Luận văn Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 3

I. Khái niệm, mục tiêu về nguyên tắc quản lý đầu tư 3

1. Khái niệm quản lý đầu tư 3

2. Mục tiêu của quản lý đầu tư. 3

3. Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư 4

II . Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý đầu tư 7

1. Nội dung quản lý đầu tư 7

1.1 Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước 7

1.2 Nội dung quản lý đầu tư bộ ngành và địa phương 8

2. Phương pháp quản lý hoạt động đầu tư 8

2.1 Phương pháp kinh tế 9

2.2 Phương pháp hành chính 9

2.3 Phương pháp giáo dục 9

3.Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 12

I. Tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh Lạng Sơn 12

1. Giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh lạng sơn 12

1.1. Về vị trí địa lý 12

1.2. Về phát triển kinh tế 12

1.3. Về phát triển các lĩnh vực xã hội 15

2. Tình hình hoạt động đầu tư trong thời gian qua 15

2.1. Quy mô và xu hướng vốn đầu tư 15

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn 17

2.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực 21

II. Tổng quan về sở kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn 23

1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2. Vị trí và Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 27

2.1. Vị trí và chức năng 27

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 27

3. Cơ cấu tổ chức: 29

III. Thực trạng công tác quản lý đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn 34

1.Công tác xúc tiến đầu tư 34

1.1 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư 34

1.2. Tình hình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư 34

2.Tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư 36

2.1 Quy trình và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm tra 36

2.1.1 Sơ đồ2: Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án diện thẩm tra 37

2.1.2 Diễn giải 38

2.1.3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm tra 38

2.2 Quy trình và hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đăng ký đầu tư 40

2.2.1 Sơ đồ3 : Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đăng ký đầu tư 41

2.2.2 Diễn giải 41

2.2.3 Hồ sơ đối với dự án thuộc diện đăng ký đầu tư (Điều 45- Luật Đầu tư) 42

2.3 Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư 42

3. Công tác xây dựng và bố trí vốn đầu tư XDCB 46

3.1. Quy trình xây dựng và bố trí vốn đầu tư 47

3.1.1. Giai đoạn tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh 47

3.1.2.Giai đoạn cân đối, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư 49

