Luận văn Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 6

I. Khái quát chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ 6

1. Công nghệ 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ 7

1.3. Các thuộc tính cơ bản của công nghệ 8

2. Chuyển giao công nghệ 10

3. Những thuận lợi và rủi ro của việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài 11

II. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 13

1. Giới thiệu về Tổng Công ty hàng không Việt Nam 13

1.1. Quá trình hình thành 13

1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu 14

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 15

1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 17

2. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 19

2.1. Đặc trưng của công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân dụng 19

2.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân dụng thế giới 21

2.3. Khái quát về vai trò chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 22

2.4. Những thành tựu và tồn tại của Tổng Công ty hàng không Việt Nam những năm qua 24

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 31

I. Chiến lược phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 31

1. Quan điểm phát triển, mục tiêu và các chỉ tiêu chiến lược 31

2. Chiến lược phát triển vận tải hàng không 32

3. Chiến lược đầu tư phát triển đội tàu bay 38

4. Chiến lược vốn 39

5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 39

6. Chiến lược hội nhập quốc tế 40

7. Chiến lược Khoa học công nghệ, công nghiệp hàng không 42

II. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam trong một số lĩnh vực chủ yếu 44

1. Lĩnh vực vận tải hàng không 44

2. Lĩnh vực điều hành bay 51

3. Những tồn tại trong hoạt động chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 53

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO

CÔNG NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG

VIỆT NAM 54

I. Một số định hướng chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 54

1. Triển vọng phát triển của vận tải hàng không Việt Nam 54

1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới 54

1.2. Dự báo sự phát triển của hàng không thế giới 55

1.3. Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách vận tải hàng không từ nay đến năm 2010 58

1.4. Dự báo thị trường vận tải hàng không Việt Nam 60

2. Những định hướng cơ bản cho từng lĩnh vực của Tổng Công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 63

2.1. Vận tải hàng không 63

2.2. Quản lý và điều hành bay 64

II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ đối với Tổng Công ty hàng không Việt Nam 66

1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật hàng không và phát triển đội bay 67

2. Giải pháp về nguồn nhân lực 70

3. Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh 73

4. Một số kiến nghị về vấn đề tổ chức và điều hành hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khai thác bảo dưỡng máy bay 75

 

