Luận văn Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều

Trong bài Viết về cáctổ hợp song tiết tiếng Việt,NN,1974, tr 22 ->

32) Nguyễn Đình Dương đã tổng kết “ Láy nghĩa để tạo nên các tổ hợp

đẳng kết là một trong những phương thức quan trọng nhất để đáp ứng nhu

cầu diễn đạt nghĩa khái quát của tư duy người Việt”(Dẫn theo Nguyễn

Thị Trung Thành). Vìtừ đơn tiết tiếng Việt khôngcó khả năng diễn đạt

một nghĩa bao quát, tổng thể. Và vìvậy, nghĩa của từ ghép đẳng lập

không đơn thuần là phép cộng nghĩa hai yếu tố cấu tạo mà nó do nghĩa

của hai yếu tố cấu tạo phối hợp tạo ra.

Nếu ta gọi N là nghĩa của toàn bộ từ ghép, A, B là hai yếu tố cấu tạo

nên từ ghép, thì về cơ bản ta có ba kiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập như

sau:

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ láy nhiều hơn coi chúng là từ ghép. Vì bản thân chúng có một sắc thái biểu cảm, một sức gợi tả đặc biệt nên ở góc độ đồng đại chúng tôi đồng tình với quan điểm coi chúng là các yếu tố trung gian giữa ghép và láy. Và có thể coi đây là hiện tượng từ ghép đẳng lập bị láy hóa. Nguyễn Tài Cẩn đã giải thích hiện tượng này như sau: ngay từ thời chưa mất nghĩa các yếu tố này ghép lại với nhau đã ngẫu nhiên có sự tương ứng về mặt ngữ âm. Khi có một thành tố bị mờ nghĩa dẫn đến mất nghĩa thì sự tương ứng về mặt ngữ âm kia nổi lên hàng đầu, trở thành quan hệ chủ chốt. Hiện tượng này sẽ tiếp tục tiếp diễn. Có 2 nhân tố rất thuận lợi cho xu thế này, nhất là trong phạm vi từ ghép đẳng lập. - Các thành tố đồng nghĩa, gần nghĩa ngẫu nhiên có hình thức ngữ âm tương ứng, đây là loại tạo điều kiện thuận lợi cho việc một thành tố bị mờ nghĩa, mất nghĩa. - Loại thường mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp mà có phụ âm đầu tương ứng 4. 2. Hiện tượng từ ghép đẳng lập mang dáng dấp của từ ghép chính phụ chúng ta cùng xem xét các hiện tượng sau 1. anh hùng, anh hào, anh dũng, công danh, công đức 2. đen dầm, tối dầm, bạc phau, trắng phau, trong vắt, trong veo, vắng tanh, mừng rỡ 3. kính yêu (và các từ ghép có yếu tố kính: Kính trọng, kính cẩn, kính mến, kính phục, kính nể) 40 - yêu dấu: (các từ ghép khác có yếu tố yêu: Yêu thương, yêu chuộng, yêu mến, yêu quý, yêu đương, yêu vì - thương nhớ (thương yêu, thương mến, thương cảm, thương đau, thương tiếc thương xót, thương hại, thương tình) - oan khốc, oan nghiệt, oan trái, oan khổ. Về cơ bản hình vị, dù độc lập hay không độc lập, trong tiếng Việt có thể kết hợp với các hình vị khác để tạo ra hàng loạt từ đa tiết (hầu hết là hai âm tiết) Do đặc điểm về vai trò và mối quan hệ của các thành tố trong từ ghép đẳng lập nên khi một hình vị ghép với hàng loạt các hình vị khác đồng nghĩa với nhau thì chúng ta có thể thấy được sắc thái ý nghĩa khác nhau của mỗi từ. Trong trường hợp 1 và 3 nêu ở trên, các từ có ý nghĩa giống nhau nhưng người Việt lại sử dụng chúng trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau Ví dụ: Ta có thể nói (+) và không thể nói (-) - Cô ấy gặp quá nhiều oan trái (+) - Cô ấy gặp quá nhiều oan nghiệt (-) - Em yêu dấu ! (+) - Em yêu đương (-) - Đó là hành động anh dũng (+) - Đó là hành động anh hào (-) Điều này khẳng định các từ có sắc thái biểu cảm khác