Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC .4

DẪN NHẬP .6

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.6

2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: .9

2.1. Đối tượng khảo sát: .9

2.2. Nội dung vấn đề:.11

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:.12

4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: .12

4.1. Điểm qua việc nghiên cứu Vũ Bằng và các sáng tác của ông.12

4.2. Để hình dung cụ thể có hệ thống những công trình, những bài nghiên cứu phê bình có

nhận xét sắc sảo liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi phân ra các loại ý kiến như sau: 15

4.3. Nhận định chung:.18

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.20

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: .20

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: .21

CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG

VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG .22

1.1. Hiện thực cuốc sống trong các sáng tác của Vũ Bằng:.22

1.1.1. Vấn đề hồi cư và người hồi cư: .23

1.2. Tấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng. .38

1.2.1. Sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất hạnh:.38

1.2.2. Sự ưu tiên cho việc bộc lộ cái "tôi" nội cảm. .45

pdf136 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khác. Vũ Bằng và hầu hết các nhân vật trong các sáng tác của ông đều rơi vào trường hợp như vậy. Bà Nhiêu Lương (Giai đoạn mới) là ví dụ đầu tiên. Khi còn "ở nhà quê" bà là một con người chủ động. Bà chủ động trong cuộc sống riêng của mình, chủ động trong xử sự với người khác. Nói cách khác bà là bà- một người phụ nữ nông dân tốt bụng, chất phác, không vụ lợi. Gia đình ông Phán "tản cư về Kim Bồng, không có chỗ ở" thì bà "mời về ở chung một nhà" [20; 253]. Nghĩ rằng "Một năm loạn bằng một vạn năm bình ai có muốn đâu thế này" [20; 253] nên bà đã làm tất cả những gì có thể làm để giúp đỡ ông bà Phán trong lúc khó khăn. Trong bà không hề gỢn lên sự suy tính một ngày nào đó ông bà Phán sẽ trả ơn cho mình. Thế rồi bà theo vợ chồng ông Phán hồi cư về Hà Nội. Ở Hà Nội, vị thế của bà dần dần thay đổi theo sự đổi thay trong cái nhìn về bà của vợ chồng ông Phán. Từ con người chủ động bà trở thành kẻ bị động, trở thành cái gai trong con mắt ông bà Phán, thành trò hề cho lũ trẻ. Trong nhà ông bà Phán, bà là một kẻ lạc loài, cô đơn "Chẳng ai buồn để ý" [20; 250]. Cũng may bà không thuộc loại người sống nội tâm; ưa mổ xẻ, phân tích những tình cảm, suy nghĩ của mình vì thế, ta có cảm tưởng cuộc sống ây với bà chẳng những không nặng nề mà còn là niềm an ủi, tự hào vì "ăn ở phúc đức" nên "được trời đền cho" [20; 251]. 62 Sống trong một xã hội loạn lạc, lắm đổi thay, lại tách khỏi cộng đồng, con người dễ trở nên hèn đi, co mình lại, nhỏ bé hơn. Đó cũng là trường hợp của nhân vật Trần Minh Phú trong Người chứng. Ông Phú và bác Tuân vốn có quan hệ họ hàng, ''Ngoài cái tình họ hàng ra, hai người này còn là đôi bạn chí thân từ bé (...) Bây giờ về, mỗi người ở một chốn, nhưng chả tối nào là không gặp nhau ..." [20; 279]. Bác Tuấn bị bắt oan, cần có người làm chứng- người ấy chỉ có thể là ông Phú. Vì sợ tù tội, mất việc, ông Phú đã phủ nhận sự thực, không làm chứng cho bác Tuấn. Ông thường tự bào chữa cho hành động hèn nhát của mình bằng suy nghĩ: “Ta