Luận văn Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ

Tác giả dân gian của bài ca dao trên đã có công phát hiện một vẻ đẹp mang ý nghĩa kết

tinh vô cùng giản dị, thân thuộc mà cũng thật là kỳ diệu. Kỳ diệu bởi sự gắn bó hài hòa mới hồn

nhiên làm sao, chân thực làm sao, giữa cái “đẹp nhất” của thiên nhiên và của con người, của

lịch sử ngàn năm và của cách mạng hiện đại. Một vẻ đẹp tinh khiết, thơm thảo, vừa cụ thể vừa

tượng trưng, mênh mang hương sắc cổ truyền mà cũng giàu tính biểu tượng mới mẻ. Tác giả

dân gian đã sáng tạo bằng ngôn ngữ bình dân trong sáng, nhuần nhuyễn cái khung liên tưởng

đối tỉ rất đẹp, rất Việt Nam, cổ kính mà hiện đại:

Tháp Mười – Sen Đồng Tháp

Việt Nam – Tên Cụ Hồ

pdf258 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây đó xa gần / Noi gương liêm chính, kiệm cần của Cha; Chúng con giành lúa nuôi quân / Sản xuất tiết kiệm cho vừa lòng Cha; Chúng con khuya sớm chuyên cần / Từng trang giáo án thấm lời Bác khuyên; Chúng con vượt đỉnh đèo cao / Bỗng nghe thơ Bác gọi vào mừng xuân;... Kế thừa cách xưng hô trong ca dao cũ nhưng ca dao về Bác lồng vào đó nội dung mới, từ xưng hô mới có tác dụng nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt giữa Bác và nhân dân. Nhân dân gọi Người là Bác, là Cha và xưng mình là con, là cháu. Dường như, khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân đã bị xóa bỏ, thay vào đó là mối quan hệ Cha-con, Bác-cháu ruột thịt thân thiết, không tách rời. Tóm lại, hiện tượng trùng lặp từ ngữ nêu trên cho thấy bộ phận ca dao về Bác có sự kế thừa ca dao cổ truyền. Đó là sự kế thừa về đề tài. Các đề tài mà thể loại ca dao nói chung lựa chọn phần lớn xoay quanh gia đình, làng xóm, quê hương và đất nước. Ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi các anh hùng dân tộc thuộc vào đề tài ngợi ca quê hương, đất nước. Cách giải quyết chung của tác giả dân gian là thường xoáy vào khẳng định tình cảm và củng cố tình cảm tốt đẹp đối với đối tượng mà họ hướng đến để bày tỏ. Ca dao về Bác cũng thế. Việc lặp đi lặp lại liên tiếp những từ ngữ biểu lộ cảm xúc, trạng thái như yêu thương, biết ơn, kính trọng, mong chờ,... chính là cách mà nhân dân muốn khắc sâu tình cảm của mình với Bác. Hơn nữa việc lặp lại như vậy cũng làm cho những tình cảm ấy của nhân dân đối với Bác càng trở nên đậm đà hơn. Trong quá trình khảo sát mảng ca dao nói trên, người viết còn phát hiện một điều thú vị khác, đó là bộ phận ca dao này đã kế thừa một số công thức quen thuộc của ca dao xưa: Công thức “ chiều chiều” “Chiều chiều” trong ca dao là một công thức thời gian quen thuộc. Lấy thời điểm cuối ngày với nhiều tâm trạng, ca dao truyền thống đã có hàng trăm bài lựa chọn công thức thời gian này để thể hiện tâm tư tình cảm của mình, ở đây là nỗi nhớ thương da diết, sâu nặng. “Chiều chiều” là thời khắc tụ họp trở về, gặp gỡ đoàn viên nên thời khắc này như chạm vào sợi dây lòng vốn đang rất nhạy cảm của tâm hồn nhân vật trữ tình. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê (Bâng khuâng nhớ mẹ chí chiều ruột đau), nỗi nhớ người yêu ( Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai), nỗi nhớ bạn (Ta đây nhớ bạn bạn rày nhớ ai/)…Và giờ đây trong ca dao về Bác, một nỗi nhớ rất mới, rất hiện đại, đó là nhớ Bác, nhớ lời dạy của Bác được truyền tải và làm phong phú thêm cho nỗi nhớ “chiều chiều” trong ca dao nói chung: Chiều chiều nhớ lại chiều chiều / Nhớ lời Bác dạy nhớ điều Bác khuyên / Những lời vàng ngọc không quên / Con đường thống nhất càng bền đấu tranh; Chiều chiều ra tắm giếng Vàng / Ngó về Ngũ Phúc, ngó sang Thiên Cầm / Mẹ già cuốc bẫm cày sâu / Vụ chiêm gặt hái đã gần xong chưa? Đêm qua trời đổ cơn mưa / Đắp bờ giữ nước vụ mùa ai lo / Ai bàn kế hoạch giúp cho / Kịp ngày sinh nhật Bác Hồ dâng lên;… Công thức “ đêm nay” Cũng là công thức thời gian nghệ thuật, nhưng “đêm” là yếu tố thời gian biểu thị một trạng thái xúc cảm khác của nhân vật trữ tình. Đêm là thời khắc vạn vật đã đi vào giấc ngủ, cảnh vật yên ắng, tĩnh mịch. Con người thấy rõ mồn một tâm trạng của mình như được phơi bày ra trong đêm. Đêm để thương nhớ cũng có (Đêm năm canh anh ngủ được một canh đầu, Còn bao canh nữa buồn rầu không nguôi), đêm để cô đơn cũng có (Đêm nằm lưng chẳng bén giường, đêm nằm vuốt bụng thở dài…), đêm để hò hẹn gặp gỡ, để thề nguyền ước hẹn ( Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…)… Trong bài ca dao dưới đây, nhân vật trữ tình xưng “con” cho ta thấy nỗi lòng của một người con nhớ cha, khao khát được gặp cha, nhân dịp rất đặc biệt là ngày 19 tháng 5- ngày sinh nhật của người Cha kính yêu. Lấy tâm hồn ví như ánh trăng sáng để đối lập với màn đêm, nhân vật trữ tình hẳn là một người dân đang bị cầm tù, cất tiếng nói đại diện cho hàng triệu đồng bào miền Nam ruột thịt chúc thọ Bác Hồ, hướng về Bác và cảm nhận như chính hình ảnh Bác đã soi sáng vào tâm hồn mình, nhớ Bác để tâm hồn mình thanh lọc, trong sáng hơn: Đêm nay mười chín tháng năm / Hồn con sáng tợ trăng rằm trung thu / Con đang chúc thọ trong tù / Con đang dựng một rừng cờ trong tim / Đêm nay mộng hóa thành chim / Tung qua cửa sắt con tìm đến Cha. Và nhiều nữa những bài ca dao có cùng công thức: Đêm nay ngồi dưới chiến hào… Đêm nay trăng sáng đầy trời… Đêm nay trăng tỏ mặt người … Công thức “ ai đi”, “ai về”, “ai lên” ở nhóm chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ta gặp rất nhiều những công thức quen thuộc như ai đi, ai về… Các công thức này thường đứng ở đầu câu, gắn với một địa danh cụ thể. Và câu ca dao như một lời mời gọi, rủ rê, “dụ dỗ” ai đó về với quê mình. Để từ đó mở ra một loạt các hình ảnh về phong cảnh, sản vật, con người…như để chỉ ra nét đặc trưng rất riêng làm nên màu sắc, làm nên dấu ấn địa phương. Ca dao xưa: Ai đi Châu Đốc, Nam Vang Ghé qua Đồng Tháp, bạt ngàn bông sen. Ca dao mới về Bác cũng có trường hợp như thế, cũng giới thiệu vẻ đẹp của địa phương nhưng rồi mục đích cuối cùng lại là đề cập đến lòng biết ơn của nhân dân địa phương ấy đối với Bác Hồ: Ai về nhớ ghé Bạc Liêu, Ăn chùm nhãn ngọt chín riu mật vàng. Rồi xuôi xuống chợ Cây Bàng, Đi thăm bãi cát trải vàng biển khơi. Ai xây, ai đắp, ai bồi, Công ơn của Bác chói ngời Bạc Liêu. Và hàng loạt các bài khác mở đầu bằng công thức trên: Ai ra Việt Bắc… Ai lên Việt Bắc… Ai ra miền Bắc… Ai về đất tuyến Vĩnh Linh…Ai về An Dưỡng, Hoàng Mô… Ai về nhắn bạn đường xa… Ai về thưa với Bác Hồ… Không chỉ kế thừa