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.700 18,0 2004 2.476.700 2.447.100 4.923.800 12,5 2005 2.762.500 2.683.800 5.446.300 10,5 2006 3.091.600 2.942.500 6.034.100 11,0 2007 3.346.900 3.231.500 6.578.400 9,0 2008 3.620.800 3.477.500 7.098.300 8,0 2009 3.934.900 3.739.200 7.674.00 8,0 2010 4.191.000 4.017.000 8.208.000 7,0 Nguồn: Chiến lược phát triển TCT HKVN đến năm 2010/ năm 2000. Bảng 2: Chỉ tiêu vận chuyển hàng hoá đến năm 2010 Năm Quốc tế Nội địa Tổng cộng Tấn % Tăng trưởng Tấn % Tăng trưởng Tấn % Tăng trưởng 2001 26.600 13 22.100 3 48.700 8 2002 30.800 16 24.700 12 55.500 14 2003 42.500 38 27.100 9 69.600 25 2004 49.100 15 30.000 11 79.100 14 2005 54.700 12 33.000 20 87.700 11 2006 57.400 5 37.000 12 94.400 8 2007 60.400 5 41.500 12 101.900 8 2008 65.700 9 45.900 11 111.600 10 2009 70.700 8 50.500 10 121.200 9 2010 76.600 8 54.300 8 130.900 8 Nguồn: Chiến lược phát triển TCT HKVN đến năm 2010/năm 2000. 2.3. Các chính sách và giải pháp lớn: 2.3.1. Chính sách phát triển mạng đường bay: a. Định hướng chung: * Xây dựng mạng đường bay theo mô hình “Trục – Nan” với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tạo ưu thế cạnh tranh đối với các luồng vận chuyển quốc tế đi/đến Việt Nam, tham gia khai thác hiệu quả thị trường trung chuyển đi/đến Đông Dương, Đông á, từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không khu vực. * Phát triển có lựa chọn các đường bay trục xuyên lục địa đến các thị trường trọng điểm với quy mô hoạt động trung bình nhằm hỗ trợ cho mạng đường bay khu vực là chính, đồng thời mở rộng, phát triển các luồng vận chuyển lớn về lâu dài. * Thực hiện liên kết, tham gia liên minh và kết nối mạng đường bay với các hãng hàng không toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế, tận dụng các ưu thế về quy mô lớn, khắc phục những hạn chế chủ quan… b. Mạng đường bay quốc tế: * Mạng đường bay quốc tế khu vực tầm ngắn – trung (từ 1 đến 3 giờ bay) giữ vai trò chủ đạo của toàn bộ mạng đường bay khu vực. Mạng dường bay này lấy các yếu tố bay thẳng, tần suất cao làm ưu thế cạnh tranh. Các đường bay khu vực tầm ngắn trung đến năm 2005 về cơ bản sẽ dựa trên cấu trúc các đường bay hiện nay, đồng thời có bổ sung thêm một số đường bay thứ cấp đến điểm du lịch trong khu vực. * Mạng đường bay quốc tế khu vực tầm trung – xa (từ 3-6 giờ bay) chủ yếu được phát triển đi/ đến Đông – Bắc á bằng các đường bay thẳng, tần suất bay tối thiểu 1 chuyến/ ngày, kết hợp khai thác tốt thị trường hành khách và hàng hoá, chất lượng dịch vụ đảm bảo đủ tính cạnh tranh. Đến năm 2005, các đường bay quốc tế thêm một vài đường bay có nhu cầu thị trường. * Mạng đường bay quốc tế tầm xa xuyên lục địa sẽ được phát triển một cách thận trọng, trên cơ sở có hiệu quả toàn mạng, giúp ổn định cho các đường bay khu vực và nội địa, đóng vai trò là cầu nối mạng đường bay khu vực, nội địa với các thị trường lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và úc. * Chương trình khai thác trực tiếp đến Bắc Mỹ được xác định cho giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến những rủi ro về tài chính trong những năm đầu. Nếu tình hình thực tế diễn biến thuận lợi hơn và có yêu cầu của Nhà nước, việc khai thác đường bay Mỹ có thể được xem xét thực hiện sớm hơn. * Hợp tác liên minh chiến lược về tiếp thị và mạng đường bay là giải pháp quan trọng để Vietnam airlines thâm nhập, tăng cường khai thác các thị trường to lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ cũng như trong khu vực. c. Các mạng đường bay nội địa: Mạng đường bay nội địa tuyến trục, bao gồm các đường bay giữa Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, sẽ được