Luận văn Đặc điểm thơ và từ đào tấn

MỤC LỤC

Trang phụ bìa .1

Mục lục

DẪN NHẬP.1

Chương 1: ĐÀO TẤN – CON NGƯỜI, THỜI ĐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC.11

1.1. Con người và thời đại.11

1.1.1.Con người .11

1.1.2.Thời đại.24

1.2. Sự nghiệp sáng tác .29

1.2.1. Kịch bản tuồng.29

1.2.2. Thơ và Từ khúc.35

Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG NỘI DUNG THƠ VÀ TỪ

ĐÀO TẤN.37

2.1. Tấm lòng ưu quốc ái dân .37

2.1.1.Nỗi niềm ưu tư quốc nạn .37

2.1.2. Tấm lòng yêu thương nhân dân .49

2.2. Tâm sự lữ khách tha phương và ước vọng hoàn hương ẩn dật.55

2.2.1. Nỗi niềm thương nhớ quê nhà .55

2.2.2. Giấc mộng hoàn hương ẩn dật.64

2.3. Tình yêu thiên nhiên và tình cảm thân tộc, bằng hữu.70

2.3.1. Tình yêu thiên nhiên .70

2.3.2. Tình cảm thân tộc sâu nặng, thiêng liêng .77

2.3.3. Tình bằng hữu keo sơn, thân thiết .90

Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG NGHỆ THUẬT THƠ VÀ

TỪ ĐÀO TẤN.94

3.1 Ngôn ngữ .94

3.1.1 Từ ngữ.95

3.1.2 Câu thơ.104

3.2 Thể loại .119

pdf153 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ và từ đào tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mộng tùy xuân nhiễm nhiễm quy (Quý Mão trừ tịch thư hoài) (Năm tháng trôi đi nhanh như ngựa trạm Mộng nhớ quê nhà luống theo xuân về) Có những đêm mưa lạnh, gió rét, trong khi bao người đang quây quần, sum họp bên gia đình thì ở căn phòng nhỏ nơi đất lạ xa xôi, dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu hiu hắt, chỉ một mình “cánh chim hồng lẻ loi lạc loài” Đào Tấn lặng lẽ với nỗi nhớ quê đến day dứt của riêng ông: 13 Nhóm tác giả Vũ Ngọc Liễn đã ghi nhầm thành điệu Tô mộ già 14 Nhiếp khẩu đạo trung – Nguyễn Du 59 Di đăng tịnh lập tiểu song tiền Bạc vũ khinh hàn nhân vị miên Khách cửu hồn vong xuân kỷ độ Tiếu tùng nhi bối vấn sinh niên (Canh Tý trừ tịch) (Xê ngọn đèn rồi đứng im trước cửa sổ Mưa phùn rét nhẹ, người chưa ngủ Ở đất khách lâu ngày như không còn nhớ mấy mùa xuân đã đi qua Buồn cười là ta phải theo hỏi lũ cháu con về năm sinh tháng đẻ của mình) Thấp thoáng sau hình ảnh một người “khách gươm đàn” tóc đã nhuộm màu thời gian, dường như có một tiếng thở dài đắng đót, một nỗi sầu xa xứ miên man. Ngồi một mình trong căn phòng vắng, Đào Tấn khẽ nở một nụ cười, cái cười nghe sao thật buồn khi lặng lẽ ngẫm nghĩ về cuộc đời phiêu dạt đã qua. Ông tự “chê” bản thân lẩm cẩm “phải theo hỏi lũ cháu con về năm sinh tháng đẻ của mình” nhưng thật ra mỗi một ngày trôi qua là một ngày nỗi nhớ quê hương thêm đong đầy trong trái tim nhà thơ. Trong sáu mươi ba năm gắn bó với trần thế thì đã có hơn ba mươi năm ông cô đơn làm thân lữ khách. Khoảng thời gian lênh đênh, xiêu tán ấy cứ trở đi trở lại trong thơ ông như một lời nhắc nhở, một nỗi ám ảnh day dứt, xót xa. Ba mươi năm Đào Tấn mỏi mệt trong vòng trần ai tranh giành thoán đoạt cũng là ba mươi năm ông âm thầm góp nhặt, ôm mang nỗi nhớ với quê hương: Toan tuần ngũ thập lục niên hoa Dĩ trấp niên xuân bất tại gia (Tuế đán ngẫu thành) (Thấm thoát đã năm mươi sáu tuổi tròn Hết ba chục cái xuân ta không có ở nhà) Tùng cúc biệt lai tam thập tải 60 Giai kỳ ngã diệc lão khiên ngưu (Thất tịch) (Đã ba mươi năm xa cội tùng khóm cúc Nên ta cũng là chàng Ngưu già mong ngày gặp lại) Những năm dài đằng đẵng hết “lui tới đèo Hải Vân” rồi lại “qua kinh thành Huế” đã làm cho nỗi “tư hương” vốn đã trĩu nặng, mênh mang trong tâm hồn nhà thơ thêm thẳm sâu, diệu vợi. Dõi mắt về phương trời “gia sơn” xa xôi, bao nhiêu lần trái tim nhà thơ thổn thức với nỗi buồn lưu lạc là bấy nhiêu lần những giọt lệ tha hương trong ông nghẹn ngào tuôn rơi: Khứ niên hựu đới mặc y hành Lai vãng Vân quan quá kinh lạc Cô hồng tiểu tiểu bạch vân biên Hồi thủ gia sơn song lệ lạc (Hoan thành dư gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu) (Năm qua lại mặc áo đen mà ra đi Lui tới đèo Hải Vân, qua kinh thành Huế Như cánh chim hồng lẻ loi lạc loài trong mây trắng Ngoảnh lại quê nhà nước mắt rơi) Đối với những người phải xa quê lâu ngày như Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Thông hay Đào Tấn... dường như nỗi buồn tha hương lúc nào cũng khắc khoải trong lòng. Cũng chính bởi luôn mang tâm thế của một kẻ lưu lạc “lấy việc sống với bè bạn làm niềm vui” nên bất cứ cảnh vật nào ở nơi đất lạ cũng gợi cho họ nhớ đến cố hương. Chỉ cần một tiếng chim gọi mùa, một làn khói mỏng lẩn khuất trong ánh hoàng hôn hay một sắc hoa đung đưa trong gió...cũng đủ làm cho hình ảnh quê hương ngập đầy trong nỗi nhớ của những kẻ đi xa. Nếu Cao Bá Quát khi nghe tiếng chim tu hú kêu, náo nức nghĩ đến mùa vải chín hồng ở quê nhà: Nhất thanh cô ố nhập liêm lung, Kinh khởi ly nhân phục chẩm trung. 61 Khả ức cố hương phong vật phủ? Am la hoàng tiếp lệ chi hồng 15 (Một tiếng tu hú vang vào trong rèm Đánh thức người khách tha hương dậy, nằm gục đầu trên gối Không biết ở quê nhà phong vật bây giờ như thế nào? (Có lẽ) mùa xoài chín vàng tiếp theo mùa vải chín đỏ), và Nguyễn Thông khi nhìn những làn khói mỏng bay nghi ngút trên ngọn tre, những con đường như lẩn trong mây núi sực nhớ tới mảnh đất Gia Định thân thương mà ông đã gắn bó từ thuở thiếu thời: Thôn yên quá trúc viễn, Tùng ảnh lạc giang sơ. Điểu đạo vân câu quýnh, Cô chu tuế dục trừ. Sổ gia lâm hạ trú, Liêu lạc tự ngô lư. 16 (Khói xóm chơi vơi qua làn tre xa Ngó dọc bờ sông, bóng tùng thưa thớt, là đà trên mặt sông Con đường nhỏ cùng với mây núi xa tít Chiếc thuyền con chèo ở trên sông vào lúc cuối năm Dưới chân rừng có mấy nhà ở lác đác Cảnh quạnh hiu tương tự nhà ta) thì thi sĩ Đào Tấn khi trông thấy đóa sơn trà khoe sắc trong gió xuân nơi đất lạ lại bồi hồi nhớ đến miền quê thanh bần, yên ả, nơi có túp lều cỏ ra vào sớm trưa, có loài hoa tri kỉ mà ông từng cùng nguyện ước “sống mãi bên nhau”: Tằng dữ tư hoa đính cửu cư 15 Trích trong bài “Văn bá lao” – Cao Chu Thần thi tập 16 Trích trong bài “Long Hồ vãn phiếm (Ất Mão)” 62 Tiểu Linh Phong hạ ức ngô lư Kim triêu khách địa phùng xuân sắc Đệ nhất phiên phong tính cập cừ (Lập xuân nhật quan sánh sơn trà độc khai nhân ức Mai viên thử hoa bất tri khai vị hữu tác) (Từng hẹn ước với hoa này sống mãi bên nhau Nhớ túp lều ta ở dưới Tiểu Linh Phong Nơi đất khách hôm nay lại gặp sắc xuân Là gió đầu mùa và hoa sơn trà) Có thể nói, quê hương đã trở thành niềm vui, nỗi buồn của cả cuộc đời Đào Tấn. Tuy ra làm quan với nhà Nguyễn nhưng tâm hồn thi nhân thì để cả ở nơi quê nhà xa xôi. Với ông, được trở về với mảnh đất chôn nhau