công thức mở đầu, ca dao về Bác còn kế thừa cả dòng mở đầu của ca dao cổ truyền. Ca dao về Bác mượn nguyên dòng đầu quen thuộc của ca dao xưa và lắp vào đó nội dung mới. Chẳng hạn: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bác Hồ hơn mẹ hơn cha, Ơn cao nghĩa cả bao la biển trời. Hai câu đầu bài ca dao cũ đề cao công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ để từ đó hai câu sau nhắc nhở con cháu phải trọn đạo làm con, phải hiếu thảo, yêu kính cha mẹ. Ca dao về Bác lặp lại hai câu đầu nhưng qua đó nhân dân khẳng định, ngợi ca công ơn biển trời của Bác Hồ, công ơn ấy còn hơn cả cha mẹ. Ca dao cũ: Còn người, còn nước, còn non, Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. Câu đầu chỉ mang tính chất gợi hứng. Nội dung câu sau là cảm xúc say sưa ngây ngất của chàng trai đối với cô bán rượu. Còn non, còn nước, còn người Tình thương Bác để đời đời cho con. Cũng lặp lại nguyên câu đầu của ca dao cổ, nhân dân một lần nữa khẳng định tình thương bao la của Bác dành cho các thế hệ con cháu Việt Nam. Ca dao cũ: Bao giờ chạch đẻ ngọn cây Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Câu ca dao biểu hiện lời thề “bất hợp tác” giữa ta với mình. Hay đó có thể là lời từ chối khéo léo của cô gái bởi đó là điều kiện mà sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Ca dao về Bác: Bao giờ chạch đẻ đọt cây Người không uống nước, gậy tày sinh con Thì lòng tin tưởng Cụ Hồ, Vẫn không phai lại xóm đò bầy tui. Cũng mượn câu đầu, mượn cái điều kiện không bao giờ xảy ra ấy, tác giả dân gian muốn khẳng định niềm tin tưởng sắt son của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bác Hồ. Hình thức này xuất hiện khá phổ biến trong ca dao về Bác cũng như ca dao hiện đại: Đèo cao thì mặc đèo cao / Tinh thần tiếp vận còn cao hơn đèo; Gió đưa gió đẩy bông trang / Ai đưa ai đẩy cho chàng xuất chinh / Ngày sau đặng chữ hòa bình / Anh về em vẫn chung tình với anh; Gió đưa bụi chuối sau hè / Không đi Vệ quốc, bạn bè cười chê;Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân / Dù ai rào giậu ngăn sông / Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ; Còn người, còn nước, còn non / Còn anh du kích nước non an bình; Con ơi, con ngủ đi con / Ngày mai khôn lớn nước non cậy nhờ; … Ngoài ra, ca dao về Bác còn kế thừa một số khung kết cấu của ca dao cổ truyền. Ca dao cổ truyền có những khung kết cấu có sẵn để lồng những hình ảnh cũng có sẵn. Chẳng hạn: Nước Ngọc sơn vừa trong vừa mát /Đường Nam giang lắm cát dễ đi. (Nghệ An); Nước Trịnh Tôn vừa trong vừa mát / Đường Trịnh Tôn lắm cát dễ đi. (Thanh Hóa); Nước Thổ Hà vừa trong vừa mát / Đường Thổ Hà lắm cát dễ đi. (Hà Bắc) “Đặc điểm có sông nước có cát bồi là chung cho tất cả những làng xóm định cư theo dọc sông. Ở đâu có đặc điểm ấy đều có thể sử dụng cái khung miêu tả này mà thay tên địa phương mình vào” [43, 115]. Ca dao về Bác và ca dao hiện đại cũng kế thừa hình thưc lặp như trên. Ca dao về Bác đã kế thừa khung kết cấu “Thấy…thì nhớ…/Thấy…thì thương…” Cũng nói về địa danh – phong cảnh, sản vật, con người, ca dao còn có khung kết cấu liên tưởng “Thấy…thì nhớ…/ Thấy…thì thương…” . Ca dao mới mượn toàn bộ khung kết này của bài ca , biến thành