không thể làm khác được. Nhận Tuấn là bạn nhất định là mình chết lây. Và ngay lúc đó có thể bị giữ luôn lại, để đưa sang nhà đá” [20; 284]. Sự hèn nhát khiến ông sau khi lạy ông thẩm vân đa “không nhìn Tuấn, không nhìn ai, không nhìn gì cả, đi ra cửa về” [20; 283]. Ông đi như chạy trốn. Sau đó, ông sống trong trạng thái đầy mâu thuẫn: vừa ân hận vừa không ân hận; vừa sợ vợ biết hành động hèn nhát của mình lại vừa sợ liên lụy với Tuấn. Cuối cùng, ông tìm đến giấc ngủ để quên đi “cõi đời này- một cõi đời có Tội Ác, có Nhục Nhã và Hèn Nhát ngự trị” [20; 285]. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng của ông Phú vừa thể hiện tính phức tạp của cái "tôi" cá nhân của nhân vật vừa chứng tỏ đây là ỉnột cái "tôi" có ý thức. Chính sự ý thức của cái "tôi" đã "đẩy" ông Phú ngày càng rời xa cộng đồng mà mình đang sống. Ở công sở, ông như cái xác không hồn; về nhà ông gắt con, cự vợ. Việc ồng tìm quên trong giấc ngủ là biểu hiện tập trung của sự trốn tránh, thoát ly của cái "tôi" cá nhân trước những vấn đề phức tạp mà cuộc sống đặt ra. Nếu bà Nhiêu Lương đơn giản trong suy nghĩ nên không ý thức được cái nặng nề của kiếp sống lạc loài, ông Phú còn có chút liêm sỉ để ý thức sự hèn nhát và tội ác do sự hèn nhát của mình gây ra khiến người đọc "giận thì giận mà thương thì thương" thì nhân vật Lưu Bình (Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình-Dương Lễ), ông Đổng (Tất cả để chiến thắng) lại khiến chúng ta ghê tởm và khinh bĩ bởi sự chủ động tha hóa của họ. Cơ hội và vô sỉ là hai nét bản chất chính trong con người Lưu Bình và ông Đổng tuy cách thể hiện bản chất ấy ở mỗi nhân vật có khác. Vì vô sỉ, Lưu Bình đã đáp lại tấm chân tình của Dương Lễ bằng sự quay quắt, tráo trở: Lưu Bình đã báo phòng nhì đến bắt Dương Lễ, trong khi đó thì hắn đến nhà Dương Lễ, khuyên nhủ và đe dọa nhằm ép Châu Long về ở với mình. Bản tính vô sỉ đã mở đường, tạo điều kiện cho tính cơ hội có cơ phát triển. Trước đây, Lưu Bình đã lợi dụng uy tín và sự giúp đỡ của Dương 63 Lễ làm nhiều điều bậy bạ, tai tiếng. Nay Dương Lễ vào thành, nhờ Lưu Bình giúp đỡ, Lưu Bình đã lợi dụng cơ hội này để thăng tiến, kiếm chác. Với ông Đổng (Tất cả để chiến thắng) thì khác, ông đạp bằng mọi lời chê trách, bàn tán, dư luận, ông đã “thắng cả tư dục cá nhân” để đạt cái đích của mình: Có ba mươi sáu vạn để xây một cái nhà thật oách. Viết về hai nhân vật này, ngòi bút của Vũ Bằng mang hơi hướng của Nguyễn Công Hoan: ông ít miêu tả tâm lý, nếu có "thì tâm lý được miêu tả một cách biến hóa" [83; 31]. Dựng lên các nhân vật: ông bà Phán, bà Nhiêu Lương, Lưu Bình, ông Đổng... với những nét riêng độc đáo, Vũ Bằng đã chỉ cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của các đô thị tạm bị chiếm lóc bấy giờ. Đồng thời với việc lên án những con người tha hóa, mất nhân cách, Vũ Bằng còn giới thiệu với chúng ta những gương mặt, những cuộc đời khác đáng thương, đáng thông cảm hơn. ĐÓ là ông cháu ông từ già (ơ đây bán sách cữ) cô đơn, lạc lõng trong vùng tạm chiếm: Con dâu bị bom chết, con trai đi kháng chiến. Còn lại hai ông cháu với nỗi lo cơm áo thường nhật. Thất nghiệp rồi túng thiếu không làm thay đổi lối sống của người tự ữọng trong ông: Cháu ông có thèm, có đói cũng không thể hòa vào đám ăn mày đi cướp đồ cúng, ông còn chút lực tàn thì "lấy báo đi bán rao ngoài