khai thác với tần suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời vai trò quan trọng trong việc kết nối với mạng quốc tế khu vực và xuyên lục địa. Mạng đường bay nội địa tuyến lẻ sẽ được phát triển trên cơ sở mạng gom tụ (feeding) nội địa với tần suất cao (1-2 chuyến ngày) và chi phí khai thác thấp, phục vụ giao lưu trực tiếp và hỗ trợ các đường bay nội địa tuyến trục. Các đường bay nội địa tuyên lẻ đến năm 2005 về cơ bản dựa trên các đường bay hiện có với tần suất tăng dần. Các tuyến đường bay có dung lượng thị trường thấp sẽ do một công ty hàng không gom tụ do Vietnam airlines sở hữu 100% (trên cơ sở VASCO) khai thác. 2.3.2. Chính sách sản phẩm, dịch vụ vận chuyển hành khách. Chính sách sản phẩm và dịch vụ của Vietnam airlines được xây dựng và triển khai theo nguyên tắc định hướng thị trường. Phát triển hệ thống các sản phẩm vận chuyển hàng không theo hướng đa dạng, trọn gói và liên kết các dịch vụ đồng bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chiến lược đa dạng hoá - cá biệt hoá, đồng thời tạo được sự thích ứng với các phân thị mục tiêu và các thị trường khác nhau. Chính sách sản phẩm và dịch vụ của Vietnam airlines tập trung vào các nội dung chính sau đây: * Đối với mạng đường bay nội địa và quốc tế khu vực tầm ngắn – trung: Xây dựng hệ thống các sản phẩm phong phú với các yếu tố đặc trưng là lịch bay thuận tiện, đúng giờ, kết hợp với các chương trình khách hàng thường xuyên, hoạt động truyền thông tiếp thị hiệu quả và giá cả hợp lý. * Đối với mạng đường bay quốc tế khu vực tầm xa và xuyên lục địa: Xây dựng hệ thống các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, mạng đặc thù Việt Nam, liên kết với các sản phẩm lữ hành, khách sạn, với chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh. 2.3.3. Chính sách sản phẩm vận chuyển hàng hoá: Chính sách sản phẩm hàng hoá tập trung ưu tiên khai thác tối đa các luồng vận chuyển hàng hoá lớn (từ Việt Nam đi Đông Bắc á, Châu Âu và Bắc Mỹ) thông qua việc tận dụng tải hàng trên các chuyến bay chở khách hàng bằng máy bay thân rộng, kết hợp với việc mở rộng khai thác bằng các chuyến bay chở hàng. Theo định hướng đó, chính sách sản phẩm vận chuyển hàng hoá bao gồm các loại hình chủ yếu sau đây: * Hàng chuyển nhanh bằng đường bay hàng không: nhằm vào thị trường hàng khối lượng nhỏ, có yêu cầu chở nhanh, kết hợp khai thác trên các chuyến bay chở khách hàng nhỏ, có yêu cầu chở nhanh, kết hợp khai thác trên các chuyến bay chở khách có tải cung ứng chở hàng thấp nhưng lại hoạt động rất thường chọn lựa và các khu vực dân cư lân cận. * Tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các lĩnh vực xây dựng, in, nhựa cao cấp và các lĩnh vực chuyển ngành khác để đáp ứng nhu cầu đầu tư chuyên ngành hàng không dân dụng. * Phát triển các loại hình kinh doanh trực tiếp hỗ trợ cho các sản phẩm, dịch vụ vận tải hàng không, như: du lịch, lữ hành, khách sạn, tạo điều kiện xây dựng các sản phẩm lữ hành – vận tải trọn gói có sức cạnh tranh cao. Thành lập công ty cổ phần du lịch hàng không làm đầu mối phối hợp và tổ chức sản phẩm liên kết vận tải – lữ hành, thực hiện có hiệu quả các chính sách khách hàng đa dạng của Vietnam airlines. * Mở rộng hoạt động các dịch vụ tiền tệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, đồng thời hỗ trợ về vốn và các giao dịch tiền tệ, thanh toán một cách thuận lợi và có lợi ích hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 3. Chiến lược đầu tư phát triển đội tàu bay. 3.1. Các yêu cầu đối với đầu tư phát triển đôi tàu bay: Phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển mạng đường bay, cân đối với năng lực của kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực đồng bộ; đủ về số lượng, chủng loại để đảm bảo tần suất bay, tải cung ứng theo yêu cầu: * Phù hợp với chính sách sản phẩm đối với từng khu vực, trong thị trường, trong đường bay, đảm bảo tạo được các ưu thế cạnh tranh, hiệu quả khai thác: - Từng bước tăng tỷ lệ tàu bay sở hữu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn nhằm bảo đảm tính chủ động và hiệu quả trong khai thác. - Đơn giản về cấu trúc và số lượng chủng loại, định hướng công nghệ mới, cân đối tần suất bay và giá thành khai thác, ưu tiên đảm bảo tần suất bay dày và khả năng hoán đổi, điều tiết tải cung ứng phù hợp với chiến lược sản phẩm và tiếp thị lựa chọn. - Bảo đảm tính cạnh tranh cao trong lựa chọn tàu bay, động cơ và trang thiết bị, thực hiện đúng qui định của Nhà nước về đầu tư. 3.2. Định hướng chủng loại tàu bay trong giai đoạn 2001- 2010: Về lâu dài, đội máy bay của Vietnam Airlines sẽ bao gồm: 3 loại cỡ tải và tâm bay như sau: - Loại 40-80 ghế (quy ước gọi là loại 70 ghế tầm ngắn): chủ yếu là các dòng tàu bay ATR72 hoặc tương đương, khai thác các đường bay nội địa tuyến lẻ, kết hợp khai thác một số đường bay quốc tế ngắn trong Tiểu vùng CLMV. - Loại 120- 220 ghế (quy ước gọi là loại 150 ghế tầm trung): chủ yếu là các dòng tàu bay A320 hoặc tương đương, là lực lượng bay chủ yếu tới các nước ASEAN, Đông- Bắc á và các đường bay nội địa tuyến trục và một số đường bay nội địa tuyến lẻ có dung lượng thị trường cao. - Loại 260 - 400 ghế (quy ước gọi là loại 330 ghế tầm trung - xa và 300 ghế tầm xa, riêng loại 250 ghế tầm trung- xa sẽ giảm dần): chủ yếu là các dòng tàu bay B777 hoặc tương đương, chủ yếu dùng để khai thác các thị trường lớn ở Đông – Bắc á và úc, kết hợp khai thác các thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ sau này. 4. Chiến lược vốn: Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất – kinh doanh và đầu tư mở rộng, phát triển trong giai đoạn 2001- 2010, việc phát triển nguồn vốn được tập trung theo các định hướng lớn sau đây: Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 30% tổng giá trị tàI sản kinh doanh, ưu tiên vốn và tập trung nguồn lực tàI chính cho việc phát triển đội tàu bay và hạ tầng cơ sở (khai thác, bảo dưỡng kỹ thuật…). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ đạt khoảng 3.200-3.800 tỷ đồng vào năm 2005, sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo vốn chủ sở hữu cho Tổng công ty làm cơ sở để huy động vốn cho giai đoạn 2006-2010.(1) Chiến lược phát triẻn TCT HKVN đến năm 2010 / năm 2000. - Đa dạng hoá cơ cấu sỡ hữu vốn, đảm bảo vốn sở hữu của Nhà nước chiếm tối thiểu trên 70% tổng vốn kinh doanh đối với kinh doanh vận tải hàng không. - Chuyển từ cơ chế quản lý vốn theo hình thức giao vốn sang cơ chế Tổng công ty tham gia vốn vào các doanh nghiệp thành viên. Quản lý và kinh doanh vốn thông qua các định chế tài chính (thị trường chứng khoán, ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư…) 5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 5.1. Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ lao động về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động then chốt; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ, tin học, nắm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý; có chính sách phù hợp để gắn người lao động với Tổng công ty; phát huy cao độ yếu tố con người để làm nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển vững chắc và hiệu quả của Tổng công ty. 5.2. Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: a) Xây dựng đội ngũ người lái tàu bay có chất lượng cao, đáp ứng không dưới 75% nhu cầu khai thác đội tàu bay của Tổng công ty, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện về mọi mặt, vững vàng về chính trị, có kiến thức cần thiết về kinh tế, văn hoá - xã hội và gắn bó với Tổng công ty. b) Xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật từ sơ cấp đến đại học, được đào tạo cơ bản theo chuyên ngành kỹ thuật hàng không ở các cơ sở trong nước và nước ngoài, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, từng bước đáp ứng đầy đủ nhu cầu đối với dịch vụ kỹ thuật tàu bay của Tổng công ty. c) Xây dựng đội ngũ tiếp viên đủ về số lượng, đạt trình độ quốc tế về nghiệp vụ, được bồi dưỡng tốt về chính trị, tư tưởng, yêu nghề, gắn bó với Tổng công ty, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về giờ bay và hiệu quả sử dụng lao động đặc thù. d) Phát triển đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý- điều hành, lực lượng lao động thuộc các lĩnh vực khác, được đào tạo trong nước và nước ngoài theo trình độ phù hợp với yêu cầu công việc, được bổ túc, chuyển loại theo yêu cầu của vị trí công tác, sử dụng lao động theo yêu cầu của công việc trên cơ sở xác định hệ thống chức danh và cấp bậc công việc cho mọi đối tượng lao động. 6. Chiến lược hội nhập quốc tế. 6.1. Mục đích và yêu cầu: Việc hội nhập quốc tế của Tổng công ty trong thời gian tới đây phải đáp ứng được các mục đích, yêu cầu chính sau đây: - Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách quan hệ quốc tế, mở cửa và hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước; phù hợp với xu thế tự do hoá của ngành hàng không dân dụng thế giới. - Tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường. - Chủ động tham gia quá trình tự do hoá về vận tải hàng không và thương mại trong điều kiện Việt Nam tham gia AFTA, APEC, WTO … - Đa dạng hoá các hình thức hợp tác để mở rộng thị trường (liên doanh, mua/trao đổi chỗ, chia tặng…) 6.2. Các định hướng cơ bản: Chiến lược hội nhập quốc tế của Tổng công ty tập trung vào một số định hướng cơ bản sau đây: a) Thiết lập, tham gia các liên minh tiếp thị và kết nối mạng đường bay toàn cầu: Trước mắt, chủ động tăng cường hợp tác song phương với một số hãng hàng không lớn ở một số khu vực thị trường chủ chốt, sử dụng các hình thức hợp tác từ các hình thức đơn giản đến phức tạp, tiến tới hợp tác đa phương và toàn cầu, cụ thể là: - Liên minh tiếp thị trên nguyên tắc có đi có lại, cân bằng về lợi ích, bao gồm: phối hợp mạng đường bay và lịch bay, trao đổi chỗ/tải và liên doanh trên một số đường bay có lựa chọn, kết hợp với các chính sách giá cước và các hệ thống phân phối. - Phân công thị trường, trong đó Vietnam Airlines đóng vai trò của một hãng hàng không gom tụ khu vực, hoà vào mạng đường bay toàn cầu của các hãng hàng không lớn trên thế giới. - Từng bước tham gia liên minh hàng không toàn cầu, đảm bảo khả năng phát triển của Vietnam Airlines trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh doanh và cạnh tranh của ngành vận tải hàng không trên thế giới. b) Liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa tàu bay: Liên minh trong lĩnh vực kỹ thuật tàu bay được thực hiện song song theo các hướng sau đây: - Liên minh cung ứng vật tư, khí tài, phương tiện kỹ thuật với các hãng hàng không sử dụng các loại tàu bay và phương tiện kỹ thuật tương tự như Vietnam Airlines nhằm thiết lập kho vật tư, khí tài, động cơ dùng chung. - Hợp tác với các hãng hàng không có các loại tàu bay như của Vietnam Airlines trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ kỹ thuật tàu bay theo hướng chuyên môn chuyên môn hoá các dịch vụ kỹ thuật cung ứng cho nhau nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất năng lực kỹ thuật của mỗi