Luận văn Đặc điểm thơ Trần Nhân Tông

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN VÀ PHẬT HOÀNG TRẦN

NHÂN TÔNG. 12

1.1. Thời đại Lý - Trần. 12

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội thời Lý – Trần. 12

1.1.2. Văn học thời Lý – Trần. 18

1.2. Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm . 22

1.2.1. Trần Nhân Tông – thân thế và sự nghiệp. 22

1.2.2. Thơ văn Trần Nhân Tông. 27

1.2.3. Thiền phái Trúc Lâm và tư tưởng của Trần Nhân Tông. 29

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ TRẦN NHÂN TÔNG . 37

2.1. Tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. 37

2.1.1. Tình yêu mến, gắn bó sâu sắc với đất nước và con người

Đại Việt. 37

2.1.2. Niềm tự hào về đất nước, con người và văn hóa Đại Việt. 40

2.2. Tâm hồn phong phú, mẫn cảm và dạt dào chất nhân văn. 45

2.2.1. Mẫn cảm trước thiên nhiên . 45

2.2.2. Mẫn cảm trong tình người. 54

2.3. Quan niệm sống phóng khoáng, tùy duyên của một người đạt đạo. 60

2.3.1. Tinh thần nhập thế. 60

2.3.2. Tinh thần an nhiên, tự tại . 65

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN NHÂN TÔNG . 72

3.1. Thể thơ . 723.1.1. Đường luật. 72

3.1.2. Cổ phong . 75

3.2. Ngôn ngữ. 78

3.2.1. Ngôn ngữ mang mĩ cảm thiền. 78

3.2.2. Ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ. 81

3.3. Hình ảnh . 88

3.3.1. Cách lựa chọn hình ảnh. 88

3.3.1.1. Hình ảnh mùa xuân . 88

3.3.1.2. Hình ảnh trăng. 91

3.3.1.3. Hình ảnh giấc mộng. 94

3.3.2. Cách xây dựng hình ảnh. 98

3.3.2.1. Cảnh vật được quan sát trong sự vận động theo thời gian và

dòng cảm xúc. 98

3.3.2.2. Cảnh vật được quan sát trong sự vận động biện chứng giữa

động và tĩnh, hư và thực . 101

3.4. Giọng điệu. 108

3.4.1. Giọng hào sảng, lạc quan. 108

3.4.2. Giọng tự tình, sâu lắng. 109

KẾT LUẬN . 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 117

PHỤ LỤC THƠ

pdf161 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Trần Nhân Tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi). Nhà vua đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên xâm lược nên ông dám đường hoàng bộc lộ quan điểm của mình về chiến tranh. Chiến tranh chỉ đem lại đau khổ và loạn li cho con người. Thực tâm ông luôn yêu chuộng hòa bình, trân trọng sự sống và tình cảm yêu thương trong cuộc đời. Nhà vua không muốn như Hán Vũ Đế bị muôn đời cười chê là một ông vua ham chinh chiến, đam mê quyền lực, chuyên đi chinh phạt những nước nhỏ. Bởi tấm lòng yêu chuộng hòa bình, lo cho dân cho nước nên Trần Nhân Tông bộc lộ niềm vui sướng khi nhận được thư hồi đáp của vua nhà Nguyên: 56 Tận đạo tỉ thư sổ thập hàng, Thắng như cầm điện ngũ huyền huân. Càn khôn kiêm ái vô Nam Bắc, Hà hoạn vân lôi phục hữu truân. (Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn) (Mọi người đều bảo tờ chiếu ban xuống chỉ có mươi hàng, Nhưng hơn hẳn tiếng hòa ấm của chiếc đàn cầm năm dây. Trời đất vốn một lòng yêu thương không phân biệt Nam, Bắc, Còn lo gì gặp bước gian truân gió mưa sấm sét.) (Tặng sứ Bắc Lý Tư Diễn) [7, tr.474-475] Sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ 3, Trần Nhân Tông vẫn bằng chính sách ngoại giao mềm dẻo, sai sứ sang cống và dâng biểu “tạ tội”. Nhà Nguyên cử Lý Tư Diễn sang tuyên dụ chiếu tha tội và phong tước cho vua nhà Trần. Trong buổi tiệc chiêu đãi, Lý Tư Diễn làm thơ, Trần Nhân Tông họa lại. Bài thơ đã nói lên nỗi lòng, niềm vui của Trần Nhân Tông, qua đó