Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP 4

1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng 4

1.2. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 11

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 21

2.1. Những nhân tố tác động tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang 21

2.2. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang 30

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀ VANG - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 49

3.1. Phương hướng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng 49

3.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng 55

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị sản xuất năm 2005 đạt 338,6 tỷ đồng, chiểm 28,3% tổng giá trị trên địa bàn huyện, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 23%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,2 triệu USD năm 2001 lên 2,5 triệu USD năm 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu của phát triển nông nghiệp hàng hoá, hệ thống chính trị được tăng cường, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững và ổn định. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là khâu có tính đột phá của đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với Hoà Vang thành phố Đà Nẵng lại càng có ý nghĩa, Đảng bộ và nhân dân Hoà Vang đưa ra như một nhiệm vụ then chốt và cơ bản cả trước mắt và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì hiện nay Hoà Vang là một huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, nhưng là huyện có đầy đủ các yếu tố của một vùng vừa có đồng bằng, trung du và miền núi, nên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là bước đi ban đầu, là biện pháp rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. + Trong sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng là cả nông, lâm, ngư nghiệp. Trong 5 năm qua (từ 2001 - 2005), nông nghiệp đã phát triển tương đối khá cả qui mô và trình độ thâm canh. Về cây lúa diện tích gieo trồng tăng 85% và nhờ tích cực trong chuyển đổi các giống lúa mới có chất lượng cao như XN30, Xi23… nên năng suất, giá trị tăng, bình quân hằng năm tăng 8 đến 12%.Trong chăn nuôi tăng 43,7%, đặc biệt đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi tập trung như: 10 trang trại nuôi Bò, Dê, 11 trang trại nuôi lợn thịt, 13 trang trại nuôi gia cầm (trong đó có một trang trại nuôi đà điểu với giá trị đầu tư ban đầu gần 160 tỷ đồng), bình quân mỗi trang trại được dầu tư từ 22 đến 60 tỷ đồng; 350 ha vùng nuôi trồng thuỷ sản; trong đó có 197 ha nuôi cá, ếch nước ngọt. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, nhiều trang trại đã vươn lên làm giàu về kinh tế, đồng thời làm phong phú, sinh động thêm sản phẩm hàng hoá từ sản xuất nông nghiệp và cảnh quan thiên nhiên, khơi dậy các nguồn lực cả về vật chất lẫn kiến thức cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện. Ngoài ra đã hình thành được 3 vùng chuyên canh rau sạch với diện tích 96,4 ha và 52,4 ha chuyên trồng hoa. Về lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng đất trồng rừng cho nhân dân và hình thành 14 trang trại rừng kinh tế và 8 trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp (Điều, Quế). Nhìn chung nông nghiệp Hoà Vang thành phố Đà Nẵng phát triển đa dạng cả trong trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế rừng. Trong sản xuất nông nghiệp tính chất sản xuất hàng hoá và định hướng xuất khẩu của nông dân ngày càng thể hiện rõ, đến nay nhiều mặt hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thành phố và bước đầu cho xuất khẩu, khả năng canh tranh của một số mặt hàng có nâng lên. Công tác bảo vệ và phát triển kinh tế rừng đã có chuyển biến cả trong nhận thức và trong đầu tư, trong 5 năm đã trồng 10.373 ha rừng tập trung, giao cho từng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng đặc dụng và rừng tự nhiên được 33. 