Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu

I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1

II. Lịch sử vấn đề 2

III. Phạm vi nghiên cứu 3

IV. Phương pháp nghiên cứu 4

V. Đóng góp của luận văn 4

VI. Cấu trúc luận văn 4

Nội dung

Chương 1: Yêu ngôn - một thế giới nghệ thuật huyền kỳ 5

1.1. Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương đương thời 5

1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù 14

Chương 2: Đặc trưng thi pháp Yêu ngôn 19

2.1. Không gian - thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn 19

2.1.1. Không gian nghệ thuật 19

2.1.2. Thời gian nghệ thuật 33

2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37

2.3. Phương thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn 54

2.3.1. Nghệ thuật trần thuật 54

2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 66

2.3.3. Giọng điệu 74

Chương 3: Sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản 77

3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hoá 78

3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản 85

Phần kết luận 96

Thư mục tham khảo 100

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 45 Làm phong phú, đa dạng thêm chất huyền kì, không thể không nói tới thế giới nhân vật ma của Yêu ngôn. Trong văn học kì ảo xưa nay, truyện về các hồn ma bóng quỷ vô cùng phong phú. Theo thời gian, loại truyện này không già cỗi đi mà trái lại, trở thành một dòng chủ đạo của bộ phận văn học kì ảo. Trong Yêu ngôn, ma và người dường như không có khoảng cách, ma là sự hiện hình của những người đã khuất, ma vẫn nặng lòng với cuộc sống trần gian, ma ăn ở với người, ma trở về cõi trần mà vẫn trong hình dạng con người. Họ hiện về dương gian với những mục đích khác nhau: hoặc nâng đỡ cho con cháu đời sau để không mất đi danh tiếng làm nghề truyền thống; hoặc kiếp trước chịu nhiều oan trái trở về báo oán trả thù; hoặc đam mê giọng hát tiếng đàn mà hồn phách vẫn không chịu rời bỏ chốn kĩ viện… Và dù họ là ma thì cũng là ma tài hoa, ma tài tử, ma của thế giới Yêu ngôn Nguyễn Tuân. Đới Roi (Đới Roi) nguyên là cậu ấm Đái, con cụ Bố Nam quất roi chầu lừng danh một thời trong chốn ăn chơi tài tử. Khi sa cơ lỡ vận không thể sống nhờ lòng thương hại của giáo phường, Đới Roi đã chọn cái chết. Khi còn ở dương gian ham mê tiếng tơ tiếng trúc, tiêu cả cơ nghiệp vào giọng hát tiếng đàn, vậy mà thác xuống âm thế, “cái người trai không vợ ấy đã trở thành một ông mãnh rất thiêng thường hiện ra để quấy những nhà cô đào ở Khâm Thiên dám vô lễ với vong hồn mình vẫn oán kết gần quanh kĩ viện”, đêm đêm vẫn đánh trống chầu trên những mái nhà có hát. Quả thực Ấm Đới là kẻ thuộc “nòi tình”, cuộc đời đắm đuối trong bể tình bể nhạc để rồi trở thành một con ma nghệ sĩ tài tử. Trong Yêu ngôn, có kiểu nhân vật “ma yêu”. Đó là cô Dó – linh hồn của nghệ thuật làm giấy (Xác ngọc lam). Vốn là nữ thần của chúa ngàn cao cả, vì tình, nàng đã theo chồng về làng giấy Hồ Khẩu bên Hồ Lãng Bạc. Yêu chồng, nâng niu cả một dòng họ làm nghề giấy, nàng đã thổi cho giấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 dó một linh hồn, để từ đấy, lò chế giấy nhà cậu Năm họ Chu làng Hồ Khẩu biết một kỉ nguyên mới – giấy tự nhiên thơm đẹp lên và bỏ xa sự cạnh tranh của nghìn vạn người