đường" [20; 264]. Ông cháu ông từ cũng là những con người cô đơn, lạc loài nhưng là những kẻ cô đơn, lạc loài đáng thương và đáng trân trọng. Nhân vật xưng "tôi" trong câu chuyện một phần có tính chất tự truyện Có một người cũng biết cười hiện lên như một thân phận lạc loài. Nhân vật này đã ý thức rất rõ khoảng cách giữa mình với những gì thân thiết, gắn bó với mình cả về không gian lẫn thời gian. Khoảng cách không gian ở đây không đơn thuần là không gian địa lí với "Đường đất cách nhau chỉ độ tám chín ngày đường" mà còn là không gian tâm tưởng, không gian của sự thức nhận của tâm hồn. Nơi nhân vật đã một thời gắn bó là "nơi khói lửa, tuyệt mù tăm tích với các anh em đồng bào đang chiến đấu" [20; 311]. Khoảng cách thời gian được giới hạn bằng một con số cụ thể:"ba năm chín tháng". Điều đó cũng có nghĩa là nhân vật xưng "tôi" nhớ rất rõ thời điểm có tính chất chuyển giao của hai thân phận, hai con người trong một cuộc đời. Trước thời điểm này là một cái "tôi" hòa trong cộng đồng, cái "tôi" sống giữa những người đồng chí, gần gũi thân thiết như anh em một nhà. Cái "tôi" ấy biểu hiện trong cách nói, cách xưng hô của người kể chuyện: 64 "bọn chúng tôi","chúng tôi","mọi người trong bọn chúng tôi" "về phần chúng tôi","các anh"... [20; 312 -316 -318]. Sau thời điểm này là một cái "tôi" lạc lõng, không sao hòa nhập được vào cái không gian văn hóa lai căng, ô hợp "chói lọi bao nhiêu ánh sáng, thơm ngát bao nhiêu hương hoa, vang lừng bao nhiêu nhã nhạc của bao nhiêu đĩ đực và đĩ cái (...) máy truyền thanh vang um những điệu kèn nên thơ và giật gân..." [20; 311-312]. Sự tự ý thức về thân phận lạc loài được Vũ Bằng thể hiện thấm thìa, có chiều sâu hơn ở truyện ngắn Đất khách. Đôi vợ chồng hồi cư trong truyện giống như những người đang đuối sức giữa dòng sông cuộc đời. Họ chới với giữa hai bờ thực và mơ. Bờ thực là cuộc sống hiện tại ở Hà Nội có "xe ô tô đi chuyển cả đất. Tiếng hát cứ oang oang (...) Người ta sung sướng sang trọng quá'' [20; 341]. Còn bờ mơ, không phải mơ về tương lai, mà là mơ về quá khứ, mơ được trở về sống trong quá khứ, như quá khứ- một quá khứ rất gần, gắn liền với ngôi nhà "cùng cái sân đất rộng thênh thếnh" [20; 338], với những nếp sống, sinh hoạt quen thuộc ấm áp tình làng nghĩa xóm. Với cả hai bờ ấy, vợ chồng họ chẳng mấy hy vọng bám níu được. Với bờ thực, họ "đâm ra sợ không dám đi quá bước", Còn với bờ mơ thì họ băn khoăn trong nỗi niềm tuyệt vọng "Làm thế nào về quê được nữa, nếu cứ đánh nhau mãi như thế này !?". Trong khuôn khổ hơn 4 trang truyện dành để nói về cuộc sống hồi cư ở Hà Nội, tác giả đã 4 lần để cho đôi vợ chồng hồi cư liên tưởng, đối sánh cuộc sống hiện tại ở Hà Nội với cuộc sống trước đây ở nhà, ở nhà quê trong niềm nuối tiếc, ân hận: -"Bây giờ khó khăn qua ( ...) Trong cái gian nhà trống huếch trống hoác, tối tối phải co quắp ôm lấy nhau mà ngủ, hai đứa bé ngột ngạt nhớ lại cái sân đất rộng thênh thênh ở nhà quê. Đi ra đến đầu ngõ, bao nhiêu là đồng ruộng. Lúa mọc xum xuê. Người chết cũng ít vì thỉnh thoảng mới trông thấy một cái mả. Còn ở đây !..." [20: 338]... Hà Nội với đôi vợ chồng ấy mãi mãi chỉ là đất khách, "Họ sống nhờ đất khách" [20; 341]. Là một nhà văn, nhà báo yêu nước, Vũ Bằng đã chấp hành sự phân cổng của cách mạng hồi cư về thành. Sự trỏ về này đành rằng đã gây nhiều tai tiếng, đã