910 ha, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm đáng kể. - Về đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệ sinh học và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là sử dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi, cụ thể là chúng ta đã thay đổi được toàn bộ giống lúa cũ 13/2 đã bị thoái hoá bằng bộ giống chủ lực NX30, Xi23. Đặc biệt đã có phương án đầu tư sản xuất giống nhằm tăng tỷ lệ diện tích sản xuất bằng giống kỹ thuật hằng năm đạt từ 50 - 60% trở lên nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực hằng năm. Sơ đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu giống lúa huyện Hoà Vang Cùng với việc đưa giống mới ngô lai vào sản xuất kết hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa không chủ động nước nên hằng năm trên địa bàn huyện diện tích ngô lai đạt gần 800 ha gieo trồng và năng suất cũng được cải thiện đáng kể, các giống mới như rau, dưa được đưa vào các vùng sản xuất tại các vùng chuyên canh, nhất là dưa hấu Hắc mỹ nhân đã trở thành sản phẩm chủ lực về rau quả trên địa bàn huyện hiện nay. Về giống gia súc, gia cầm từng bước được đưa vào chăn nuôi như heo hướng nạc, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, bò lai sind, ếch giống và thương phẩm… nên đã khuyến khích việc phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp ở các hộ chăn nuôi lớn và các trang trại. Nhìn chung kết quả trên lĩnh vực cả trồng trọt, chăn nuôi trong những năm qua đạt được là rất lớn. Đặc biệt là huyện chủ động sản xuất được các loại giống như lúa, bắp, không những phục vụ trên địa bàn Thành Phố mà còn bán ra cho các tỉnh bạn. Về giống con vật nuôi như: lợn siêu thịt, vịt siêu trứng,…, ba ba, đà điểu, ếch… đã sản xuất được trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết những bức xúc về chăn nuôi tại địa phương. Vấn đề đáng được quan tâm là ở một số trang trại sản xuất con giống theo hướng hiện đại, với hệ thống chuồng lồng, biogas, hệ thống cấp thức ăn và nước uống tự động đã được các chủ trang trại chú trọng khi hình thành đề án đầu tư và trong đầu tư tuy có khó khăn ban đầu song hiệu quả trong sản xuất được thể hiện rõ. Cùng với công tác đầu tư về giống cây trồng và con vật nuôi, công tác quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh đạt 50 triệu/ha/năm được nông dân quan tâm và có nhiều giải pháp tốt nên có hiệu quả, như chuyển các vùng sản xuất lúa có năng suất thấp sang trồng cay dưa hấu Hắc mỹ nhân 117 ha ở Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên và Hoà Bắc, phá vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả như chôm chôm, cam sành, bưởi năm roi ở Hoà Ninh, Hoà Phú.., vùng rau sạch ở Hoà Tiến, Hoà Phong; nuôi cá nước ngọt ở Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên,… Nhờ vậy mà diện tích các vùng chuyên canh rau, dưa hấu, hoa và nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên. Tính đến cuối vụ Đông Xuân 2005 - 2006 diện tích các vùng chuyên canh, vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh đạt được 423 ha/5300 ha tương ứng 8% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện, diện tích mặt nước ao, hồ nuôi cá, ếch, baba tăng từ 95,6 ha lên 696 ha. + Về cơ giới hoá Để đẩy mạnh tiến trình cơ giới hoá thông qua việc phát triển các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Trong giai đoạn 2001 - 2005 huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng đã đầu tư 61 tỷ đồng để cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoach như: đã mua sắm thêm 34 chiếc máy cày làm đất các loại. Trong đó Huyện đã hỗ trợ vốn vay không lãi mua 8 máy cày KuBoTa cỡ lớn để tăng thêm khả năng về dịch vụ làm đất; nông hộ tự mua sắm thêm 50 máy tuốt lúa và máy gặt xếp dãi; 5 máy cấy lúa. Đến nay trên địa bàn Huyện có tổng số 151 máy cày gồm máy KuBoTa và các loại máy cày khác, 96 máy tuốt lúa và máy gặt xếp dãi, 5 máy cấy lúa, nhìn chung mức độ trang bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp của huyện cho thấy chưa nhiều, trình độ máy móc và sử dụng máy móc phục vụ cho nông nghiệp thấp. Bảng 2.3: Mức độ cơ khí hoá đối với cây trồng (tính tỷ lệ %) Khâu công việc Lúa Màu Cây công nghiệp Khâu làm đất 52% 31% 47% Khâu thu hoạch 62% 5% 12,5% Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Hoà Vang lần thứ XIV. + Về Thuỷ lợi hoá: Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề quan trọng nhất là nước, ông, bà ta có câu: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, do đó việc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện được quan tâm đúng mức. Đặc biệt được Nhà nước đầu tư cho xây dựng hai công trình thuỷ lợi lớn là hồ chứa nước Đồng Nghệ có sức chứa 19 triệu m3 nước và thuỷ lợi hồ Hoà Trung có sức chứa 12,5 triệu m3 nước, Thành phố và huyện đầu tư xây dựng một số trạm bơm như: trạm bơm Bích Bắc với 7 máy; An Trạch: 5 