bộc lộ tư tưởng yêu chuộng hòa bình và tấm lòng ưu quốc ái dân. Chiếu chỉ chỉ có mươi hàng nhưng giá trị của nó rất lớn, hơn hẳn chiếc đàn của vua Thuấn thời xưa, bởi nó đem lại sự hòa bình giữa hai nước, nhân dân được ấm no hạnh phúc. Đối với một ông vua có tấm lòng yêu dân như Trần Nhân Tông thì đó là điều mong mỏi lớn nhất: hai bên Nam, Bắc hòa thuận, nhân dân cùng nhau sống yên vui, không phải lo đến chuyện binh đao. Cũng với tư tưởng nhân văn cao đẹp ấy, Trần Nhân Tông một lần nữa nhấn mạnh quan điểm này một cách rõ ràng và cụ thể hơn trong lần tiếp sứ và họa thơ Kiều Nguyên Lãng. Nhà vua đã nói với sứ thần về trách nhiệm của kẻ làm trai, đặc biệt là của thiên tử: Nhất thị đồng nhân thiên tử đức, Sinh vô bổ thế trượng phu tàm. (Họa Kiều Nguyên Lãng vận) 57 (Thương yêu mọi người như nhau là ân đức của thiên tử, Sống mà không giúp gì cho đời là điều đang hổ thẹn của kẻ trượng phu) [7, tr.477-478] Là vua của một nước, Nhân Tông thực hiện nhân chính, thương yêu dân của mình, đồng thời, ông cũng nói với sứ thần quan điểm “đồng nhân”, nghĩa là không chỉ thương dân mình mà còn biết thương dân nước khác. Chữ “nhân” theo quan điểm của Trần Nhân Tông không bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia. Cách nói của nhà vua hợp với đạo thánh hiền. Như vậy, theo Trần Nhân Tông, một thiên tử, một đấng nam nhi là phải có tấm lòng yêu thương tất cả mọi người, đối xử với mọi người một cách công bằng chứ không phải là dùng quyền lực của mình để chèn ép người dưới, bắt nạt kẻ yếu và dùng vũ lực thôn tính những nước nhỏ. Là thiên tử thì phải biết chăm lo cho đời sống của nhân dân chứ không phải đam mê chiến tranh làm cho người mệt ngựa mỏi, đó không phải là đấng thiên tử mà người dân mong đợi. Kẻ trượng phu mà không giúp gì được cho dân cho nước mới là điều đáng hổ thẹn. Sau này, Phạm ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, cũng có tư tưởng như vậy: Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. (Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão) [7, tr.562] Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ) Chính do tinh thần nhân văn cao đẹp đó mà Trần Nhân Tông luôn yêu thương con người, cho dù đó là kẻ thù hay là người nô tì, ông cũng dành cho họ sự đối xử trân trọng với tư cách một con người. Đặc biệt, ông còn thấu hiểu và cảm thông được nỗi niềm của người cung nữ. Nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội xưa, đặc biệt là người khuê phụ và người cung nữ, không phải ai cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm, chỉ có những tâm hồn đặc biệt nhạy cảm, tinh tế và dạt dào tình yêu thương đối với con người mới có thể cảm nhận và sẻ chia. Với 58 tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, nhiều thi sĩ đã đưa hình ảnh người khuê phụ và cung nữ vào thơ ca với những tiếng kêu bi thiết đầy xúc động, trở thành những tác phẩm bất hủ vượt thời gian. Điều đáng ngạc nhiên và trân trọng là trong số những thi sĩ có tấm lòng giàu trắc ẩn ấy có một ông vua ngồi trên chín bệ. Và, trong lịch sử thơ ca dân tộc, Trần Nhân Tông có lẽ là nhà thơ đầu tiên nói lên nỗi lòng của người phụ nữ để rồi sau này, Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều tiếp nối với những tuyệt tác làm lay động lòng người. Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng, Hoàng li bất ngữ oán Đông phong. Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại, Hoa ảnh chi đầu tận hướng Đông. (Khuê oán) (Ngủ dậy, cuốn rèm xem cánh hồng rụng, Chim oanh vàng bặt tiếng oán gió Đông. Không dưng mặt trời lặn phía ngoài lầu Tây, Đầu cành bóng hoa đều hướng về phía Đông.) (Niềm oán hận của người khuê phụ) [7, tr.461-462] Mở đầu bài thơ, hình ảnh một người khuê phụ xuất hiện qua những hành động nối tiếp nhau: thức dậy, cuốn rèm xem hoa rụng. Sau một giấc ngủ êm đềm trong khuê phòng, người thiếu phụ thức dậy với tâm trạng thoải mái. Như một thói quen, người khuê phụ cuốn rèm lên để ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài. Cảnh vật đã hoàn toàn đổi khác, nàng bây giờ mới ý thức được cảnh vật và chính bản thân mình. Bởi ngoài khung cửa sổ kia là hình ảnh “trụy hồng”, một dấu hiệu báo mùa xuân đang qua đi. Hoa đã rụng, âm thanh rộn rã của chim oanh hót mừng tiết xuân ấm áp cũng không còn. Tất cả đều im ắng. Một sự yên lặng đến đáng sợ và tâm trạng của người khuê phụ cũng đã thay đổi như vừa nhận ra một điều gì. Giây phút thanh thản ban đầu không còn nữa mà thay vào đó là một sự lo lắng, u buồn. Bởi vì, nàng đã nhận ra sự kết thúc của mùa xuân, điều này cũng 59 đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. Tuổi trẻ qua đi cũng chính là kết thúc của người phụ nữ bởi nhan sắc cũng theo thời gian mà tàn phai, hạnh phúc cũng theo đó mà chôn vùi. Vì thế, nàng nhận ra chim oanh ngừng hót là vì oán trách gió xuân, oán trách mùa xuân chóng tàn. Nhưng chim oanh làm sao biết oán, biết hờn và tại sao gió xuân lại là đối tượng của sự oán trách? Sự hờn oán này phải chăng chính là sự hờn oán của người khuê phụ. Một câu thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Nàng đang oán trách thời gian sao cứ vụt qua, qui luật sao quá khắc nghiệt. Nhưng đã là qui luật thì con người chỉ có thể chấp nhận, không thể nào phá bỏ được nên sự oán trách của nàng phải chăng là một điều phi lí. Phải chăng sự oán trách này đang nhắm đến một đối tượng khác hay còn có nỗi niềm nào đằng sau sự oán trách kia? Trong thơ xưa Đông phong còn dùng để ám chỉ vị chúa tể tối cao đầy quyền lực đang ngự ở trên chín bệ rồng. Như vậy, người khuê phụ đang oán trách bậc quân vương kia đã để cho tuổi xuân của nàng phí hoài trong chờ đợi mà cứ vô tình không hay biết đến. Nỗi nhớ mong, chờ đợi ấy đã trở thành nỗi niềm “khuê oán”. Hai câu thơ sau càng cho thấy rõ hơn tâm trạng của người khuê phụ. “Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại”, một câu thơ tả thực nhưng hết sức đặc sắc. Mặt trời lặn về phía tây là qui luật muôn đời. Mặt trời cứ lặn, thời gian cứ trôi, tuổi xuân con người cứ qua mau nhưng những cô gái còn xuân như những đóa hoa kia lại đang khao khát hạnh phúc. Hai chữ “vô đoan” là lời oán trách cái mặt trời ở ngoài lầu tây kia sao hờ hững, vô tâm quá. Bậc quân vương cũng giống như mặt trời kia, chói ngời sức hút nhưng cũng rất đỗi vô tình. Nhà vua đâu biết rằng có biết bao người đẹp đang ngóng trông, chờ đợi, làm cho họ lỡ cả một thời xuân sắc. Họ cố gắng níu giữ chút xuân thì còn lại như bông hoa hướng về phía đông nhưng đều vô vọng. Lời trách móc, oán hận vừa xót xa vừa day dứt. Dù là nỗi niềm khuê oán hay cung oán, chúng ta đều cúi đầu khâm phục trước lòng trắc ẩn vĩ đại của nhà thơ. Từ một buổi chiều, tình cờ bắt gặp hình ảnh một cung nữ ngắm xuân muộn để rồi từ đó liên tưởng đến số phận của 60 những người cung nữ trong chốn vàng son. Chính tình yêu đối với con người đã kéo một nhà thơ – nhà