dẫn đến sự hiểu lầm, xa lánh của anh em văn nghệ sĩ đối với Vũ Bằng khiến cho ông nhiều lúc không tránh khỏi trạng thái tự dằn vặt; thậm chí phải sống trong mặc cảm, day dứt không nguôi nhưng ở một phương diện nào đó, nó cũng tạo cho ông những điều kiện nhất định trong sinh hoạt, trong sáng tác. Trong nhiều tác phẩm của Vũ Bằng, khoảng cách giữa cái "tôi" nhân vật với cái "tôi" trữ tình- cái"tôi" 65 của Vũ Bằng thường rất gần. Đọc Bát cơm, chúng ta có cảm tưởng Vũ Bằng đang sống cuộc đời của nhân vật và nhân vật tự nó đang nói giùm ông những điều ông trăn trở, suy nghĩ và hướng tới. Nhân vật chính của truyện là cái vong lạc loài. Dù ở đâu, cảm giác lạc loài cũng thường trực trong nàng. Nếu vợ chồng ông Phán, bà Nhiêu Lương (Giai đoạn mới); ông Đổng (Tất cả để chiến thắng), ông Phú (Người chứng) vì tha hóa mà trở nên lạc loài, cách biệt với mọi người thì cái vong nữ này vì bản chất vị tha mà ở đâu cũng thấy không yên tâm, không yên lòng. Được ở “Thiên Đình, Kinh Đô của Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc thực sự” [20; 304] nhưng cái vong ấy lại "không ngớt khóc thầm" [20; 304] vì "biết rằng ở dưới đất, chồng con con khổ sở" [20; 304]. Nàng mong muốn được cùng chồng con san sẻ những vất vả khó khăn của cuộc đời và coi đó là niềm hạnh phúc của mình. Nếu hạnh phúc là sự sẻ chia, thông cảm từ hai phía thì khi xuống ừần, được ở cạnh chồng con, thiếu phụ nọ cũng không thật hạnh phúc vì nàng đến được với chồng con, nhận rõ tình cảnh cụ thể của họ nhưng họ thì không thể nhận ra sự hiện diện của nàng, thậm chí "Lúc người thiếu phụ lách vào trong căn lều, nàng cảm giác chồng mình hơi rùng mình [20; 307]. Thế rồi chồng và con thiếu phụ "chết một cách oan ức, căm hờn" vì bom giặc. Ba cái vong được sứ giả dắt về trời. Những tưởng từ đây họ sẽ được hạnh phúc trọn vẹn bên nhau. Nhưhg không, ở thiên đình, ba cái vong ấy vẫn hướng về hạ giới với tất cả tấm lòng gắn bó của mình: họ vẫn giữ cách sinh hoạt như khi còn ở dưới trần và thường hối hận "rằng mình đã sung sướng quá và ăn nhiều quá" [20; 309]. Chi tiết cuối cùng của tác phẩm: "Bữa nào, thằng nhỏ cũng để ở trước của một bát cơm cứu tế (..) cổ đề như thế thì mới yên tâm mà đêm mới cổ thể yên giấc được" [20; 309] có tác dụng tô đậm khát khao muốn được hòa nhập, được góp phần vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc của những người vì lý do nào đó bị tách ra khỏi dòng chảy chung của cả cộng đồng. Trong Người Hà Nội nhớ người Hà Nội tồn tại một cái "tôi" xa lạ, khó chịu trước những cảnh lố lăng, ngày một rời xa nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, cái "tôi" ấy có khi lại hướng vào chính mình, tự phân tích, mổ xẻ và dằn vặt: "ta lại có khi tưởng tượng rằng chính mình ta đã dự một phần tội ác nào vào trong các việc làm đau khổ đồng bào, làm sa đọa xã hội" [20; 348]. Quả thực, cái "tôi" ở trong một thế hết sức chênh vênh. Đang tồn tại nhưng không hòa được vào cái xã hội văn minh đô thị vùng tạm chiếm hiện tại, hướng về những con 66 người đau khổ, nạn nhân của chiến tranh và của xã hội ấy thì lại có khi tự thấy mình "đã dự một phần tội ác" gây ra cái khổ cho những con người mình yêu thương, bênh vực. Đấy là một cái "tôi" đặc biệt, cô đơn, chỉ nảy sinh khi bị đẩy vào một thế kẹt của cuộc đời, vào một hoàn cảnh rất đặc biệt, kiểu như hoàn