bên. - Lập Công ty liên doanh với nước ngoài về sửa chữa, đại tu tàu bay, động cơ tại Việt Nam khai thác thế mạnh của đối tác về công nghệ, trình độ và kinh nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật tàu bay ở Việt Nam. c) Hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư: Mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ và thế mạnh về thị trường nhằm tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường trong nước và khu vực, từng bước thâm nhập đầu tư vào các lĩnh vực sinh lời cao ở trong và ngoài nước. Cụ thể là: - Tận dụng các cơ hội hợp tác của Nhà nước và của Tổng công ty để có được hỗ trợ sử dụng vốn ODA cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các chương trình đào tạo người lái kỹ thuật, cán bộ quản lý… - Củng cố các liên doanh hiện có, mở rộng liên doanh với nước ngoài trong một số lĩnh vực như sửa chữa tàu bay và công nghiệp hàng không, dịch vụ hàng không, kinh doanh xăng dầu… - Nghiên cứu khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong các lĩnh vực hàng không và phi hàng không với mục đích sinh lời và mở rộng thị trường kinh doanh của Tổng công ty. 7. Chiến lược khoa học- công nghệ, công nghiệp hàng không 7.1. Mục tiêu: Phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp hàng không theo hướng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, tiếp cận trình độ khoa học - công nghệ hàng không của các nước trong khu vực; có khả năng tiếp thu và làm chủ các tri thức hiện đại, công nghệ tiên tiến của thế giới; đổi mới công nghệ dựa vào tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài là chính, đồng thời tích cực xây dựng năng lực nội sinh để từng bước xây dựng nền công nghiệp hàng không tiên tiến, đủ sức giải quyết có hiệu quả những vấn đề về khoa học công nghệ do thực tiễn sản xuất- kinh doanh đặt ra. 7.2. Những định hướng ưu tiên: a) Chuyển giao công nghệ khai thác và bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, với những nguyên tắc cơ bản là: - Gắn việc tiếp thu chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với các nhiệm vụ khai thác và bảo dưỡng tàu bay của Tổng công ty để tiết kiệm chi phí trước mắt và tạo hiệu quả lâu dài. - Công tác chuyển giao công nghệ phải đạt tới kết quả cuối cùng là bảo đảm cho Tổng công ty đủ năng lực và cơ sở pháp lý để làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng đội tàu bay đang khai thác và từng bước tiến tới xuất khẩu dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài. b) Phát triển công tác nghiên cứu và triển khai theo hướng đi từ thấp đến cao, cụ thể là: - Khuyến khích các tập thể, cá nhân tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty để tập dượt nghiên cứu. - Nghiên cứu giải quyết những vấn đề do thực tiễn sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty đã đặt ra theo đơn đặt hàng của các cơ quan, đơn vị. - Nghiên cứu đón đầu những vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất- kinh doanh của Tổng công ty để chủ động giải quyết một cách hiệu quả. - Hợp tác với các cơ quan, cá nhân trong nước và nước ngoài để giải quyết những vấn đề theo đơn đặt hàng từ bên ngoài Tổng công ty. c) Phát triển công nghệ thông tin với những định hướng chủ yếu là: - Sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin của Tổng công ty trên cơ sở thuê mướn chuyên gia nước ngoài gắn với nguồn tài trợ của nước ngoài. - Đẩy mạnh từng bước việc tin học hoá các lĩnh vực quản lý - điều hành, sản xuất- kinh doanh của Tổng công ty, trước mắt chủ yếu trên cơ sở mua phần mềm đã có trên thị trường có cập nhật các yêu cầu đặc thù của Tổng công ty, tiến tới tự xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng. - Xây