Luận văn Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 7

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 8

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn . 9

7. Bố cục luận văn . 9

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí thuyết .10

1.1. Tục ngữ trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học 10

1.1.1. Quan niệm của Nguyễn VănTu và Đái Xuân Ninh 10

1.1.2. Quan niệm của Cù Đình Tú 11

1.1.3. Quan niệm của Nguyễn Đức Dân . 11

1.1.4. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu . 12

1.1.5. Quan niệm của Hoàng Văn Hành . 13

1.2. Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ và ca dao 14

1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ . 14

1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao . 17

1.3. Tục ngữ dân tộc Tày 19

1.3.1. Tục ngữ Tày trong môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hoá 19

1.3.2 Tục ngữ Tày và ngôn ngữ Tày 24

1.4. Một số quy ước khi sử dụng ngôn liệu tục ngữ Tày . 27

Tiểu kết chương 1 . 27

Chương 2: Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày29

2.1. Vần, nhịp, của câu tục ngữ dân tộc Tày . 29

2.1.1. Vần và đặc điểm của vần trong tục ngữ Tày . 29

2.1.2. Nhịp và đặc điểm của nhịp trong tục ngữ Tày 33

2.2. Cấu trúc câu tục ngữ dân tộc Tày . 38

2.2.1. Tính chất, đặc điểm của cấu trúc câu tục ngữ Tày . 38

2.2.2. Các kiểu cấu trúc câu tục ngữ Tày . 41

2.3. Những phương thức xây dựng hình tượng trong cấu trúc hình thức của tục ngữ Tày .44

2.3.1. Cấu trúc so sánh 44

2.3.2. Cấu trúc ẩn dụ 50

2.3.3. Cấu trúc ngoa dụ 55

Tiểu kết chương 2 . 58

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày60

3.1. Tính đơn nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày 60

3.1.1. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm làm ăn, lao động sản xuất . 61

3.1.2. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm dự đoán thời tiết, thời gian . 68