3.1.3.Giai đoạn thông báo chi tiết kế hoạch vốn XDCB 51

3.2 Tình hình thực hiện công tác xây dựng và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản 52

4.Công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước 54

4.1. Quy trình thẩm định 54

4.1.1 Sơ đồ 7 : Quy trình công tác thẩm định dự án đầu tư 56

4.1.2 Diễn giải : 57

4.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng 60

4.3 Tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án 61

5. Công tác quản lý hoạt động đấu thầu 62

5.1.Quy trình quản lý hoạt động đấu thầu được tiến hành như sau: 63

5.1.1 Quy trình thẩm định, trình duyệt KHĐT, HSMT, KQĐT: 63

5.1.2 Quy trình giải quyết kiến nghị về đấu thầu 65

5.1.3 Quy trình xử lý tình huống trong đấu thầu 66

5.1.4 Quy trình tổng hợp báo cáo công tác quản lý hoạt động đầu thầu. 67

5.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý đấu thầu 69

5.2.1 Tình hình hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh 69

5.2.2 Tình hình phổ biến quán triệt thực hiện luật đấu thầu 71

5.2.3. Tình hình triển khai các hoạt động thanh tra và kiểm tra về đấu thầu 72

6.Công tác giám sát và đánh giá đầu tư 73

6.1. Quy trình giám sát đánh giá đầu tư 75

6.1.1 Quy trình đánh giá tổng thể đầu tư 76

6.1.2 Quy trình giám sát đánh giá dự án đầu tư 78

6.2.Tình hình thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh 80

II. Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn 83

1.Những thuận lợi 83

2. Những khó khăn tồn tại hạn chế 86

3. Nguyên nhân của những hạn chế 89

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 91

I. Định hướng trong công tác quản lý đầu tư trong thời gian tới 91

II.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư 92

1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: 92

2. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển 93

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn. 94

4. Khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu, cần phải: 95

5. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng. 96

6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, cần phải: 97

7. Một số giải pháp cụ thể đối với đội ngũ cán bộ công chức của Sở: 97

III. Kiến nghị 99

1. Đối với UBND tỉnh: 99

2. Đối với Chính phủ và các Bộ: 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư ( nhà đầu tư tự lập và tự chịu trách nhiệm) - Dự án đầu tư - Đối với dự án đầu tư nước ngoài bổ sung (Điều 46 Luật Đầu tư) - Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (nếu có) Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo: - Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật liên quan - Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Thời gian hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 13- 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư. 2.3 Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 30/6/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tổng số 127 dự án, trong đó: dự án có vốn đầu tư trong nước là 120 dự án, với tổng vốn đăng ký là 9.960.428 triệu đồng; dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 16 dự án, với vốn đăng ký là 99.100.436 USD. Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư qua các năm như sau: - Năm 2007 cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 33 dự án, trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước là 30 dự án với tổng vốn đăng ký là 2.557.917 triệu đồng; dự án có vốn đầu tư nước ngoài la 03 dự án với vốn đăng ký là 1.161.226 USD. - Năm 2008 cấp giấy chúng nhận đầu tư cho 72 dự án, trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước là 64 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.007.704 triệu đồng; dự án có vốn đầu tư của nước ngoài là 08 dự án với vốn đăng ký là 93.200.000 USD. - Từ đầu năm 2009 đến 30/6/2009 cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 25 dự án. Trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước là 23 