nhau Dù các thành tố cấu tạo của từ ghép đẳng lập có quan hệ song song, bình đẳng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau. Vì thế các từ ghép đẳng lập có cùng một yếu tố cấu tạo là một hình vị có khả năng “sinh sản” cao, các yếu tố còn lại cùng nằm trong một trường nghĩa thì 41 chúng vẫn có những sắc thái khác nhau ấy là do các yếu tố đi sau quyết định. Đặc điểm này làm từ ghép đẳng lập có đặc điểm gần gũi với từ ghép chính phụ. Trong trường hợp (2) . cũng tương tự như (1) và (3) vì các yếu tố đứng trước có thể kết hợp với các hìnhvị khác để tạo ra các từ khác nhau như: Đen: - đen dầm, đen thui, đen cháy, đen nhánh … Tối - Tối dầm, tối mò, tối thui , tối om… Bạc - Bạc phau, bạc trắng, bạc phếch … Ơ’ trường hợp này, các từ đều có một yếu tố bị mờ nghĩa, mất nghĩa nên trong cách sử dụng ngày nay chúng ta dễ lầm chúng là loại từ ghép chính phụ (Từ có kết cấu AC dễ bị coi là từ ghép chính phụ nhất). Chúng ta dễ nhận thấy các từ ghép đẳng lập gần gũi với từ ghép chính phụ khi: - Hai yếu tố cấu tạo nên từ phải đồng nghĩa hoặc rất gần nghĩa (ví dụ: yêu, kính, quý, mến, thương, tiếc,…) - Phải có một yếu tố là yếu tố vay mượn (hoặc yếu tố là từ địa phương) đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa gốc. - Sắc thái biểu cảm của hai yếu tố có mức độ khác nhau. Hiện tượng này không xảy ra đối với từ ghép đẳng lập có cấu tạo từ hai hình vị trái nghĩa nhau. Hiện tượng dịch chuyển từ loại này sang loại khác của các từ song tiết tiếng Việt là có thật. Đó là sự vận động, biến đổi của các đơn vị từ vựng trong quá trình hình thành và phát triển và đây là thực tế hiển nhiên chấp nhận được. Vì theo phép biện chứng tự nhiên của Aêng ghen “ Các đường phân giới rõ ràng một cách tuyệt đối không phù hợp với lý 42 luận về sự phát triển”(Trích dẫn theo( Nguyễn Thị Trung Thành, Nhận xét về những từ ghép song tiết đẳng lập chỉ trạng thái tình cảm của con người, NN, 15/2001)). 43 CHƯƠNG HAI ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ GHÉP ĐẲNG LẬPTRONG TRUYỆN KIỀU 1.Cơ chế ngữ nghĩa của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều. Trong bài Viết về các tổ hợp song tiết tiếng Việt,NN,1974, tr 22 -> 32) Nguyễn Đình Dương đã tổng kết “ Láy nghĩa để tạo nên các tổ hợp đẳng kết là một trong những phương thức quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu diễn đạt nghĩa khái quát của tư duy người Việt”(Dẫn theo Nguyễn Thị Trung Thành). Vì từ đơn tiết tiếng Việt không có khả năng diễn đạt một nghĩa bao quát, tổng thể. Và vì vậy, nghĩa của từ ghép đẳng lập không đơn thuần là phép cộng nghĩa hai yếu tố cấu tạo mà nó do nghĩa của hai yếu tố cấu tạo phối hợp tạo ra. Nếu ta gọi N là nghĩa của toàn bộ từ ghép, A, B là hai yếu tố cấu tạo nên từ ghép, thì về cơ bản ta có ba kiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập như sau: 1.1. Từ ghép hợp nghĩa 1.1.1. Từ ghép tổng loại N chỉ là một loại lớn hơn, rông hơn, A, B chỉ là những loại nhỏ đại diện cho loại lớn đó Ví dụ: 1 Áo quần: TĐTV, Đà Nẵng 2002. Hoàng Phê chủ biên giải thích + Aùo: Đồ mặc từ cổ trở xuống chủ yếu che lưng ngực và bụng + Quần: Đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống che chân và đùi Nghĩa cụ thể của áo, quần