3.2 Tính hàm nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày . 73

3.2.1. Kinh nghiệm chọn con dâu, con rể . 74

3.2.2. Các mối quan hệ trong gia đình . 77

3.3. Biểu trưng động vật trong tục ngữ Tày . 85

3.3.1. Biểu trưng trong tục ngữ . 85

3.3.2. Động vật và nghĩa biểu trưng của động vật trong tục ngữ Tày . 86

Tiểu kết chương 3 . 92

KẾT LUẬN 94

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu trúc hình thức của tục ngữ, có hai kiểu đối xứng, đó là đối xứng đơn và đối xứng kép, tƣơng ứng với nó là hai kiểu câu: câu đơn và câu ghép. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 2.2.2. Các kiểu cấu trúc câu trong tục ngữ dân tộc Tày 2.2.2.1. Cấu trúc câu đơn Câu tục ngữ có cấu trúc là câu đơn đảm bảo hai yêu cầu: - Về lôgíc, nội dung mỗi câu tục ngữ là một phán đoán. - Về mặt hình thức, mỗi câu là một câu đơn, trong đó các vế tƣơng đƣơng với các thành phần cú pháp của câu. Trong tục ngữ dân tộc Tày, theo số liệu đã khảo sát, kiểu câu đơn xuất hiện khoảng 520 câu trong tổng số 2.089 câu, chiếm 24.8 %. Ở dạng cấu trúc câu đơn này, tục ngữ Tày cũng có kết cấu nhƣ tục ngữ Việt, đó là thƣờng có kết cấu theo trật tự các thành phần câu: C - V, và C - V -B (C: chủ ngữ, V: vị ngữ, B: bổ ngữ). Thƣờng là câu khuyết quan hệ từ, tức là có xu hƣớng câu nói ngắn gọn, nhƣng súc tích. Càng ngắn gọn bao nhiêu càng hàm súc bấy nhiêu. Ví dụ: - Đăm nà rèo thỏi đú (Cấy lúa theo hàng đầu) - Ma thai mắt chày thai (Chó chết bọ cũng chết) - Mác súc táng rường (Quả chín tự đỏ) - Liệng lủc chắc công vỏ mẻ (Nuôi con biết lòng cha mẹ) - Nặm sẻn hăn giài (Nước nông thấy cát) Khuynh hƣớng tiết kiệm lời biểu hiện rất rõ trong câu tục ngữ đối xứng đơn. Bởi lẽ tri thức trong tục ngữ nói chung và tri thức trong tục ngữ Tày nói riêng là tri thức mang tính khoa học, bên cạnh đó, khuynh hƣớng tiết kiệm lời cũng là yếu tố giúp cho con ngƣời dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ sử dụng. 2.2.2.2. Cấu trúc câu ghép Khảo sát 2089 câu tục ngữ Tày, kết quả cho thấy số câu ghép là 1569 câu, chiếm tỉ lệ 75.1 %. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Câu tục ngữ có cấu trúc là câu ghép đảm bảo hai điều kiện: - Về lôgíc: Có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán tƣơng tự, tƣơng đƣơng hoặc tƣơng phản thành một suy lí. - Về mặt cấu trúc hình thức, mỗi câu tục ngữ là một câu ghép, mỗi vế câu tƣơng đƣơng với một câu đơn. Cấu trúc đối xứng kép trong tục ngữ Tày xuất hiện nhiều nhất ở những câu tục ngữ Tày có hai vế trở lên, hình thành trên cơ sở những nhóm phán đoán có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Ví dụ: - Phấc vài vửa ón múp Son lủc lúc nhằng eng (Vực trâu lúc còn non tuổi Dạy con lúc còn thơ bé) - Giằn lủc giằn bưởng lăng Dằng lủc dằng bưởng nả (Khen con khen sau lưng Giận con giận trước mặt) - Rự tua lủc tác ngai Khai tua lủc vồm khoẳm (Đón được con dâu ngã ngửa Gả xong con gái ngã sấp) - Vỏ mẻ liệng slíp lủc vần gần Slíp lủc lạo sân bổ đảy (Cha mẹ nuôi mười con nên người Mười con nuôi cha mẹ không xong)... Có thể thấy những câu tục ngữ đối xứng kép hai có hai vế thƣờng dựa trên cơ sở của sự phán đoán có ý nghĩa bổ sung cho nhau và thƣờng khuyết quan hệ từ. Tƣơng tự ở những câu tục ngữ đối xứng kép nhiều vế cũng khuyết quan hệ từ để nối các vế với nhau. Ví dụ: - Phuối van phan tẳm đúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Phuối rèng tốc noỏc xu Phuối dốc vậu thù chang toọng (Nói ngọt lọt tận xương Nói to rơi ra ngoài Nói châm chọc người thù trong bụng) - Nọi lủc dằng vần gần