Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975

MỤC Lục

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Giới hạn đề tài. 2

3. Lịch sử vấn đề . 3

4. Những đóng góp của luận văn . 9

5. Phương pháp nghiên cứu. 9

6. Cấu trúc của luận văn . 10

Chương 1. VỊ TRÍ CỦA SƠN NAM TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.

1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 11

1.2 Vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 22

1.2.1 Vài nét về tác giảvà tác phẩm . 22

1.2.2 Vị trí Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 26

Chương 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNGCHÍNH CỦA SƠN NAM QUA

TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

2.1 Cảm hứng yêu nước của Sơn Nam gửi gắm qua đất trời Nam bộ. 31

2.1.1 Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng . 33

2.1.2 Một thiên nhiên gần gũi, hiền hoà, gắn bó với cuộc sống con người. 42

2.2 Cảm hứng ngợi ca nhữngphẩm chất tốt đẹp củacon người Nam bộ . 45

2.2.1 Cảm hứng ngợi ca tinh thần gan dạ dũng cảm, thông minh và đầy sáng taọ. 46

2.2.2 Cảm hứng ca ngợi tinh thần trọng nghĩa khinh tài . 50

2.2.3 Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời . 55

2.3 Cảm hứng ca ngợi truyền thống bất khuất của con người Nam bộ . 58

2.3.1 Kế thừa truyền thốngyêu nước của dân tộc. 59

2.3.2 Sẵn sàng chiến đấutrên tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” . 65

2.4 Cảm hứng phê phán xã hội . 75

2.4.1 Vạch trần bản chất áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai . 76

2.4.2 Lên án xã hội đồng tiền và sự băng hoại về đạo đức của con người

Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 88

3.1.1 Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng . 88

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói, thái độ và hành động. 90

