Luận văn Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến Than nhà máy nước Tân Hiệp

1. Phân tích chất lượng nước:

- Phân tích các chỉsốvật lý của chất lượng nước: độ đục, màu sắc, mùi

vị, nhiệt độ, lượng các chất rắn lơlững, chất rắn hòa tan trong nước.

- Phân tích các chỉsốhóa học của chất lượng nước: pH, oxy hòa tan

(DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng hiệu

thếoxy hóa khử(Eh), độdẫn (Ec), đạm amonia (N), tổng Nitơ, tổng Photpho,

Na+, K+, Ca2+, Mg2+, CO32-, HCO3-, Cl-, SO42-, Cd, Asvà chì (Pb).

- Phân tích chỉsốvi khuẩn: Coliform

3. Xây dựng sơ đồthủy hóa R. Maucha đểxác định thểloại hóa học cơ

bản của nước.

4. Xác định thành phần loài và cấu trúc loài của các ngành tảo theo sự

biến động trong năm.

5. Xác định các loài tảo độc, loài tiết ra các chất có khảnăng gây độc,

loài tiết ra các chất làm thay đổi mùi vịtrong nước, nhóm loài làm tắc lọc

nước và những loài có khảnăng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đang

tiềm ẩn.

6. Phân tích, xếp loại và đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm

bơm nhà máy nước Tân Hiệp đặt tại xã Hòa Phú huyện CủChi.