thể hứng để tạo ra sự liên tưởng mới. Ta có thể thấy câu: Thấy dừa thì nhớ Bến Tre Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười. Hay từ câu ca dao: Thấy dừa thì nhớ Bến Tre Thấy bông lúa đẹp thương về Cần Thơ. Ta có cả bài ca dao về Bác dưới đây được sáng tạo thêm hai dòng từ bài ca dao quen thuộc nêu trên : Thấy dừa thì nhớ Bến Tre Thấy bông lúa đẹp thương về cần Thơ. Miền Nam mong nhớ Bác Hồ Dừa Bến Tre ngọt nước, lúa Cần Thơ trĩu vàng. Dù chất kết nối nội dung trong bài có phần chưa chặt chẽ nhưng có hề gì. Bởi lẽ cái giản dị mộc mạc nhiều khi mang lại cho bài ca dao rất nhiều nét nghĩa. Ta có thể hiểu, từ thể hứng nói về nỗi nhớ và gợi sự liên tưởng giữa địa danh và sản vật, tác giả dân gian đã lồng vào bài ca cũng sắc điệu của một nỗi nhớ, ở đây là nỗi nhớ Bác. Và nỗi nhớ cùng hình ảnh của Bác lúc nào cũng hiện hữu bên cạnh các địa danh đặc trưng vùng miền, làm cho địa danh thêm đẹp, thêm giàu, thêm tình, thêm nghĩa… Khung kết cấu “…nào cao bằng…/…nào sâu bằng…” Cũng xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, xuất phát từ những tự hào về quê mình, về cảnh và người quê mình, một cách rất tự nhiên lời ăn tiếng nói của nhân dân đã biến thành lối nói có vần có điệu, thành những bài ca trữ tình tự nhiên và nóng hổi hơi thở của đời sống. Dù cách nói có chút phô trương, cường điệu, có chút phóng đại, nhưng chỉ có bằnh cách nói đó thì tính đề cao nội dung biểu đạt mới được phát huy tối đa tác dụng. Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai Nhưng ít ai nghĩ từ cách nói ấy mà tác giả dân gian đã có một sự liên tưởng hết sức bất ngờ. Cái cao, cái đẹp, cái giỏi, cái khôn…ít nhiều đều phát lộ ra bên ngoài và dễ nhận thấy ( nhận thấy mới đáng được đề cao như là một niềm tự hào vô biên). Còn cái sâu của ơn Cụ Hồ, theo cách diễn đạt đề cao”ơn nào sâu hơn” như một thách đố, quả thật đã trở thành cách so sánh nhất. Rằng không còn có ơn nào có thể sâu hơn ơn Cụ. Tính từ “sâu” để đo chiều hữu hạn (sông sâu, ruộng sâu, vực sâu…) giờ đã trở thành chiều kích để đo cái vô hạn của ơn Bác. Thế mới thấy sự sáng tạo của tác giả thật giản dị không thô sơ, mộc mạc mà vô cùng thâm thúy. Điều này cho thấy tình cảm chân thành đã dẫn dắt sự sáng tạo đến thật tự nhiên và đi vào trái tim người tiếp nhận bài ca dao một cách đầy thuyết phục: Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu. Có lẽ sẽ còn nhiều nữa những bài ca dao như thế. Ở đâu chúng tôi chỉ muốn liên hệ từ những khung kết cấu truyền thống đến những bài ca dao mới ca ngợi Bác để thấy sự sáng tạo của dân gian vừa quen vừa lạ, vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có những ý nghĩa nội dung mới mẻ vừa liền mạch một cách tự nhiên với tâm tư tình cảm của những người bình dân từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. Có thể nói, cách sáng tác dựa vào khung có sẵn là cách sáng tác truyền miệng phổ biến khắp nước ta. Người sáng tác cần thuộc nhiều, nhất là thuộc những câu có kết cấu khác nhau để vận dụng khi ứng khẩu, vừa nhanh vừa thích hợp. Dù vậy, bài ca dao mới sáng tác vẫn hay. Những tình cảm mới được lồng vào những khung chung có tính chất tiêu chuẩn mà mọi người đã thừa nhận làm cho bài ca dao dễ thành “của chung”. Việc ca dao về Bác kế thừa các hình thức kết cấu trên một lần nữa cho thấy sự dụng công của các tác giả dân gian trong việc bày tỏ tình cảm đối với Bác. Hình thức thể hiện đa dạng nên nội dung cũng đa dạng và phong phú không kém. Chính vì thế mảng ca dao về Bác càng dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi sâu vào lòng người, để lại ấn tượng sâu sắc, đậm đà khó quên. Tóm lại, hiện tượng trùng lặp ngôn ngữ là một trong những hiện tượng thiên về mặt hình thức. Nhưng hình thức luôn gắn chặt với nội dung. Hình thức thể hiện nội dung. Vì vậy, hiện tượng một số từ ngữ cứ trở đi trở lại như đã phân tích trên chính là góp phần thể hiện nội dung chính của mảng ca dao về Bác: lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân và ngược lại, sự gắn bó thủy chung, một lòng một dạ theo lời dạy, lời khuyên của Bác. Tình cảm của nhân dân với Bác từ đó mà trở nên đậm đà hơn. Như vậy, ca dao về Bác và cả ca dao mới đều có hiện tượng kế thừa các công thức truyền thống quen thuộc của ca dao cổ truyền. Ca dao có nội dung và hình thức vô cùng phong phú, phản ánh cuộc sông nhiều màu, nhiều vẻ của nhân dân trên khắp đất nước, trải qua nhiều thế hệ. Ca dao là sáng tác của tập thể, tất cả mọi người đều mang tài năng của mình làm cho ca dao đẹp đẽ, trong sáng, đa dạng. Nhưng cũng vì thế mà nó lại mang những yếu tố trùng lặp nhau không thể nào cưỡng lại được. Ca dao về Bác cũng không tránh khỏi quy luật này. Hơn thế nữa, chúng còn kế thừa ca dao cổ truyền trọn vẹn hình thức trùng lặp trên. 3.5. Cách sử dụng các biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là biện pháp sử dụng từ ngữ một cách nghệ thuật nhằm nhấn mạnh điều cần diễn đạt. Trong ca dao về Bác, các biện pháp tu từ được vận dụng khá phong phú nhưng chúng tôi chỉ khảo sát những biện pháp xuất hiện với tần số cao còn những trường hợp khác chúng tôi không đề cập. 3.5.1. So sánh Phải nói rằng thành công nhất của bộ phận ca dao này về mặt biện pháp tu từ chính là việc sử dụng biện pháp so sánh. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Cụ Hồ như núi Thái Sơn… - Cụ Hồ như nước, như non… - Cụ Hồ như ánh sao trời… - Cụ Hồ là vị Cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vừng thái dương. - Công ơn Bác như trời cao, biển rộng… - Ơn dày sánh đất, đức cao sánh trời… Con người Bác, công ơn Bác được nhân dân ví với các hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên: núi non, trời đất, ánh sao, ánh dương…Phải chăng nhân dân đã tạc Người vào sông núi? Bác đã hóa thành núi sông vĩ đại, vững bền, trường tồn mãi với các thế hệ con cháu Rồng Tiên. Cách so sánh như thế càng làm nổi bật cái vĩ đại của Bác. Bác cao cả, lớn lao như một vị thánh. Và ở đây, chúng tôi tán thành ý kiến của Nguyễn Xuân Lạc: “Trong ca dao Bác Hồ, đối tượng thẩm mỹ đã được hư hóa để trở thành biểu tượng của một Con Người Đẹp Tuyệt Đối, một Con Người Đẹp Vĩnh Cửu trong lòng nhân dân ta…cao cả, thiêng liêng, nhuốm màu sắc huyền thoại” [34, 9] cũng như quan điểm của Trần Gia Linh: “ Ca dao nói tới Người là nói tới hình ảnh tượng trưng cho sông núi Việt Nam và nghĩa lớn của dân tộc” [39, 31]. Ca dao nói: “Cụ Hồ như núi, như non”, “ Cụ Hồ như ánh