dựng và phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin của tổng công ty theo hướng chuyển dần từ trung tâm chi phí thành trung tâm lợi nhuận nhờ cung ứng dịch vụ cho bên ngoài. d) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ với những nội dung chủ yếu là: - Kiện toàn Viện Khoa học hàng không để thực hiện chức năng là cơ quan nghiên cứu và phát triển của ngành hàng không dân dụng, đồng thời là nơi bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học hàng không dân dụng. - Chú trọng hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng các nhà khoa học bậc cao, các chuyên gia công nghệ đầu đàn; có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với lao động chất xám, lao động có tay nghề cao. - Thường xuyên gửi người đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành hàng không dân dụng tại các cơ sở có uy tín trong nước và nước ngoài để làm hạt nhân phát triển năng lực tự đào tạo, bồi dưỡng trong Tổng công ty. e) Tham gia xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hàng không: Với tư cách là một nhà khai thác và bảo dưỡng tàu bay, Tổng công ty tích cực tham gia xây dựng ngành công nghiệp hàng không trên cơ sở phân công lao động với các cơ sở kỹ thuật của toàn ngành hàng không dân dụng, với các cơ sở kỹ thuật của Không quân, hợp tác với các trung tâm kỹ thuật có uy tín của nước ngoài, với những bước đi cụ thể là: - Bước đầu làm một số việc về sửa chữa, đại tu trang thiết bị mặt đất. - Tìm đối tác liên doanh trong lĩnh vực lắp ráp, chế tạo một phần linh kiện của tàu bay và của các trang thiết bị mặt đất đồng bộ của ngành hàng không dân dụng theo giấy phép của nhà chế tạo. - Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tích luỹ năng lực và kinh nghiệm, từng bước tiến tới sản xuất các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng không đòi hỏi công nghệ cao, sản xuất một phần cấu hình tàu bay. II. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ của Tổng công ty hàng không việt nam trong một số lĩnh vực chủ yếu. 1. Lĩnh vực vận tải hàng không 1.1. Thực trạng đội máy bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Tổng công ty HKVN đã có nhiều nỗ lực nhằm đổi mới và hiện đại hoá đội máy bay cả về số lượng và chủng loại. Từ những chiếc máy bay nhỏ TU 134, YAK40 công nghệ từ thời Liên Xô cũ với vẻn vẹn có 7 chiếc, Tổng công ty đã bắt đầu khai thác các máy bay thế hệ mới như ATR-72, F70, B767, A320 từ năm 1992. Tỷ trọng số máy bay hiện đại ngày càng tăng (năm 1993: 40,1%, năm 1994: 53,57%; năm 1995: 61,54%; năm 1996: 66,67%) và đến nay gần như 100% là các máy bay hiện đại của Châu và Mỹ sản xuất. Tổng công ty cũng chú trọng phát triển đội máy bay theo hướng tăng dần số máy bay sở hữu, cụ thể: + Năm 1993, đội máy bay sỡ hữu của Tổng công ty có 15 chiếc gồm 10TU 134; 2 YAK40; 1 IL18; 2ATR72 và 7 máy bay thuê (1B767- 300, 3B767- 200, thuê khô, 2 chiếc A320: thuê ướt của Air France) + Năm 1994, tiếp tục thuê thêm 6 chiếc A320 thay cho những chiếc A320 hết thời hạn thuê, thuê ướt 1 chiếc B767- 300ER phục vụ cho các tuyến bay khu vực và mua 2ATR-72 phục vụ các tuyến bay tầm ngắn. Năm 94 số máy bay sở hữu đã nâng lên 17 chiếc và có 11 chiếc thuê. + Năm 1996: Tổng công ty mua thêm 2 chiếc ATR-72 nâng tổng số máy bay sở hữu lên 19 chiếc. + Từ 1997 đến nay, giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Tổng tông ty với việc triển khai hợp đồng thuê hàng loạt máy bay mới: A320, B767, bắt đầu đưa vào khai thác B777 (4/2001), mua F-70 và đặc biệt là hợp đồng mua 4 chiếc B777 của hãng Boeing (Mỹ) vào 12/2001. Đây là loại máy bay lớn hiện đại bậc nhất hiện nay, chiếc