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến Than nhà máy nước Tân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sulphat Ec có trị số hàng trăm µs/cm và ở nước lợ mặn Ec có trị số hàng ngàn đến hàng chục ngàn µs/cm [12].  Hàm lượng chất rắn [3] Chất rắn có trong nước là do các chất vô cơ hòa tan hoặc không hòa tan và các chất hữu cơ. Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt và cho sản xuất. Một số chỉ tiêu biểu thị hàm lượng chất rắn: Tổng lượng chất rắn (TS): là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1300C cho tới khi trọng lượng không đổi, đơn vị tính bằng mg/l. Chất rắn lơ lững (SS): là trọng lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu lọc Gooch rồi sấy khô ở 1300C - 1500C tới khi trọng lượng không đổi. Đơn vị tính bằng mg/l. Chất rắn hòa tan (DS): là hiệu số của tổng lượng chất rắn và hàm lượng chất rắn lơ lững. Đơn vị tính bằng mg/l. DS = TS - SS  Độ cứng của nước Độ cứng của nước do hàm lượng các muối canxi (Ca) và magiê (Mg) trong nước. Độ cứng của nước được gọi là vĩnh cửu khi nó do các muối sulphat, clorua và nhiều muối khác (trừ bicacbonat) khi đun sôi vẫn tồn tại trong dung dịch. Độ cứng tạm thời do các muối bicacbonat, khi đun sôi nước, muối bicarbonat sẽ chuyển sang dạng cacbonat không tan và nước sẽ bớt cứng [7], [12].  Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) [3], [6], [7] Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/l) là lượng oxy từ không khí hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định hoặc do quang hợp của tảo. Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước khoảng 8 - 10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Do đó, DO là chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực.  Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) [3], [6], [7] BOD là lượng oxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy, nếu lượng chất hữu cơ trong nước càng lớn và mật độ vi sinh vật càng cao thì lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy càng nhiều. Đơn vị của BOD là mg/l.  Nhu cầu oxy hóa học (COD) [3], [6], [7] Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong một đơn vị mẫu nước (mg/l) thành CO2 và H2O. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Như vậy, chỉ số COD luôn luôn có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Tỷ lệ BOD và COD thường xấp xỉ từ 0,5 - 0,7.  Hàm lượng photpho Photpho có thể tồn lưu trong nước dưới dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-, các polyphotphat và photpho vô cơ. Ở nồng độ thấp chúng là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật thủy sinh, khi ở nồng độ cao, các chất này gây ô nhiễm góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở ao, hồ [3].  Hàm lượng sulphat Ion sulphat (SO42-) thường có trong nước cấp và nước thải. Trong nước uống sulphat (< 250 mg/l) sẽ có tác dụng tẩy nhẹ với người [3]. Hàm lượng sulphat trong nước cao sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S trong nước, gây mùi khó chịu, nhiễm độc đối với cá, ngoài ra còn gây hiện tượng đóng cặn cứng trong nồi đun, gây hiện tượng xâm thực ăn mòn đường ống dẫn [3].  Hàm lượng nitơ [3] Nitơ trong nước tự nhiên là nguồn dinh dưỡng cho các thực vật. Trong nước có thể xảy ra các quá trình biến đổi oxy hóa: Vi khuẩn Vi khuẩn nitromonas nitrobacte khử nitrat Protein NH3 NO2- NO3- N2 Oxy hóa oxy hóa khử nitrit Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, amoniac và NH4OH thì chứng tỏ nước mới bị ô nhiễm, NH3 trong nước sẽ ảnh hưởng nhiễm độc tới cá và các sinh vật. Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrit là nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài. Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrat chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc.  Hàm lượng kim loại nặng Một số kim loại nặng như Pb, Hg, As, Cd....đi vào nước, ở các điều kiện pH khác nhau chúng sẽ tồn tại những hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước [3].  Hàm lượng chất dầu mỡ Chất dầu mỡ trong nước có thể là chất béo, acid hữu cơ, dầu, sáp... Chúng có thể gây khó khăn cho quá trình vận chuyển nước, ngăn cản oxy hòa tan do tạo lớp phân cách trên bề mặt nước với khí quyển [3]. Dưới tác hại của dầu mỡ, hầu hết các loài động, thực vật bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng [6].  