sống bằng vỏ dó. Khi cậu Năm qua đời, nàng Dó không nỡ bỏ về “quê hương cũ muôn năm xanh vui của mình”, nàng ở lại giúp con cháu nhà chồng làm ăn phát đạt. “Thương lũ trẻ, đêm đêm cô lại hiện ra, hà ít hơi mình vào giấy và lấy tay vuốt từng tờ một. Giấy Chu Hồ vì thế vẫn giữ được vẻ quý riêng”. Trong Yêu ngôn, nếu “ma yêu” khêu gợi lòng hướng thiện, nhân hậu, nhân tính thì “ma báo oán” lại là sự răn đe, cảnh tỉnh. Hai anh em ông Đầu Xứ trong Khoa thi cuối cùng nổi tiếng học giỏi nhất tỉnh Nam lều chõng đi thi với bao nhiêu hi vọng. Nhưng hết anh rồi đến em, khi nào vào chốn trường thi đều bị hồn ma quấy nhiễu. “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiên ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy mớ tóc xõa quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên. Lại cười sằng sặc, lấy nghiên mực hắt vào quyển của ông …”. Kết cục là cả ông Đầu xứ Anh và ông Đầu Xứ Em đều hỏng thi. Hóa ra lúc sinh thời, cụ Huấn, ông cụ thân sinh ra hai anh em đã phạm vào việc thất đức, cụ “đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái chết của một người nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời”. Người thiếp ấy khi chết có mang được sáu bảy tháng. Cái oán sinh tử ấy cứ theo đuổi họ, nếu họ còn lều chõng ở cửa trường thi: “Nó còn đi thi, cô còn báo mãi... cô muốn, cô muốn nó phạm húy, cho nó bị tội cả nhà kia…”. Đấy là lời người thiếp lúc ốp vào con đồng đã nói. Thế là cả hai anh em, người khóa trước, kẻ khóa sau đều đã trải qua sự thất bại ê chề của khoa thi cuối cùng, để rồi đã phải sống “một đêm dài nhất trong một đời người”. Có “ma báo oán” thì cũng sẽ có “ma báo ân”. Vị Quan Ôn (Loạn âm) được Diêm Vương cho làm quan trông coi việc kiều lương đạo lộ. Muốn trả cái ơn xưa với thầy học cũ, Quan Ôn đã tiết lộ danh sách nạn nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 sẽ bị bắt đi phu ở cõi âm, tỏ ý xem Kinh Trịnh có muốn cứu vớt thân tính nào trong số họ thì sẽ chiếu cố. Không chỉ có vậy, Quan Ôn Lương còn xin Diêm Vương ban phẩm hàm cho Kinh Trịnh. Kinh Trịnh được tại thế mà đương nhiệm chức Chánh Tuyển Quan, trông coi việc điểm phu và soát sổ bộ. Những kiểu nhân vật ma này trong Yêu ngôn có vẻ như trái ngược nhau nhưng thực sự lại thống nhất với nhau, làm nên sự đầy đặn, hoàn hiện trong chân dung nhân vật, bởi ma cũng là “kiếp cõi âm” của con người cũng tồn tại song hành hai cực của tình cảm: biết căm ghét và biết yêu thương. Thực chất, cõi âm ở đây cũng chính là âm bản của thế giới trần tục và hệ thống nhân vật ma không chỉ gợi sự li kì mà còn giữ vai trò như chiếc cầu nối hai thế giới, để từ đó nhà văn gửi gắm những quan niệm, suy tư, trăn trở về cuộc đời, đồng thời cũng là sự đối sánh hai thế giới để con người trần thế sống tử tế, xứng đáng hơn với danh hiệu con người. 