cắt rốn thuở thiếu thời cũng chính là được cuộc đời trả lại sự thanh thản vô giá, trả lại niềm hạnh phúc nguyên sơ cho lòng mình. Hơn nửa đời người, cánh chim hồng Đào Tấn đã bay thật xa mong tìm kiếm “thiên đường” để rồi đến cuối cùng, lúc được trở về “chiếc tổ” thân thương, nơi “học nói” ngày nào, ông mới vỡ lẽ ra rằng chính quê hương mới là bến đỗ hạnh phúc, bình yên nhất cho tâm hồn: Quyện điểu tà phi phản cố lâm Mỗ khâu mỗ thụ phí tương tầm Ngẫu qua bình nhật học ngữ xứ Vong khước cao tường thiên lý tâm (Quá phỏng Kỳ Sơn Đặng gia trang ức thiếu thời độc thư xứ ngẫu chiếm) (Cánh chim chiều mỏi mệt quay lại mảnh rừng xưa Phí bao công kiếm tìm gò kia, bụi nọ Chợt ngang qua nơi xưa kia hằng ngày “học nói” Liền quên hết tấc lòng cao bay ngàn dặm) Thực tâm, Đào Tấn muốn trở về quê hương để giữ lòng sạch trong, để thôi không còn mỏi mệt với cuộc đời thị phi, thế nhưng, ước mong ấy của ông đâu phải 63 có thể dễ dàng thực hiện. Thực dân Pháp luôn sợ ông ủng hộ và liên kết với phong trào yêu nước ở địa phương nên cứ cách một thời gian, chúng lại luân chuyển ông đi "làm quan" ở nơi khác. Cùng với những lần thay đổi ấy, niềm thương nhớ quê nhà trong lòng nhà thơ lại dào lên đầy chua xót. Càng "ức tư hương" bao nhiêu thì Đào Tấn càng buồn tủi bấy nhiêu khi nghĩ đến thân phận lữ khách cô đơn, nổi trôi trong bể đời đen tối của mình. Những khi mượn vò rượu túi thơ để trút bầu tâm sự, thi nhân thường hay tự ví mình như cánh chim trời vô định, mỏi mệt giữa dòng đời ngược xuôi cũng là vì vậy. Rất nhiều lần trong các sáng tác của Đào Tấn, ta bắt gặp hình ảnh cánh chim hồng lẻ loi, phiêu dạt: Hựu kiểm cầm thư hướng Bắc hành Phi hồng tông tích tiếu ngô sinh (Phụng chỉ cải Nghệ An giản lưu đồng thành) (Lại thu xếp sách đàn để đi ra phía Bắc Cười cho cuộc đời ta như tung tích chim hồng) Cô hồng tiểu tiểu bạch vân biên Hồi thủ gia sơn song lệ lạc (Hoan thành dư gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu) (Như cánh chim hồng lẻ loi lạc loài trong mây trắng Ngoảnh lại quê nhà nước mắt rơi) hay cánh chim âu biền biệt phương trời: Nhàn âu tùy lãng ánh Tự du du (Quá Kim Long dịch) (Cánh chim âu nương theo ánh sóng Biền biệt hoài) Nỗi buồn nhớ quê xa của thi nhân như vương nặng trên đôi cánh chao đảo của bóng chim cuối trời. Bởi luôn mang nỗi nhớ với cố hương ở trong lòng như thế 64 nên khi nhận được chiếu chỉ trở lại nhậm chức ở kinh thành, lúc xuôi thuyền ngang qua bến đò Kim Long (Kim Luông) ngày nào, nhà thơ không dấu nổi một tiếng thở dài chán chường: Lãng tích niên niên thân vị thâu Trùng quá Kim Long dịch (Quá Kim Long dịch) (Bước chân phiêu bạc ôi chẳng lúc nào dừng Lại qua trạm Kim Long) Đào Tấn xa quê nhiều cho nên trong suốt cuộc đời mình, ông luôn mang nặng tấc lòng thương nhớ với quê hương. Dù phải bôn ba ngược xuôi hay có làm quan đến chức Thượng thư, Tổng đốc, lúc nào ông cũng đặt trọn trái tim ở chiếc nôi quê nhà bình yên. Chỉ có quê nhà mới làm ông tạm quên đi nỗi buồn thế cuộc, nỗi buồn thân phận nổi trôi trong cõi nhân gian "bạc quá vôi mà mỏng quá mây" mà thôi! Chính tấm lòng son sắt luôn đau đáu hướng về cố hương xa xôi ấy đã gieo vào lòng người đọc một ấn tượng thật đẹp về tâm hồn, nhân cách của một con người luôn nặng