Các chỉ tiêu vi sinh Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện ...Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học người ta thường dùng chỉ số Coliform vì chúng là nhóm vi sinh quan trọng nhất (chiếm 80% số vi khuẩn) và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loại vi sinh chỉ thị. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước thường gây bệnh cho người và động vật [3], [6], [7]. 1.7. Các công trình nghiên cứu về chất lượng nước sông Sài Gòn [5], [11], [16]. Theo các tài liệu thu thập được, đã có một số kết quả nghiên cứu về chất lượng nước sông Sài Gòn như sau: Năm 2006, tác giả tiến sĩ Lâm Minh Triết, Chủ nhiệm Chương trình bảo vệ môi trường và tài nguyên TPHCM, nghiên cứu thấy chất lượng nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm với diễn biến khá phức tạp do chất hữu cơ, vi sinh và kim loại nặng. Chất lượng nguồn nước, đặc biệt là trạm bơm nước thô cấp 1 phục vụ cho nhà máy nước Tân Hiệp vào mùa khô khi mức độ ô nhiễm nước sông có xu hướng tăng mạnh thì các chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù như amoniac, độ đục, BOD, Mn, Fe, pH, coliform, mangan… và tất cả đều vượt tiêu chuẩn của nguồn nước loại A – là nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước. Trong kết quả phân tích của giáo sư Triết cho thấy hàm lượng sắt và mangan trong chất lượng nước sông và nước thô đầu vào nhà máy nước Tân Hiệp đều vượt chuẩn từ 1,2 đến 2,5 lần, độ đục, độ mangan tăng 4 – 7 lần so với năm 2005, amonia tăng 10 lần, coliform có lúc tăng 50 lần [5]. Năm 2007, Chi cục Bảo vệ môi trường TP trong kết quả khảo sát còn phát hiện kim loại nặng (đồng) sắp vượt ngưỡng cho phép (nồng độ phát hiện trong nước năm 2007 là 0,094 so với mức cho phép là 0,1mg/lít) cũng đang là vấn đề đáng lo ngại với chất lượng nguồn nước cấp. Vì hầu hết qui trình của nhà máy cấp nước không xử lý kim loại nặng [16]. Năm 2008, tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Hà - giảng viên khoa môi trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong đề tài nghiên cứu đã kết luận hiện mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn tiếp tục diễn biến phức tạp. Qua tổng hợp các số liệu và kết quả nghiên cứu đến tháng 5-2008 cho thấy độ pH sông thấp và dao động thất thường, độ đục, mangan (Mn), coliform (gây bệnh đường ruột), amoniac vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (chỉ tính riêng từ năm 2005-2007, các chất trên tăng 4-30 lần). Do ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên càng về phía hạ lưu, mức độ ô nhiễm nước càng trầm trọng [11]. Năm 2008, theo kết quả giám sát nguồn nước của Trung tâm Y tế dự phòng TP, hàm lượng amoniac vào thời điểm tháng 4-2008 tại khu vực lấy nước của Nhà máy nước Thủ Đức là 0,07mg/lít, còn tại điểm lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp là 0,18mg/lít. Có thời điểm Nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện hàm lượng này lên đến 1,34mg/lít (trong khi tiêu chuẩn qui định hàm lượng amoniac trong nguồn nước cấp chỉ 0,05mg/lít) [16]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, khảo sát diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn những năm qua dựa vào chỉ tiêu lý, hóa học để đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn, còn kết hợp việc sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường. 1.8. Một số nghiên cứu và ứng dụng chỉ thị sinh học ở Việt Nam [10], [12], [13],[17] Từ những năm 1984, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng chỉ số dinh dưỡng Nygaard (1949) để đánh giá chất lượng nước ở một số thủy vực nội địa Việt Nam. Năm 1988, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng vi tảo và động vật đáy để đánh giá chất lượng nước sông rạch thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1989 – 1990, tác giả Phạm Văn Miên dựa trên cấu trúc quần xã, loài ưu thế của các nhóm thủy sinh vật để phân vùng, phân loại và đánh giá chất lượng nước trong hệ thống sông rạch thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc phân tích cấu trúc quần xã, loài ưu thế, loài chỉ thị tác giả Phạm Văn Miên và cộng sự còn xác lập chỉ số ô nhiễm, chỉ số