị vốn góp Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các TNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1,35 triệu USD tương đương45.2%. Theo một báo cáo giám định của công ty kiểm định Quốc Tế về việc xác định giátrị vốn góp của các bên liên doanh thực hiện vào năm 1993 cho ta kết quả trong bảng sốliệu dưới đây: Bảng: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh Stt Tên dự án liên doanh Giá trị thiết bị khai báo Giá trị thiết bị thẩm định Chênh lệnh khai khống Tỷ lệ khai khống 1 Liên doanh k/s Thăng Long(tp HCM) 496.906 306.900 190.006 40.43% 2 Công ty ô tô hòa bình (Hà Nội) 5.823.818 4.221.520 1.602.298 27.51% 3 Công ty BGI Tiền Giang 28.461.914 20.667.436 7.794.478 27.38% 4 Nhà máy sợi Joubo(tp HCM) 3.497.848 3.003.930 493.918 14.12% 5 K/s Hà Nội( Hà Nội) 2.002.612 1.738.752 263.860 13.17% 6 TT quốc tế DV-VP Hà Nội 1.288.170 1.028.170 260.000 21.16% 7 Công ty Sài Gòn Vewong Tp HCM 4.972.072 4.612.640 359.433 7.22% (Nguồn: Báo cáo kết quả giám định của SGS năm 1993) Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam.Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm. Do nâng giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đốitác nước ngoài thường sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Đối tác nướcngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động đành phải bán lại phần vốn góp và hàng loạt các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nướcngoài. 2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các TNC còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam .Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam là một công ty liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là bộ kếhoạch và đầu tư) cấp phép số 287/gp ngày 9/12/1991. Hai đối tác liên doanh là công ty thực phẩm ii tại thành phố hồ chí minh và công ty heneiken international behler (hàlan). đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép số287/gpdci ngày 27/10/1994 liên doanh với asia pacific breweries pte.ltd(singapore). tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu usd và vốn pháp định là 17 triệu usd.Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng. Trong hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép thì chỉ có 94 trường hợpchuyển giao công nghệ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD được trình lên Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường. Trong đó có 80 hợp đồng đã được phê duyệt, còn lại đang được xem xét và yêu cầu bổ sung. Trong các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, một số công nghệ đã rất lỗi thời và bán tự động do không thông qua việc đăng ký với Bộ Khoa Học và Môi Trường vẫn được xem là chuyển giao công nghệ trong các liên doanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng là chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, lỗi thời trên thế giới. Hậu quả là một mặt gây ảnh hưởng môi trường, đồng thời chúng ta phải trả phí bản quyền chuyển giao công nghệ. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do chúng ta không chuẩn bị tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.docx
Tài liệu liên quan