sao trời” nhưng cũng lại nói: - Cụ Hồ với dân Như chân với tay Như chày với cối Như cội với cành - Cụ Hồ như chiếc đò ngang… - Cụ Hồ như chiếc kiếng soi… - Cụ Hồ như cái khánh chuông… - Cụ Hồ như cột trụ đồng… Ca dao so sánh Người với những hình ảnh kỳ vĩ nhưng vẫn đặt Người ở trong lòng của quần chúng nhân dân. Cho nên, những hình ảnh chiếc đò ngang, chiếc kiếng soi, cái khánh chuông, cột trụ đồng gần gũi và giản dị như chính con người Bác, cuộc đời Bác. Thế đấy, Bác vừa vĩ đại, lớn lao vừa rất gần gũi, giản dị. “ Hình tượng Bác trong ca dao đương đại không chỉ mang màu sắc huyền thoại…là “vị thánh”… mà còn là người Cha già gần gũi, thân thương đối với toàn thể dân tộc, thân quen, gắn bó mật thiết với nhân dân” [35, 9]. Nhân dân đã mượn hàng loạt các hình ảnh trong giới tự nhiên, thực vật và nhân tạo để sánh với Bác, công ơn Bác và tình thương của Bác. Hình ảnh tự nhiên Phổ biến nhất trong ca dao về Bác là hình ảnh sẵn có trong tự nhiên, nhất là những hình ảnh gần gũi xung quanh con người. Bùi Mạnh Nhị khẳng định: “Cảm xúc thẩm mỹ đối với thiên nhiên được qui định bởi một số điều kiện trong đó có khoảng cách giữa con người và thiên nhiên, phương thức cư trú, thái độ thưởng thức” [1,78]. Quả thật, thiên nhiên đã ảnh hưởng không nhỏ đến những sáng tác ca dao về Bác. Đối tượng làm ca dao về Bác rất đa dạng phong phú, chủ yếu là anh bộ đội, dân công, nông dân, công nhân. Môi trường hoạt động chủ yếu của họ là vùng rừng núi, đồng ruộng, hầm mỏ...Cho nên, giữa con người và thiên nhiên dường như không có khoảng cách, thiên nhiên hữu tình là người để bầu bạn, sẻ chia. Khảo sát 521 bài ca dao của dân tộc Việt, chúng tôi tổng kết được tác giả dân gian đã dùng 24 hình ảnh (có tự nhiên, thực vật và nhân tạo). Chúng tôi sắp xếp theo tần số xuất hiện giảm dần, chia làm các nhóm sau Hình ảnh tự nhiên STT HÌNH ẢNH TẦN SỐ XUẤT HIỆN 1 Núi/non 19 2 Biển Sông 11 3 Ánh dương/mặt trời 9 4 Trời 9 5 Ánh sao / vì sao 5 6 Nước 4 7 Sông 3 8 Đất 2 TC 62 Trăng, sao là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, mang đến cho con người bao nguồn cảm hứng thi vị. Đặc điểm chung nhất của trăng, sao ấy là đem lại ánh sáng, soi sáng mọi vật trong đêm tối. Bên cạnh đó, nhiều lúc chúng lại trở thành những người bạn để con người giãi bày tâm sự, đặc biệt là những đôi lức yêu nhau. Ca dao cổ truyền đã có nhiều bài như thế: Đêm qua ra đứng bờ ao / Trông cá cá lặn, trông sao, sao mờ / Buồn trông con nhện giăng tơ / Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai? / Buồn trông chênh chếch sao mai / Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?; Đêm nằm ở dưới bóng trăng / Thương cha, nhớ mẹ không bằng nhớ em; Đêm qua trời sáng trăng rằm / Anh đi qua cửa , em nằm không yên;...Ca dao về Bác Hồ tiếp tục kế thừa những hình ảnh và cách biểu hiện trên của ca dao cổ truyền. Nhân dân lao động mượn trăng, sao như vật gợi hứng để nói lên tình cảm, nghĩ suy của mình đối với Bác: Đêm nay trăng sáng đầy rời / Trung thu nhớ Bác cháu ngồi cháu trông; Đêm nay trăng tỏ mặt người / ta ra vun xới một vài luống ngô / Ngày mai sinh nhật Bác Hồ / Viết thư chúc Bác từng giờ khỏe thêm; Đêm nay ngồi dưới chiến hào / Bên nòng đại pháo, ngắm sao