Lai lủc lẻ vần hân vần nạn Gười vằn lèo pây soán xa kin Bố đảy son vần gần đuổi vậu (Ít con mới nên người Nhiều con thành cáo thành nai Ngày đêm lo kiếm ăn Không được học hành như như họ) Ta thấy, trong cấu trúc đối xứng kép, các vế đặt cạnh nhau nêu lên nhiều nhận thức giống nhau hoặc khác nhau của nhiều sự vật hiện tƣợng, hoặc là nhận thức về quy luật phát triển của sự vật hiện tƣợng trong thực tế khách quan. 2.3. Những phƣơng thức sử dụng chủ yếu để xây dựng hình tƣợng trong cấu trúc hình thức của câu tục ngữ Tày 2.3.1. Cấu trúc so sánh 2.3.1.1. Khái niệm so sánh Khái niệm về so sánh đã đƣơc nhiều tác giả quan tâm. Có thể nêu lên một số quan niệm về so sánh nhƣ sau: - "So sánh là một phƣơng thức chuyển nghĩa (tu từ), một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tƣợng đƣợc thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tƣơng đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hoặc hiện tƣợng khác" [4; 385] - "So sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hay sự hơn kém" [43; 847] So sánh trong văn học nghệ thuật là so sánh tu từ, vì thế cần phân biệt với so sánh luận lí (lôgíc). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Nếu nhƣ so sánh tu từ là "cách đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy, nhằm diễn tả hình ảnh đặc trƣng của một đối tƣợng" [29;103], thì so sánh luận lí (lôgíc) đòi hỏi đối tƣợng so sánh và đối tƣợng đem ra so sánh phải cùng loại, nhằm xác lập sự tƣơng đƣơng giữa hai đối tƣợng. (ví dụ: mặt tươi như hoa (so sánh tu từ); mặt tròn như mặt mẹ (so sánh lôgíc). Nếu thiết lập mô hình so sánh trong cấu trúc so sánh, ta có mô hình chung nhƣ sau: A - từ so sánh - B Trong đó, A là đối tƣợng đem so sánh và B là đối tƣợng đƣợc dùng để đối chiếu so sánh cùng với những dấu hiệu chung của hai đôi tƣợng dùng làm căn cứ để so sánh. Ở vị trí từ so sánh có thể có nhiều từ so sánh khác nhau xuất hiện giữa A và B: như, tựa, chừng như, bao nhiêu bấy nhiêu, là... Xét ví dụ: - Gằm đá táy xả phân (Lời mắng như cơn mưa) Đối tƣợng đem ra so sánh là "gằm đá" (lời mắng), đối tƣợng dùng để so sánh là "xả phân" (cơn mưa), từ nối hai đối tƣợng là "táy" (nhƣ). Có thể thấy, giữa lời mắng chửi và cơn mƣa có một dấu hiệu chung đó là sự trút xuống bất ngờ, ngƣời chịu sự tác động của lời mắng cũng giống nhƣ chịu một cơn mƣa bất ngờ vậy. Tƣơng tự nhƣ câu "Lùa đã giả, nặm bá lồng thua" (Con dâu mắng mẹ chồng (khác gì) nước lã dội xuống đầu) Tƣơng tự: - Pỉ noọng bặng khen kha đúc nựa Phua mìa tồng bâu sủa giá đang (Anh em bằng (như) tay chân xương thịt Vợ chồng giống manh áo che thân) Ở đây, "pỉ noọng" (anh em), "phua mìa" (vợ chồng) là hai đối tƣợng đem ra so sánh, "khen, kha, đúc nựa" (chân, tay, xương thịt) và "bâu sủa giá đang" (manh áo che thân) là đối tƣợng đƣợc đem ra để so sánh. Giữa anh em và bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 phận chân, tay, xƣơng thịt có dấu hiệu chung là sự gắn kết của huyết thống trong một cơ thể sống, không thể cắt bỏ bộ phận nào đƣợc, và giữa vợ chồng và manh áo che thân cũng có dấu hiệu chung, manh áo mặc chỉ để che ấm thân thể, có thể cởi ra, còn chân tay, xƣơng thịt thì không thể cắt bỏ. Hình ảnh đem ra so sánh trong câu tục ngữ còn căn cứ theo quan niệm của tộc ngƣời Tày, những quan niệm này có thể không trùng nhau giữa các tộc ngƣời. Xét các ví dụ trên ta thấy, dạng thông thƣờng của cấu trúc so sánh gồm hai vế nối với nhau bằng các liên từ: như, giống, bằng, hơn, kém...tuy nhiên có lúc những từ nối này không nhất thiết phải xuất hiện (khuyết) mà