trĩu nỗi ưu tư cho vận số dân tộc và chan chứa tình thương với nhân quần khốn khổ, cần lao. 2.2.2. Giấc mộng hoàn hương ẩn dật Đối với các nhà nho nói chung, lẽ xuất – xử, hành – tàng trong cuộc đời luôn là một điều khiến họ phải băn khoăn, trăn trở. Xưa kia, Khổng Tử từng dạy học trò rằng: “Người quân tử nước có đạo thì xuất hiện, nước vô đạo thì đi ẩn”. Bài học giữ thân thanh sạch khi bản thân bất lực trước cuộc đời “vô đạo” ấy đã in sâu trong tâm thức của bao thế hệ nhà nho nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ “trở về núi nằm nghe hạc kêu, vượn hót”17. Trong số những nhà nho trót sinh vào “thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước nhà”, Đào Tấn thuộc lớp người tuy có lòng yêu nước, thương dân nhưng không thể công khai đứng lên chống giặc, chống triều đình mà chỉ có thể âm thầm ủng hộ, giúp đỡ các nghĩa đảng, nghĩa quân. Ôm mang nhiều khát vọng tốt đẹp cho đời nhưng lực bất tòng tâm cho nên 17 Thơ Nguyễn Thông 65 Đào Tấn lúc nào cũng buồn, cũng day dứt. Có lúc ông đã ước mơ được an hưởng những ngày tháng tiêu dao, bình yên như nhà thơ cưỡi bò vàng Nguyễn Công Trứ: Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà mặc tỉnh say. Liếc mắt coi chơi người lớn bé, Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay. Của trời trăng gió kho vô tận, Cầm hạc tiêu dao đất nước này. (Thú ẩn dật) hay như “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” Nguyễn Khuyến: Bảy gian nhà ở tháng ngày ung dung. Tây nam có lạch nước trong, Cúi xem đàn cá, vẫy vùng sớm trưa, Đông bắc tre mọc đầy bờ, Rạng ngày hơi mát thoáng đưa song đào. Nào khi chống gậy ra vào, Khi ngồi tựa ghế, thấp cao mặc lòng. Khi vui chuốc chén rượu nồng, Có khi hào hứng mươi chung chẳng từ. Lại thêm gạo mới ngọt lừ, Lại thêm rau hái vườn nhà thơm tho. Gọi con giở sách bi bô, Xa xôi nhớ đến đời vua Toại, Hoàng. (Hạ nhật ngẫu thành) song cái trách nhiệm của một sĩ phu khi đất nước suy vong, cái khát vọng muốn làm điều gì đó, dẫu chỉ là điều bé nhỏ thôi, để giúp ích cho đời đã khiến ông không thể yên phận lui về quê sống cảnh nhàn hạ. Trong bài thơ viết để tiễn một người bạn về hưu, ông đã cạn lòng bày tỏ hết mối tâm tư: Hữu thân thùy bất vị thân mưu 66 Yếu đắc hành tàng vô tự vưu Đảnh nại hà tâm đương trọng phụ Giang hồ tùy địa ký ngô ưu Du nhàn bán nhật giả, tri túc Đồ báo thử sinh ưng vị hưu (Thử vận tống Cúc Viên Trương Đông Các công trí sự) (Đã có thân thì ai lại chẳng lo cho thân Cốt sao không phải ăn năn về sự xuất hay xử của mình Đỉnh vạc lòng nào đương nổi chức vị nặng nề, Mà tùy nơi gửi gắm nỗi ưu sầu ở chốn giang hồ Trộm thư thả nửa ngày đã là biết đủ Đền đáp cho cuộc đời này nên chửa vội về) Thế nhưng cuộc đời thật lắm nỗi trớ trêu! Trong khi Đào Tấn luôn mong được tận hiến cho đời thì cái xã hội phong kiến đã quá mục ruỗng của nhà Nguyễn lại không cần chút “đồ báo thử sinh” ở nơi ông. Đau buồn, cay đắng vì đã lỡ đem thân vào cuộc thế nhiễu nhương, đã không thể đảo ngược thời gian để thôi không mơ làm một kẻ sĩ ôm tráng chí tung hoành “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc”18 trong thời đại “sách vở ích gì cho buổi ấy”19, Đào Tấn nguyện ước, nếu có kiếp sau và nếu có thể biết được vận số của mình