trong áo quần không còn rõ ràng nữa mà nó mang nghĩa chỉ chung tất cả những cái cần thiết mang, mặc trên 44 người. Đó là: yếm, khăn quàng cổ, khăn đội đầu, thắt lưng, giày dép,…và Aùo và Quần chỉ là hai loại lớn tiêu biểu cho các loại đó mà thôi. Nội ngoại: TĐTV, Hoàng Phê chủ biên 2002 giải thích - nội: dòng họ của cha hoặc của chồng. - ngoại: dòng họ của mẹ hoặc của vợ Từ ghép đẳng lập nội ngoại có nghĩa cụ thể của nội ngoại bị lu mờ. Nó phối hợp nghĩa với nhau để có nghĩa là anh em thân thích nói chung. Sau đây là những từ ghép loại này trong truyện Kiều: - áo khăn, áo quần, anh yến, bướm ong, bèo bọt, búa rìu, cân đai, chăn gối, đêm ngày, lược thao, nắng mưa,…. - yên ổn, khấn vái, quát mắng, phụng thế, tỉnh say, thăm dò, rụng rời, sỉ nhục,…… - rụt rè, trinh bạch, thanh cao, thanh nhàn, u hiển, thấp cao, trí dũng, anh hào, thanh tân - vài ba, ba bốn, một hai, hai ba, ba bảy,…. I.1.2. Từ ghép chuyên loại Nghĩa N của toàn bộ từ ghép không lớn hơn về loại so với loại mà thành tố biểu thị . Ví dụ: Bạc phau: (phau có gốc Khme) có nghĩa rất trắng tức trắng xoá (P.ngao) Như vậy nghĩa của bạc phau, cơ bản vẫn là bạc chứ không bao gồm các loại nhỏ khác như dạng từ ghép tổng loại. Từ ghép đẳng lập có nghĩa ở dạng này bao gồm: 1.1.2.1 Ở dạng này là các từ ghép đẳng lập được tạo nên từ hai yếu tố đồng nghĩa với nhau 45 a. Từ có hai yếu tố đồng nghĩa nhưng một yếu tố mất nghĩa hoặc là yếu tố vay mượn Ví dụ: bạc phau nghĩa dồn vào bạc bàn bạc “” bàn chơi bời chơi đen dầm đen nặng nề nặng thiệt thòi thiệt vốn liếng vốn ghen tuông ghen yêu dấu yêu hơi han hơi bụi trần(= bụi) bụi phụng thờ thờ b. Hai yếu tố cấu tạo nên từ có mức độ đồng nghĩa rất cao thường chúng chỉ khác nhau ở một nét nghĩa nào đấy.(nhìn chung là nghĩa biểu thái ) Ví dụ: đổi thay nghĩa dồn vào thay đợi chờ đợi ép nài ép yêu quý yêu khâm liệm liệm oan khổ oan phẳng lặng lặng buôn bán buôn 46 khen ngợi khen 1.1.2.2. Hai yếu tố tạo nên từ cùng trường nghĩa chỉ hoạt động, tính chất gần gũi nhau cùng trường nghĩa. Người Việt dùng từ dạng này với nghĩa nghiêng về một thành tố. ăn ở Nghĩa nghiêng về ở ăn mặc mặc đi đứng đi ăn chơi chơi chào hỏi chào khiếp sợ khiếp khôn ngoan khôn lo sợ lo lừa đảo lừa thăm dò dò lờ mờ mờ Qua khảo sát lớp từ này, đặc biệt là loại a và b, chúng tôi nhận thấy dù không hiểu được các yếu tố bị mất nghĩa, mờ nghĩa thì người Việt cũng vẫn cảm nhận được một cái gì lớn hơn, nhiều hơn nghĩa mà yếu tố còn lại gợi ra: Ví dụ: bạc phau - bạc lắm bàn bạc - bàn đi tính lại vốn liếng - là tất cả những gì mình có để buôn bán chứ không phải là một số tiền cụ thể. nợ nần - nợ nhiều nơi về số lượng nhiều. 47 Vì thế từ ghép chuyên loại không có khả năng chỉ từng sự vật, hiện tượng cá thể,trong khi thành tố tương đương về loại vẫn có thể được dùng để chỉ loại vừa được dùng để chỉ cá thể. Từ đây có thể thấy việc láy nghĩa của từ ghép đẳng lập ngoài nghĩa từ thực ra thì nó vẫn có một sức gợi tả đặc biệt. Đây làhiện tượng độc đáo trong từ ghép đẳng lập tiếng Việt nói chung và từ ghép đẳng lập trong truyện Kiều nói riêng. Không chỉ khi muốn diễn đạt ý nghĩa chung, nghĩa khái quát người Việt mới sử dụng phương thức ghép này, mà khi cần nhấn mạnh cụ thể hoá nghĩa của