ngƣời nghe vẫn hiểu đƣợc ý đồ của câu tục ngữ đó, ta còn gọi kiểu so sánh này là kiểu so sánh chìm. Ví dụ: - Sung vặn phuy, na vặn đán (Cao vách núi, dày vách đá) - Khỏ mảy đảy, slảy mẹ nhình (Dóng nứa nét, ruột đàn bà) - Mẻ nhình slam cháp slẩy ma Vỏ dài slam va slẩy bióoc (Đàn bà ba gang ruột chó Đàn ông ba sải ruột hoa) Giá trị của so sánh nhƣ một hành vi nhận thức bằng nghệ thuật là ở chỗ đem xích lại gần nhau những đối tƣợng khác nhau giúp phát hiện đƣợc ở đối tƣợng bên cạnh những dấu hiệu cơ bản là những dấu hiệu bổ sung, làm tăng giá trị thẩm mĩ cho lời nói, câu nói. 2.3.1.2. Cấu trúc so sánh trong tục ngữ Tày Tiến hành khảo cứu 2.098 câu tục ngữ dân tộc Tày, chúng tôi thống kê đƣợc 352 câu tục ngữ Tày có cấu trúc so sánh, chiếm 16.8 %, điều đó chứng tỏ so sánh là lối nói mang tính nghệ thuật ngƣời Tày thích sử dụng. Có hai kiểu so sánh tiêu biểu, thƣờng gặp trong tục ngữ Tày, đó là kiểu so sánh định nghĩa và kiểu so sánh thứ bậc. Trên cơ sở tính chất đối xứng của câu tục ngữ, kết hợp với hai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 kiểu cấu trúc câu (câu đơn và câu ghép), có thể chia cấu trúc so sánh trong tục ngữ Tày thành hai kiểu: so sánh đối xứng đơn và so sánh đối xứng kép. * Cấu trúc so sánh đối xứng đơn (câu đơn) Câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng đơn thƣờng có hình thức là một câu đơn, ở đó mỗi vế câu tƣơng đƣơng với một đối tƣợng (đối tƣợng đem ra so sánh và đối tƣợng đƣợc dùng để so sánh), giữa các vế trong cấu trúc so sánh, có hoặc không có từ so sánh. Kiểu so sánh định nghĩa (ngang bằng) Ví dụ: + Dạng [A là B], [A nhƣ B] - Pác quẻ quẻ bặng pác ca vàn (Mồm nói nhiều như mồm quạ kêu) - Bấu lủc làng, tổng quang cuổn (Không con cái như nai độc) Tha đoóng tồng tha mèo khảu khỉnh (Mắt thao láo như mắt mèo vào chạn) + Dạng [ A =>B] (kết từ bị tỉnh lƣợc) - Pác siểm pác lẩy mƣờng (Mồm nhọn (là) mồm dạo bản mường) Kiểu so sánh thứ bậc Trong cấu trúc so sánh đơn, cấu trúc so sánh thứ bậc bao gồm các dạng cơ bản, đƣợc mô hình hóa nhƣ sau. + Dạng [ A không bằng B] - Slíp tha đu bấu tấng mừ lủm (Mười mắt nhìn không bằng tay mó) - Hất slấy cần vả bấu tấng dặc khoá cần quai (Làm thầy người dại không bằng giặt quần người khôn) - Mẻ đá bố quá vỏ tha dằng (Mẹ mắng không bằng cha lườm) + Dạng [nA không bằng nB], hoặc [nA không bằng B] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 - Slíp đua khảy bấu tấng đảy lo lú (Mười trận ốm không bằng một tin lo) - Slíp pung nà dẻ bố tấng vẻ phặt phò (Mười mẫu ruộng nước không bằng bễ lò rèn) - Slíp mấƣ bố tấng cáu (Mười mới không bằng cũ) Kiểu so sánh thứ bậc trong cấu trúc đối xứng đơn của tục ngữ dân tộc Tày là nhấn mạnh một đặc tính, một giá trị nào đó của A bằng cách so sánh nó với B hoặc ngƣợc lại và dạng tiêu biểu của cấu trúc so sánh này là: [nA không bằng nB], trong đó các con số đem ra so sánh và con số đƣợc để so sánh chỉ mang tính chất tiêu biểu, tƣợng trƣng. * Cấu trúc so sánh đối xứng kép (câu ghép) Tƣơng tự nhƣ cấu trúc đối xứng đơn, cấu trúc đối xứng kép thƣờng là một câu ghép, trong đó mỗi vế tƣơng đƣơng với một câu đơn. Ở cấu trúc so sánh đối xứng kép cũng có mô hình tƣơng tự nhƣ cấu trúc so sánh trong câu tục ngữ đối xứng đơn, giữa các vế so sánh thƣờng có hoặc khuyết từ so sánh. Tuy nhiên, ở cấu trúc so sánh kép có sự so sánh trùng điệp. Kiểu so sánh định nghĩa Ví dụ: - Cúa tin mừ nặm bó Cúa pỏ mẻ nặm noòng (Của bàn tay nước mỏ Của bố mẹ nước lũ) - Khẩu chăm lẻ pỏ phua Khẩu nua mẻ nặm noòng (Gạo tẻ là người chồng Gạo nếp là người