trong kiếp nhân sinh tương lai, ông sẽ chẳng bao giờ đặt chân vào chốn cửa Khổng, sân Trình, chẳng bao giờ đeo đuổi khát vọng “trí quân trạch dân” đau xót, đầy viễn ảo như thực tại hôm nay: Tha sinh như khả bốc Mạc hướng tuyết song trung (Khốc tây tân Đinh Tử Trạch) (Giá có thể đoán được kiếp sau Xin chớ quay về nơi cửa sổ có tuyết rơi) 18 Thơ Nguyễn Công Trứ 19 Thơ Nguyễn Khuyến 67 Càng thương đời dâu bể, thương thân bó buộc bao nhiêu ông càng hối hận bấy nhiêu khi đã không sớm dứt khoát vứt bỏ cái khóa lợi xiềng danh để trở về quê hương: Thu khí bán sơn hoàn cổ mộ Xuân phong nhất nguyệt ức tiên sinh Càn khôn nộn tán quy lai vãn Không phụ ngô sư hối nhữ tình (Sơ thu vãng yết nghiệp sư Nhơn Ân Nguyễn tiên sinh sơn phần cảm thuật) (Hơi thu tỏa quanh ngôi mộ xưa ở lưng chừng núi Nhớ khi đến với thầy như ngồi giữa gió xuân Trời đất (thời thế) đã đảo lộn rồi mà ta thì về chậm Lòng rất hối hận vì đã phụ lời thầy dạy bảo) Những ngày đầu mới đặt chân vào đường hoạn lộ, Đào Tấn đã say sưa biết mấy với ước mơ tận hiến cho đời. Nhưng càng đi sâu vào xã hội, nhà thơ mới càng thấy rõ bản chất thối nát thật sự của một chế độ cầm quyền đã quá suy vong. Thái độ hăm hở dấn thân của kẻ làm trai ban đầu đã nhường chỗ cho sự tuyệt vọng, chán chường của một ông quan mỏi mệt. Nếu trong một bài thơ viết cho con, ông ngậm ngùi than thở: Phù thế công danh ngô lão hỷ Cúc tùng tam kỉnh túc du quan (Thạch, Tuyên nhị tử nhập Quốc học lâm hành thư thử miễn chi) (Công danh ở đời này cha đã già rồi Ba luống cúc tùng đủ để yên vui) thì ở một bài thơ khác, ông tỏ ra hết sức ngao ngán: Nhân sinh vũ nội các hữu thác Ngã yểm phong trần trì nhất xa (Hoan thành dư gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu) 68 (Mỗi kẻ sinh ra trong trời đất này đều có niềm riêng Ta chán cảnh một cỗ xe quan lao vào gió bụi) Trải qua bao phen "phong trần", với nhà thơ, hạnh phúc của một đời người không phải là dinh thự bề thế, uy nghi, không phải là áo mũ xênh xang, ngựa xe nhộn nhịp mà chỉ đơn giản là phút giây cả gia đình sum họp đầm ấm ở chốn “tam hưu”: Nhi tôn thuận chúc bình an phúc Phu phụ nhàn đàm nại cửu duyên (Lục thập sinh nhật Mai viên tiểu chước) (Đàn con cháu thuận lời chúc phúc an lành Vợ chồng tâm sự về chuyện tình duyên bền chặt) Khi ước vọng làm cánh chim bằng tung bay giữa đất trời cao rộng, làm bầy tôi hiền phò vua giúp dân của Đào Tấn vỡ òa trong niềm đắng cay, chua xót thì khao khát được trở về quê hương để rũ sạch hồng trần, để “làm một lão tiên khờ dại” giữ tâm hồn, cốt cách “hoa mai” thanh sạch trong ông lại càng trở nên mãnh liệt. Tuy vẫn “làm quan” với triều đình nhưng trong thâm tâm, lúc nào ông cũng “toan tính” chuyện “viết bài thơ “mong mỏi sự trở về””: Tiên đế ủy vi kim nhật dụng Cô thần hoàn tác cố sơn mưu (Vô đề) (Đấng tiên đế ủy thác cho ta phải làm công việc ngày hôm nay Nhưng kẻ bầy tôi cô đơn này lại toan tính việc trở về non cũ) Những chiều hôm một mình ngắm “bóng nhạn sa” bên trời: Đêm nao gió thu ngập cả góc trời Mấy cội bàng lá úa cứ ngỡ là hoa Gác cao biếng tựa nhìn ráng chiều rơi Chẳng về nhà 69 Ngang trời lại thấy bóng nhạn sa (Thu oán, Điệu Ức vương tôn) hay những đêm cô đơn, "rầu rĩ" với vầng trăng tròn: Niềm li biệt rầu rĩ trời