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.333.374 triệu đồng; dự án có vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài là 02 dự án với vốn đăng ký là 838.234 USD. Phân ra các lĩnh vực đầu tư cụ thể như sau: - Dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện là 07 dự án, với tổng vốn đăng ký là 1.265.981 triệu đồng. - Dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng là 16 dự án, trong đó 12 dự án có vốn đầu tư trong nước là 1.864.776 triệu đồng, 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài 63.463.476 USD. - Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng là 04 dự án, trong đó 03 dự án có vốn đầu tư trong nước là 2.419.243.triệu đồng, 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 28.600.000 USD ( dự án đường Cai Kinh- Yên Sơn không tính là dự án kinh doanh nên không đưa vào danh sách dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng, dự án có mục tiêu công ích). - Dự án sản xuất xi măng là 02 dự án với tổng vốn đầu tư trong nước là 1.775.245 triệu đồng. - Dự án khai thác khoáng sản là 53 dự án với vốn đầu tư trong nước l 418.607 triệu đồng. - Dự án sản xuất chế biến công nghiệp là 21 dự án, trong đó có vốn trong nước với vốn đầu tư là 444.675 triệu đồng, 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư là 6.904.608 USD. - Dự án đầu tư kinh doanh thương mại, dịch vụ là 25 dự án, trong đó có 24 dự án có vốn đầu tư trong nước là 1.709.891 triệu đồng, 01 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư là 132.352 triệu đồng. Bên cạnh công tác tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, Sở đã trình UBND tỉnh thu hồi chứng nhận đầu tư của 14 dự án, trong đó thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án có vốn đầu tư trong nước là 03 dự án ( dự án công trình thủy điện Khánh Khê của công ty cổ phần Hợp Xuân; dự án đơn nguyên 3 chợ Đông Kinh của liên doanh công ty Thương mại- Xây dựng miền núi và công ty đầu tư Xây dựng và phát triển Phương Bắc; dự án đơn nguyên 3 chợ Đông Kinh của công ty cổ phần Đầ tư và xây dựng Hoa Sen ( dự án thu hồi lần 2 ); thu hồi giấy phép đầu tư và Chứng nhận đầu tư của 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài ( chủ yếu là các dự án được cấp phép đầu tư trước thời điểm Luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực thi hành ); đang hoàn thiện thủ tục đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư của dự án trồng và chế biến dứa sợi của công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Tả Giang, Trung Quốc. Ttiến độ thực hiện dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhìn chung đa số các chủ đầu tư đã bước ngay vào thực hiện dự án, cơ bản tiến độ thực hiện của các dự án theo đúng cam kết được quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên cũng còn một số dự án tiến độ thực hiện còn chậm, cụ thể như sau: - Có 57 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, trong đó có 49 dự án có nguồn vốn trong nước và 08 dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài; - Có 32 dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư thực hiện đạt tiến độ, trong đó có 27 dự án đầu tư trong nước, 05 dự án đầu tư nước ngoài; - Có 34 dự án vốn đầu tư trong nước đang đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư thực hiện chậm tiến độ, trong đó có 12 dự án chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. - Có 11 dự án không triển khai thực hiện, hoặc triển khai thực hiện rất chậm (dự án thủy điện Khánh Khê; dự án đơn nguyên 3 chợ Đông Kinh; dự án Làng nghề và trợ giúp xã hội; dự án sản xuất kinh doanh nồi hơi dùng năng lượng sinh học; dự án khai thác vàng sa khoáng lòng sông Bắc Giang, Kỳ Cùng, huyện Tràng Định, Bình Gia; dự án trồng và chế biến dứa sợi; dự án thu mua, chế biến và xuất nhập khẩu nhựa thông mã vĩ…). - Có 02 dự án hoạt động không hiệu quả là: dự án nuôi cá hồi huyện Lộc Bình và dự án sản xuất than hoạt tính. Tổng vốn đầu tư đã giải ngân của các