tình) - Gằm khôm giá gạ chan Gằm van là gia tặm (Lời đắng là lời gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Lời ngọt là thuốc độc) Kiểu so sánh hơn kém Ví dụ: - Liệng slíp tua lủc pải cha Bấu nhẳn liệng tua lủc ô oa (Thà nuôi mười đứa con phá gia chí tử Không chịu nuôi một đứa con khờ dại) - Ủn bố quá pỏ phầy Đây bó quá pỏ mẻ (Ấm không bằng ống lửa Lòng tốt không ai bằng bố mẹ) - Tằm bố quá đin Sleng bấu quá bạ (Thấp không bằng đất Cao không bằng trời) - Slíp bát tó đán Bố tó bát lạt mèng ve Slíp bát lạt mèng ve Bố tó bát kè tó muổi (Mười phát ong tó đán (ong làm tổ dưới đất) Không bằng phát quyệt ong mướp Mười phát quyệt ong mướp Không bằng phát châm tó muổi (ong làm tổ trong rừng già)) Nhìn chung, ý nghĩa của kiểu cấu trúc so sánh này là liên kết những phán đoán đƣợc biểu đạt bằng cấu trúc trúc ngữ pháp tƣơng tự nhƣ [A và A’], hoặc có hàm nghĩa tƣơng đƣơng [A và B] thành một phán đoán chung nhằm tô đậm ý nghĩa của câu tục ngữ bằng phép bổ sung lẫn nhau. 2.3.2. Cấu trúc ẩn dụ 2.3.2.1. Khái niệm ẩn dụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Có thể nêu lên một số quan niệm về ẩn dụ nhƣ sau: "Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tƣợng này làm tên gọi của đối tƣợng khác dựa trên sự liên tƣởng về mối quan hệ tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng về mặt nào đó (nhƣ màu sắc, tính chất, trạng thái…) [6; 122]. “Ẩn dụ là tên gọi thứ hai mang tính hình tƣợng, dựa trên sự giống nhau (hoặc tƣơng đồng) có tính chất hiện thực hoặc tƣởng tƣợng ra giữa khách thể (hoặc hiện tƣợng hoạt động tính chất) A đƣợc định danh, với khách thể (hoặc hiện tƣợng hoặc hoạt động tính chất) B có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho A” [29;145]. "Ẩn dụ (so sánh ngầm) là những định danh bậc hai, lấy tên gọi của sự vật, hiện tƣợng, hoạt động...này để gọi tên sự vật, hiện tƣợng, hoạt động...khác, dựa trên quan hệ tƣơng đồng (giống nhau) giữa các đối tƣợng" [23; 266]. Từ các quan niệm trên ta có thể hiểu rằng, ẩn dụ chính là phƣơng thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tƣởng tƣơng đồng. Có hai hình thức chuyển nghĩa trong cơ chế ẩn dụ: - Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể) - Dùng cái cụ thể để nói cái trừu tƣợng (ẩn dụ cụ thể - trừu tƣợng) Cở chế chuyển nghĩa của ẩn dụ, theo các nhà nghiên cứu, thƣờng dựa trên những tiêu chí sau: + Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa sự, vật hiện tƣợng + Dựa vào vị trí giữa các sự vật, hiện tƣợng + Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các sự vật, hiện tƣợng + Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tƣợng Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại: - Ẩn dụ định danh, cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ - Ẩn dụ nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tƣợng đa nghĩa - Ẩn dụ hình tƣợng hay còn gọi là ẩn dụ tu từ, là phƣơng tiện diễn đạt có giá trị hình tƣợng, có sức mạnh biểu cảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Trong ba loại ẩn dụ trên, ẩn dụ tu từ thƣờng gặp trong các thể loại văn học trong đó tục ngữ là một thể loại tiêu biểu. Còn ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức ít có giá trị tu từ và cũng ít gặp trong tục ngữ. 2.3.2.2. Cấu trúc ẩn dụ trong tục ngữ dân tộc Tày Tiến hành khảo sát 2.089 câu tục ngữ Tày, chúng tôi nhận thấy cấu trúc ẩn dụ xuất hiện trong 438 câu tục ngữ, chiếm 20.9 %, điều đó cho thấy ẩn dụ là cấu trúc tiêu biểu, rất thƣờng gặp trong tục ngữ Tày. Thế giới hình ảnh đƣợc thể hiện trong