vua – từ trên đỉnh cao của quyền lực, đồng thời là một nhà thiền học vượt lên trên mọi nỗi đau khổ tầm thường, đến gần với thân phận người phụ nữ, hiểu và cảm thông bi kịch của họ. Cung bậc tình cảm này hoàn toàn xuất phát từ cái tâm trong sáng của Trần Nhân Tông. Cái tâm ấy đã làm nên tinh thần nhân văn cao đẹp trong thơ ông. Với tâm hồn mẫn cảm, Trần Nhân Tông đã đem đến những vần thơ giàu chất nhân văn. Đó có thể là sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp hay là sự rung cảm trước tâm trạng của con người. Tất cả đã làm nên giá trị nhân sinh tích cực và cao đẹp trong thơ ông. Để thời gian trôi qua nhưng dư vị của nó vẫn còn trong trái tim độc giả yêu thơ. 2.3. Quan niệm sống phóng khoáng, tùy duyên của một người đạt đạo 2.3.1. Tinh thần nhập thế Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên nhưng thực sự khởi sắc thì phải đến thời đại Lý – Trần, đặc biệt, dưới thời thịnh Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo của Đại Việt. Từ nhà vua, quan lại, tầng lớp quí tộc cho đến thứ dân đều tôn sùng đạo Phật hoặc am hiểu về Phật giáo. Mặc dù, Phật giáo nước ta được du nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ nhưng khi vào nước ta nó lại mang bản sắc của dân tộc Việt. Đặc biệt, khi Trần Nhân Tông thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã thống nhất Phật giáo ở nước ta tạo thành một Thiền phái của dân tộc. Phật giáo của người Việt không bi quan yếm thế mà ngược lại, có tinh thần nhập thế tích cực. Làm nhà sư mà hết sức phóng khoáng, chê bai lối tu hành khổ hạnh, giễu cợt kẻ cầu thiền cầu Phật. Nhìn lại lịch sử thời Lý – Trần, ta thấy có rất nhiều Thiền sư tham gia vào việc chính trị, giúp vua đánh giặc cứu nước, bảo vệ nhân dân. Những người này có khi đóng vai trò là một Thái sư, một người chèo đò, một người thầy thuốc, có khi đó là người ngồi ở chín bệ rồng nhưng vẫn xông pha vào mũi tên lằn đạn của kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước. Các nhà sư đi vào cuộc đời nhưng không hề bị lợi danh làm cho hoen 61 ố. Họ giống như những đóa hoa sen thơm ngát giữa đầm lầy, vẫn tỏa hương thơm và khoe sắc làm đẹp cho đời. Có lẽ, đến Trần Nhân Tông, tinh thần nhập thế càng khởi sắc. Đối với ông “thấu hiểu đời mới đạt đạo”, con người chỉ cần có cái tâm là có thể “thành Phật”. Trong bài phú “Cư trần lạc đạo” ông viết: Mình ngồi thành thị Nết dụng sơn lâm [7, tr.505] Người đắc đạo thật sự không phải là sống ở nơi núi cao rừng thẳm, mà chính là sống giữa cuộc đời nhưng không bị những cám dỗ của cuộc đời làm vấy bẩn sự an tường, tĩnh lặng. Tinh thần nhập thế này được Trần Nhân Tông thể hiện rõ trong bài kệ bằng chữ Hán ở cuối Cư trần lạc đạo phú: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối kính vô tâm mạc vấn Thiền. (Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo, Đói thì ăn, mệt thì ngủ, Trong nhà sẵn của báu từng tìm đâu khác, Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi Thiền nữa.) [7, tr.510] Đây là một bài kệ hàm súc, nói lên được triết lí sâu xa của Phật giáo đại thừa. Đó chính là tinh thần “tùy duyên” của Phật giáo đại thừa. Tu hành không nhất thiết phải lên núi, vào chùa, phải gò ép thể xác và tinh thần theo kệ thuyết, mà chỉ cần con người có chân tâm thì ở tại chính cuộc sống hàng ngày cũng là tu. Đó gọi là thân ở chốn thị thành nhưng tâm ở nơi thôn dã. Hòa nhập giữa cuộc sống trần thế, hài hòa cùng thiên nhiên, không có