dự án đến 31/6/2009 đạt khoảng 3.200 tỷ đồng, bằng khoảng 30% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiến độ của các dự án cụ thể như sau: - Các dự án đầu tư lĩnh vực thủy điện tiến độ thực hiện chậm so với cam kết, chủ yếu đang thực hiện giải phóng mặt bằng và thi công các công trình phụ trợ. Dự án thủy điện Thác Xăng đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công đường giao thông, đường điện đấu nối, khối lượng giải ngân đạt khoảng 38,5 tỷ đồng; dự án thủy điện Bắc Giang (Vàng Puộc) đang thi công trụ sở làm việc, đường giao thông vào công trình đầu mối; dự án thủy điện Bản Nhùng đã hoàn thành đường vào nhà máy, giải phóng mặt bằng cơ bản xong, đang thi công móng đập thủy điện, khối lượng giải ngân đạt khoảng 57,4 tỷ đồng; dự án thủy điện Bắc Khê hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng; dự án thủy điện Pò Háng (Kỳ Cùng II) đang khảo sát lập dự án; dự án cải tạo, nâng cấp thuỷ điện Bản Quyền đang lập dự án; dự án thủy điện Khánh Khê chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. - Các dự án đầu tư sản xuất xi măng tiến độ thực hiện chậm so với dự kiến và cam kết với UBND tỉnh (dự án Nhà máy xi măng Đồng Bành phần xây dựng nhà máy hiện nay đã hoàn thành trên 70% khối lượng; phần gia công lắp đặt thiết bị đạt 20% khối lượng, đã giải ngân đạt khoảng 10,9 triệu USD và khoảng 130 tỷ đồng, dự kiến tháng 01/2010 sẽ vận hành chạy thử; dự án Nhà máy xi măng Hồng Phong đã thực hiện xong 40% khối lượng san nền, thi công hoàn thiện một số hạng mục phụ trợ và đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu tư vấn thiết kế gói thầu thiết bị và thiết kế công nghệ). - UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 53 dự án khai thác, chế biến khoáng sản, đa số các dự án có quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu khai thác vật liệu xây dựng, đá vôi, quặng sắt, than, bôxít, chì kẽm… Hiện nay có 36 dự án đang đi vào hoạt động ổn định, tạo việc làm cho lao động địa phương, có đóng góp cho ngân sách; 16 dự án đang chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tiến độ dự án cơ bản đạt yêu cầu; 05 dự án triển khai chậm tiến độ (dự án khai thác vàng sa khoáng trên sông Bắc Giang và Kỳ Cùng, huyện Tràng Định và Bình Gia; dự án khai thác, chế biến quặng sắt mỏ Dọc Chanh, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng…..). - Trong 16 dự án trồng rừng có 5 dự án đã được UBND tỉnh giao đất và cho thuê đất, với tổng diện tích là 21.583 ha (diện tích cho thuê trồng rừng sản xuất 17.575 ha, diện tích giao đất để: bảo vệ rừng 3.071ha, trồng rừng phòng hộ 936 ha. Tính đến 31/6/2009 các dự án đã triển khai trồng rừng được 286 ha, so với diện tích đất đã được cấp giấy CNĐT, bằng 0,2% diện tích so với tiến độ dự kiến thực hiện của các dự án và cam kết với UBND tỉnh. Tiến độ thực hiệncác dự án là rất chậm. - Các dự án xây dựng hạ tầng đang tập trung xây dựng cơ bản, trong năm 2008 do ảnh hưởng lạm phát và suy thoái kinh tế nên đa số các chủ đầu tư giãn tiến độ thi công. - Trong 21 dự án sản xuất công nghiệp sau khi được cấp giấy CNĐT có 15 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định và có hiệu quả; 06 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tiến độ thi công cơ bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên còn một số dự án triển khai chậm (dự án sản xuất nồi hơi dùng năng lượng sinh học; dự án nhà máy sang chiết nạp gas; dự án thu mua, chế biến và xuất khẩu nhựa thông Mã Vĩ…). - Các dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ, dự án kinh doanh khác, đa số đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch và cam kết với UBND tỉnh (dự án Trung tâm kho vận và bán sỉ, dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao, dự án Trung tâm thương mại Đồng Đăng…). 3. Công tác xây dựng và bố trí vốn đầu tư XDCB Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu cho UBND Tỉnh, trình lên UBND Tỉnh kế hoạch vốn đầu tư trong năm. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ chì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và bố trí vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý theo chỉ thị của Chính phủ, Thông tư 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ Xây dựng, Nghị đinh 112/ NĐ- CP, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch kinh tế phát triển, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội , quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN của Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các quy định chỉ thị, Công văn của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN hàng năm. 3.1. Quy trình xây dựng và bố trí vốn đầu tư Căn cứ vào Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, quy trình này được áp dụng đối với những dự án sử dụng vốn NSNN do tỉnh quản lý. 3.1.1. Giai đoạn tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh 3.1.1.1 Sơ đồ 4: Quy trình tổng hợp vốn đầu tư toàn tỉnh Bước Trách nhiệm Công việc 1 2 3 4 5 6 Bộ phận văn thư Lãnh đạo Sở Phòng XDCB, phòng chuyên môn Lãnh đạo Sở Phòng chuyên môn Bộ phận văn thư, phòngXDCB, phòng tổng hợp UBND tỉnh Tiếp nhận biểu nhu cầu VĐT của các CĐT Gửi UBND tỉnh để báo cáo và ký duyệt Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ tài chính Chuyển phòng XDCB và phòng chuyên môn Tổng hợp nhu cầu VĐT của toàn tỉnh Thông qua Nguồn : Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2000 3.1.1.2 Diễn giải - Bước1: Các Chủ đầu tư lập biểu tổng hợp nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch của đơn vị và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.Bộ phận văn thư tiếp nhận biểu nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư năm của đơn vị và gửi Giám đốc Sở. - Bước 2: Giám đốc Sở xem xét và chuyển phòng XDCB và phòng chuyên môn để theo dõi và tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh - Bước 3: Phòng xây dựng phối hợp với các phòng chuyên môn lập biểu tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh - Bước4: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn của toàn tỉnh được gửi xin ý kiến tham gia của các đồng chí lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn - Bước 5: Sau khi lãnh đạo Sở thống nhất thông qua sẽ ký, gửi báo cáo UBND Tỉnh - Bước 6: UBND Tỉnh xem xét thông qua và ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để làm cơ sở cân đối, bố trí kế hoạch cho địa phương. 3.1.2.Giai đoạn cân đối, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư 3.1.2.1 Sơ đồ 5: Quy trình cân đối, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư Bước Trách nhiệm Công việc 1 Bộ phận văn thư Tiếp nhận quyết định giao kế hoạch XDCB của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 Lãnh đạo Sở Chuyển phòng XDCB và phòng chuyên môn 3 Phòng XDCB Đề xuất phương án phân bổ kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư 4 Lãnh đạo Sở, phòng chuyên môn ý kiến tham gia 5 Bộ phận văn thư, phòng XDCB Báo cáo và xin ý kiến UBND tỉnh về kế hoạch phân bổ vốn XDCB 6 UBND tỉnh Ý kiến thamgia gia 7 Phòng XDCB, phòng tổng hợp Dự thảo phân bổ kế hoạch XDCB được thông qua 8 Phòng chuyên môn và Lãnh đạo Sở ý kiến tham gia 9 Bộ phận văn thư Gửi UBND tỉnh ra quyết định giao kế hoạch XDCB Dự thảo phương án phân bổ kế hoạch XDCB được thông qua 3.1.2.2 Diễn giải: - Bước1: Bộ phận văn thư tiếp nhận quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Thủ tướng và Ban Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn gửi Lãnh đạo Sở. - Bước2: Lãnh đạo Sở cho in sao gửi phòng XDCB và các phòng chuyên môn - Bước3: Căn cứ định hướng của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND Tỉnh, Lãnh đạo Sở và căn cứ vào tổng số vốn đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của toàn tỉnh - Bước4: phòng XDCB gửi bản dự thảo phương án phân bổ kế hoạch vốn để xin ý kiến tham gia của Lãnh đạo Sở và phòng chuyên môn. - Bước5: Phòng XDCB tổng hợp các ý kiến tham gia, chuyển