cấu trúc ẩn dụ của câu tục ngữ Tày rất đa dạng và phong phú. Đó là thế giới động vật lớn nhỏ khác nhau sinh sống ở môi trƣờng thiên nhiên khác nhau có quanh cuộc sống của tộc ngƣời Tày, là các hiện tƣơng tự nhiên, các đồ dùng, vật dụng có mặt trong đời sống hàng ngày của quê hƣơng, bản mƣờng dân tộc Tày. Tất cả đều trở thành hình ảnh so sánh ngầm nhằm biểu đạt các mối quan hệ của con ngƣời, đúc kết những kinh nghiệm, những triết lí mang tính dân gian của ngƣời Tày. Ví dụ: - Xoi tua nộc, dổc tua nu (Sai con chim chọc con chuột) - Hâu hẩƣ hết lủc cáy, rầƣ táng hết cáy còn (Cho làm gà con không làm, làm trứng gà ung) - Sai nục pây dƣơng đẩy, vàn ma pây pậƣ rẩy (Khiến rái cá thăm dò, nhờ lợn đi trực rẫy) - Mu diềm ma mắt, tho thắt tồng căn (Lợn chê chó bọ, cũng gãi như nhau) - Luồng thất sí piến ngù, mu thất sí khỉn nạo (Rồng thất thế biến thành rắn, lợn thất thế bắc cân đem mổ) - Mốc quảng chắn pền luồng, mốc luông chắng pền slấy (Lượng cả mới nên rồng, lòng rộng mới nên thầy) Những câu tục ngữ trên, về hình thức đều trực tiếp mô tả mối quan hệ của vạn vật trong tự nhiên, nhƣng thực chất đó là cách nói đầy ẩn ý và ý nhị của ngƣời Tày đúc kết về những sự vật, hiện tƣợng, những mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống của con ngƣời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Trong cấu trúc ẩn dụ của tục ngữ Tày, một hình ảnh có thể đƣợc sử dụng trong nhiều cấu trúc ẩn dụ khác nhau và tạo ra những giá trị tu từ khác nhau. Ví dụ: Hình ảnh con khỉ - Lình đảy kin lình mủa (Khỉ được ăn khỉ múa) - Mừ lình tổp pác lình (Tay khỉ (tự) vỗ mồm khỉ) - Lình quai lình pia đén tàng vằn Lình chập phân tốc lằm liền chải (Khỉ khôn khỉ trèo vách núi đá Khỉ gặp mưa xuống, đá ướt, liền nghỉ) - Slon răng bấu slon pây slon lình pin mạy (Dạy gì chẳng dạy đi dạy khỉ leo cây)... Hình ảnh con cá - Pya dỏt tua luông Pia khảu khƣơng tua sáy (Cá bị tuột là con to Cá vào giỏ là con bé) - Nặm nọi pya bú bất tầu (Nước ít cá bú là vua) - Tủp nặm chếp thâng pya Đá ma chếp thâng chủa (Đánh nước đau đến cá Chửi chó đau đến chủ) - Pya lài thai tỉ cấu Bấu hấu bấu pền ma (Cá quả chết chỗ cũ Không sủa không nên chó)... Hình ảnh con chó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 - Lai ma cheng đuc Lai lủc cheng nồm (Nhiều chó tranh xương Nhiều con tranh bú) - Ma bấu eo, mèo tố vát (Chó không đĩ, mèo sao cào) - Ma thai bố lùm ắng (Chó chết cũng không quên cái chậu chăn nó) - Ma bấu quen nẳng tắng (Chó không quen ngồi ghế) - Ma lắc ni ma lì thúc (Chó ăn vụng chạy đi chó đến liếm chịu tội) Ngƣợc lại, trong cấu trúc ẩn dụ sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để biểu đạt một nội dung tƣ tƣởng, hay đúc kết một kinh nghiệm nào đó. Chẳng hạn: Để nói về những điều bất công trong xã hội, kẻ gây tội thì đƣợc tha, ngƣời không có tội lại phải chịu tội: - Mu kin nà, quang sủ tội (Lợn phá ruộng, hươu chịu tội) - Ma lẳc ni, ma lì thúc (Chó trộm chạy biến, chó đi sau chịu tội)... Hay để khuyên răn con ngƣời cần cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, cũng nhƣ trong đối nhân xử thế có câu: - Tua cáy sam vày tốp pích dằng khăn Tua gần sam vày giằng dằng phuối (Con gà ba lần vỗ cánh mới gáy Con người ba lần đắn đo hãy nói) - Tua ma nòn nhằng sam quay sam tảo Tua cần dòm sam pày chẳng phuối (Con chó lúc nằm còn quay ba vòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Con người cân nhắc ba lần hãy nói) - Vỵa bác lẻ mì ròi Gằm phuối hòi bố đảy (Dao chém để lại vết Lời nói rút lại không được) - Vỵa khát khón khoái Cằm khát