mây tối Cớ sao trăng đêm nay Vẫn tròn soi nhà khác? (Bài từ thứ 29, điệu Lâm giang tiên) chính là những lúc giấc mộng được trở về quê hương trong ông được đẩy lên đến cùng cực. Nhìn lại gần 100 bài thơ và từ của Đào Tấn, có thể thấy, ngoài nỗi niềm ưu quốc ái dân thì ước vọng được “quy gia”, được đoàn tụ với gia đình chính là sở nguyện tha thiết nhất, mãnh liệt nhất của thi nhân. Hơn ba mươi năm lưu lạc, nổi trôi, lúc nào trái tim ông cũng đau đáu niềm mong mỏi được về hưu để trở lại với quê hương. Ước mong được “hoàn gia” ấy có lúc ông nói trực tiếp: Trường an ngã hữu mai viên tại Mộng lý hoàn gia tam thập xuân (Thạch, Tuyên nhị tử nhập Quốc học lâm hành thư thử miễn chi) (Nơi Trường An cha đã có vườn mai ở đấy Ba chục năm nay ta vẫn ước mơ về quê cũ) có lúc ông nói thông qua những hình ảnh ước lệ trong điển cũ, tích xưa: Ly đình khẳng khái tiêu ưu tửu Hành lý trân tàng mật tuyến y Viên thất hoa tình chiêm thước hỷ Tùng giang phong tế ức lư phì (Đắc quy, thư thử liêu đương biệt giản) (Nơi tiễn biệt khẳng khái uống chén rượu tiêu sầu Trong hành lý, trân trọng giữ tấm áo khâu dày mũi kim của mẹ 70 Hoa rực rỡ nơi nhà huyên chắc đang vui mừng về chim khách báo tin Cơn gió thoảng trên sông Tùng khiến nhớ gỏi cá mè) Dù bằng cách thể hiện nào đi chăng nữa thì trong mỗi dòng thơ đong đầy tâm trạng đó ta luôn thấy ánh lên một giấc mộng hoàn hương tha thiết, một nỗi niềm ly hận tê tái, não nề. Đến gần cuối cuộc đời, Đào Tấn cũng được trở về quê nhà sau bao tháng ngày tha phương, lưu lạc. Giấc mộng hoàn hương luôn đau đáu trong tim rốt cuộc cũng đã thôi không làm thi nhân chan chứa lệ sầu. Chỉ đáng tiếc là những ngày tháng thư thả ở nơi quê nghèo an vui ấy của ông lại “ngắn chẳng tày gang”. Ba năm sau ngày được trở về, Đào Tấn đã mãi mãi nằm lại bình yên giữa bạt ngàn hoa mai thanh khiết như di nguyện của ông lúc sinh thời. 2.3. Tình yêu thiên nhiên và tình cảm thân tộc, bằng hữu 2.3.1. Tình yêu thiên nhiên Trong mỗi trang thơ, mỗi điệu từ của Đào Tấn, ngoài bóng dáng của một kẻ sĩ luôn mang nặng nỗi quan hoài với đất nước và nhân dân; một ly khách luôn ưu tư, phiền muộn với nỗi buồn tha hương, lưu lạc, ta còn gặp một phương diện khác, một dáng vẻ khác của tâm hồn nhà thơ. Đó là một tâm hồn nghệ sĩ vô cùng tinh tế và dào dạt tình yêu với thiên nhiên muôn sắc diễm lệ. Quay trở lại với nhà Nguyễn bởi sức ép từ phía thực dân và triều đình nên trong suốt khoảng thời gian làm quan về sau, chẳng bao giờ Đào Tấn rũ bỏ được cảm giác phiền muộn trong lòng. Dù là lúc đi chầu hay khi bất đắc dĩ phải ngồi trên bàn tiệc của ngài Ngự, lúc nào thi nhân cũng cô đơn, lặng lẽ với nỗi buồn của riêng ông. Trong triều, không phải Đào Tấn không có bạn tâm giao để cùng ông sẻ chia niềm vui, nỗi buồn nhưng mỗi người đều có cuộc sống riêng, không ai có thể ở mãi bên Đào Tấn những lúc ông vương mang mối tơ lòng và không phải lúc nào ông cũng có thể nói hết với bạn những suy nghĩ trong tâm tư của mình. Trong những lúc lẻ loi, cô quạnh, trong những lúc bản thân có tâm sự nhưng chỉ đành “nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình” (Truyện Kiều), thiên nhiên đã trở thành người bạn 71 tri kỉ của thi nhân. Những khi “đi chầu về ngồi một mình đốt hương