trên trời / Gió về rắc nhẹ sương rơi / Nghe thơ Bác vọng giữa trời quê hương / Đoàn quân giải phóng lên đường / Mừng sinh nhật Bác, chiến trường lập công;...Tuy nhiên, nhân dân không chỉ mượn trăng, sao để thổ lộ tình cảm với Bác mà đôi khi còn ví Bác với cả sao, trăng. Trên trời có ông sao Rua / Việt Nam ta có Bác Hồ em ơi; Đếm sao cho hết vì sao / Kể sao cho hết công lao Bác Hồ; Ngó lên trời có vì sao dẫn lối / Ngó ra Hà Nội có Bác Hồ Chí Minh; Ngôi sao sáng giữa cờ hồng / Hình Cha rực rỡ giữa lòng chúng con; Nhờ mặt trời cộng với mặt trăng / Soi sáng đất nước đêm ngày / Nhờ Chính phủ và Hồ Chí Minh / Lãnh đạo các dân tộc chúng mình; Xa xôi nhớ tới Cụ Hồ / Đêm đen trời sáng cũng nhờ ánh trăng;... Một trong những nội dung chủ yếu của ca dao về Bác là lòng biết ơn của toàn dân đối với Bác. Công ơn của Bác đối với nhân dân là vô tận vô cùng. Nhân dân được hạnh phúc, được ấm no, được học cái chữ ấy cũng là nhờ ơn Bác. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà nhân dân thường so sánh Bác với những hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên, tạo hóa như sông dài, biển rộng, non cao. Có lẽ vì vậy mà trong ca dao về Bác hình ảnh núi, non, biển, trời xuất hiện với tần số cao hơn cả. Đúng như nhận định của Bùi Mạnh Nhị: “Các tác giả dân gian đã mượn những hình ảnh sông dài, biển rộng, non cao để so sánh với Bác. Hình như lấy tầm vóc vũ trụ cũng không nói hết sự to lớn của Người.” [61,3] Núi Thái Sơn, sao Rua, ánh dương, trời cao, biển rộng, nhiều biểu tượng thường được dùng xưa nay trong văn học để so sánh với công cha nghĩa mẹ, so sánh với các bậc anh hùng có công dựng nước và giữ nước, nay cũng được ca dao nhận thức để so sánh với Bác Hồ. Ấy là lòng dân kính yêu Bác, muốn ví Bác với sự bao la, vĩ đại, với sự trường tồn, bất diệt của thiên nhiên, vũ trụ. Phải chăng trong tâm khảm người dân Bác mãi trường tồn, bất tử cùng với núi non hùng vĩ? Cụ Hồ là vị cha chung / Là sao Bắc Đẩu là vừng Thái Dương; Cụ Hồ là nước là non / Hình Người in giữa cờ son sao vàng; Cụ Hồ như núi Thái Sơn / Cơm kia, chữ nọ công ơn nào tày; Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Bác Hồ hơn mẹ hơn cha / Tình sâu, nghĩa nặng bao la biển trời. Chúng tôi thấy ở đây ca dao về Bác chịu ảnh hưởng của ca dao cổ truyền. Ca dao xưa thường sử dụng hình ảnh núi Thái Sơn, nước trong nguồn, nước ở ngoài biển Đông để so sánh với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con; Ơn cha như biển / Nghĩa mẹ như trời / Thương nhờ, ghét sợ không dám trao lời thở than; Ơn cha rộng thênh thênh như biển / Nghĩa mẹ dài dằng dặc bằng sông; Ân cha nặng lắm ai ơi! / Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang; Ơn cha núi chất trời Tây / Nghĩa mẹ lai láng nước đầy biển Đông; Ơn cha trượng lắm cha ơi / Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau;... Những hình ảnh so sánh ví von quen thuộc để nói lên công cha nghĩa mẹ thật vô cùng to lớn, mãi mãi không cùng. So sánh công cha, nghĩa mẹ với núi sông, trời biển là rất phù hợp và hay vì đây là những so sánh với những đại lượng khó xác định cụ thể phạm vi. Hơn nữa cha - đàn ông, thuộc dương, cứng rắn so sánh với núi; mẹ - đàn bà, thuộc âm, mềm mại dịu dàng