toọng chứ mai bấu lùm (Dao đứt tay chóng khỏi Lời nói độc nhớ mãi không quên) Hoặc để khuyên con ngƣời trong cuộc sống con ngƣời phải đoàn kết, nƣơng tựa vào nhau, sự phụ thuộc nhau mới làm nên sức mạnh, có các câu: - Ma thai mắt chày thai (Chó chết bọ cũng chết) - Nặm khửn lừa chày khửn (Nước lên thuyền cũng lên) - Khêm dú đẩƣ, mây dú nạy (Kim ở đâu, chỉ ở đó)... Nhìn chung, ẩn dụ là một phƣơng thức so sánh rất đặc biệt, đƣợc sử dụng khá phổ biến trong tục ngữ nói chung và tục ngữ Tày nói riêng. Dựa trên cơ sở nền văn hoá của tộc ngƣời, cùng với tƣ duy linh hoạt và sáng tạo của ngƣời dân tộc Tày, cấu trúc ẩn dụ thể hiện việc họ khám phá ra một đối tƣợng có nhiều nét tƣơng đồng hoặc nhiều đối tƣợng có thể có một nét tƣơng đồng để gắn cho nó những vỏ ngữ âm sống động, da dạng, phong phú giữa cái dùng để so sánh có thể đáp ứng với cái đƣợc dùng để so sánh, và thể hiện đƣợc đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc Tày mang tính nghệ thuật cao. 2.3.3. Cấu trúc ngoa dụ 2.3.3.1. Khái niệm về ngoa dụ Ngoa dụ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: "Là phép tu từ, bao hàm việc phóng đại, cƣờng điệu tính chất, mức độ, quy mô các sự vật hiện tƣợng để làm nổi bật ý cần diễn đạt, đối lập với uyển dụ, còn gọi là thậm xƣng" [58; 150] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 "Cách nói so sánh, phóng đại nhằm diễn tả một cách mạnh mẽ" [45; 660] "Ngoa dụ (hay còn gọi là khoa trƣơng, phóng đại, thậm xƣng, cƣờng điệu) là những từ ngữ, cách diễn đạt đƣợc dùng để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tƣợng, nhằm mục đích làm nổi bật bản chất đối tƣợng cần miêu tả, gây ấn tƣợng đặc biệt mạnh mẽ" [6; 121] Đào Thản trong cuốn “Lối nói phóng đại trong tiếng Việt” cho rằng, cơ sở của lối nói phóng đại là tâm lí của ngƣời nói muốn rằng điều mình nói gây đƣợc sự chú ý và tác động cao nhất, làm ngƣời nhận hiểu đƣợc nội dung và ý nghĩa đến mức tối đa. Ngôn ngữ của tục ngữ mang tính nghệ thuật dân gian, nên cấu trúc ngoa dụ đƣợc sử dụng để thể hiện những ý tứ đặc biệt, gây ấn tƣợng đặc biệt về một vấn đề nào đó. 2.3.3.2. Cấu trúc ngoa dụ trong tục ngữ Tày Qua khảo cứu 2.089 câu tục ngữ dân tộc Tày, chúng tôi đã thống kê đƣợc 180 câu tục ngữ sử dụng cấu trúc ngoa dụ, chiếm tỉ lệ 8.6 %. Tỉ lệ này ít hơn so với cấu trúc so sánh và cấu trúc ẩn dụ, nhƣng các biểu hiện của cấu trúc ngoa dụ trong tục ngữ Tày cũng rất linh hoạt và đa dạng. Có thể thấy rằng, cấu trúc ngoa dụ của tục ngữ Tày đã tạo nên hiệu quả đặc biệt trong giao tiếp. Những kinh nghiệm, những bài học đạo lí về cuộc sống, về môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội của ngƣời Tày, qua ngoa dụ, đƣợc khắc sâu và nổi bật hơn trong trí nhớ và tình cảm của ngƣời nghe và nhằm cƣờng điệu hoá những hành vi, hoạt động, tính chất, trạng thái...của con ngƣời. Ví dụ: - Sƣơng căn kin khẩu các tằng ruồng Bố sƣơng kin nựa luồng nhằng tả (Yêu nhau ăn thóc cả bông Không yêu ăn thịt rồng cũng bỏ) - Và tua lủc và hòm phi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Đảy tua lủc đảy pẻng ngần (Mang thai con (như) mang quan tài Được đứa con được nén bạc) - Hất pền hên, kin pền slƣa (Làm như cào, ăn như bổ) - Phính gặn muối ngà Xa pây vạng vạ (Sai bằng hạt vừng Phạm đến nửa trời) - Mộc bặng choong hất đoong chang bản (Bụng bằng trống làm thông gia cùng bản) - Vằn phuối ác bặng phầy Pày đăm đây lao slặn (Ngày nói như lửa Chưa tối hẳn đã sợ)... Ở cấu trúc ngoa dụ trong tục ngữ Tày, xuất hiện những cặp từ có ý nghĩa đối lập nhau trong một câu, hoặc đối lập