2.2.3. Những cảnh những vật lạ kì. Trong thế giới Yêu ngôn không chỉ có những con người kì lạ, khác thường, mà cả những vật, những cảnh cũng hết sức đặc biệt. Đây chính là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút đầy thú vị đối với người đọc. Ai đã đọc Chùa Đàn hẳn đều có một ấn tượng lạ lùng về cái “tửu phần” – một mả rượu có chôn vô số cái hũ rượu trong ấp Mê Thảo với những cái tên lạ lùng . Đó là một cái gò con. Chỏm gò phất phơ toàn một giống thạch sương bồ. Sườn gò, đây đó ít gốc rền tía. Gò ấy, chính là huyệt rượu. Bá Nhỡ chôn cơm men và rượu cất ở mả rượu ấy. Ngoài Bá Nhỡ ra, cấm dân ấp không được ai lai vãng đến tửu phần. Tửu phần đã phân ra từng khu đông tây nam bắc và chia từng hàng luống như ở một nghĩa trang thôn sơn. Trên các khu và các luống tửu phần, có những thẻ tre sơn vôi trắng, viết chữ đen và sơn đỏ, có thể lẫn với bài bùa phù thủy. Ấy là Bá Nhỡ ghi ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 tháng từng lứa rượu và đặt tên cho từng mẻ rượu, lắm thứ tên những nghe không thôi mà đã muốn đem cái vui cái buồn trong lòng ra gửi ngay vào đấy. Một hầm rượu – với những người khác nó có thể chỉ gợi về sự say sưa, nhưng với Nguyễn Tuân, cái hầm rượu ấy đã là một nghĩa địa, bởi gò chôn rượu đã mang tên “huyệt rượu”, đám “mả rượu” đã là những “tửu phần”… tất cả đều gợi về cõi chết, cái chết dần dần chán chường trong tuyệt vọng của Lãnh Út, chủ nhân ấp Mê Thảo. Trong Khoa thi cuối cùng, cảnh trường thi Nam Định đâu còn là chốn uy nghiêm đầy văn hóa để các sĩ tử thi tài. Trong cảnh âm u mà âm dương không chia biệt, trường thi đã trở thành pháp trường mà các âm hồn – các loại ma lành, ma báo oán – có chỗ ngồi danh dự bởi được quan chủ tế mời vào trước và bài vở thí sinh bị “ma duyệt” trước khi nộp quyển. “Báo oán giả tiên nhập; Báo ân giả thứ nhập; Sĩ tử thứ - thứ nhập”. (Những hồn báo oán vào trước; Những hồn báo ân vào sau; Các thầy khóa vào sau rốt) Chính vì được mời vào trước, có quyền báo oán hoặc trả ân, nên hồn ma của “người đàn bà xõa tóc, ẵm con” đã phá bằng được bài thi của hai anh em ông Đầu Xứ, biến những sĩ tử tài hoa thành kẻ hỏng thi. Nếu như ở Lều chõng, ngòi bút của nhà văn cựu học nghiêm cẩn đã vẽ ra quang cảnh trường thi với tất cả bút lực của một nhà văn hiện thực, thì với Khoa thi cuối cùng, Nguyễn Tuân đã góp thêm vào bức tranh thi cử thời xưa một khung cảnh khác, đầy sức ám ảnh. Cảnh tượng trường thi lạ lùng ấy, ngoài Nguyễn Tuân, chắc khó có ai có thể hình dung, tưởng tượng và sáng tạo được như vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Yêu ngôn nói nhiều đến cái chết, mỗi cái chết mỗi vẻ. Bá Nhỡ chết vì cây đàn định mệnh để hồi sinh cho Út Lãnh, Bố Ô chết bởi rượu, Nữ thần Dó chết vì nặng tình và bởi sự tham lam ô trọc của người đời, Đới – Roi treo cổ để bảo toàn nhân cách… Họ đều là những con người tài tử, muốn trong đời một lần thực hiện được kiệt tác của đời mình, và muốn thực hiện kiệt tác, người nghệ sĩ phải lấy chính máu thịt mình để đánh đổi, để nhào nặn nên tác phẩm nghệ thuật. Xác ngọc lam là cái chết thơ mộng, đau thương và đầy ý nghĩa của Nữ thần Dó khi nàng bị lưu lạc vào tay phàm tục. Khi sống nàng ẩn thân trong phiến đá, giúp chồng và con cháu nhà chồng làm ăn phát đạt, khi chết hồn đá chẻ ra làm hai… có một người đàn bà rất xinh bé đang nằm ngủ. Nàng mặc một cái áo lam, xiêm cũng màu lam. Cô Dó đã trở nên người thiên cổ. “Cô Dó đã thành người của một thế giới khác, của một thế giới ngọc đá muôn năm. Cái màu xanh ở tấm áo đã đậm và bóng hẳn lên thành một thứ ngọc lam trong sáng. Một khối ngọc toàn bích”. Thần Dó chết đi, di hài nàng và đá biến thành ngọc – thành xác ngọc lam. Cái chết của nàng đẹp và bi thương như một bài thơ. Bên cạnh xác thơ ngọc lam là xác