tương đồng để đánh giá chất lượng nước. Phạm Văn Miên và cộng sự (2003) trong chương trình “Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu sinh học để giám sát hệ sinh thái thủy sinh thuộc lưu vực sông Mêcông của Việt Nam” đã xác lập danh mục các loài chỉ thị sinh học cho các loại nước ở vùng Điện Biên, vùng thượng lưu sông Xê Băng Hiên, cao nguyên Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xây dựng chỉ số ô nhiễm Zelinka và Marvan và hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn hữu cơ 4 bậc cho các thủy vực. 1.9. Sinh vật chỉ thị và các chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước [1], [2], [8], [10] 1.9.1. Sinh vật chỉ thị ( Bioindicator ) Sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sống, nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy và khả năng chống chịu của nó với môi trường. Sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng nào đó về điều kiện sinh thái trong giới hạn chịu đựng của sinh vật đó [8]. 1.9.2. Các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi trường nước Có nhiều chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên ở mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm. 1.9.2.1. Chỉ số đa dạng Shannon và Wiener (1949) n ni n niH s i 2 1 log'    Trong đó: ni : số lượng của các cá thể của loài thứ i trong mẫu lấy từ một quần xã. n : số lượng của các cá thể trong một mẫu lấy từ một quần xã. 1.9.2.2. Tỷ lệ các nhóm tảo [12] Được sử dụng để xác định độ phú dưỡng của nước, dựa theo Fefoldy Lajos thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, công bố trong Biologiai Vizminosities, 1980 trong tập Viziigyi Hydrobiologai 9 [12]. Cyanophyta index = Cy/D Chlorococcales index = Ch/D Diatomeae index = C/P Eulenophyta index = E/(Cy + Ch). (Thunmark, 1945. Nygaard, 1949) Index chung = (Cy + Ch + C + E)/E. Trong đó : Cy: số loài của Cyanophyta Ch: số loài của Chlorococcales C: số loài của Centrales P: số loài của Pennales D: số loài của Desmidiaceae E: số loài của Euglenophyta 1.9.2.3. Chỉ số tương đồng Bray Curtis (1957) [19]      xjkxij xjkxij Dij Trong đó: Xij: số lượng loài k trong mẫu i Xjk: số lượng loài k trong mẫu j 1.9.2.4. Chỉ số ưu thế Berger và Parker (1970) Trong đó: N: là tổng cá thể trong mẫu. Nmax: là tổng số cá thể của loài có số lượng cao nhất N ND max Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 1. Phân tích chất lượng nước: - Phân tích các chỉ số vật lý của chất lượng nước: độ đục, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, lượng các chất rắn lơ lững, chất rắn hòa tan trong nước. - Phân tích các chỉ số hóa học của chất lượng nước: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng hiệu thế oxy hóa khử (Eh), độ dẫn (Ec), đạm amonia (N), tổng Nitơ, tổng Photpho, Na+ , K+ , Ca2+ , Mg2+ , CO32- , HCO3- , Cl-, SO42-, Cd, As và chì (Pb). - Phân tích chỉ số vi khuẩn: Coliform 3. Xây dựng sơ đồ thủy hóa R. Maucha để xác định thể loại hóa học cơ bản của nước. 4. Xác định thành phần loài và cấu trúc loài của các ngành tảo theo sự biến động trong năm. 5. Xác định các loài tảo độc, loài tiết ra các chất có khả năng gây độc, loài tiết ra các chất làm thay đổi mùi vị trong nước, nhóm loài làm tắc lọc nước và những loài có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đang tiềm ẩn. 6. Phân tích, xếp loại và đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp đặt tại xã Hòa Phú huyện Củ Chi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thời gian thu mẫu Mẫu thu vào tuần đầu của các tháng 9, tháng 11 năm 2009, đại diện cho mùa mưa. Mẫu thu vào tuần đầu của các tháng 1, tháng 3 năm 2010, đại diện cho mùa khô. 2.2.2. Vị trí thu mẫu Thu mẫu tại 5 điểm trong khu vực xung quanh trạm bơm Bến Than, 1 điểm ngay tại họng thu nước chính của trạm bơm, 4 điểm còn lại cách họng nước 20km – 30km phân về 2 hướng của điểm chính. Sau đó trộn các mẫu với nhau, sử dụng mẫu trộn đem phân tích. Hình 2.1:Sơ đồ vị trí thu mẫu Tại mỗi địa điểm sẽ thu 1 mẫu định tính, 1 mẫu định lượng, 1 mẫu phân tích vi sinh và 2 mẫu phân tích chỉ số thủy lý, hóa. 2.2.3. Công tác thực địa Thu mẫu thực vật nổi (Phytoplankton) để định tính bằng lưới hình chóp, đường kính miệng lưới 40 cm, chiều dài lưới 120 cm, kích thước mắc lưới 20 µm, lưới