phòng tổng hợp chung và trình Giám đốc Sở ký duyệt. - Bước6: Sau khi Giám đốc Sở ký duyệt, bộ phận văn thư gửi UBND Tỉnh xin ý kiến tham gia - Bước7: Sau khi UBND Tỉnh có văn bản chính thức chấp thuận phương án phân bổ kế hoạch vốn, phòng XDCB dự thảo phương án phân bổ kế hoạch vốn theo phương án đã được UBND Tỉnh thông qua. - Bước8: Phương án phân bổ kế hoạch vốn được phòng XDCB gửi ý kiến tham gia của các phòng chuyên môn và Lãnh đạo Sở. Sau khi phuơng án đã được Lãnh đạo Sở thống nhất thông qua, chuyên viên phòng tổng hợp tổng hợp chung và trình Giám đốc Sở ký duyệt. - Bước9:Sau khi Lãnh đạo Sở ký duyệt văn bản, bộ phận văn thư gửi UBND tỉnh để UBND tỉnh xem xét ra quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư XDCB của tỉnh. 3.1.3.Giai đoạn thông báo chi tiết kế hoạch vốn XDCB 3.1.3.1 Sơ đồ 6: Quy trình thông báo chi tiết kế hoạch vốn XDCB Bước Trách nhiệm Công việc 1 Bộ phận văn thư Tiếp nhận quyết định giao kế hoạch XDCB của UBND tỉnh 2 Lãnh đạo Sở Chuyển phòng XDCB và phòng chuyên môn 3 Phòng XDCB Gửi thông báo tổng số vốn đầu tư cho các chủ đầu tư 4 Bộ phận văn thư Tiếp nhận văn bản đề xuất phân khai chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của đơn vị 5 Chuyên viên phòng XDCB và phòng chuyên môn Chuyển phòng XDCB và phòng chuyên môn 6 Chuyên viên phòng XDCB và phòng chuyên môn Soạn thảo văn bản thông báo chi tiết kế hoạch vốn cho chủ đầu tư 7 Trưởng phòng XDCB, phòng chuyên môn, phó giám đốc phụ trách chuyên môn Ý kiến tham gia 8 Giám đốc Sở Ký thông báo chi tiết kế hoạch vốn 9 Văn thư Gửi thông báo chi tiết cho các chủ đầu tư Nguồn : Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2000 3.1.3.2. Diễn giải: - Bước 1: Bộ phận văn thư tiếp nhận quyết định kế hoạch vốn đầu tư XDCB của UBND Tỉnh gửi cho Giám đốc Sở. - Bước 2: Giám đốc Sở cho sao gửi các đồng chí Lãnh đạo Sở, phòng XDCB và các phòng chuyên môn. - Bước 3: Căn cứ vào quyết định của UBND Tỉnh phòng XDCB dự thảo thông báo tổng số vốn đầu tư của các dự án trình giám đốc Sở phê duyệt và gửi cho các chủ đầu tư phân khai chi tiết kế hoạch vốn chi tiết cho từng hạng mục dự án cụ thể - Bước 4: Bộ phận văn thư tiếp nhận văn bản đề xuất phân khai chi tiết kế hoạch vốn của các chủ đầu tư và gửi giám đốc Sở - Bước 5: Giám đốc Sở cho sao và gửi phòng XDCB và phòng chuyên môn để làm thủ tục thông báo chi tiết kế hoạch vốn cho đơn vị. - Bước 6: Trưởng phòng XDCB phân công cho các chuyên viên trực tiếp theo dõi dự án phối hợp cùng các phòng chuyên môn xem xét các thủ tục và tình hình thực hiện dự án để dự thảo thông báo kế hoạch chi tiết kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư - Bước 7: Bản dự thảo thông báo chi tiết kế hoạch vốn được chuyên viên xin ý kiến thông qua của trưởng phòng XDCB. Trưởng phòng chuyên ngành và phó giám đốc trực tiếp theo dõi phụ trách phòng . - Bước 8: Trình Giám đốc Sở ký thông báo chi tiết kế hoạch vốn cho đơn vị - Bước 9: Bộ phận văn thư gửi thông báo chi tiết cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện 3.2 Tình hình thực hiện công tác xây dựng và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản Hàng năm dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Tài chính thực hiện tốt công tác xây dựng và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Về cơ bản các giai đoạn tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, giai đoạn cân đối, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, giai đoạn thông báo chi tiết kế hoạch vốn XDCB được thực hiện đúng theo quy trình. Việc xây dựng và bố trí vốn đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định như: - Đối với các nguồn vốn trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh được bố trí vốn đúng cơ cấu, mục tiêu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Bố trí các nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chú trọng đến các công trình thiết yếu tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, các địa bàn trọng điểm, các công trình giao thông đầu mối liên tỉnh, liên huyện, công trình giao thông đến trung tâm các xã. Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác. - Tiếp tục bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản, vốn đối ứng các dự án ODA, các chương trình các dự án trọng điểm; các dự án chuyển tiếp; một số dự án do đình, hoãn, giãn tiến độ; các công trình khởi công mới cấp thiết; bố trí thanh toán các khoản nợ của ngân sách đến hạn trả; cân đối cho các huyện, thành phố theo tỉ lệ điều tiết quy định - Dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định phê duyệt dự án. Trong giai đoạn 2007 – 2009, Sở kế hoạch và đầu tư đã tổ chức thực hiện bố trí vốn cho 1.183 dự án. Trong đó, năm 2007 bố trí cho 275 dự án, năm 2008 bố trí vốn đầu tư cho 470 dự án, năm 2009 bố trí vốn đầu tư cho 438 dự án. Cụ thể: Bảng 7 : Số dự án được bố trí vốn đầu tư trong năm STT Năm Tổng số Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm c 1 2007 275 0 3 272 2 2008 470 0 18 452 3 2009 438 0 13 425 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo xây dựng cơ bản năm 2007, 2008, 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn Bảng 8: Số dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư trong năm 2007- 2009 STT Năm Tổng số Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C 1 2007 41 0 1 40 2 2008 68 0 6 62 3 2009 43 0 1 42 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo xây dựng cơ bản năm 2007, 2008, 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn Công tác bố trí và cân đối vốn đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, thực hiện dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các ngành cùng với sự nỗ lực cả các cán bộ công chức của Sở đã góp phần đem lại hiệu quả cao nhằm đảm bảo các công trình được bố trí đủ vốn, hoàn thành theo đúng kế hoạch. Cụ thể: Năm 2007, hoàn thành đưa vào sử dụng 48 công trình, tỷ lệ xã có đường ô tô đi được 4 mùa đạt 84,5%, tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 95%, tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 91%, có thêm 10 trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, tăng thêm 100 giường bệnh phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình 77%, góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2008, hoàn thành đưa vào sử dụng 120 công trình, thêm 01 xã có đường ô tô đi được 4 mùa (đạt 84,1%tổng số xã phường thị trấn), 7 xã có điện lưới quốc gia( đạt 97,78% tổng số xã phường thị trấn); nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện từ 85,5% năm 2007 lên 89,9% năm 2008; hoàn thành đưa vào sử dụng trên 350 phòng học…. - Năm 2009, hoàn thành đưa vào sử dụng 265 công trình, có 5 xã có đường ô tô đi đến trung tâm được 4 mùa ( đạt 86,2% tổng số xã phường thị trấn), có thêm 2 xã có lưới điện quốc gia( đạt 98,6% tỉ lệ xã có đường ô tô đi được 4 mùa là 86,2%, tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia la 99,12% tổng số xã phường thị trấn), hoàn thành đưa vào sử dụng 1.226 phòng học, 15 trụ sở xã được cải tạo, xây mới… 4.Công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước 4.1. Quy trình thẩm định Căn cứ vào: Luật Xây dựng, Nghị định số : 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ vê sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị số: 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số: 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản chi phí đầu tư xây dựng công trình. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối thẩm định dự án, có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án, tổng hợp ý kiến của các Sở ban ngành kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, nhận xét, đánh giá, kiến nghị và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư được Lãnh đạo Sở phân công thực hiện cho các phòng chuyên môn theo từng lĩnh vực cụ thể: - Phòng Công thương sẽ chịu trách nhiệm thẩm định các dự án đầu tư thộc lĩnh vực Công nghiệp- Thương mại – Dịch vụ - Phòng Lao động - Văn xã chịu trách nhiệm thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Văn hóa- Y tế - Giáo dục. - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Nông- Lâm Nghiệp. 