giữa hai vế câu trong câu nhƣ: "chàu - khỏ" (giàu - nghèo); "hất - kin" (làm - ăn) "hâu - pậu" (họ - mình); "khẩu - phiắc" (cơm - rau); "lồng đin - mừa bân" (xuống đất - về trời); "vằn - đăm" (ngày - đêm); "khên - kho" (căng - co); "cúa vậu - cúa rà" (của ngƣời - của mình); "căm ngần - căm khỉ" (cầm vàng - cầm cứt); "mỉnh đây - mỉnh xẩu" (số tốt - số xấu); "vỏ ké - mẹ ón" (chồng già - vợ trẻ)… Giữa các vế câu hoặc trong một câu có xuất hiện những từ chỉ ý nghĩa đối chiếu, so sánh nhƣ: "bặng" (bằng); "pền", "pện", "táy", (nhƣ); "pền căn" (giống nhƣ)... để nối giữa các vế trong câu (các ví dụ đã nêu ở trên) Tuy nhiên ở cấu trúc ngoa dụ của tục ngữ Tày cũng thƣờng thấy những từ so sánh, đối chiếu trong câu đƣợc ẩn đi (khuyết, thiếu). Ví dụ: - Căm ngần vần nỉ Căm khỉ vần chèn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 (Cầm vàng mắc nợ Cầm cứt thành tiền) - Pác lẻ què què Sloong mừ dò ăn ve bấu đảy (Mồm liến thoắng Hai tay nhấc quả mướp không nổi) Ngƣời Tày đƣa vào cấu trúc ngoa dụ một lớp từ ngữ cũng rất đặc biệt, đó là những từ ngữ nhƣ: luông" (rồng); "phầy" (lửa); "choong" (trống); "hòm phi" (quan tài); "hin rài" (đá, sỏi); "đin" (đất); "bân" (trời); "mác ve" (quả mƣớp); miác "mác pục" (quả bƣởi); "mác hón" (quả bồ hòn): "khẩu" (cơm); "phiắc" (rau); "khỉ" (cứt)... Những từ nhƣ: quả mướp, quả bưởi, quả bồ hòn, hạt vừng, cơm, rau, cứt, đá, sởi... nêu trên, nếu không đặt vào cấu trúc ngoa dụ thì khó có thể nghĩ rằng đây chính là lối nói đƣợc coi là phóng đại, cƣờng điệu, tô đậm nhƣ mục đích của biện pháp ngoa dụ. Có thể thấy, cấu trúc ngoa dụ trong tục ngữ Tày là cách nói quá mà không quá, vẫn gần gũi, vẫn đời thƣờng và dung dị nhƣ bản chất vốn có của mỗi ngƣời dân Tày. Cấu trúc ngoa dụ nói chung và cấu trúc ngoa dụ trong tục ngữ Tày nói riêng đều muốn nhìn sâu vào bản chất của sự vật hiện tƣợng, và bộc lộ nó ra một cách gián tiếp, thông qua những hình tƣợng nhằm đạt tới một hiệu quả mang tính nghệ thuật cao trong giao tiếp hàng ngày và trong lời ăn tiếng nói của mỗi dân tộc. Tiểu kết Qua phân tích, miêu tả cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày, ta thấy: 1. Vần, nhịp là hai yếu tố quan trọng tạo nên hình thức ngữ âm và gắn kết các thành phần câu trong cấu trúc hình thức của câu tục ngữ. Vần và nhịp của tục ngữ Tày cũng mang những đặc trƣng về vần, nhịp của tục ngữ nói chung, đó là vần liền (vần sát) và vần cách. Vần nhƣ một chất keo nối kết các thành phần trong phát ngôn thành một khối bền chặt, vững chắc, đồng thời vần cũng nhƣ một yếu tố của nhạc điệu, làm cho tục ngữ dễ dàng đi vào trí nhớ của con ngƣời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Cách ngắt nhịp đa dạng nhƣng có thể chia thành nhịp chẵn và nhịp lẻ. Phần lớn nhịp trong tục ngữ nói chung và tục ngữ Tày nói riêng tƣơng ứng với sự ngắt ý, tạo ra sự hoà đối cả hình thức lẫn nội dung, cả nhịp điệu lẫn ý tứ. 2. Các kiểu cấu trúc câu của tục ngữ Tày, do sự phân định về số lƣợng âm tiết cũng nhƣ sự chia tách thành các vế câu trong mỗi câu tục ngữ nên có thể đƣợc phân tích và xếp thành hai loại câu tiêu biểu là câu đơn và câu ghép. Các đặc trƣng đƣợc chú ý là: tính chắc gọn và tính đối xứng trong câu tục ngữ. Câu đơn có tính đối xứng đơn, và ngƣợc lại câu ghép có tính đối xứng kép. Tục ngữ là sự nén chặt các phát ngôn, do vậy dấu hiệu để phân biệt tục ngữ với các phát ngôn thông thƣờng là cấu trúc đối xứng trong cấu tạo. Biểu hiện củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf165LV09_SP_NgonnguhocHaHuyenNga.pdf
Tài liệu liên quan