được kéo nằm ngang ở tầng mặt với tốc độ 0,5 m /giây trong vòng 3 – 5 phút. Thu mẫu thực vật nổi định lượng để xác định mật độ (số cá thể / m3) bằng cách lọc 60 lít nước qua lưới . Mẫu thu được cho vào lọ nhựa đã khử trùng, cố định bằng formol 4 %. Thu mẫu nước để phân tích các chỉ số thủy lý, hóa, sinh. Chai, can lấy mẫu được rửa kỹ bằng nước sạch, tráng lại bằng nước tại vị trí cần lấy mẫu, đặt chai và can dưới mặt nước ở độ sâu 20 cm, lấy đầy nước, đậy nắp và cố định ngay trong thùng đá ở 4oC, bảo quản mẫu ở nhiệt độ này cho đến khi phân tích mẫu. Các chỉ số: nhiệt độ, pH, Eh, Ec, DO, TDS, độ mặn, độ trong được đo trực tiếp ngoài hiện trường. Thiết bị đo các chỉ số trên được trình bày ở bảng 2.1 Các chỉ số Đơn vị đo Thiết bị Nhiệt độ 0C Máy Sension 156 pH Máy Sension 156 Eh mV Máy Sension 156 Ec mS/m SMEWW 2510 DO mg/l Máy Sension 156 TDS mg/l Máy Sension 156 Độ mặn 0 Máy Sension 156 Độ trong cm Đĩa secchi Bảng 2.1 : Các thiết bị đo các yếu tố vật lý 2.2.4. Trong phòng thí nghiệm Mẫu thực vật phiêu sinh được phân tích tại phòng thí nghiệm của Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường - Viện Sinh học nhiệt đới 85 Trần Quốc Toản, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Thực vật phiêu sinh được định loại trên cơ sở hình thái học dựa vào các tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các mẫu định lượng được phân tích theo phương pháp Sedgewick Rafter [18], [21]. Danh lục các loài tảo được sắp xếp theo tác giả Nguyễn Văn Tuyên [12] .Thiết bị phân tích gồm: kính hiển vi Olympus BX 51, buồng đếm Sedgewick Rafter, lam, lamen, ống đong, pipet và máy chụp ảnh kỹ thuật số. Độ đa dạng: dựa trên chỉ số Shannon và Wiener (1949). Tỷ lệ các nhóm tảo: dựa theo Fefoldy Lajos thuộc viện hàn lâm khoa học Hungari, 1980. Độ tương đồng: dựa vào chỉ số Bray Curtis (1957). Xác định độ đồng đều giữa các loài tại mỗi tháng thu mẫu: chỉ số ưu thế Berger – Parker (1970). Đánh giá chất lượng nước dựa trên thang 6 bậc của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô cũ. Các chỉ số thủy hóa Na+, K+, Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl-, HCO3-, CO32-, Chì (Pb) TSS, BOD, COD, N- NH4, Nitơ tổng, Photpho tổng được phân tích tại Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam 271/3 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ số vi sinh được phân tích tại phòng kiểm nghiệm Hóa, Lý, Vi sinh Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh (167 Pasteur Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh). Mỗi chỉ số được phân tích bởi một phương pháp ứng với một mã số . Chỉ số thủy hóa, sinh Phương pháp Na+ TCVN 6196 – 1996 K+ TCVN 6196 – 1996 Ca2+ TCVN 6198 – 1999 Mg2+ TCVN 6198 – 1999 SO42- TCVN 5987 – 1995 Cl- TCVN 6194 – 1996 HCO3- TCVN 5945 – 1995 CO32- TCVN 5987 – 1995 Chì ( Pb ) TCVN 6496 – 1999 TSS TCVN 4560 - 1990 BOD Ủ, máy đo tự động COD K2Cr2O7 Ammonia ( tính theo N ) Salicylate Tổng Nitơ Chromotropic acid Tổng phospho Ascorbic acid Coliform TCVN 6187 – 1:1996 2.5. Xử lý số liệu thống kê Dùng phần mềm thống kê sinh học Primer 5 tính các chỉ số Bray Curtis, Margalef và Shannon – Wiener, đơn vị tính là loài (loài hình thái). Excel 2003 để xử lý số liệu và Photoshop 7.0 để xử lý hình ảnh. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính chất vật lý – hóa học của nước sông Sài Gòn trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp 3.1.1. Tính chất vật lý của nước trạm bơm  Nhiệt độ: Nhiệt độ nước trong vùng tương đối ổn định, không có sự dao động lớn giữa 2 mùa. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa (28,850C) cao hơn so với mùa khô (28,450C). Sự biến động nhiệt độ được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1. Bảng 3.1: Biến động nhiệt độ (0C) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Nhiệt độ (0C) 28,4 29,3 28,2 28,7 Trung bình 28,85 28,45 t0C Hình 3.1: Sự biến động nhiệt độ theo thời gian  Chất rắn lơ lững (TSS): Hàm lượng TSS trung bình vào mùa mưa (31) mg/l, vào mùa khô (48,5)mg/l. Hàm lượng TSS có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô do mùa khô mực nước sông giảm thấp tích tụ nhiều chất rắn lơ lững. Nước thuộc loại 4/6 (theo X.M.Drachev)[12] vào cả mùa mưa và mùa khô. Sự dao động giá trị TSS