rượu Bố Ô (Rượu bệnh), một cái chết khác thường. Con người ấy lúc sống thì sống bằng rượu, trong rượu, cơm là rượu và rượu là cơm, “miếng gì ăn cũng thổ ra hết, bụng dạ lão chỉ còn chịu được cái chất ngũ cốc dầm trong nước men thôi. Mỗi lúc tỉnh bữa rượu trước, thấy khát thì lại đem luôn rượu của bữa sau ra mà giải khát”. Đến lúc chết, Bố Ô cũng chết rượu, chết cháy, xác cháy trong hơi rượu cũng thơm, cũng ngông như người. Thì ra nhà Bố Ô phát hỏa vì một hôm có một tên dân cày nọ đem nùn rơm vào cái nhà lạnh vắng này mà thổi lửa để châm một điếu thuốc lào, lửa bén vào những khí rượu ở miệng mũi tửu đồ phì ra, ở những đồ dùng bằng vải của tửu đồ đã tẩm chất nước men khô đóng lại. Không khí túp lều gianh của Bố Ô đặc sệt những hơi men đã gặp tia lửa và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 đốt cháy. “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ông già đang say mềm. Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu không có chút gì là hôi khét cả. Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn ra trông trắng nhỏ không khác gì thứ bột để luyện những hòn men. Ngửi cái vụn xương vô tư ấy, lại còn thấy thơm và ngây ngất nữa…”. Trong thế giới Yêu ngôn, không ít những vật, đồ vật kì dị và giàu hàm nghĩa như thế; Đó là ngọn nến có thể thắp sáng trong tranh (Lửa nến trong tranh) mà bức tranh cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tranh vẽ một ông tướng và một ngọn nến soi xuống cuốn sách mở. Ngọn nến ấy nếu đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến của cuộc đời thật, và chỉ có nến cháy thôi, còn tranh nguyên vẹn, lửa nến sáng “không làm hại gì đến đời vật chất của tranh”. Muốn cho tranh trở lại vẻ bình thường thì chỉ việc thổi tắt ngọn nến. Tất cả giá trị của bức tranh chính là vẻ huyền ảo của ngọn nến, nến cháy lên làm cho vị tướng Hàn Kỳ trong tranh như là người bằng xương bẳng thịt. Thứ giấy dó của nhà họ Chu Hồ cũng là một kỳ vật, báu vật của thế gian. Nó “đượm hơi thơm” của một thứ mùi thảo mộc còn tươi sống, bởi được bàn tay ngát hương của Nữ thần Dó chạm vào. “Nó nhẵn mặt mà không cứng mình mà chất lại dai, bắc đồng cân lên thì nặng chỉ như đến cái lông ngỗng. Mặt giấy xốp, nghiêng giấy ra ánh sáng mà nhìn chất cát dó thì nó như làn da má trinh nữ phẳng đượm chất tuyết của lớp lông măng. Nó đẹp đến nỗi mọi người đều yên trí rằng dẫu đứa thất phu có cầm cây bút vẽ bậy vào đấy thì những nét lếu láo ấy cũng vẫn cứ thành được hình chữ”. Việc dùng giấy dó nhà họ Chu Hồ “đã thành một lối biểu dương của một phái quý tộc trong làng văn mặc”. Nói đến lịch sử làm nghề giấy của nhà họ Chu, không thể không nhắc tới “cái tảng đá” dùng để “nghè giấy cho nhẵn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 mặt”. Đó là “cái tảng đá xanh màu núi mùa thu và vuông mỗi chiều hai thước ta”, nó thân thuộc và gắn bó với nhà họ Chu đến sáu bảy đời. Nó câm lặng mà phụng sự và người ta quý nể nó như là nương nhẹ một người lão bộc, không nỡ nặng tay những khi nghè mặt dó giấy. Tuy vậy, người ta cũng chỉ thấy đá là một viên đá mà thôi. Thế nhưng …“hòn đá ấy vốn có một đời sống thuộc về tâm hồn”. Cái tảng đá nghè giấy vô tri quen thuộc của một làng nghề bỗng thành có hồn, thành biểu tượng ngưng kết trong đó số phận và tiếng tăm của một dòng