so sánh với nước, tạo thành bộ đôi sơn - thủy vừa linh hoạt vừa bền vững. Cách so sánh như vậy thật thấu tình đạt lí, lại dường như chẳng chút khiên cưỡng nào khiến lời thơ trong suốt, đẹp tự nhiên như núi sông, trời biển. Từ đó, lời răn dạy, bảo ban về chữ hiếu của đạo làm con được bài ca dao đặt ra trở nên thấm đượm tình cảm như từ trong lòng phát ra, tránh được tính công thức giáo điều thường thấy ở các lời khuyên. Nhưng không phải bao giờ cũng có sự phân định rằng hễ cha thì nghiêm còn mẹ thì từ mà trong một số trường hợp phải đổi lại, hoặc chia đều mới đúng. Mặt trời có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Mặt trời đem lại ánh sáng cho vạn vật. Mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài. Không có mặt trời cũng có nghĩa muôn vật không còn sự sống. Qua việc so sánh Bác với mặt trời, tác giả dân gian muốn khẳng định vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác Hồ chẳng phải đã dẫn đường soi sáng cách mạng đến cho toàn dân tộc sao? Bác Hồ chẳng phải đã tìm đường cứu nước mang lại độc lập tự do cho đất nước Việt sao? Không có Bác đất nước ta sẽ chìm mãi trong bóng tối của đô hộ, phải chịu ách gông cùm, xiềng xích của nô lệ. Bác Hồ - vầng thái dương lớn nhất, rực rỡ nhất của đất nước, dân tộc Việt, xua tan những bóng tối của khổ đau, đói nghèo Người như là mặt trời cao / Tỏa muôn ánh sáng soi vào lòng dân; Cụ Hồ là vị cha chung / Là sao Bắc Đẩu là vừng Thái Dương; Dù cho vật đổi sao dời / Bác Hồ như ánh mặt trời mùa xuân;...Ở đây, chúng tôi thấy có sự tương đồng trong việc sử dụng hình ảnh giữa ca dao về Bác và thơ hiện đại viết về Bác. Trong bài thơ ” Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương cũng ví Bác với hình ảnh mặt trời: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) Trong cái nhìn của tác giả, hình ảnh Bác sáng lòa, rực rỡ như vầng thái dương. Hai câu thơ với hai hình ảnh mặt trời sóng đôi – mặt trời thật với hành trình không bao giờ dứt, không bao giờ dừng và mặt trời trong lăng là một biểu tượng về Bác. Hình ảnh ẩn dụ ”mặt trời trong lăng” thật giàu sức biểu cảm. Cái cách nói ẩn dụ chính là biểu hiện đẹp nhất của lòng yêu kính lẫn với niềm tự hào không chỉ của riêng Viễn Phương mà của cả dân tộc Việt dành trọn cho Bác. Trời, đất, những hình ảnh vĩnh cửu của thiên nhiên, vũ trụ, cũng là hình ảnh được nhân dân dùng để so sánh với Bác. Trời cao rộng bao trùm vạn vật, đất mênh mông ôm gọn mọi sinh linh, kiếp người. Trời, đất là môi trường sống không thể thiếu của muôn vật, muôn loài. Sự liên tưởng của nhân dân thật thú vị: Bác Hồ chẳng kể công ơn / Mà công của Bác bằng non bằng trời; Cụ Hồ ơn đức biết bao / Ơn dày sánh đất, đức cao sánh trời...Đúng thế! Công đức của Bác dày như đất, cao như trời. Nhân dân kể đến bao giờ cho xong. Hình ảnh thực vật Bảng thống kê tần số xuất hiện các hình ảnh thực vật STT HÌNH ẢNH TẦN SỐ XUẤT HIỆN 1 Sen 5 2 Vú sữa 1 3 Quế 1 4 Trầm 1 5 Phi lao 1 6 Bạch đàn 1 7 Đa 1 8 Dừa 1 TC 12 Trong thế giới thực vật, sen là hình ảnh được tác giả dân gian sử dụng nhiều nhất để ví với Bác. “Trong tự nhiên hoa sen là loại hoa đẹp. Loài hoa này đặc biệt gắn bó với đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN064.pdf