sự phân biệt giữa người và vật, 62 tức là vạn vật nhất thể thì con người đã tìm thấy được “bản lai diện mục”, đạt được “chân như”. Bởi ông quan niệm: Thùy phọc cánh tương cầu giải thoát, Bất phàm hà tất mịch thần tiên. (Sơn phòng mạn hứng I) (Ai trói buộc mà tìm phương giải thoát, [Phầm cách] chẳng phàm tục cần gì tìm thần tiên.) [7, tr.469] Phật ở trong lòng mỗi người chứ không phải ở đâu xa, “thiện căn ở tại lòng ta” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nên con người không cần phải tìm phương để giải thoát khỏi cuộc đời mà chỉ cần tâm thanh tịnh. Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thăng xuân. (Đề cố Châu Hương thôn tự) (Khi cung ma bị quản chặt, Thì cõi Phật tràn ngập màu xuân.) (Đề chùa làng Hương Cổ Châu) [7, tr.454] Khi giữ được cái tâm bình lặng, dứt bỏ được mọi vọng niệm “tham, sân, si” thì cõi tâm sẽ sáng ngời. Vì vậy, con người cứ hòa mình vào cuộc sống thế gian mà giữ được chân tâm trong sáng là đã đạt đạo. Chính vì thế, khi giảng cho các đệ tử, Trần Nhân Tông khuyên họ không nên chấp vào cái có cái không để rồi hành động sai lầm, chỉ lo đi tìm ngón tay mà quên mất mặt trăng: Hữu cú vô cú, Lập tông lập chỉ. Đả ngõa toàn quy, Đăng sơn thiệp thủy. Hữu cú vô cú, Phi hữu phi vô. Khắc chu cầu kiếm, 63 Sách ký án đồ. (Hữu cú vô cú) (Câu có câu không, Lập tông phái ý chỉ. Cũng là dùi rùa đập ngói, Trèo núi lôi sông. Câu có câu không, Chẳng phải hữu, chẳng phải vô. Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm, Treo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.) [7, tr. 486-488] Tinh thần nhập thế còn được Trần Nhân Tông thể hiện trong bài thơ Họa Kiều Nguyên Lãng vận: Sinh vô bổ thế trượng phu tàm. (Sống mà không giúp ích gì cho đời là điều đáng thẹn của kẻ trượng phu.) [7, tr.477-478] Nhà thơ xác định trách nhiệm của kẻ làm trai là phải sống có ích để khỏi hổ thẹn một kiếp người. Tu thiền không có nghĩa là đến chốn núi cao, rừng sâu, lánh đời mà phải sống giữa đời và làm tròn trách nhiệm của mình. Chẳng thế mà trong bài Mai, Trần Nhân Tông thể hiện chí hướng muốn có được những phẩm chất hơn người, mong làm nên sự nghiếp đế vương không kém Hán Văn Đế, Đường Thái Tông: Thiết đảm, thạch can lăng hiểu tuyết, Cảo quần, luyện thế, nhạ đông phong. Nhân gian kiệm tố Hán Văn Đế, Thiên hạ anh hùng Đường Thái Tông. (Gan dạ sắt đá vượt lên tuyết buổi sáng, Quần lụa mộc, khăn lụa trắng đón gió đông. [Như] Hán Văn Đế là người tiết kiệm, mộc mạc trong nhân gian, 64 [Và] Đường Thái Tông là bậc anh hùng trong thiên hạ.) (Cây mai) [7, tr.462-463] Với tinh thần nhập thế tích cực ấy, Trần Nhân Tông đã góp thêm hào khí cho thời đại nhà Trần. Hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên xâm lược, viết thơ vào đuôi thuyền để động viên quân sĩ trong trân chiến ác liệt với quân Nguyên, dẫn quân đi đánh Ai Lao để dẹp yên sự quấy nhiễu vùng biên giới phía tây. Mặc dù, cầm quân chiến đấu là một tình thế bắt buộc nhưng không vì theo đạo Phật mà nhà vua chỉ lo tu thiền, không quan tâm đến tình cảnh của đất nước và nhân dân. Về điểm này, so với vua Lương Võ Đế đời Đường ở Trung Hoa, Trần Nhân Tông có nhiều điểm khác biệt. Cũng đều là vua, là Phật tử am hiểu đạo lí của Thiền tông, nhưng khi đất nước Trung Hoa lâm vào cảnh binh đao, khói lửa, thay vì xông pha trận mạc để cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than thì Lương Võ Đế lại đóng cửa tĩnh tu, không màng thế sự