một từ đơn, tạo cho từ đơn một tính biểu cảm nhất định người Việt cũng sử dụng phương thức này. Ví dụ: Yêu: -Nếu như sử dụng như phương thức láy yêu yêu thì nghĩa của yêu bị giảm đi. - Muốn diễn tả yêu nhiều hơn thì tạo thành tổ hợp yêu lắm, rất là yêu,…. - Nhưng từ ghép đẳng lập: yêu thương thì làm được nhiều hơn cả hai cách này. 1.2. Là những trường hợp nghĩa N không phải là tổng loại, không chuyên loại mà do sự phối hợp nghĩa của các thành tố mà có. Ví dụ: trăng hoa - vuông tròn trăng gió - mặn nồng Vì ở loại này nghĩa của từ không chỉ các sự vật hiện tượng mà các yếu tố nêu ra do sự phối hợp nghiã của hai thành tố mà nghĩa N là nghĩa thiên về tinh thần là chính. Ví dụ: 48 trăng gió - chỉ việc trai gái không nhằm mục đích đính hôn trăng hoa - chỉ việc trai gái chơi bời. khâm liệm - chỉ việc chôn cất người chết băng tuyết – Chỉ sự trong trắng , tinh khiết. non sông – xứ sở đất nước – tổ quốc 1.3. Các cơ chế khác Trên đây là cơ chế nghĩa cơ bản của lớp từ ghép đẳng lập trong tiếng Việt nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Nhưng trong Truyện Kiều chúng tôi thấy từ ghép đẳng lập còn có các cơ chế nghĩa khác như: 1.3.1. N = Khi A Khi B Ví dụ: bi hoan Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng sao (3140) chìm nổi Bể trầm chìm nổi thuyền quyên (1903) đứt nối Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (104) gần xa Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa (3198) khép mở Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung (1208) tỉnh say Tiểu thư cười nói tỉnh say (1847) nhỏ to Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can (668) 49 hợp tan Này ai vu thái cho người hợp tan (660) cao thấp Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa (3198) 1.3.2. N = Cả A lẫn B đêm ngày Đêm ngày luống những âm thầm (2249) dưỡng sinh Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền (228) gần xa Vương quan mới dẫn gần xa (61) trước sau Trước sau nào thấy bóng người trên dưới A hoàn trên dưới dạ ran (1737) trí dũng Khóc rằng trí dũng có thừa (2529) công tư Công tư vẹn cả hai bề (2479) 1.3.3. N = A hay B rủi may Rủi may âu cũng tại trời (817) bạc đen Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi (1402) chiến hoà Chiến hoà sắp sẵn hai bài (1373) 50 đi về Tường đông ong bướm đi về mặc ai (28) ra vào Ra vào một mực nói cười như không (1566) tử sinh Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh (3088) sống thác Bây giờ sống thác ở tay (1143) đục trong Đục trong thân cũng là thân (1423) 1.3.4. N = vừa A vừa B khóc than Khóc than khôn xiết sự tình (73) nói cười Ra vào một mực nói cười như không (1566) hiểm sâu Có đâu mà lại ra người hiểm sâu (1168) hiếu nghĩa Người sao hiếu nghĩa đủ đường (2653) van lạy Hạ từ van lạy suốt ngày (591) 2. Những từ mang nghĩa phái sinh, hiện tượng chuyển nghĩa trong lớp từ ghép đẳng lập: Khi khảo sát chung lớp từ này trong tiếng Việt, chúng tôi nhận một điều khá thú vị của lớp từ này, đó là khả năng chuyển đổi nghĩa, 51 chuyển đổi đặc tính ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của chúng. Việc chuyển đổi làm cho lớp từ này có một diện mạo mới. Lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều cũng không nằm ngoài