họ. Nó gắn với thiên tình sử lãng mạn của cậu Năm – người con trai của dòng họ Chu – và Nữ thần Dó. Mối tình thắm thiết giữa người tiên với người trần đã đưa cô Dó về quê chồng – làng Hồ Khẩu ven hồ Lãng Bạc. Muốn giữ bền hạnh phúc, cô Dó phải mai danh ẩn tích và lòng đá xanh chính là nơi ẩn thân của nàng. Lúc cậu Năm qua đời phiến đá xanh bỗng hóa thành trắng toát – màu trắng nàng Dó để tang chồng. Về sau, khi nàng lưu lạc vào tay kẻ phàm tục, thứ ngọc sống ấy biến thành một khối ngọc toàn bích – xác ngọc lam. Và cũng từ khi phiến đá có nàng Dó bị đánh tráo, thì sự làm ăn của nhà họ Chu đã ngày một sa sút. “Để duy trì cái sống hàng ngày, nhà họ Chu bây giờ cũng làm giấy, nhưng là giấy moi …”. Linh hồn của nghệ thuật làm giấy đã chết, cũng đồng nghĩa với cái chết của một nghề truyền thống. Cây đàn đáy quen thuộc của bất cứ một kỹ viện nào, khi vào đến Chùa Đàn, đã trở thành một cây đàn quái đản - cây đàn ma. Là một tay đàn cự phách xứng với tiếng hát tuyệt vời của cô Tơ, Chánh Thú là chủ nhân của cây đàn ma ấy. Đó là một cây đàn mà “tang đàn làm bằng nắp ván thôi gỗ quan tài một người con gái đồng trinh… Cứ vào những đêm tối giời… thành đàn đổ mồ hôi cứ vã như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mảy với bức vách”. Cây đàn ấy ai sờ vào là mất mạng bởi một lời thề độc. Chánh Thú chết nhưng vẫn ghen với những kẻ dám bén mảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 đến đàn cho vợ mình hát. Bởi thế, cây đàn ma của Chánh Thú sẽ giết những tình địch tương lai và đó cũng là cách để tìm người thế mạng xuống âm ti đàn thay cho Thú tái sinh về trần. Bá Nhỡ dù biết bí mật của cây đàn vẫn không sợ, muốn thử, muốn đạt đến tuyệt đỉnh tiếng tơ dù chỉ một lần với cây đàn ma ấy. Và một cảnh tượng nghê rợn đã diễn ra: “Ba sợi dây tiểu dây trung dây đại ở đàn đáy kế tiếp nhau mà cùng đứt. Một con đom đóm vờn bay trên cây đàn nhễ nhại mồ hôi. Trên nền tang đàn gỗ ngô đồng, có những đốm lân tinh lập lòe… đấy là máu của cây đàn đứt. Đầu các dây còn rung lên, ruột sợi tơ rỉ tuôn ra một thứ nước đặc sệt như máu con giời leo và xanh đục như ruột bọ nẹt. Chất ấy đọng thành giọt ở các đầu dây và lóe tia xanh lạnh lên dưới cái sáng chờn vờn của lửa con đóm”. Tạo nên những cảnh vật lạ lùng, thậm chí quái dị như thế suy cho cùng cũng xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân – nhà văn của những cảm giác mạnh, ông ghét những gì mờ nhạt, lưng chừng, lỡ cỡ. Trong con mắt ông, sự vật đã đẹp phải đẹp tuyệt vời, đã dữ dội phải đặc biệt dữ dội… Đó là chất dưỡng sinh không thể thiếu để nuôi dưỡng cảm hứng mãnh liệt của nhà văn. Nhà văn đã đưa tinh thần và cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa đi xa nhất trong văn xuôi 1930 - 1945. Phải chăng ở khía cạnh này, Nguyễn Tuân là người đã đẩy đến tận cùng cái khát vọng của chủ nghĩa lãng mạn, sự ca ngợi tôn sùng cái kỳ vĩ, phi thường của cuộc sống con người. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc văn bản văn học là quá trình hiển thị hoá những gì kể trong văn bản, nó khiến trí tưởng tượng của con người được phát huy cao độ, đến với những bến bờ vô cùng vô tận, thậm chí vượt ra khỏi đường biên những thông điệp mà nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc. Phải chăng vì thế nên sẽ là khó khăn cho các nhà làm phim khi chuyển thể Chùa Đàn thành bộ phim Mê Thảo - Thời vang bóng. Ở phần kết thúc Chùa Đàn Nguyễn Tuân đã dựng nên hình ảnh một ngôi chùa - Chùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Đàn. Đó là ngôi chùa để tưởng nhớ Bá Nhỡ. Trong chùa, sau bát hương có tạc “một cây đàn đáy với những nét chính của nhạc khí”, cứ vào hai buổi chuong chiêu mộ, tảng gỗ thờ đó lại “đổ ít mồ hôi dầu và xê động khỏi chỗ”. Dẫu ấp Thảo cuối cùng bị sang tay cho người ngoại quốc, Chùa Đàn cũng không bị mất mà mãi gắn bó với con người ở đấy. Hình ảnh cây đàn đáy đặc trưng của nghệ thuật ca trù được hương khói trong chùa - một tượng đài tôn vinh nghệ thuật. Tác phẩm điện ảnh phóng tác từ Chùa Đàn tiếc thay không có chỗ cho ngôi chùa này, và hình ảnh cây đàn cũng mờ nhạt, xuất hiện thoáng qua ở đoạn đầu rồi bị thay bằng cây đàn nguyệt trong suốt phần còn lại của phim. Tuy nhiên Mê Thảo thoát thai từ Chùa Đàn nhưng có đời sống riêng của nó. Tiểu thuyết Chùa Đàn được đánh giá là đỉnh cao trong một giai đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân, là sự hun đúc bút lực và tài hoa của một con người từng khinh bạc đặt tên Yêu ngôn cho tác phẩm của mình, rồi Chùa Đàn lại bị chính tác giả của nó phủ nhận và vắng bóng gần 40 năm. Được tái bản, Chùa Đàn hồi sinh thu hút người đọc. Đặc biệt, khi bộ phim Mê Thảo được xây dựng, do ấn tượng mạnh của bộ phim, nhiều người xem, chưa đọc Chùa Đàn mới tìm đọc tác phẩm này. Đây cũng là một cơ sở để đánh giá sự thành công của phim Mê Thảo. Có thể nói, thế giới những kì nhân, kì vật ấy trong Yêu ngôn là sản phẩm của một trí tuệ mẫn tiệp, óc tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo kì diệu của Nguyễn Tuân, con người luôn nhạy cảm với cái đẹp, luôn nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mĩ, luôn có cảm hứng dào dạt trước những cảnh tượng đặc biệt đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Tất cả những yếu tố này tạo cho Yêu ngôn một sức hấp dẫn biến ảo kì lạ, kích thích được trí tưởng tượng của người đọc . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 2.3. Phƣơng thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn: “Cái kỳ ảo tạo ra cách phản ánh riêng biệt” (Tôđôrốp), bởi năng lực sáng tạo hướng về nó sẽ tìm ra một hình thức nghệ thuật phù hợp, tương ứng với chất liệu. Sự hiện diện của nó làm cho tác phẩm mang những nét đặc trưng về hình thức khiến người đọc dễ nhận diện và tạo ra những ấn tượng mới lạ. Ở trên luận văn đã có dịp tìm hiểu về yếu tố huyền kỳ, kỳ ảo với việc xây dựng không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nhân vật. Đó chính là tiền đề để chúng tôi đi vào khảo sát những tác động của yếu tố này đối với phương thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn ở các phương diện: nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu. 2.3.1. Nghệ thuật trần thuật Việc khai thác tối đa thế mạnh của kỳ ảo cũng chính là cơ sở tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phương thức trần thuật của Yêu Ngôn. 2.3.1.1. Phương thức xây dựng truyện: Sự pha trộn các mô típ truyện truyền thống với cách trần thuật hiện đại. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã nhận xét rất đúng: Văn Nguyễn Tuân vừa có vẻ trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại. Điều này có thể nhận thấy rất rõ, qua nhiều sáng tác của Nguyễn Tuân, trong đó có Yêu ngôn. Phương thức kể trong Yêu ngôn có sự pha trộn những mô típ truyện dân gian Phương Đông và yếu tố hiện đại phương Tây, tính chất hư ảo đan xen giữa mộng và thực, con người - ma quái của văn hoá dân gian truyền thống kết hợp với tư duy huyền thoại phương Tây. Truyền thống kỳ ảo trong văn học Việt Nam đã có từ mấy ngàn năm, và phương thức kỳ ảo hoá hiện thực cũng chính là “cái có sẵn trong nhà” ngay từ thời xa xưa của người Việt. Nguyễn Tuân đã kế thừa nguồn mạch của văn học dân gian, văn học trung đại, văn học kỳ ảo đầu thế kỷ XX, đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc dòng chảy của nền văn học kỳ ảo thế giới, bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 tài năng sáng tạo của mình đã làm nên một thế giới Yêu ngôn “một mình một cõi”, không giống ai. Ở dòng truyện dân gian, truyện kỳ ảo cổ đại thường gắn với thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… xa xưa. Cái kỳ ảo cổ đại gắn với niềm tin chất phác ngây thơ và tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên, bất khả giải, thể hiện nhu cầu nhận thức ở mức độ sơ khai, đơn giản “muốn cải thiện số phận mình bằng phép lạ và muốn giải quyết cuộc đấu tranh thiện, ác nơi trần thế bằng sức mạnh của những bà tiên, ông thánh hiền từ” [53, tr 109] Văn học kỳ ảo thời này là sự hoà điệu giữa con người với vũ trụ và giữa con người với những thế lực siêu nhiên tạo thành một môi trường hoà hợp và hoàn toàn tinh khiết, một thế giới đại đồng tương thông, tương giao, tương cảm. Một trong những truyện cổ tích vào loại xa xưa của người Việt là truyện Tấm Cám. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra để trở về với đời, thành nàng Tấm đảm đang, khéo léo và thủy chung, thể hiện sinh động quan niệm của nhân dân về công bằng xã hội và hạnh phúc, người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình gắn bó ở nơi trần thế. Ở Xác ngọc lam của Nguyễn Tuân, người đọc cũng có thể thấy sự gần gũi giữa cô Dó và cô Tấm. Cô Dó không xuất thân từ làng quê, cô là linh hồn của Ngàn Thiêng. Để được sống bên người mình yêu, cô Dó đã dời chốn rừng xanh về quê chồng và ẩn mình trong phiến đá. Ngày là đá vô tri, đêm lại hiện ra thành người, giúp chồng thổi cho giấy Dó một linh hồn và tạo ra hạnh phúc của lứa đôi đằm thắm trong cần lao. Nếu cô Tấm giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi trần của cô, thì cô Dó - người thần, người tiên - lại sẵn sàng chấp nhận từ bỏ chốn Bồng Lai để tìm hạnh phúc nơi trần thế, dù có phải trả giá. Họ đều là những con người hiện thân cho đức hy sinh, cho tình yêu chung thuỷ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Con đường tiêu biểu của văn học kỳ ảo thế giới trong đó có văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại. Có thể nhận thấy khá rõ cả dấu vết cổ tích lẫn văn chương bác học trung - cận đại trong nhiều câu truyện Yêu ngôn. Dòng truyện kỳ ảo trung - cận đại dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đã in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự ý thức của con người đối với hiện thực và không còn tính chất nguyên sơ thuần khiết buổi đầu. Cái kỳ ảo trong dòng truyện này mang tư