khiến cho đất nước lâm vào thảm họa đau thương. Còn Trần Nhân Tông, với quan điểm “đi cũng thiền ngồi cũng thiền”, đã hành đạo ngay giữa đường đời, ngay trên trận mạc để đem lại an lạc cho nhân dân. Kế thừa và phát huy tinh thần “Đạo không tách rời cuộc sống”, Trần Nhân Tông đã đem đạo Phật đến với đông đảo quần chúng. Sau khi đi tu, ông đi khắp nơi để thuyết pháp, khuyên nhân dân dứt bỏ những dâm từ, thực hành mười điều thiện; cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân cũng do sự sắp xếp của nhà vua. Khi con người sống giữa cuộc đời “hòa quang đồng trần” mà không bị bụi trần đeo bám, vẫn an nhiên tự tại thì càng đáng trân trọng và đáng quí: Ngạo tuyết tâm hư, Lăng sương tiết kính (Trải tuyết lạnh mà tâm hồn thông suốt, Dầu dãi trong sương mà đốt cứng cỏi) [7, tr.484] 65 Bài thơ nói đến trúc nô, nhưng đằng sau nó lại ẩn chứa triết lí của cuộc đời. Con người đạt đạo sống giữa cõi trần, trải qua những biến thiên của cuộc đời, những cám dỗ nhưng vẫn luôn giữ được chân tâm. Thậm chí, nhờ sống giữa cõi đời, thấu hiểu cõi đời mà có thể ngộ ra chân lí, đạt đạo ngay giữa cõi đời trần tục giống như Tuệ Trung Thượng sĩ: Vọng chi di cao, Toàn chi di kiên (Tán Tuệ Trung Thượng sĩ) (Nhìn lên càng thấy cao Khoan vào càng thấy cứng) [7, tr.485] Như vậy, qua những vần thơ tràn đầy tinh thần nhập thế tích cực ấy, có thể thấy Trần Nhân Tông “dẫu đã quy y, lòng ông không quên đời. Cũng như sống giữa cảnh đời thực, lòng lại đã quy y. Ông “cư trần lạc đạo” cũng như vui đạo mà không quên trần. Dần dà đạo với đời trong ông cũng thật là “vô phân biệt”, đều có đều không. Thơ ông diễn tả cái trạng thái tinh thần hết sức đặc biệt ấy” [24, tr.164]. 2.3.2. Tinh thần an nhiên, tự tại Cuộc đời là hư ảo, kiếp sống của con người là tạm bợ nhưng phải tiếp nhận cuộc sống ấy như thế nào để tránh rơi vào bi quan, yếm thế thì không phải ai cũng có thể làm được. Trần Nhân Tông và các thiền gia thời Lý – Trần đã mang trong mình một nguồn tư tưởng dạt dào sức sống. Đó chính là tinh thần lạc quan – tích cực, thái độ bình thản, tin tưởng đối với cuộc sống, đối với con người. Với tư tưởng “cư trần lạc đạo”, Trần Nhân Tông sống an nhiên, tự tại, thoát khỏi sự ràng buộc, qui ước giáo điều có sẵn. Hiểu biết qui luật tất yếu của cuộc sống thì nên chấp nhận, thuận theo qui luật ấy. Ông đã từng nhắc nhở mọi người: Tự khai tự tạ tùy thời tiết Vấn trước Đông quân tổng bất tri (Sư đệ vấn đáp) 66 (Hoa tự nở, tự tàn theo thời tiết Đừng có hỏi chúa xuân cũng không biết) [7, tr.495] Đã là qui luật của tạo hóa thì không thể nào can dự được và cũng không nên phí thời gian để băn khoăn mà hãy biết chấp nhận và sống thật thoải mái. Đây là một quan niệm sống bình thản, an nhiên, chứ không vội vàng, gấp gáp như nhà thơ mới Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi (Vội vàng) Để có được phong thái ung dung, an lạc đó, Trần Nhân Tông đã đạt đến cái Tâm hoàn toàn tĩnh lặng, vượt lên mọi sự thị phi của cuộc đời. Từ khi nhận ra bộ mặt thật của chúa xuân nhà thơ đã thấu đạt chân lí, không để sự rộn rã hay tàn phai của mùa xuân làm vướng bận lòng mình nữa: Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung. Như kim khám phá đông hoàng diện, Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng. (Thuở trẻ chưa từng hiểu rõ “sắc” và “không”, Mỗi khi xuân đến vẫn gởi lòng trong trăm hoa, Ngày nay đã khám phá được bộ mặt của chúa