máy; Tuý Loan: 4 máy; Cẩm Toại: 3 máy và Phú Sơn: 5 máy, các hồ và trạm bơm trên đảm bảo tưới cho 4.623ha, trong đó nước các hồ tưới cho 2.395 ha, các trạm bơm điện tuới cho 2.228 ha. Ngoài ra, huyện đầu tư 67 công trình thuỷ lợi nhỏ với vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng nhằm phục vụ cho các xã miền núi của huyện. Chương trình bê tông hoá kênh mương đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 145/185 km kênh chính cấp 1 và cấp 2 bằng nguồn ngân sách hổ trợ của nhà nước, thành phố và ngân sách của huyện trên 21 tỷ đồng, số còn lại khoảng 40 km. Huyện đã đầu tư bê tông hoá kênh mương nội đồng được 14 km với tổng kinh phí là: 2,37 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Huyện là 1,5 tỷ đồng Chương trình bê tông hoá giao thông nội đồng được đầu tư có chiều dài gần 30 km, với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 3,2 tỷ đồng . + Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh rau sạch: Nhà lưới được xây dựng 15.000 m2 trong đó sở TSNL đầu tư 11.000 m2, Huyện đầu tư 4000 m2, với kinh phí gần 600 triệu đồng . Đầu tư hệ thống điện phục vụ cho cá vùng sản xuất tập trung là 9050m. Trong đó: Năm 2004 và 2005 đã đầu tư với chiều dài 6.100 m và năm 2006 với chiều dài 2.950 m Kinh phí thực hiện gần 905 triệu đồng. Hệ thống giếng phục vụ cho vùng chuyên canh đầu tư là 54 cái trong đó Huyện đầu tư 50 cái; 60 bể chứa nước, trong đó Sở đầu tư 40 cái. Kinh phí thực hiện giếng trên 45 triệu đồng . + Về phát triển giao thông nông thôn: Hoà Vang thành phố Đà Nẵng có hế thống đường bộ phân bổ tương đối rộng và khá phức tạp, có cả đồng bằng, trung du và miền núi, đặc biệt có Quốc lộ 1A, 14B, đường xuyên á, đường tránh nam Hải Vân đi qua và đường nhánh Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía nam vào thành phố Đà Nẵng, đây là những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển toàn diện, nhất là lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Tổng chiều dài các loại đường: 1417.8 km, trong đó: . Đường Quốc lộ 39 km; đã nhựa hoá 100%; . Đường Tỉnh lộ: 98 km, trong đó đã rải nhựa 100%; . Đường liên xã, liên thôn và nội bộ khu dân cư: 1280.8km, qua 4 năm qua đã bê tông hoá 657/771,5 km giao thông liên thôn và 434/509,3 km giao thông kiệt xóm nội bộ khu dân cư, còn lại có 189,8 km đường cấp phối đất, đá. + Về điện khí hoá: Hệ thống lưới điện đã phân bổ đến 100% thôn trong huyện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ vậy mà điện ở Hoà Vang đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, cải thiện đáng kể mức sống của nhân dân, điện sinh hoạt được phủ kín 100 %; có 3 tuyến đường được đầu tư điện chiếu sáng với gần 10km. Nước sinh hoạt phục vụ cho nhân dân, đáp ứng khoảng 55% dân số dùng nước đạt tiêu chuẩn, số còn lại dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh, do ở một số nơi các giếng khoan, giếng xây, nước tự chảy… bị nhiễm khuẩn, nguồn nước bị ô nhiễm; Xây mới 06 công trình chợ, vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng nhằm phục vụ cho tiêu thụ thị trường hàng nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. + Về văn hoá giáo dục: Đã đầu tư xay dựng 79 công trình khu vui chơi giải trí tại các khu trung tâm của 11 xã và các trường học, vốn đầu tư 28,6 tỷ đồng, nhằm phục vụ cho nhân dân và các em thiếu nhi; xây dựng 107/118 nhà văn hoá thôn; hệ thống trường học các cấp cơ bản được tầng hoá, trong đó xây dựng mới trường THPT Phan Thành Tài, THPT Phạm Phú Thứ và trường dân tộc nội trú, xây mới và nâng cấp toàn bộ trường mẫu giáo trung tâm các xã và thôn. Riêng trường mầm non trong Huyện có 12 trường, trong đó có 05 trường mầm non được chuyển sang loại hình công lập, 07 trường bán công; 02 trường đạt chuẩn quốc gia (Hoà Tiến 1 và Hoà Phú). Về nguồn nhân lực của huyện hiện có: Trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số, trong đó có việc làm 94%, còn 6% chưa có việc làm. Trong độ tuổi lao động, trình độ đại học và cao đẳng chiếm: 2,6%; trung cấp các loại: 7 %, có trình độ qua đào tạo nghề: 24%, số còn lại chưa qua đào tạo một ngành nghề nào. + Về y tế: Đã xây mới 9/11 trạm y tế xã và 01 trạm y tế quân dân y kết hợp ở thôn Giàn Bí xã Hoà Bắc phục vụ cho đồng bào dân tộc KàTu; đến nay 11/11 trạm y tế xã đã bố trí đủ 2 bác sỹ/ 1 trạm, tuy nhiên trang thiết bị và thuốc phục vụ cho khám chửa bệnh cần được quan tâm đầu tư để các trạm y tế