3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu . 97

3.2.1 Cốt truyện . 97

3.2.2 Kết cấu . 103

3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ . 108

3.3.1 Sử dụng thuần thục ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày . 109

3.3.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ. 117

KẾT LUẬN . 124

THƯ MỤC THAM KHẢO . 129

PHỤ LỤC . 134

pdf144 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cả ý nghĩa thiêng liêng” (43,99). Sơn Nam cũng thấy được tấm lòng của hương quản Hem qua gương mặt “lạnh như đồng gợn chút gì buồn bã” của ông khi mang giải thưởng của cuộc đua về chùa cho Lục cụ chứng kiến. Đó là thái độ im lặng không nói nửa lời của Lục cụ khi biết phần thưởng “cao quí” ấy là “một lá cờ tam sắc to tướng”. Cụ nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục xót xa. Cuối cùng, trước xác của một chiếc ghe ngo mới được đào lên từ lớp phù sa gần một thước, cụ đã quyết định lấp đất lại cho nó yên thân, “cho khỏi bận hồn người xưa” (43,105). Cao quí biết chừng nào tấm lòng của những người nặng tình với quê hương đất nước đến thế. Đó cũng là cách để Sơn Nam nhắc nhở ý thức của thế hệ con cháu đời sau. Hình ảnh của Lục cụ Tăng Liên là một biểu hiện rất sống động cho tinh thần yêu nước của dân tộc. Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, phong trào Bảo vệ văn hoá dân tộc năm Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 64 1966 cũng là một bước ngoặt đánh dấu cho sự vùng dậy khắp nơi của đồng bào cả nước, nhất là ở Sài Gòn và các thành thị phía Nam. Không phân biệt tuổi tác, thành phần tôn giáo… mỗi người một tinh thần, một ý chí, tất cả vì khát vọng đánh đuổi kẻ thù giành độc lập cho dân tộc. Truyện ngắn của Sơn Nam giai đoạn này còn có bóng dáng của những anh hùng kiểu Lương Sơn Bạc. Đó là Đơn Hùng Tín trong Đơn Hùng Tín chào đời, là ông Sáu Bộ trong Đảng cánh buồm đen. Đơn Hùng Tín không phải là người anh hùng tận trung với chúa như trong truyện Tống, truyện Đường mà chúng ta từng biết. Trong tác phẩm của Sơn Nam, hắn là một kẻ vô danh, đọc truyện Đường, nuôi chí lớn chờ thời. Vì mê Đơn Hùng Tín và khao khát làm giàu nên hắn đã lần bước đến núi Tà Lơn để kết bè, lập đảng làm ăn. Sau khi học được bộ “Thiên thư bí quyết” của một đảng chủ nào đó, hắn đã trở thành một tên cướp khét tiếng vào hàng “đại ca” điều khiển một số tay em giết người cướp của không gớm tay trên Núi Dài. Đối với hắn, “lập đạo binh là để chống Tây tà... ăn cướp đâu có nghĩa là làm chuyện bất nhơn thất đức... mình ăn cướp tiền bạc của Tây tà đem phát cho kẻ bần hèn…”. “Nay mai đảng của hắn sẽ dạo khắp đó đây từ thôn quê tới thị thành tha hồ bao vây nhà ông Cai tổng, chặn xe đò... hoặc bắt cóc, thủ tiêu vài ông Tây cho biết mặt” (49,185-189). Đó là lời khuyến dụ của bọn đàn em hắn với những người đốn củi dưới chân núi. Có thể đó là lời biện minh cho những hành vi bất chính, cho khát vọng làm giàu của kẻ cướp nhưng qua họ, phải chăng Sơn Nam muốn nói đến cái vốn có, cái tiềm ẩn tốt đẹp trong mỗi con người? Trong tận cùng sâu thẳm của một kẻ xấu dường như vẫn còn chỗ ngự trị của lương tâm, của mối thù giai cấp, dân tộc. Cướp bóc, dù để phục vụ cho bất cứ chủ trương nào cũng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề được quan tâm ở đây. Có thể xem lời biện minh và những việc làm ấy, nếu có, là một khúc biến tấu đặc biệt Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 65 trong bài ca yêu nước của người dân Nam bộ qua truyện ngắn Sơn Nam. Nó nằm ngoài khuôn khổ tình cảm cho phép của xã hội. Đó còn là hình ảnh ông Sáu Bộ trong Đảng cánh buồm đen. Như chúng ta biết, người Việt ở Nam bộ vốn sùng bái nhiều thứ đạo: Đạo Tịnh, Đạo Ớt, Đạo Đất, Đạo Nằm... họ đã gởi gấm vào trong đó một niềm tin đôi khi đến mê muội, xa rời thực tế. Thế nhưng, khi đã ý thức được mối thù xâm lược, họ sẵn sàng xả thân vì đất nước. Ông Sáu Bộ là một điển hình. Sau những năm tháng đi tầm sư học đạo trên núi Cô Tô, ông đã “ngộ” ra lời của một vị đạo sĩ già: Không thể tìm một thứ đạo pháp nào khác để tu thân lánh đời, lánh nạn giữa thời buổi mạt pháp này được. Trong khi giáo pháp đang suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn đựơc thịnh thì chưa có ai thành tiên hoặc gặp tiên được. Muốn thành tiên phải dày công tu luyện để ngày kia giữ được chức vị cao, chức vị chặt đầu Tây. Một chức vị mà ngày xưa trước pháp trường, trước trăm điều khuyến dụ, hứa hẹn, người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã cả cười và chỉ xin thọ lãnh. Sau khi học được đường quờn lưu thủy, ông đã xuống núi và trở thành chúa tể Đảng cánh buồm đen. Tuy nhiên, cuộc hành trình đơn độc đó đã gặp thất bại. Tấm lòng yêu nước là vẻ đẹp trường tồn bất biến trong lòng mỗi con người. Đối với người Nam bộ, họ có cách biểu hiện riêng của mình, nhiều người đã chọn con đường Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định đã đi. Những cuộc hành trình như ông Sáu Bộ không phải là trường hợp hiếm có ở Nam bộ thời kì này. Mặc dù không thể làm thay đổi cục diện xã hội nhưng có lẽ đó là cách để Sơn Nam ngợi ca nghĩa khí, ngợi ca tình cảm dân tộc của họ. Để biến tình cảm ấy, tấm lòng ấy thành một việc làm có ý nghĩa thiết thực cần phải có một sức mạnh lớn, một đường lối đúng đắn hơn. Thế hệ con Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 66 cháu ông Sáu đã ý thức được điều đó. Tháng 2 năm 1946 có tin Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá, chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt - Miên gần Núi Sam, Châu Đốc, dân chúng đã tập trung lại để bày mưu kế. Nhiều thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ ra đi có tình đồng đội, có lời nguyện cầu thiêng liêng giữa đất trời. “Họ đã lập một bàn thờ Tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương, và mượn mặt bất làm đỉnh đồng” (43,75). Lúc ấy ông Sáu Bộ cũng đã xuất hiện, ông muốn truyền lại “đường quờn lưu thuỷ” cho lớp trẻ đi đánh giặc. Thế nhưng, thời giờ cấp bách, ngọn roi của ông không còn trọng dụng. Ôâng ngậm ngùi đau xót. Cuối cùng ông bảo “nếu thiếu củi nấu cơm, chặt khúc nó mà chụm cũng được” (43, 76). Có thể nói tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc đã dâng lên cao độ trong lòng người dân Việt nói chung và đối với đồng bào Nam bộ nói riêng. Khi cần, họ đã sẵn sàng chiến đấu đến cùng. Vài tháng sau, giặc vào đốt xóm, ông Sáu đã chết vì không chịu tản cư. Mặc dù đó là những cuộc đấu tranh tự phát nhưng cũng là một việc làm đầy ý nghĩa thể hiện tinh thần làm chủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Hình ảnh của họ là hiện thân của những người anh hùng nông dân áo vải mà Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa đã hết lời ca ngợi (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Qua Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam còn muốn chứng minh một điều, cha ông ngày xưa có muôn ngàn cách để đấu tranh chống xâm lược. Thực tế đã cho chúng ta thấy, trong nhiều cuộc đối đầu chạm trán, con người mạnh thì dùng sức, khi yếu thì dùng thế, đến khi hoàn toàn thất thế người ta thường nhắm mắt làm liều. Dân gian cũng có câu: “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân” Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 67 (Ca dao) Bị bần cùng hóa, người dân Rạch Giá cởi truồng nằm “tênh hênh” ngoài bãi biển để làm áp