cảnh của Vũ Bằng lúc ấy. Chúng ta đều biết, xã hội Việt Nam đã bị xáo trộn và thay đổi nhiều kể từ khi có sự tiếp xúc với nền văn minh văn hóa phương Tây, đặc biệt là nền văn hóa Pháp. Sự tiếp xúc với nền văn minh phương Tây khiến cho nền văn hóa Việt Nam có sự cấu trúc lại theo hướng hiện đại trên cơ sở những căn cốt nền tảng. Quá trình tiếp xúc và biến đổi này có hai mặt: ỏ mặt tích cực nỗ thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam phát triển, nhanh chóng hòa nhập vào nền văn minh, văn hóa của toàn cầu; Ở mặt tiêu cực, nó gây ra những cảnh huống trớ trêu, những thảm kịch đau lòng. Sau 1954, miền Nam nước ta lại tiếp xúc với nền văn minh văn hóa Mỹ. Sự tiếp xúc này đi liền với sự hiện diện ồ ạt của hàng vạn, hàng vạn binh lính Mỹ đủ khắp màu da, đủ mọi quốc tịch cùng lối sống gấp do bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược quy định đã dẫn đến sự xáo trộn lớn trong đời sống văn hóa của miền Nam nước Việt. Mặt tiếu cực của nền văn minh văn hóa kiểu Mỹ như được nhân rộng hơn lên, sức công phá của nó đối với những nền tảng đạo đức truyền thống cũng mạnh hơn, dẫn đến khuôn mặt "người" của mỗi cá nhân cũng thay đổi, biến hóa khó lường. Việc đề cao con người cá nhân, giải phóng và phát huy tận độ năng lực cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân chính đáng ở nhiều nơi, nhiều lúc đã được thay bằng sự hiện diện của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tàn nhẫn, vị kỷ và vô cảm. Tại các đô thị, nếp sống giản dị, trọng tình trọng nghĩa cổ truyền nhiều khi phải chịu lép vế trước lối sống chạy theo đồng tiền, ăn chơi, phá phách và sa đọa. Những quan hệ cơ bản cùng những nguyên tắc đạo lý tối thiểu của con người bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Là một cây bút có gốc nhân đạo sâu sắc, luôn tôn trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, Vũ Bằng thông qua những sáng tác của mình dựng lên bức tranh toàn cảnh về cái xã hội đô thị Sài Gòn những năm giặc Mỹ chiếm đóng và tất nhiên, trung tâm của bức tranh ây, trung tâm cua cuộc sông ây, luôn là những con người đáng thương, nạn nhân của nền văn minh văn hóa kiểu Mỹ. Đó là nhân vật ông Tý (Người làm mả vợ), nhân vật người cha (Đợi con), nhân vật Trần Kiên Hai (Cái thích kỳ lạ của người đàn bà thời loạn)... Những nhân vật ấy, mỗi người một cuộc đời, một số phận. Họ giống nhau ở chỗ cùng tồn tại trong lòng một chế độ xã hội. Và, hạnh phúc đều đã từng một lần mỉm cười trước mỗi nhân vật nhưng tiếc thay, trong cái xã hội 67 văn minh kiểu Mỹ ở Sài Gòn những năm ấy, cái của quý hiếm này chợt đến chợt đi khác nào cơn gió thoảng, chẳng cách gì níu kéo được. Còn lại là những dằn vặt, đau đớn... đè nặng lên mỗi số phận. Trong tập truyện kí Người làm mả vợ (1973), những người lương thiện, đạo đức không được sống yên ổn, hạnh phúc. Họ luôn bị đẩy vào trạng thái cân não, căng thẳng từ đó dẫn đến những hành động ngoài sự kiểm soát của lý trí. Ở xã hội này, lòng tin vào con người, vào cuộc sống luôn bị xói mòn, thử thách, làm cho con người trở lên chao đảo, mất phương hướng. Cuộc đời ông Trần Tý (Người làm mả vợ) từ khi lấy vợ giống như một trò ú tim để nắm bắt cho được hạnh phúc- cái hạnh phúc gia đình nhỏ bé, bình dị. Hạnh phúc với ông thoắt hiện, thoắt tan biến. Khi biết cái chết oan khuất của kỹ sư Văn, đành