của xã có đủ điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là các xã miền núi. + Công tác xoá đói giảm nghèo: Trong những năm qua được quan tâm đúng mức, ngoài các dự ấn cho vay vốn giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách, các chương trình giúp nhau làm kinh tế gia đình của các tổ chức phụ nữ, nông dân, quỹ xoá đói giảm nghèo của thành phố và huyện đã và đang được đầu tư hỗ trợ cho các đối tượng nghèo thực hiện có hiệu quả như: xoá nhà tạm, hỗ trợ con giống, dự án phát triển trồng rừng kinh tế,…, bình quân hằng năm giảm 1,56% hộ nghèo, đến nay còn 16% hộ nghèo, không có hộ đói; xoá 2.578 nhà tạm, trong đó có 100 % hộ chính sách. Đặc biệt xây mới 150 nhà ở và 03 nhà ngói sinh hoạt cho 03 thôn đồng bào dân tộc KàTu. + Bưu chính viễn thông: Hiện nay trên địa bàn Huyện có 05 tổng đài vệ tinh và 04 bộ tập trung thuê bao với tổng số máy thuê bao 12.056 đạt tỷ lệ 16 máy/100 dân, tăng 11 máy/100 dân so với trước năm 2002, hệ thống bưu chính có 01 bưu điện Huyện, 05 bưu điện khu vực, 10 bưu điện văn hoá xã (trừ Hoà Phong là nơi đặt tổng đài chính), 24 đại lý bưu điện đa dịch vụ và 04 đại lý điện thoại công cộng. Bình quân mỗi xã có hơn 02 điểm phục vụ, có 50% thôn có đường dây cáp điện thoại đi qua, nhìn chung cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu về dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Huyện. Lĩnh vực truyền thanh cũng phát triển theo hướng hiện đại hơn, công suất lớn hơn như máy phát FM từ 100W lên 200W, hệ thống thu tin bằng vi tính với phần mềm Audio tiện lợi trong xử lý, thay thế thu tin bằng băng từ Cassette, các đài xã cũng được trang bị hệ thống phát sóng FM thay cho hệ thống hữu tuyến. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến cuối năm 2005 có 968 cơ sở, tăng so với trước 2002 là: 243 cơ sở, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc danh tăng 66, còn lại là hộ kinh doanh cá thể; thương mại dịch vụ có bước phát triển. giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hằng năm 23%, Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dân doanh là chủ yếu, nên các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, lao động không lớn. Trong số các làng nghề tiểu thú công nghiệp hiện nay chỉ còn đang hoạt động có hiệu quả là dệt chiếu Cẩm Nê, đan lát Yến Nê, bánh tráng Tuý Loan, nhưng qui mô quá nhỏ, sản xuất theo thời vụ, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng mẫu mã. Kinh tế hợp tác có hướng phát triển, hầu hết các HTX làm ăn có lãi, các khâu dịch vụ đầu vào được các HTX đảm nhiệm tốt. Ngoài ra còn mở thêm nhiều dịch vụ mới như dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ giết mổ, dịch vụ cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đá chẻ … tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Cú được những kết quả trên là do trong những năm qua thành phố và huyện có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo nhiều điều kiện phù hợp với thực tiễn, hợp lòng dân, như giao quyền sử dụng đất, hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất thấp để mua sắm máy làm đất, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, thực hiện tốt các chương trình khuyên nông, chuyển giao khoa học - công nghệ, tiếp nhận và đưa các giống mới vào trong sản xuất và chăn nuôi, khuyến khích hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất,…, nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm như giao thông, thuỷ lợi, điện vào các vùng chuyên canh, phát triển trang trại,…, nhờ vậy tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của Huyện thể hiện qua kết quả một số chỉ tiêu đạt được trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang thành phô Đà Nẵng như sau: Tổng giá trị sản xuất tăng 14,4%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,2%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dưng cơ bản tăng bình quân 23%/năm. Thương mại - dịch vụ tăng 9,46%/năm. Thu ngân sách hàng năm tăng 20,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong công nghiệp, nhìn bảng cơ cấu thu nhập dưới đây ta thấy tốc độ chuyển dịch này còn chậm, trong bối cảnh hiện nay theo nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì đến 2010 nước ta trở thành nước công nghiệp và thành phố Đà Nẵng là trung tâm của khu vực miền trung thì quả là chưa tương xứng, chưa nói chúng ta đang gia nhập vào WTO. Tuy nhiên kết quả đó cũng là nỗ lực của đảng bộ và nhân dân Hoà Vang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm qua. Bảng 2.4: Bảng cơ cấu thu nhập theo ngành (tính theo tỷ lệ %) Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 61,5 57,4 45,2 40,5 38,5 Công nghiệp 12,3 16,5 22,6 25,7 27,1 Th/mại-Dịch vụ 26,2 30,1 32,2 33,8 34,4 Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Hoà Vang lần thứ XIV. 2.