lớp từ ghép đẳng lập trong tiếng Việt. Tìm ra cơ chế chuyển nghĩa của chúng thì chúng ta cũng có thể vận dụng được vào khảo sát lớp từ này trong tiếng Việt. Truyện Kiều trước hết là một tác phẩm văn chương, vì thế ngôn ngữ của truyện Kiều là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đầy tính hình tượng. Ngôn ngữ toàn dân khi đi vào tác phẩm văn chương đã mang một diện mạo, một sắc thái mới so với chính nó. Nó là nguyên liệu xây dựng nên tác phẩm đồng thời ngôn ngữ trong hệ thống toàn tác phẩm đã tác động trở lại nó làm cho nó mang một hình tượng, thậm chí là một nghĩa mới mà khi đứng trong hệ thống từ vựng nó không có được. Lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều cũng thế, nó là từ trong một tác phẩm cụ thể vì thế việc chuyển nghĩa của nó xảy ra rất phổ biến. Chúng ta có thể nhận thấy nghĩa phái sinh của lớp từ này được hình thành theo các hướng sau: 2.1. Trừu tượng hóa các hành động, tính chất, đặc điểm dẫn đến chuyển nghĩa từ. 2.1.1. Dựa vào hình dạng và đặc điểm sống của các sự vật, hiện tượng mà từ gọi tên. Ví dụ: - bèo bọt: - Là những vật bé nhỏ sống trên mặt nước =>Thân phận hèn mọn, bé nhỏ không nơi nương tựa. Sinh rằng chút phận bọt bèo (1441) 52 - bình bồng: - Bèo và bồng là thứ cỏ gặp gió lan tràn trên cát => thân phận sống trôi dạt, không nơi nương tựa Bình bồng còn chút xa xôi (2937) - phỉ phong: Danh từ gọi tên hai loài rau dại mà người dân dã thường ăn => sự mộc mạc cần kiệm. Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong (332) - mai trúc: Danh từ chỉ hai loài cây chịu đựng gió mưa. => Biểu tượng cho người trong sáng ngay thẳng Chắc rằng mai trúc lại vầy (1679) - bướm ong: Hai loài vật thường đi theo đàn đến hút phần nhuỵ hoa, vì hoa là hình ảnh biểu tượng cho người con gái nên ong bướm là chỉ khách làng chơi, những chàng trai theo đuổi sắc đẹp. Sợ khi ong bướm đãi đằng (1025) - cát đằng: Hai loài cây dây leo sống nhờ những thân cây to => ý chỉ người vợ lẽ Tuyết sương che chở cho thân cát đằng (902) 2.1.2. Dựa vào đặc tính cơ bản: Ví dụ: cay đắng: Hai vị rất khó chịu cho vị giác => chịu sự bất công mà không chống lại được Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay (3036) hôi tanh: Hai mùi khó chịu cho khứu giác => bẩn thỉu hèn hạ Tuồng chi là giống hôi tanh hại người (853) 53 phong ba: Sóng và gió => những biến cố dữ dội của cuộc đời mà con người không chống lại được Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều (1366) hùm sói: Là hai loài vật dữ tợn chuyên ăn thịt đồng loại và con người => người gian ác Kề răng hùm sói gửi thân chúng tôi đòi (2670) dọc ngang: Chỉ không gian bốn bề rộng lớn => động từ chỉ sự vùng vẫy khắp nơi không kiêng nể ai. Dọc ngang trời rộng, vãy vùng biển khơi (2550) anh yến: Con vẹt hay nói và én thường hay đi theo dàn => người đi chơi tấp nập Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai (944) 2.1.3. Dựa vào chức năng sử dụng Ví dụ: búa rìu: Danh từ chỉ hai dụng cụ ngày xưa dùng để giết người có tội => chỉ việc phải chịu tội trừng phạt nặng nề. Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam (1369) bút nghiên: Danh từ chỉ hai vật gắn liền với việc học hành thời xưa => chỉ sự học hành. Theo đòi vả củng ít nhiều bút nghiên. (1450) tất giao: Keo và sơn, những thứ để hàn gắn, dán các vật lại với nhau => sự gắn bó Một lời gắn bó tất giao 359) Cách chuyển nghĩa này còn xảy ra ở hàng loạt các từ như: bồ liễu: Dùng để chỉ sự yếu đuối của người con gái 54 Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai (746) cát lũy: Chỉ thân phận vợ lẽ Mặn tình cát lũy nhạt tình tao khang (1480) áo xiêm: quan chức Aùo xiêm buộc trói lấy nhau (2467) binh cách: chiến tranh Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương binh đao: chiến tranh Ngẫm từ gây cuộc binh đao (2493) bướm ong: khách làng chơi Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi (938) can trường: tấm lòng, tâm ý Biết đâu mà gởi can trường vào đâu (1288) vuông tròn: chỉ việc hôn nhân Trăm năm biết có vuông tròn cho chăng dan díu: chỉ tình cảm vụng trộm Càng quen thuộc nết càng dan díu cành (1300) gánh vác: Đảm đương, chịu đựng Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành (674) gắn bó: ràng buộc với nhau gắn bó về tình cảm Chàng rằng gắn bó một lời (3165) xướng tùy: theo chồng Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may (3148) vỡ lở: Sự việc không hay được đồn đãi rộng rãi ra ngoài Nỗi oan vỡ lở xa gần (3093) trâm anh: nhà gia thế 55 Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh (148) sắt đá: Bền chắc Thấy lời sắt đá tri tri ( 1403) vàng đá: tình yêu bền chặt Những điều vàng đá phải điều nói không (2814) phong lôi: cơn giận dữ Phong lôi nổi trận đùng đùng (1389) phong nguyệt: Tình yêu Góp lời phong nguyệt nặng thề non sông (396) phong trần: cuộc đời vất vả nghèo nàn Kiếp phong trần biết bao giờ cho thôi (1078) nhạn yến: sự đổi thay của thời tiết Đổi thay nhạn yến đã tròn đầy niên (1474) nguyệt hoa: chỉ chuyện dâm dục gái trai Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa Từ những ví dụ được dẫn ra trên đây ta thấy Nguyễn Du thường chỉ chọn một nét nghĩa trong nghĩa của từng thành tố để nâng lên thành nghĩa chính trong từ ngữ của mình. Có rất nhiều từ đã được chuyển nghĩa quen thuộc với nhiều người và được dùng rộng rãi. Nhưng có những từ với ý nghĩa được chuyển đổi lại chỉ có trong truyện Kiều. Thậm chí là Nguyễn Du là người đã sáng tạo ra nghĩa cho nó như: dọc ngang. Theo giáo sư Đào Duy Anh (TĐTK) thì “cách dùng dọc ngang thành động từ rất hay, rất đẹp và là một cống hiến của tác giả.” (trang 140). Nếu đọc truyện Kiều, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp cách sử dụng nhiều từ, nhiều cụm từ để chỉ một sự vật hiện tượng. Ví dụ: 56 - Cùng để chỉ nước mắt trong Truyện Kiều đã có các cách nói sau: nước mắt, lệ, lệä hoa, châu, gịot châu, giọt ngọc, giọt hồng, giọt sương, giọt tủi, dòng thu… - Cùng để chỉ lời thề có: lời thề, lời nguyền, lời nước non, lời non sông, lời sắt son, lời thệ hải minh sơn, nguyện ước ba sinh… Và hiện tượng một từ lại diễn đạt nhiều nghĩa khác nhau Ví dụ: 1) Tử sinh: có các nghĩa -Sống hay chết 3088 Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh - Liều chết tìm đường sống 2517 Tử sinh liều giữa trận tiền - Sống chết có nhau 2562 Gọi là đắp điếm cho người tử sinh - - chết: Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào 2608 2) Nắng mưa - Chỉ sự thay đổi thời tiết Sân