rằng trong ông là cả sự hối hận lớn: hối hận vì đã giết oan một người, hối hận vì đã hiểu lầm vợ nhưng trong nỗi hối hận thứ hai, ở một góc khuất của nó, người đọc cảm thấy một chút gì vui, một chút gì như an ủi vỗ về, củng cô" niềm tin vào con người đối với ông. Chút xíu đó có thể gọi là hạnh phúc. Tiếc thay, niềm hạnh phúc mong manh, nhỏ nhoi ấy đã nhanh chóng tan biến, vỡ vụn bởi thực tế nghiệt ngã, phũ phàng. Cái tưởng là hạnh phúc của ông Tý chỉ là ảo tưởng. Mãi mãi, trong cuộc đời, ông Tý chỉ là một kẻ lạc loài, cô đơn. Trong Cái thích kỳ lạ của một người đàn bà thời loạn, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Vũ Bằng lại xây dựng nhân vật Kiên Hai là một người đàn ông rất"quỷnh", nhu nhược, hèn kém; một kẻ nô lệ của một tình yêu đơn phương, mù quáng. Nếu là một người đàn ông khác, bình thường hơn một chút, chắc chắn câu chuyện không thể diễn tiến như thế. Đặt hai nhân vật Châu và Kiên Hai cạnh nhau, dọc suốt chiều dài câu chuyện, tác phẩm góp tiếng nói phê phán những ý thức bệnh hoạn, trên cả sự quá quắt- sản phẩm trực tiếp của lối sống văn minh kiểu Mỹ tại các đô thị miên Nam trước 1975. Tác phẩm cũng đồng thời là lời khẳng định: những người bình thường, muốn tồn tại được trong xã hội đó, nếu không tha hóa theo chiều hướng xấu, nghĩa là cũng trỏ nên bệnh hoạn thì cũng phải hèn đi, chai sạn đi, thậm chí phải chối bỏ cả danh dự và lòng tự trọng. Trường hợp Trần Kiên Hai là một ví dụ điển hình. Nhắc đến Vũ Bằng, người ta không thể không nói đến hai tác phẩm:Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội - Hai bài thơ bằng văn xuôi nổi tiếng của ông. Trong hai tác phẩm văn xuôi nghệ thuật này, hình tượng con người tác giả hiện lên khá rõ nét. Trước hết, đó là con 68 người lạc loài, cô đơn trong các mối quan hệ: với cuộc sống hiện tại, với thiên nhiên, với những người xung quanh... Cuộc di cư 1954 là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu những đổi thay lớn trong cuộc sống cũng như cảm quan nghệ thuật của Vũ Bằng. Trước đó, ông đã tắm mình trong nền văn hóa truyền thống Bắc bộ, "thụ cảm và thâu nhận nó với tất cả thiên bẩm tự nhiên và nấng lực cá nhân một cách mạnh mẽ và sung mãn nhất" [20; 60]. Điều đó cũng có nghĩa là nền văn hóa truyền thống Bắc Việt đã là máu trong máu ông, là động lực, là cái vốn để ông sống và sáng tác. Vì thế, cuộc di cư vào Nam của Vũ Bằng không chỉ là chuyện của khoảng cách địa lí, của những thay đổi về thời tiết, khí hậu... mà là "một sự gián cách về không gian văn hóa" [20; 61]. Ông đã nhiều lần tự an ủi: "Cùng là đất nước, đi đâu mà chẳng thể?" [5; 9]. Tức là ông cũng cố hòa hợp, cũng nỗ lực thích nghi với cuộc sống ở mảnh đất phương Nam này nhưng kết quả của bốn mươi năm sống gắn bó với Hà Nội nói riêng, với môi trường tự nhiên và xã hội của miền Bắc nói chung, nhiều lúc đã đánh bật mọi nỗ lực, mọi cố gắng hòa nhập trong ông. Để rồi, trong Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội ông hiện ra là chính ông chứ không phải ai khác. Ông hiện ra là một cá nhân nhỏ bé, muốn thực hiện nhiều điều nhưng không thể thực hiện được nên đành thu mình vào cái vỏ ốc của chính mình để từ đó suy ngẫm, phân tích, mổ xẻ chính tư tưởng, tình cảm của mình; để từ đó thả hồn về xứ Bắc thân thương, mơ về mái ấm gia đình trong niềm hoài niệm không nguôi, không dứt. Chưa