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp của huyện Như trên đã nêu, từ khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Hoà Vang trở thành huyện duy nhất sản xuất nông nghiệp của thành phố, với gần 70% dân số sống nhờ nông nghiệp; 69% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vây, khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp sẽ có một số cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức và tất yếu điều này ảnh hưởng không ít đến tâm lý và đời sống nông dân của huyện đó là: Về cơ hội: Hoà Vang nằm về phía tây của thành phố, song có nhiều thuận lợi, nằm vị trí có đường Quốc lộ 1A, 14B đi qua, là cửa ngõ phía nam của thành phố tiếp giáp với các tỉnh phía Nam trung bộ và Tây nguyên; nằm giữa các khu công nghiệp Hoà Khánh (Quận Liên Chiểu) và khu công nghiệp Hoà Khương; cạnh chợ đầu mối Hoà Cường của thành phố và siêu thị MeTro, đó là những thuận lợi thúc đẩy kinh tế Hoà Vang phát triển, nhất là kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Kinh tế Hoà Vang trong năm năm qua phát triển khá nhanh, chủ yếu nhờ công nghiệp được đẩy mạnh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, nhất là việc phân vùng và bố trí sản xuất kết hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh trong 05 năm qua thực hiện khá tốt nên đã phát huy được tác dụng đất đai theo điều kiện sinh thái của từng vùng, hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn góp phần đáng kể cho sự phát triển của ngành nông nghiệp theo hướng phục vụ đô thị cả hiện tại và trong tương lại. Tổng sản phẩm tăng bình quân 7,5%, nhưng riêng công nghiệp tăng gần 11% . Hoà Vang đã ứng dụng công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực thông qua sản xuất khảo nghiệm các loại giống cây trồng, con vật nuôi và đã tuyển chọn một số loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt đã ứng dụng rộng rãi những tiến bộ công nghệ sinh học như công nghệ sản xuất lúa lai, ngô lai, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nuôi trồng nấm, sử dụng các chế phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi và tổ chức sản xuất rau trong nhà lưới, về giống con vật nuôi gia súc, gia cầm đã được đưa vào như heo hướng nạc, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, bò lai Sind nên đã khuyến khích việc phát triển đàn khá nhanh thông qua các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp ở các hộ chăn nuôi lớn và các trang trại. Chương trình đầu tư hỗ trợ lãi vay để phát triển cơ giới hoá trong nông nghiệp đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ giải phóng được sức lao động, sản xuất kịp thời vụ và tạo ra sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang ngành nghề khác. Chương trình thuỷ lợi hoá được đầu tư cơ bản, bước đầu đầu tư kênh mương nội đồng, giao thông nội đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, xây dựng các vùng chuyên canh và đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, các khu vui chơi giải trí, chợ… đã tạo ra diện mạo nông thôn mới, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo điều kiện nâng cao giá trị hàng hoá và sức cạnh tranh thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Hệ thống y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông,… được quan tâm đầu tư góp phần nâng cao trình độ, sức khỏe và đời sống của người nông dân. Nông nghiệp Hoà Vang nhìn chung phát triển nhanh, đa dạng và ổn định, đã và đang hình thành các vùng sản xuất có qui mô lớn, nhiều trang trại được đầu tư khá lớn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến như: chế biến hạt điều, đóng hộp thịt bò, lợn, đà điểu, thuộc da, chế biến lâm sản,..; đây chính là sự kết hợp trong sản xuất nông nhgiệp và công nghiệp và đó là quá trình triển khai thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang trong những năm qua. Tính chất sản xuất hàng hoá và định hướng xuất khẩu trong sản xuất nông nghiệp ngày cang cao, càng đòi hỏi phải áp dụng khoa học - công