cách của một cái nhìn thế giới, chọn cho mình một phạm vi, một chỗ đứng khác so với thế giới thường ngày và “đăm chiêu nhìn vào thế giới bên kia”. Đó là một thế giới với những loài vật, đồ vật được nhân hoá, thần kỳ hoá - một thế giới mà không bao giờ con người có thể thực sự đặt chân đến. Cái kỳ ảo xuất hiện ở đây nằm trong thế giới đối lập với xã hội có lý tính. Chính điều này không cho phép người ta đặt trọn niềm tin vào nó, đồng nhất mình với nó như đối với kỳ ảo cổ đại, trái lại, cố gắng “giải thiêng, giải ảo” nó và sáng tạo nó. Nó đã bị lý trí tác giả và người xem tước bỏ để chỉ còn lại sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật [53, tr 111]. Truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm đã làm hoàn chỉnh thể loại truyền kỳ, được đánh giá là kiệt tác, là thiên cổ kỳ bút. Tập truyện thường sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật chủ đạo để phản ánh cuộc sống. Truyện Từ Thức gặp tiên là một trong những truyện tiêu biểu trong tập Truyền kỳ mạn lục. Từ Thức một nho sinh tài hoa, học hành thi cử đỗ đạt, con đường công danh thênh thang. Một lần ngao du vãn cảnh gặp tiên nữ, Từ Thức đem lòng yêu say đắm. Kết quả của tình yêu đẹp ấy là chàng đã từ bỏ tất cả, theo người tiên và hưởng hạnh phúc ở chốn tiên cảnh. Cuộc sống viên mãn ở cõi tiên không làm chàng nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương nơi trần thế. Từ Thức trở về cõi trần nhưng trở thành kẻ lạc lõng, bơ vơ ngay trên quê hương mình. Chàng lại tìm đường lên cõi tiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 nhưng động tiên đã khép, lối về đã vĩnh viễn không còn, giấc mộng đã biến mất. Từ một truyện trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tạo lại để gửi gắm những triết lý nhân sinh của thời đại mình. Nhà văn đã mượn không gian cõi tiên để bầy tỏ thái độ quay lưng lại thực tại xã hội xấu xa đương thời. Như vậy, khi sáng tạo nên thế giới Bồng Lai tiên cảnh ấy nhà văn cũng như người đọc không đặt trọn niềm tin vào nó, nó chỉ là sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật. Điều này có thể thấy rõ trong Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân. Từ ngọn nguồn xa xôi của cổ tích Sơn Tinh - Thuỷ tinh, truyện Trên đỉnh non Tản tiếp tục mô típ về “cõi tiên” trong Từ Thức gặp Tiên để trình bày cả một quang cảnh kỳ thú, cuộc sống hạnh phúc ở nơi tiên cảnh. Những người thợ mộc Chàng Thôn mỗi khi được thần non cao vời lên sửa đền trên đỉnh non Tản, họ lại được sống những ngày vui vô tận, tha hồ thưởng thức của ngon vật lạ, ngắm nhìn thoả thích những kỳ hoa dị thảo của cõi tiên. Nhưng phần sau của truyện là sự đột ngột chuyển hướng tạo để ra một chủ đề mới. Khi công việc đã hoàn thiện, họ lai buồn rầu nghĩ đến ngày phải xuống núi, họ sẽ không còn được bàn tán đến những cái lạ của Ngàn thăm thẳm, không dám khoe người đời về cái thần bí trên chốn xanh tươi và buồn hơn là mỗi lần xuống khỏi là không tìm lại được đường lên. Với họ, giấc mơ tiên cảnh chỉ trong giây lát, chợp mắt tỉnh giấc, họ lại trở về với hiện thực thường nhật đầy nhọc nhằn, lo sợ. Và cả nỗi ám ảnh về sự trừng phạt khốc liệt của chính cõi tiên: sẽ là nỗi lo sợ thường trực về một cái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc (4).pdf
Tài liệu liên quan