ở đâu cái "tôi" cô đơn lại hiện lên rõ nét như trong Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội và Món lạ Miền Nam. Cái "tôi" cô đơn ấy thường ẩn hiện sau gần 40 từ ngữ khác nhau được Vũ Bằng dùng để chỉ ngôi thứ nhất như người khách xa nhà, người xa nhà, người lữ khách, người mắc bệnh lưu lý, người nặng nợ lưu ly, người thiên lý tương tư... (Phụ lục 2). Tự gọi mình bằng những từ ngữ trên chứng tỏ Vũ Bằng ý thức rất rõ thực trạng cô đơn, lạc loài của mình. Cách tự nhận ây của Vũ Bằng đã gợi liên tưởng đến "tuýp" người lữ thứ trong thơ ca cổ điển phương Đông. Có điều, trong thơ ca cổ điển phương Đông, người lữ thứ thường được đặt trong vũ trụ rộng lớn; trong một không gian mênh mông còn Vũ Bằng của chúng ta lại luôn cảm thây bị mất tự do trong môi trường tù tưng, ngột ngạt của nền văn minh đô thị lai căng kiểu Mỹ. Mọi cái liên quan đến nền văn minh ấy đều gợi nên trong ông một cảm giác khó chịu, đều khiến ông bực bội. Nếu người lữ khách, trong hành trình lưu lạc trên đường thiên lí, thường ngắm cảnh sinh tình, thường nhớ quê hương, gia đình, nhớ những kỷ niệm gắn bó một 69 thời... thì Vũ Bằng thường thấy nhớ nhà, nhớ quê khi bị rơi vào tình trạng đối nghịch với môi trường sống mà ông đã từng gắn bó. Từ "cái nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức" của Sài Gòn [5; 24], Vũ Bằng nhớ đến "cái mùa xuân thần thánh" với "cái rét ngọt ngào" của đất Bắc. Nhìn "những người đi vội vã, chán chường, mệt mỏi" [5; 25] trên các đường phố Sài Gòn, Vũ Bằng lại liên tưởng đến cái phong cách lúc nào cũng bình tĩnh, trầm mặc, sẩn sàng "c/ỉơỉ" lại những thử thách của ười trong khi vẫn sống một đời sống nội tâm phong phú của người Bắc... Bệnh tương tư của Vũ Bằng, vì thế, về cơ bản, khác với bệnh tương tư của các nhà thơ cổ điển. Con người cô đơn, lạc loài trong Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội và Món lạ miền Nam còn thể hiện qua sự ý thức của nhà văn về nơi mình đang sống. Mặc dù đã tự an ủi rằng đâu cũng là đất nước mình nhưng trong tác giả, ở đây, ở trong đây, ở Sài Gòn... với ở Hà Nội, ở miền Bắc, ở Bắc... luôn được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi. Ở đây, ở trong đây, ở Sài Gòn... là cái nắng, nóng như thiêu như đốt của vùng nhiệt đới gần xích đạo. Đã thế kiểu nhà đô thị lại chật chội với những mái bê tông hoặc mái tôn, đường phố thì ồn ào, nhịp sống lúc nào cũng gấp gấp, vội vàng: “Người tử tế lo làm lụng vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cổ tứ thời lấy ngoại kiều “ngồi trên đống tiền” cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, uống rượu cũng vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài "Hoàng Hạc" cũng cứ vội luôn” [5; 28]. Ở Sài Gòn còn có những cơn mưa chợt đến chợt đi giống như một cô gái đỏng đảnh cùng những món ăn thức uống không quen, không hợp khẩu vị... Tất cả được Vũ Bằng nói đến với thái độ vừa cố chịu đựng, thích nghi vừa có cái gì như là bực bội, khó chịu vì không hòa hợp, không thích nghi được. Thành ra ông là kẻ xa lạ, là người khách xa nhà giữa Sài Gòn đô hội. Trong khi đó, ở Hà Nội, ở miền Bắc, ở Bắc, mọi cái sao gần gũi, thân thương đến thế. Vũ Bằng yêu cả cái nóng lẫn cái mưa đất Bắc. Đặc biệt, "Ở Bắc Việt (...) còn biết bao nhiêu hội hè, mà hội nào cũng ý vị, mà cũng nên thơ, mà cũng hấp dẫn người ta..." [5;70]. Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai hiện lên thật thơ mộng, huyền diệu. Nó vừa gần lại vừa xa. Nó thuộc về một thời đã qua, khó có thể quay lại để vùi mình trong đó. Nhà văn của chúng ta ở vào khoảng giữa, ở vào thế kẹt giữa hai thời: Quá khứ thân thương nhưng đã tuột khỏi tầm tay; hiện tại thì xa lạ, khó hòa nhập. Nhà văn chỉ còn biết đắm mình trong nỗi nhớ. 70 Nếu trong Vườn xuân tơi bời lá reo, Người Hà Nội nhớ người Hà Nội nỗi nhớ chỉ là những mảnh vụn, mơ hồ, thấp thoáng đằng sau câu chữ thì đến những tác phẩm: Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội và Món lạ miền Nam nỗi nhớ ấy hiện lên với đầy đủ hình hài, lớp lang, có máu có thịt. Đây là nỗi nhớ một vùng đất với đủ mười hai tháng giêng, hai, ba, bốn ... Kia là nỗi nhớ những miếng ngon đã từng nếm ữải, gắn với nó là cả nền văn hóa ẩm thực cổ truyền rất đáng tự hào; Và cả khi tò mò thưởng thức những "món lạ" của vùng đất mình đang sống, tác giả vẫn không thôi nhớ về cái "thuở bé" khi còn "sống ở Thủ đô Bắc Việt" [9; 602]. Nỗi nhớ ấy giống như con nước của một dòng sông khi đầy, khi vơi; khi cuồn cuộn, xoắn xuýt; lúc êm đềm, yên ả. Đó là những cảm xúc rất thực của một tấm lòng- tấm lòng của kẻ tha hương lữ thứ luôn đau đáu hướng về quế hương, luôn mong muốn được trở về quê hương. Viết về miếng ăn của hai vùng đất, Vũ Bằng có hai cách đặt tên tác phẩm khác nhau. Miếng ăn của Hà Nội- của vùng đất nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi toàn bộ tuổi thơ, tuổi trẻ và sự lập thân của ông diễn ra, ông gọi là "miếng ngon" bởi theo ông "ngon hay không là ở tự lòng mình" [8; 598]. Còn miếng ăn của miền Nam, ông gọi là những "món lạ". Nó "lạ" có lẽ trước hết vì nó là những miếng ăn được làm từ những sản vật của một vùng đất còn mới mẻ, xa lạ đối với ông. Nó "lạ" có lẽ còn vì nó được làm ra không phải từ đôi tay của "người đàn bà tấm mẳn" hay của "người đàn bà Bắc" [5; 28] nào đó mà nó được làm ra từ đôi bàn tay của "cô gái bé miền quê Sa Đéc", của những cô Ba, cô Tư, cô Năm... những người đàn bà miền Nam "thành thật" [8; 600]. Với những miếng "lạ" như thế, Vũ Bằng không thể ăn một cách háo hức, vồ vập theo kiểu của người háu ăn; càng không thể thưởng thức theo kiểu kĩ lưỡng, cầu kì của người sành ăn, thích ăn ngon. Ông tiếp cận với miếng ăn miền Nam theo kiểu của người tò mò, muốn khám phá nhưng vẫn còn dè chừng, cảnh giác. Nghĩa là ông muốn hòa nhập, muốn hội nhập nhưng từ trong sâu thẳm của tiềm thức, những miếng ăn miền Nam vẫn cứ là lạ thế nào đối với ông. Hãy xem ông viết về món "Đuông": "Tôi ăn đuông cũng vậy: miếng đầu kinh kinh, nhưng liều nhai thử xem sao, đến miếng thứ hai - ờ này, nó ngay ngậy beo béo, nghe hay đáo để..." [8; 663]. Với các món thịt chuột, cháo cóc, dơi huyết cũng tương tự như vậy. Trong khi đó, ông kể về các miếng ngon Hà Nội như là làm thơ về nó. Ở chương 1, chúng ta đã xem những "bài thơ" ông viết về quả cà Nghệ, về thịt chó, bánh đúc, cốm Vòng. Ta còn có thể đọc được nhiều bài 71 thơ nữa của ông về những miếng ngon khác của Bắc Việt trong Miếng ngon Hà Nội. Ở bài nào, ta cũng đều bắt gặp một thái độ trân trọng, nâng niu hết mực. Đọc Miếng ngon Hà Nội nhiều lúc ta tưởng như đang thấy Vũ Bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_5048555042_4657_1869311.pdf
Tài liệu liên quan