4.1.1 Sơ đồ 7 : Quy trình công tác thẩm định dự án đầu tư Trách nhiệm Công việc Phòng chuyên môn thẩm định Tiếp nhận hồ sơ Phòng chuyên môn thẩm định Kiểm tra hồ sơ Bộ phận văn thư, phòng chuyên môn thẩm định Lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị liên quan Bộ phận văn thư, Lãnh đạo Sở, phòng chuyên môn thẩm định Lập báo cáo thẩm định dự án Họp thẩm định dự án Tổng hợp ý kiến của các đơn vị UBND Phê duyệt Bộ phận văn thư, Lãnh đạo Sở, Phòng chuyên môn. Lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư Nguồn : Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2000 Hồ sơ cần bổ sung hoàn chỉnh Hồ sơ được xem xét giải quyết 4.1.2 Diễn giải : Bước 1: - Chủ đầu tư đến sở kế hoạch và đầu tư nộp hồ sơ dự án xin phê duyệt. - Sau đó hồ sơ sẽ được bộ phận văn thư gửi cho Lãnh đạo Sở xử lý. - Sau khi Lãnh đạo Sở xử lý, bộ phận văn thư gửi cho phòng chuyên môn thẩm định dự án. - Trưởng phòng chuyên môn thẩm định dự án phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ ngay trong ngày làm việc. Bước 2. 1. Chuyên viên thụ lý nghiên cứu hồ sơ dự án trong 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án. - Trường hợp hồ sơ hoàn chỉnh không phải bổ sung, lập phiếu trình giải quyết công việc. - Trường hợp hồ sơ dự án cần bổ sung tài liệu thì chuyên viên thụ lý hồ sơ thảo ngay công văn của sở yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ dự án đầu tư và trình trưởng phòng thông qua. 2. Trưởng phòng chuyển dự thảo văn bản giải quyết và hồ sơ dự án cho lãnh đạo sở phê duyệt. 3. Sau khi lãnh đạo sở phê duyệt văn bản: - Trường hợp hồ sơ dự án đầy đủ chuyên viên tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận văn thư thông báo đại diện chủ đầu tư về số lượng hồ sơ phải chuyển bị vào khoảng 2 ngày chuyển đủ số lượng hồ sơ để xin ý kiến thẩm định của ngành. - Trường hợp hồ sơ dự án cần bổ sung hoàn chỉnh: chuyên viên tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận văn thư gửi trực tiếp công văn của sở cho chủ đầu tư và trao đổi cụthể các vấn đề chi tiết của hồ sơ không thể viết hết trong công văn của sở và hẹn thời gian cụ thể ngày giờ để nhận hồ sơ hoàn chỉnh( khoảng tối đa là 10ngày) Bước 3. 1. Sau khi nhận đủ hồ sơ của dự án do chủ đầu tư nộp, bộ phận văn thư giao ngay hồ sơ dự án cho chuyên viên thụ lý hồ sơ của phòng chuyên môn thẩm định để chuyển đến các ngành cần xin ý kiến thẩm định.Việc chuyển hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định của các ngành được ghi nhận tại sổ theo dõi hồ sơ dự án gửi lấy ý kiến thẩm định của phòng. 2. Bộ phận văn thư tiếp nhận phiếu nhận xét thẩm định dự án của các ngành chuyển cho phòng chyên môn thẩm định. Bước 4. Sau khi hết thời hạn lấy ý kiến thẩm định của các ngành, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự án của phòng chuyên môn thẩm định tổng hợp ý kiến nhận xét của các ngành. 1.Trường hợp không có ý kiến cần giải trình bổ sung đủ điều kiện để phê duyệt. - Chuyên vên thụ lý hồ sơ lập văn bản thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt dự án trình trưởng phòng thông qua. - Sau khi trưởng phòng thông qua, chuyển cho lãnh đạo Sở ký duyệt. - sau khi Lãnh đạo Sở ký duyệt văn bản thẩm định, chuyên viên thụ lý chuẩn bị hồ sơ dự án và các tài liệu có liên quan chuyển van phòng UBND tỉnh. Việc chuyển tài liệu được ghi nhận vào sổ theo dõi hồ sơ dự án đầu tư gửi UBND tỉnh của phòng chuyên môn thẩm định. 2.Trường hợp có ý kiến cần phải giải trình bổ sung nội dung dự án - Chuyên viên thụ lý soạn ngay công văn của Sở nêu rõ yêu cầu bổ sung hồ sơ dự án hẹn thời gian có báo cáo giải trình ( khoảng 10- 15 ngày). - Ngay sau khi trưởng phòng th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112061.doc
Tài liệu liên quan