đầu tiên đã chuyển giao cho Việt Nam vào 8/2003, chiếc thứ 2 là 9/2003, chiếc thứ 3 và thứ 4 vào năm 2004 và 2005. Hợp đồng này được ngân hàng Ex-Im Bank- cơ quan cung cấp tín dụng xuất khẩu chính thức của Hoa kỳ bảo lãnh vay trọn gói trị giá 440 triệu USD, hưởng mức lãi suất cố định dưới 4% chưa kể phí trong 12 năm cho 2 chiếc máy bay đầu tiên. Như vậy, tính đến nay, cơ cấu đội máy bay đang khai thác của Tổng công ty có 42 chiếc, trong đó: Vietnam Airlines có 6 chiếc B777, 6 chiếc B767, 10 chiếc A320, 2 chiếc A321, 2 chiếc Forker- 70, và 8 chiếc ATR- 72. Pacific Airlines có 2 chiếc A321, 1 chiếc MD-83, 01 chiếc A300, 1 chiếc B737. VASCO- Vietnam Airlines Service Compamy- có đội máy bay: 1 chiếc AN-2, 1 chiếc B-200, 1 chiếc EMB.(1) Tạp chí Hàng không Việt Nam- số 5/2003- trang 27. Đây là những loại máy bay hiện đại của Châu Âu và Mỹ sản xuất, trong đó số máy bay sở hữu chiếm 30%, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình khu vực. So với khu vực, đội máy bay của Tổng công ty thua kém về số lượng, ghế/tải cung ứng, tầm bay. Bảng 3: Tính năng kỹ thuật của một số loại máy bay của TCT HKVN Loại máy bay Số ghế Trọng tải cất cánh tối đa Quãng đường bay tối đa Tốc độ bay trung bình độ bay cao (ft) B767 – 300ER 221 186.880kg 10.630km 890/km/h 43.100 A320 – CFM56B 150 73.500/7700kg 5.463kg 861/km/h 39.000 Fokker.700 79 36.740kg 3.407kg 810/km/h 35.000 ATR - 72 66 21.500kg 3.889(0 tải) 460/km/h 25.000 Nguồn: Tạp chí HKVN Đội máy bay của Tổng công ty HKNV chủ yếu là các loại máy bay tầm ngăn (F-70 hay ATR-72) và tầm trung (A320 và các loại tương đương) chỉ khai thác các đường bay nội địa, các đường bay quốc tế ngắn trong tiểu vùng CLMV, tới các nước ASEAN và một số nước Đông- Bắc á; Ưu điểm nổi bật của đội máy bay này là tuổi trẻ, tu ổi trung bình tính đến 2002 là 4,5 năm Bảng 4: Kế hoạch phát triển đội tàu bay hành khách đến năm 2010 Năm 70 ghế 150 ghé 250 ghế (trung xa) 330 ghế (trung xa) 330 ghế (tầm xa) Tổng số Tổng số Bổ xung Tổng số Bổ xung Tổng số Bổ xung Tổng số Bổ xung Tổng số Bổ xung Tổng số Bổ xung 2001 8 - 10 - 5 - 0 - 0 - 23 - 2002 8,5 0,5 13 3 5 - 0 - 0 - 26,5 3,5 2003 9 0,5 13,5 0,5 4,5 -0,5 0 - 2 2 29 2,5 2004 9 - 14,5 1 3,5 -1 2 2 2 - 31 2 2005 9 - 15 0,5 3 -0,5 3 1 2 - 32 1 2006 10 1 17 2 2 -1 5 2 2 - 36 4 2007 10,5 0,5 20 3 0 -2 6 1 2 - 38,5 2,5 2008 11 0,5 21 1 0 - 7 1 2 - 41 2,5 2009 12 1 21 - 0 - 7,5 0,5 2,5 0,5 43 2 2010 13 1 22 1 0 - 8 0,5 3 0,5 46 3 Bảng 5: Kế hoạch phát triển đội tàu bay chở hàng đến năm 2010 Năm Loại máy bay 10-15 tấn 30-40 tấn 60-100 tấn Tổng cộng Bổ xung 2000-2002 1 0 0 1 1 2003-2004 1 0 1 2 1 2005-2006 1 1 1 3 1 2007-2008 2 1 1 4 1 2009-2010 2 1 2 5 1 Nguồn: Chiến lược phát triển TCT HKVN đến 2010/năm2000 1.2. Thực trạng đội ngũ phi công của Tổng công ty HKVN Cùng với quá trình nâng cấp, hiện đại hoá đội máy bay, công tác đào tạo đội ngũ phi công, kỹ thuật viên phục vụ cho khai thác bảo dưỡng máy bay cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao năng lực khai thác và khả năng cạnh tranh của Hàng không Việt Nam. Bởi vì, để đáp ứng yêu cầu về trình độ làm chủ những côn nghệ cao, tính năng kỹ thuật phức tạp của các loại máy bay thế hệ mới hiện nay thì đòi hỏi phải có những người lái, thợ kỹ thuật được đào tạo cơ bản, đủ trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế về khai thác và bảo dưỡng, quản lí điều hành bay. Theo ước tính năm 2003, số lao động của Tổng công ty là 13285 người, trong đó Vietnam Airlines có 6865 người (chiếm 52%) bao gồm khối khai thác: 1924 người (275 người lái và 1133 tiếp viên), khối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTemp45.Doc
Tài liệu liên quan