lực xin quần áo của nhà nước. Đến khi hương chức trong làng xuất tiền công nho may cho mỗi người một bộ vải Xiêm láng, họ cười, không nói không rằng rồi mới chịu ra về (Ông già xay lúa). Việc làm đó vừa là lời tố cáo chính sách bóc lột dã man của bọn thực dân xâm lược vừa là cách để tác giả thể hiện khí phách của người dân Nam bộ. 2.3.2 Sẵn sàng hy sinh trên tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” Càng về sau tiếng nói yêu nước trong truyện ngắn của Sơn Nam càng trở nên mạnh mẽ hơn, nhất là ở Hương rừng Cà Mau tập ba, những tác phẩm được ông sáng tác trong khoảng thời gian 1966 -1967. Điều đáng chú ý, dưới ngòi bút của Sơn Nam, đó vẫn là những câu chuyện được bao bọc trong lớp vỏ của quá khứ. Trong công cuộc tái lập xứ Nam Kỳ thuộc địa, để thể hiện tinh thần Pháp - Việt đề huề, một mặt nhà nước Pháp chủ trương kêu gọi sự hợp tác của chính quyền địa phương; mặt khác, chúng kiểm soát, bắt lính, thi hành những thủ đoạn li gián, mua chuộc. Tình hình xã hội trở nên vô cùng phức tạp. Sơn Nam đã đề cập đến thái độ bất hợp tác của người dân Nam bộ đối với thực dân Pháp như một chủ đề chính cho rất nhiều tác phẩm. Chuyện năm xưa, Ngày mưa đầu mùa, Hai ông già, Con ngựa đất là những tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có nhiều tác phẩm mang hơi hướng tự truyện. Trong Chuyện năm xưa, ông kể: Có lần “vận nước sắp tới hồi khuynh nguy” lại biết ông có chút chữ nghĩa nên Bác hương cả đã “bắt cóc” ông làm người đại diện cho dân làng Đông Thái tiếp rước quan chức nhà binh Pháp. Tức mình, ôâng cãi lại: “Vậy thì muốn giúp nước tôi phải theo bọn Sài Lang sao?” (46,39). Thế nhưng, nếu không có người đại diện nó sẽ đốt hết xóm. Vì sinh Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 68 mệnh của dân làng, hơn nữa Bác hương cả cần người “nói chuyện cho ngon để nó ngán dân mình” nên ôâng đã cúi đầu lẳng lặng ra đi mà lòng thầm nghĩ “nếu gặp bất trắc tôi sẽ chạy trốn” (46,41). Trong Ngày mưa đầu mùa Sơn Nam đã thuật lại câu chuyện của những ngày đảo chánh. Khi ấy ông chỉ là một học sinh mới rời khỏi cổng nhà trường. Làng Đông Thái, U Minh tưởng là nơi an toàn, nào ngờ những năm ấy Tây kéo xuống đóng binh. Nhiều người nơm nớp lo sợ, hễ nghe tiếng súng nổ là chạy thoát thân, vừa để an toàn tính mệnh, vừa để “thanh minh bằng xương bằng thịt rằng họ chẳng bao giờ cầm súng cho đối phương”. Trong số đó có ông. Ông đã nhận mình là một kẻ hèn nhát so với lòng can đảm, sự kiên nhẫn của các bậc tiền bối. “Trong phút giây tôi thấy mình trai trẻû mà quỳ lụy, chạy trốn trước áp lực của thực dân Pháp là hèn hạ” (46,124). Ông đã xem lời chỉ trích của ông Tư Lịch với người khác là sự phê phán của xã hội đối với những người “nhát gan”, trong đó có ông. Nhiều người cảm thấy mình nhu nhược, yếu hèn vì đã không dám đối đầu với bọn Tây tà. Họ biểu hiện thái độ của mình bằng cách quay lưng, bỏ chạy. Mặc dù “bỏ chạy” là một hành động thiếu tích cực, thiếu dũng khí, nhưng trong lúc này, bỏ chạy để tỏ rõ thái độ cương quyết bất hợp tác với giặc cũng là một cách bày tỏ lòng mình. Đó là điều đáng để chúng ta cảm thông và cũng là những cố gắng của ngòi bút Sơn Nam trên văn đàn công khai lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đã có không ít người thể hiện bản lĩnh của mình bằng một thái độ tích cực hơn. Chẳng hạn như ông Tư Lịch, ông Hương cả Bình (Ngày mưa đầu mùa, Con ngựa đất), những người đã một mực chối từ bất hợp tác với giặc. Trở lại với hình ảnh ông Tư Lịch trong Ngày mưa đầu mùa ta thấy, nếu như ông cai tổng Báu trong Con trích ré đã nâng niu quý trọng chiếc huy chương Canh Nông của nhà nước Pháp trao tặng và xem đó như một báu