và mong nhớ”, chỉ cần được ngắm mấy khóm phong lan thanh thoát trong gian phòng, nhà thơ đã tìm được phút nhẹ lòng trước cái không khí oi nồng, ngột ngạt của đất nước trong những ngày binh lửa: Huệ ngã lan hoa tam sổ tòng Phiêu nhiên nhập tọa hữu thanh phong Triều hồi độc tọa phần hương ức Hà xứ giai nhân không cốc trung (Tịnh Am tôn thất tặng lan thư dĩ báo chi) (Cho ta mấy khóm phong lan Lẳng lặng khi vào nhà chỗ ngồi như có luồng gió mát Đi chầu về ngồi một mình đốt hương và mong nhớ Khách giai nhân như hoa lan trong hang vắng nào) Tìm đến với người bạn thiên nhiên, với không gian trong sáng, khoáng đạt của sông núi, mây trời, dẫu sông núi ấy, mây trời ấy chẳng phải những dáng hình quen thuộc của xứ sở quê hương nhưng con người thơ trong Đào công cũng có thể tạm quên nỗi buồn tha hương và cảnh sống cô đơn của bản thân giữa bể đời vạn ác: Tình minh nhất trạo phiếm xuân phong Viễn quá thanh đàm bích thị đông Khán tận giai sơn tam thập lý Khước vong thân thế tại cô bồng (Châu hành ngẫu đắc) (Lúc tạnh sáng, một mái chèo lưu lạc trong gió xuân Xa tít mãi phía đông đầm xanh và chợ biếc Nhìn hết dãy núi đẹp ba mươi dặm Thì quên cả thân thế mình đang ở dưới chiếc mui cô quạnh) Cái thanh khí trong lành của làn gió xuân cùng vẻ tươi mới của “đầm xanh và chợ biếc” đã xua đi những gam màu lưu lạc ảm đạm trong tâm hồn người lữ 72 khách tha hương Đào Tấn. Trong giây phút mà vũ trụ và con người như hòa điệu, như có chung một linh hồn ấy, cánh cửa tâm hồn của nhà thơ đã hoàn toàn rộng mở để đón lấy thiên nhiên xinh đẹp, hữu tình. Giữa không gian sông nước mênh mông, giữa ba mươi dặm núi non xanh thẳm, trùng điệp ấy, ta không còn thấy bóng dáng một ông quan trọng thần luôn ưu tư, sầu muộn vì nỗi buồn ly hương, nỗi sầu thế cuộc mà chỉ thấy còn lại với gió, với mây một lãng khách đang mê mải say ngắm vẻ đẹp trong trẻo, diễm lệ của sông núi, đất trời. Cũng chính vì luôn yêu mến, quyến luyến với thiên nhiên nên tuy không sinh ra ở đất Kinh đô hoa lệ của nhà Nguyễn, không có tuổi thơ êm đềm bên dòng Hương giang thơ mộng nhưng trong tâm hồn Đào Tấn, tình yêu với thiên nhiên và con người nơi đây bao giờ cũng chân thành, nồng hậu. Chẳng biết tự bao giờ, dòng sông Hương hiền hòa đã đi về cùng bao tâm sự của thi nhân trong mỗi trang thơ ông. Những lúc cô đơn, nhìn nước Hương giang lặng lẽ chảy xuôi dòng, thi nhân không khỏi chua xót khi nghĩ tới thân phận “con thuyền nhỏ” bị bó buộc của mình: Lãng tích niên niên thân vị thâu Trùng quá Kim Long dịch Ức đồng du Thùy dương hà xứ hệ biên châu Hương giang thủy Y cựu hướng đông lưu Tịch mịch chuyển thiêm sầu (Quá Kim Long dịch, điệu Tiểu trùng sơn) (Bước chân phiêu bạc ôi chẳng lúc nào dừng Lại qua trạm Kim Long Nhớ bạn đồng du Cành liễu rũ nào buộc con thuyền nhỏ Nước sông Hương Vẫn chảy về dòng Thanh vắng khắc thêm sầu) 73 Không chỉ là “chứng nhân” cho nỗi sầu thế cuộc và nỗi buồn thân phận của Đào Tấn, sông Hương còn là người bạn không thể thiếu của nhà thơ khi giấc mộng về quê trong ông dâng lên thành niềm u uất. Sóng nước Hương giang đang cuộn trào ngoài kia đã hòa cùng vô vàn những giọt lệ nhớ quê thê thiết của thi nhân: Én lẻ lênh đênh về nơi đâu Không về rường nhà mà đậu Đáng thương lệ buồn đã không