nghệ ngày càng lớn để giảm chi phí, hạ giá thành, đó cũng chính là yếu tố thúc đẩy công nghiệp hoá ở Hoà Vang thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh và rộng rãi hơn. Do đặc thù là một huyện duy nhất của thành phố sản xuất nông nghiệp nên ngoài những tiềm năng và lợi thế của mình, Huyện đã được Tỉnh quan tâm trong việc đầu tư cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư cho áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, khuyến nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đầu tư cho các công trình giao thông, thửy lợi hoá, điện khí hoá và vốn cho đầu tư vào các lĩnh vực mua sắm các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản, thực phẩm, nhờ đó khai thác những vùng đất hoang hoá và các vùng đất lâu nay sản xuất kém hiệu quả, làm cho sản phẩm nông nghiệp của Hoà Vang ngày càng đa dạng hơn, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh ngày càng được nâng cao, nhiều mặt hàng có chổ đứng trên thị trường trong vùng và có xuất khẩu như: Điều, dưa hấu hắc mỹ nhân, rau sạch, thịt lợn, gỗ nguyên liệu… Lao động nông nghiệp có thêm công ăn việc làm, do quá trình đô thị hoá của thành phố, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ ra đời, nhiều sản phẩm nông nghiệp được chế biến và tiêu thụ với giá rẽ và tốt hơn. Nông dân nghèo ở các vùng trung du, miền núi lâu nay sản xuất khó khăn nay có cơ may phát triển nhờ được cung cấp giống mới, được ngành nông nghiệp hướng dẫn khoa học - công nghệ, áp dụng những bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, nhờ vậy trình độ của người nông dân ngày được nâng lên. Mặt khác, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế thế giới ngành nông nghiệp và thương mại thành phố đã tạo nhiều điều kiện cho những sản phẩm từ ngành nông nghiệp Hoà Vang được vươn ra thị trường trong nước và xuất khẩu như hạt điều, thịt lợn, gỗ nguyên liệu,…, điều đó đã trở thành động lực giúp cho ngành nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển, là yếu tố để nhanh chóng hoàn thành chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện đang đặt ra đến năm 2010, là cơ hội cho công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong những năm tới và là chìa khoá tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững trong nông nghiệp và nông thôn Hoà Vang. Trong bối cảnh hiện nay và sắp đến nông nghiệp Hoà Vang sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển tốt hơn. Về thách thức: sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Hoà Vang thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Điểm xuất phát kinh tế hiện nay của Hoà Vang thấp, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế. Qui mô nền kinh tế nhỏ, trình độ khoa học kỷ thuật lao động chưa được đào tạo còn nhiều. Địa hình phức tạp, các vùng trũng hay bị lũ lụt, cơ sơ hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh té - xã hội, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, hạn chế thu hút vốn đầu tư. Tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn rất thấp, vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển chưa được chủ động, đặc biệt là vốn khai thác trong nhân dân đầu tư cho phát triển sản xuất chưa được nhiều. Vì vậy, mặt dù được thành phố có nhiều ưu đãi đầu tư cho chương trình phát triển nông nghiệp của Huyện, song một mặt, nông nghiệp ở Hoà Vang chưa được qui hoạch, phân vùng tốt, nên trong đâu tư chưa hiệu quả, do điều kiện địa hình phức tạp và rộng; diện tích đất rừng nhiều và phân tán. Mặt khác trình độ tiếp thu, ứng dụng khoa học tiến tiến cho nông dân tuy có đầu tư nhưng chưa nhiều và chưa được đầu tư một cách cơ bản. Sản xuất còn manh muốn là yếu tố khiến ngành nông nghiệp không thể đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ và cơ giới hoá vào sản xuất được, lại càng không thể đáp ứng với những đề án có qui mô với những đơn đặt hàng có số lượng lớn. Các giống cây, con mới nhập vào có giá rất đắt, nông dân lại không thể tuỳ tiện đưa vào sản xuất, điều này gây trở ngại cho ngành nông nghiệp. Hiện nay, nhiều sản phẩm do chi phí sản xuất cao nên giá thành không đảm bảo cạnh tranh trên nhiều thị trường, chưa nói nhiều sản phẩm chưa qua chế biến và chất lượng không bảo đảm, ngành chăn nuôi cơ bản vẫn là phân tán, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLvanTruongcuoi.doc
  • docbia viet tat.doc
Tài liệu liên quan