vật, cất Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 69 giữ trong tủ thờ thì ông Tư Lịch cảm thấy chiếc huy chương của ông năm xưa là một điều sỉ nhục. Ông là một người giàu có nhưng không chịu xu nịnh. Phó tham biện đã nài nỉ, mời ông ra làm đại hương cả nhưng ông kiên quyết từ chối. Ông đã từng vào tù ra khám về tội chống thực dân Pháp. Hồi giặc đóng đồn ở làng Đông Yên, mấy gia đình ở gần đồn tản cư ra chợ, ông khuyên nên chạy về phía mé biển, kẻo thiên hạ hồ nghi dân mình theo Tây mà xấu hổ. Ông còn phàn nàn “tệ quá! Dân xóm Đông Yên này tệ quá! Gặp Tây là chạy bừa bãi, mạnh ai nấy lo”. Khi Tây rút sạch lâu rồi mà không thấy người trở lại ông thở dài “tệ quá, nước chưa mất mà họ đã chạy quá xa” (46,126). Ông hương cả Bình trong Con ngựa đất là hình ảnh tiêu biểu hơn hết (trong Hương rừng Cà Mau) cho tinh thần bất khuất của con người Nam bộ trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Là một đại hương cả trong làng, ông đã từng đối khẩu với quan Tham biện chánh chủ tỉnh người Pháp trong một cuộc chất vấn về tội “thờ lén lút một kẻ phản loạn” mà người ấy chính là anh hùng Nguyễn Trung Trực. Lời giải thích của ông chẳng những không bị kết tội làm “quốc sự” mà dân chúng trong làng còn được tổ chức một cách long trọng lễ Kì Yên hàng năm. Giờ đây trong một tình thế mới, cô Nguyệt, con gái ông, có lẽ đang hoạt động bí mật, đã nhờ người năn nỉ ông nên tản cư gấp trong đêm nay vì ngày mai Tây sẽ vô xóm để đóng đồn và chắc chắn nó sẽ chiếm ngôi nhà của ông. Không khéo sẽ mang tiếng Việt gian. Đêm ấy, ông ngồi ung dung uống trà. Biết mình khó sống nhưng ông vẫn tỏ thái độ cương quyết : “Bác biết thế nào cũng xảy ra… Đêm nay. Bác cầu trời khẩn phật. Nói thiệt với cháu: Bác thề chẳng rời khỏi nhà này. Sáng mai tụi Tây giỏi thì tới. Bác đâu sợ… Ai giỏi thì dọ thám đi” (46,14). Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 70 Sáng sớm hôm sau, khi cánh cửa vừa mở, một tiếng súng nổ, ông Hương cả ôm ngực… Trên vách tường, người ta thấy một hàng chữ khá to được viết bằng than bếp “ VIỆT NAM ĐỘC LẬP”. Hình ảnh ấy gợi chúng ta nhớ đến ông Tám Xẻo Đước trong tác phẩm “Đất” của nhà văn Anh Đức. Cũng là một con người hừng hực trong lòng ngọn lửa căm thù giặc, dẫu biết cái chết đang kề bên nhưng ông Tám vẫn cương quyết bám đất, bám làng, chống đối đến cùng, một tấc cũng không rời. Lúc Tây đến, ông từ tốn đến mở tủ thờ lấy chiếc áo dài mà mọi khi ông chỉ dùng khi có giỗ kị. Ông mặc một cách kỹ lưỡng vào rồi đưa tay sổ đầu tóc, xõa ra. Xong xuôi, ông đến bên bàn thờ, đốt bó nhang, quỳ xuốâng khấn vái những người đã khuất. Dứt lời ông bước tới góc nhà chụp cái mác quay phắt lại trước mặt tên đồn trưởng: “Việc của tôi đã xong, bây giờ mấy người muốn gì?” (73, 88) Thằng trưởng đồn xanh mặt, nó đưa khẩu súng “côn 12” lên chĩa vô ngực ông Tám. Súng nổ nhưng rồi bất thình lình, nó buông rơi khẩu súng, hoảng hốt rú lên. Mặc dù hình ảnh ông hương cả Bình chưa trở thành một bức chạm nổi, một bản anh hùng ca như hình ảnh ông Tám Xẻo Đước trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức, nhưng Sơn Nam đã thể hiện được chí căm thù sâu sắc, một mối thù truyền kiếp của người nông dân đối với bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến phản động. Chí căm thù này kết hợp hữu cơ với lòng yêu nước, là một biểu hiện cho lòng yêu nước của nhân dân. Đụng đến xóm làng, đến nhà cửa ruộng đất là đụng đến một cái gì thiêng liêng nhất của họ. Với những nhà văn đã từng lăn lộn trên chiến trường miền Nam thời chống Mỹ ác liệt, tấm lòng yêu nước của con người Nam bộ đã được nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hình ảnh của họ đã trở thành những hình tượng