lai cách mấy nắng mưa (1045) - Thời tiết khó chịu Nắng mưa thui thủi quê người một thân (900) -Sự thử thách của thời gian nói chung Tro than một đống nắng mưa bốn tường (1672) 3) Một hai - Một chút, đôi chút Nàng còn cầm cự một hai tự tình (212) 57 - Một vài Tiện đây xin một hai điều (329) - Chỉ những cái đầu tiên Mà lòng đã chắc những ngày một hai (2282) 2.1.4. Ngoài ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có một số từ được rút gọn lại từ các thành ngữ, tục ngữ hoặc là các điển tích mà chúng ta phải nắm được nghĩa của các thành ngữ điển tích này mới hiểu được nghĩa từ Ví dụ: - cầm sắt: Là nghĩa của một câu trong Kinh Thi “thê tử hòa hợp như cổ cầm sắt” nên cầm sắt tả tình vợ chồng. - tao khang: - Bã rượu và cám gạo, hai thứ tầm thường nên tao khang có nghĩa là người vợ cưới thửa hàn vi, vợ cả - Châu trần: Từ một bài thơ của Bạch Cư Dị nói làng Châu Trần ở huyện Cổ phong thuộc Từ Châu. Trong làng chỉ có hai họ – họ Châu và họ Trần đời đời kết hôn với nhau, từ đó Châu Trần là để chỉ sự kết hôn. - phong nhã: Là tên hai phần trong Kinh Thi là Phong (Quốc Phong) và Nhã (Đại Nhã và Tiểu Nhã) về sau mới là chỉ sự tao nhã phong lưu. - thuần hức: Có từ chuyện Trương Hàn đời Tấn (1593) làm quan ở kinh, thấy chính sự không ra gì, chợt nhớ thức ăn ở quê nhà là rau Thuần và cá Hức nên bỏ về quê =>cuộc sống thôn dã, nỗi nhớ quê (466) - thanh khí: Từ câu “Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” => chỉ người có tính đồng điệu 58 - giang hồ: Nghĩa đen là sông hồ, xuất phát từ chữ Tam Giang ( Trường giang, Hán giang và Hồ Bành Lãi ) và Ngũ hồ (5 hồ lớn ở Trung Quốc) Là nơi người ta hay đến chơi. -> Trước tiên là chỉ người đi đây đó. -> Sau chỉ con gái làm nghề mại dâm. 2.1.5. Trong truyện Kiều còn có các từ ghép đẳng lập có kiểu kết cấu gồm 2 thành tố có gốc danh từ, đồng nghĩa với nhau ở nét nghĩa chức năng thì nó có thể được dùng làm vị ngữ, hay chuyển thành động từ được. Điều này, các yếu tố cấu tạo từ khi hoạt động độc lập không thể làm được. Đây có phải là một cách chuyển đổi từ loại của từ hay là nó chỉ một phương thức để điễn tả nghĩa hoạt động? Ví dụ: - dầu hương: Am mây quen lối đi về dầu hương (2082 -hương đèn: Hương đèn việc cũ (2065) - Hương hoa: Hương hoa khuya sớm phụng thờ (993) - hương khói: Mà đây hương khói vắng tanh thế mà (60) -hương trà: - Xuân thu cắt sẵn hai tên hương trà (1924) Những từ trên đều được kết cấu bởi hai thành tố có gốc danh tư,ø có chung một nét nghĩa chức năng là dùng để thờ cúng, vì thế chúng đã chuyển thành động từ với nghĩa chung là: việc thờ cúng. 59 2.1.6. Nếu hai động từ trái nghĩa kết hợp với nhau thì chúng thường tạo ra nghĩa lặp đi lặp lại, nghĩa thói quen. Ví dụ: - đi về: Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân (1294) - khép mở: Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung (1208) - hợp tan: Xót thân chìm nổi đau lòng hợp tan - ra vào: Ra vào một mực nói cười như không (1566) - đứt nối: Sầu tuôn đứt nối (104) 2.2. Nghĩa của từ được chuyển đổi với hàm ý đánh giá theo cực âm Khi khảo sát lớp từ này chúng tôi nhận thấy một số từ ghép đẳng lập có khuynh hướng chuyển đổi với hàm ý đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN008.pdf