còn nhiều Chảy đến sông Hương, giọt giọt thảy đã thành sóng (Bài từ thứ 25 – Điệu Ngu mĩ nhân) Có thể “ai cũng biết nước sông Hương”, cũng có thể nói sông Hương trữ tình, thi vị khi được hỏi đến nhưng không phải ai cũng hiểu được “tâm hồn” của dòng sông đã ngàn đời đã ôm ấp, vỗ về đất và người xứ Huế ấy. Phải thật sự yêu mến sông Hương, thật sự trải lòng mình cùng với sông Hương, Đào Tấn mới có thể hiểu được cái “hương nước” thanh tao của “người bạn tri kỉ”: Cộng thức Hương giang thủy Vô nhân thức thủy hương Nguyệt lương thiên vị hiểu Giai minh dữ quân thường (Hương giang thủy hữu sở ký) (Ai cũng biết nước sông Hương Nhưng mấy ai biết hương nước ấy Những đêm trăng trong mát, những lúc trời chưa sáng Pha ấm chè ngon cùng anh thưởng thức) Tâm hồn nghệ sĩ luôn yêu mến và nhạy cảm trước thiên nhiên đã khiến cho trái tim Đào Tấn luôn ngân lên bao cung bậc dạt dào cảm xúc khi được “gặp gỡ” với “người tri âm”. Khi đi ngang qua đèo Hải Vân, dường như nhà thơ đã không thể giữ được nỗi bồi hồi, xúc động trước không khí trong lành, tinh khiết, trước vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của núi rừng: Hải Vân quan thượng ngọ phong vi 74 Tế vụ hàn yên bạn khách y Hô hấp vạn sơn thanh lãng khí Trường An gia cận hảo huề quy (Quá Hải Vân) (Trên đỉnh Hải Vân gió trưa thoảng nhẹ Khói lạnh cùng sương rây như bận bịu áo kẻ qua đường Mặc sức hít thở không khí trong lành của muôn núi Nhà cạnh Trường An tốt nhất là dắt cả cái khí mát cùng về) Đất trời đã vào giữa trưa mà cảnh vật nơi đèo Hải Vân vẫn còn say ngủ trong màn sương mong manh, tĩnh lặng. Trong không gian yên bình, thi vị ấy, sương khói tựa như cũng quyến luyến, khẽ níu áo người khách viễn phương để rồi đến khi phải ra đi, lữ khách cũng thầm bịn rịn, ao ước được “dắt cả cái khí mát cùng về”. Dạo qua những trang thơ của Đào Tấn và nhà thơ cùng thời Nguyễn Quang Bích, có thể thấy, nếu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Quang Bích thường mang đậm nét hùng vĩ, phóng khoáng với sông Hồng nước đỏ, sông Thao cuồn cuộn mùa mưa, với những rặng núi hiểm trở ngàn trùng khắp vùng trời Tây Bắc kiểu như: Tuấn lĩnh thiên trùng lập, Nhiễu khê như thành hào. Loạn thạch tích khê tâm, Nhất vũ thành ba đào. (Đại Lịch đạo trung ngộ vũ) (Núi cao ngất nghìn trùng, Khe chảy như vòng cung. Lòng khe đá lởm chởm, Mưa xuống sóng đùng đùng) hay: Thủy thanh bào háo thiên ngưu hống, Thạch duẩn lân tuân vạn giáp toàn. 75 Xà trận uyên diên vu ngạn chử, Hùng sư ẩn hiện điệp cương loan. (Quá Chiến Than) (Nước reo sùng sục nghìn trâu rống, Đá mọc lô xô tựa mũi tên. “Thế trận rắn bò” sông uốn khúc “Đoàn quân gấu dữ” núi như nêm) thì thiên nhiên trong thơ Đào Tấn lại man mác chất trữ tình, dung dị với những thanh âm trong trẻo của dòng suối nhỏ nằm lẩn khuất trong rừng cây xanh, của “tiếng cành gió rì rào”, với sắc màu lung linh của sương đêm, của“mống cầu vồng năm sắc rơi lưng chừng núi”. Bằng một sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, nhà thơ đã khéo léo vẽ ra trước mắt người đọc những bức tranh thiên nhiên rất sinh động nhưng không kém phần thi vị. Dưới ngòi bút của Đào Tấn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_26_0364067714_1272_1871095.pdf
Tài liệu liên quan