bất hủ cùng với tên tuổi của những người đã sản sinh ra nó. Sơn Nam sở dĩ chưa có được những hình ảnh dữ dội như ông Tám Xẻo Đước, anh Ba Hoành… Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 71 như trong sáng tác của Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu. Như đã nhiều lần đề cập đến, sống trong vùng bị dịch tạm chiếm, trong sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền, chúng có thể xếp vào tội phản nghịch bất cứ một hành động nào, thậm chí cả đám tang cũng không được tự do chôn cất thì làm sao để có thể nói đến sự tự do của những người cầm bút. Mặc dù vậy, qua Hương rừng Cà Mau, người đọc khó có thể quên được hình ảnh lão Từ Thông, Lục cụ Tăng Liên, ông Sáu Bộ, hương cả Bình… những con người một lòng gắn bó với quê hương đất nước. Tác giả đã dùng nhiều ẩn ý xa xôi, mượn xưa để nói nay, mượn ngoài để nói trong. Không trực tiếp đề cập đến hiện thực xã hội điều đó không có nghĩa là tác phẩm của ông kém giá trị hơn so với sáng tác của những nhà văn khác. Ca ngợi truyền thống bất khuất của người dân Nam bộ, cùng một lúc Sơn Nam đã xây dựng nhiều hình ảnh khác nhau. Không có một mô típ nhân vật cố định trong sáng tác của ông. Ở đó Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Phan Thanh Giản, cụ Tòng Hiên, cụ Cử Hoành… là những con người cụ thể, có thực, gắn liền với lịch sử, làm nên lịch sử. Sơn Nam nhắc đến họ như những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước mà người dân Nam bộ đã noi theo. Nhiều người xem đó là thước đo lòng yêu nước của mình, chẳng hạn như ông Từ Thông trong Hòn Cổ Tron, ông Sáu Bộ trong Đảng cánh buồm đen… Dường như phần lớn những nhân vật trong Hương rừng Cà Mau được Sơn Nam xây dựng cũng không nằm ngoài những phẩm chất đạo đức của các bậc tiền bối. Họ là sự tiếp nối con đường người trước đã đi. Tác giả đã nhắc đến họ như muốn tôn thêm vẻ đẹp cố hữu, trường tồn bất biến của người dân Nam bộ, muốn ca ngợi truyền thống bất khuất của người dân nơi đây. Ngoài ra, Sơn Nam còn chú ý đến nhân vật đám đông, những con người trước đây Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi. Giờ đây, trong sáng tác Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 72 của Sơn Nam, họ vẫn còn giữ nguyên những phẩm chất tốt đẹp ấy. Đó là hình ảnh những con người từ cuộc đời đi vào trang sách. Tác giả chưa kịp gột rửa cho họ, chưa kịp khoác lên mình họ chiếc áo để hành quân. Họ là những chiến sĩ giữa cuộc đời thường. “Chưa quen cung ngựa, chưa tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu). Mặc dù ở Hương rừng Cà Mau họ chưa có điều kiện để gia nhập vào đoàn quân giải phóng nhưng những suy nghĩ và hành động của họ là một biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc sâu sắc. Khi cần, họ đã phản ứng một cách mạnh mẽ (Đảng xăm mình, Bác vật xà bông, Đảng cánh buồm đen, Nhất phá sơn lâm…). Có lần khi thấy ông Tây Lơ Pheo ngang nhiên sở hữu tài sản trên đất nước mình, những người giăng lưới, câu cua, đốn củi ngoài mé biển đã phản ứng bằng cách rủ nhau bắt cá của ông nuôi dưới ao lên nướng nhậu. Có lẽ họ khó chịu vì hàng chữ mà ông Lơ Pheo ghi trên mấy tấm bảng cắm ở vuông nuôi cá: “Vuông này là của ông Lơ Pheo. Cá có chủ! Coi chừng! Nếu trộm cắp sẽ bị nghiêm trị”. Họ còn tỏ ra chỉ trích Tư Liệt, đàn em của ông Lơ Pheo. Họ khẳng định một cách dứt khoát “cá này là cá của mình” (Đảng xăm mình). Đối với những “tay anh chị” ấy, Sơn Nam đã nhận ra tinh thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn của họ. Thực chất, họ là những anh hùng hảo hán, sẵn sàng đối đầu chạm trán, sẵn sàng chống trả khi cần bảo vệ danh dự, bảo vệ lẽ phải trên tinh thần “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” hay “Plutôt la mort que la honte” (thà chết hơn chịu nhục) mà họ đã xăm một cách ngạo mạn trên ngực, cố tình để cho mấy ông Tây đọc. Dường như Sơn Nam đã nói về họ bằng sự tán đồng. Một lần khác trong Nhứt phá sơn lâm, Sơn Nam cũng đã miêu tả thái độ của những người đốn củi trong rừng khi nghe cặp rằng Be hăm doạ: “Tao cho Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 73 Tây hay. Nó vô bắn nát óc mày. Xứ này là xứ của Tây mày biết chưa”. Lập tức một tiếng cười vang dội, một tiếng cười “chua chát thiếu điều ra nước mắt” vang lên. Phải chăng đó là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ, tiếng cười thay cho biết bao điều muốn nói, có giá trị hơn tất cả những gì muốn nói trong lúc này. Trong cái nhìn của Sơn Nam, thái độ mỉa mai ấy không chỉ riêng có ở con người, qua Hương rừng Cà Mau nó còn được biểu hiện ở cỏ cây, muông thú. Trong những câu chuyện “dã sử” của Sơn Nam, nhân vật “loài vật” cũng đóng góp một tiếng nói quan trọng trong việc tôn thêm vẻ đẹp tinh thần của người dân Nam bộ. Nó là hiện thân của những con người khẳng khái, chất phác thật thà. Sự xuất hiện đúng lúc của nó làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Có thể kể đến hành động của con cò trong Đảng xăm mình, con già sói trong Tháng chạp chim về, con trích ré trong Con trích ré. Mấy con cò trong Đảng xăm mình dường như cũng đã phật lòng khi thấy mấy hàng chữ đầy ngạo nghễ trong vuông cá của ông Lơ Pheo (như đã nói ở trên) vì thế sau khi “thử đậu” một lúc nó đã “vỗ cánh, phóng uế, rồi bay về phía rừng mắm xanh rì để đậu cho êm chân hơn”(49,165). Con chim già sói trong Tháng chạp chim về có vẻ đầy đủ “bản lĩnh” hơn. Nó đã tỏ rỏ thái độ phản ứng với ông cò Rôbe khi ông nổ súng định bắn nó. Phát súng thứ nhất, con già sói “không thèm nghe, cứ đứng im”. Phát thứ hai, nó “ngóng mỏ coi bộ tức mình bực bội”. Đến phát thứ ba, “nó nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phân, nhè cái nón của ông cò Rôbe mà rớt trúng” (49,278). Già sói là một loài chim có nghĩa có tình. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng chạp, từ Biển Hồ chúng bay về xứ Cạnh Đền, Rừng U Minh để làm tổ đẻ trứng. Đã bao nhiêu năm nay nó trở thành bầu bạn với ông Tư giữ vườn. Đối lập hình ảnh của một loài vật có nghĩa có tình với những tên thực dân hống hách, những kẻ tay sai yếu hèn, tác giả đã gián tiếp thể hiện thái độ khinh bỉ của Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam… Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 74 người dân nơi đây đối với giai cấp thống trị. Sơn Nam đã tỏ ra rất táo bạo trong việc xây dựng những hình ảnh như thế. Nó vừa là những hình ảnh mang tính hài hước nhưng cũng vừa thâm thuý. Điều đó càng làm cho truyện ngắn của ông đáng chú ý hơn nhiều trong xã hội đương thời. Trên văn đàn công khai Sài Gòn lúc bấy giờ, những cây bút yêu nước tiến bộ khác cũng đã tìm cách nói bóng gió xa xôi, dùng biểu tượng hai mặt để gợi cho người đọc những vấn đề nóng bỏng của dân tộc, của thời đại nhằm tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Khác với Sơn Nam, Vũ Hạnh, Viễn Phương đã mượn đề tài từ những truyện cổ Trung Hoa, những truyện thần tiên, ma quái để bộc lộ ý tưởng của mình. “Tiếng trúc Tiêu Lang” (Viễn Phương), “Chất ngọc”(Vũ Hạnh) là những tác phẩm tiêu biểu. Qua Tiếng trúc Tiêu Lang, Viễn Phương đã kín đáo biểu dương sức mạnh của quần chúng nhân dân, của chiến tranh nhân dân. Trong Chất ngọc, Vũ Hạnh đã ngợi ca hình ảnh người nông dân anh hùng Sầm Hiệu. Một con người sống chết cho chính nghĩa, không khuất phụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN005.pdf
Tài liệu liên quan