xuân, Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cảnh hoa rụng.) (Xuân muộn) [7, tr.463-464] Bài thơ có lẽ được viết khi ông đã về già, đã từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử với núi rừng thanh vắng. Thuở tuổi đời còn non trẻ cứ chấp vào cái có cái không, cho nên mỗi khi mùa xuân đến, trăm hoa đua nở thắm tươi, lòng lại rộn ràng xao xuyến, còn khi xuân tàn hoa rụng lại xót xa tiếc nuối. Nhưng bây giờ, 67 khi đã nhận rõ bộ mặt thật của chúa xuân, tức là thấu hiểu triết lí bát nhã, nhận rõ thể tánh của Phật pháp, hiểu rõ qui luật của cuộc đời thì lòng trở nên thư thái, an nhiên. Cuộc sống trên thế gian không là vĩnh cửu, đời người là hữu hạn, mùa xuân đến rồi đi theo qui luật của vũ trụ, “Xuân qua trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa cười” (Mãn Giác Thiền sư). Nhưng nhận thức không phải để đau xót mà nhận thức để chấp nhận một cách tự nhiên và sống vui với thời khắc hiện tại. Vì vậy, tâm hồn nhà thơ không còn xao động mỗi khi xuân đến rồi đi mà cứ an nhiên ngắm cảnh xuân tàn với một tâm thái an nhàn, bình thản. Giữ được tâm thái an nhiên trước sự chảy trôi của cuộc đời thật là đáng quí, đáng trân trọng. Nhưng phải sống như thế nào cho cuộc đời có ý nghĩa? Trần Nhân Tông khi lên chơi núi Bảo Đài, trước cảnh thanh vắng, u tịch, bước chân giữa mây, núi, hoa, lá, nhà thơ nói lên sự chiêm nghiệm về cuộc đời thật nhẹ nhàng, nhưng thật sâu sắc. Ông tự vấn chính mình: Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngữ tâm. (Đăng Bảo Đài sơn) (Muôn việc như nước tuôn nước, Trăm năm lòng lại nhủ lòng.) [7, tr.456-457] Trước thiên nhiên tịch mịch vừa hiện thực vừa xa vắng, nhận ra sự hữu hạn của đời người, thi nhân có thoáng chút buồn nhưng trên hết vẫn là sự nhắc nhở chính mình rằng đã làm được gì cho đời trong khi thời gian không ngừng trôi qua. Câu thơ ấy gợi nhớ đến câu thơ của Mãn Giác Thiền sư: Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai (Cáo tật thị chúng) [7, tr.298] Mặc dù nhận ra qui luật của đời người – sinh, lão, bệnh, tử – nhưng thiền sư dường như cũng có chút nuối tiếc vì thời gian cứ không ngừng trôi, tuổi già đang đến mà bản thân chưa làm được gì có ích cho đời. Tuy nhiên, khi đã ngộ 68 được chân lí cuốc sống, thiền sư – thi nhân Trần Nhân Tông ngắm nhìn cảnh vật, tận hưởng “kho báu” mà thiên nhiên ban tặng với tâm thái bình lặng an nhiên được chiếu rọi bởi ánh trăng huyền diệu – ánh sáng của tâm linh đã được giác ngộ: Ỷ lan hoành ngọc địch, Minh nguyệt mãn hung khâm. (Đăng Bảo Đài sơn) (Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc, Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực.) [7, tr.456-457] Ánh trăng soi chiếu ngập tràn lồng ngực, từ lồng ngực tỏa ra ánh sáng của ánh trăng. Đó chính là ánh sáng của chân như. Bởi giác ngộ nên lòng an nhiên, tự tại, hội nhập tâm hồn mình với cái trong trẻo của vũ trụ. Bán song đăng ảnh mãn sàng thư, Lộ trích thu đình dạ khí hư. Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ. (Nguyệt) Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường, Móc rơi trên sân thu, hơi đêm thoáng mát. Tỉnh giấc không biết tiếng chày nệm vải ở nơi nào, Trên chùm hoa quế trăng vừa mọc. (Trăng) [7, tr. 465] Bài thơ mở ra một cảnh đêm hoàn toàn tĩnh lặng, vắng vẻ: ánh đèn soi nửa khung cửa sổ, giường đầy sách. Đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đến mức có thể nghe được tiếng hạt móc rơi trên sân. Đêm khuya chính là thời điểm để con người thanh lọc tâm hồn, bỏ qua mọi cái “vô thường”, tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Chính vì vậy, sự “trống không” của đêm không chỉ gợi lên được sự trong trẻo và mát mẻ, bình lặng tự nhiên của trời đất vũ trụ mà còn gợi lên sự tĩnh lặng trong 69 tâm hồn thi nhân. Cái tâm bình lặng của con người đã hòa nhập cùng với cái hồn nhiên, trong trẻo của cảnh vật. Đêm khuya thinh vắng, trong trẻo đã đánh thức tâm hồn vốn nhạy cảm của thi nhân. Khi tỉnh giấc thì tiếng chày đập vải không còn, cũng là lúc ánh trăng bắt đầu xuất hiện trên chùm hoa quế. Đó vẫn là ánh trăng đêm thường thấy, vẫn là chùm hoa quế quen thuộc nhưng bây giờ ánh trăng rọi trên hoa lại trở nên huyền diệu. Phải chăng đó là khoảnh khắc bừng sáng của tâm thức? Con người quên hết việc đời, lợi lộc, công danh, địa vị, chỉ còn tâm hồn chan hòa bình đẳng cùng vạn vật. Kết thúc bài thơ, chúng ta cảm nhận được sự thư thái tuyệt đối trong tâm hồn, tận hưởng trọn vẹn thực tại cuộc sống và vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm bình lặng ấy cũng bắt gặp lại trong một buổi sáng sớm sau đêm mưa: Thị phi niệm trục triêu hoa lạc, Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn. (Sơn phòng mạn hứng II) (Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm, Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.) [7, tr.469] Trong bài Đại Lãm Thần Quang tự, Trần Nhân Tông cũng với cái tâm bình lặng ấy để an nhiên thưởng ngoạn cuộc sống, hòa nhập vào với thiên nhiên thơ mộng: Thần quang tự liễu hứng thiên u, Sanh thỏ phi ô thiên thượng du. Thập nhị lâu đài khai hạo trục, Tam thiên thế giới nhập thi mâu. Tục đa biến thái vân thương cẩu, Tùng bất tri niên tăng bạch đầu. Trừ khước trụ hương tham Phật sự, Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu. (Đại Lãm Thần Quang tự) 70 (Chùa Thần Quang vắng lặng, hứng thú có nét u nhã riêng, Chở ngọc thỏ, cưỡi kim ô du ngoạn trên bầu trời Mười hai tòa lâu đài mở ra bức vẽ, Ba nghìn thế giới thu vào mắt thơ. Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hóa chó xanh, Cây thông chẳng biết đến năm tháng, nhà sư đầu đã bạc. Ngoài việc thắp hương tham thiền ra, Mọi điều suy nghĩ đều cho qua hết.) (Chùa Thần Quang trên núi Đại Lãm) [7, tr.481] Cuộc đời là hư ảo, luôn luôn biến đổi nhưng với một tâm hồn thấu triệt mọi đạo lí, thi nhân hòa cùng cảnh vật. Dưới con mắt thơ, cảnh vật trên núi Đại Lãm giống như chốn thần tiên, vừa đẹp vừa nên thơ. Con người ở đó ngắm nhìn cảnh trí, thu vào tầm mắt cả thế giới với cái tâm tự tại, mọi chuyện trong cuộc sống không còn vướng bận: Cảnh tịch an cư tự tại tâm, Lương phong xuy đệ nhập tùng âm, Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh nhân thắng vạn câm. (Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca) (Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại, Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông. Giường thiền ở dưới gôc cây kinh một quyển, Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng.) [7, tr.535] Tinh thần nhập thế đã mang đến cho Trần Nhân Tông một tâm hồn an nhiên tự tại trước những biến thiên của cuộc đời. Sự an nhiên, tự do trong tâm hồn giúp thi nhân có cuộc sống thanh thản, hài hòa cùng thiên nhiên vạn vật. Đó là một triết lí sống tích cực. 71 Tiểu kết chương 2 Ở Trần Nhân Tông có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_23_1381854704_9361_1872754.pdf
Tài liệu liên quan