được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2. Bảng 3.2: Biến động TSS (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Giá trị TSS (mg/l) 30 32 45 52 Trung bình 31 48,5 mg/l Hình 3.2: Sự biến động TSS (mg/l) theo thời gian  Chất rắn hòa tan (TDS): Giá trị TDS trung bình vào mùa mưa (42,2)mg/l cao hơn so với trung bình mùa khô (29,8) mg/l. Giá trị TDS khảo sát thấp hơn nhiều so với mức cho phép của tiêu chuẩn nước sinh hoạt <1000mg/l) [12]. Biến động giá trị TDS được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3 Bảng 3.3: Biến động TDS (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Giá trị TDS (mg/l) 47,3 37,1 25,9 33,6 Trung bình 42,2 29,8 mg/l Hình 3.3: Sự biến động TDS (mg/l) theo thời gian  Độ trong: Mùa mưa độ trong trung bình (20) cm cao hơn hơn so với trung bình mùa khô (12,5) cm. Do mùa khô hàm lượng TSS tăng nên nước sông mùa khô đục hơn mùa mưa. Nước sông thuộc dạng 3/6 vào mùa mưa, và 4/6 vào mùa khô [12]. Sự biến động độ trong được thể hiện ở bảng 3.4, hình 3.4. Bảng 3.4: Biến động độ trong (cm) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Độ trong (cm) 18 22 14 11 Trung bình 20 12.5 cm Hình 3.4: Sự biến động độ trong (cm) theo thời gian Nhìn chung, tính chất vật lý của môi trường nước qua các tháng khảo sát tại trạm bơm cho kết quả nước sông Sài Gòn đã bị sơ nhiễm (α Mesosaprobe) vào mùa mưa, và nhiễm bẩn (β Mesosaprobe ) trong mùa khô. 3.1.2. Tính chất hóa học của nước sông Sài Gòn tại trạm bơm  Thể loại hóa học cơ bản của nước Bảng 3.5: Các chỉ số thủy hóa cơ bản của nước trạm bơm T9/2009 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 3,3 39,102 0,084 7,19 0,30 Na+ 13,78 22,990 0,599 51,24 2,13 Ca2+ 4,42 20,040 0,221 18,91 0,79 Mg2+ 3,22 12,153 0,265 22,67 0,94 1,169 100% CO32- 24,56 30,004 0,819 0,39 0,016 HCO3- 26,37 61,017 0,432 0,21 0,009 Cl- 18,06 35,453 0,509 0,24 0,010 SO42- 16,61 48,031 0,346 0,16 0,007 2,106 100% I = 3,275 200% I = 3,275 I = 1,81 0,023 I = 0,04162 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,572 x 1,81 =1,04 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.5 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T 9/2009. Hình 3.5. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tại trạm bơm T9/2009 Bảng 3.6: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T11/2009. g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 0,82 39,102 0,021 7,19 0,149 Na+ 3,44 22,990 0,149 51,03 1,061 Ca2+ 1,1 20,040 0,055 18,84 0,392 Mg2+ 0,81 12,153 0,067 22,95 0,477 0,292 100% CO32- 6,13 30,004 0,204 38,86 0,808 HCO3- 6,58 61,017 0,108 20,57 0,428 Cl- 4,51 35,453 0,127 24,19 0,503 SO42- 4,14 48,031 0,086 16,38 0,341 0,525 100% I = 0,817 I = 0,904 0,023 I = 0,020792 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,517 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.6 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T11/2009. Hình 3.6. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tháng 11/2009 Bảng 3.7: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T1/2010 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 2,31 39,102 0,059 7,22 0,25 Na+ 9,64 22,990 0,419 51,29 1,78 Ca2+ 3,09 20,040 0,154 18,85 0,66 Mg2+ 2,25 12,153 0,185 22,64 0,79 0,817 100% CO32- 17,17 30,004 0,572 38,86 1,35 HCO3- 18,44 61,017 0,302 20,52 0,71 Cl- 12,62 35,453 0,356 24,18 0,84 SO42- 11,6 48,031 0,242 16,44 0,57 1,472 100% I = 2,289 I = 1,513 0,023 I = 0,03479 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,865 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.7 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T1/2010. Hình 3.7. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tháng 1/2010 Bảng 3.8: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T3/2010 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 2,11 39,102 0,054 7,23 0,24 Na+ 8,81 22,990 0,383 51,27 1,71 Ca2+ 2,82 20,040 0,141 18,88 0,63 Mg2+ 2,06 12,153 0,169 22,62 0,75 0,747 100% CO32- 15,7 30,004 0,523 38,86 1,29 HCO3- 16,85 61,017 0,276 20,51 0,68 Cl- 11,54 35,453 0,326 24,22 0,81 SO42- 10,61 48,031 0,221 16,42 0,55 1,346 100% I = 2,093 I = 1,447 0,023 I = 0,033281 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,828 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.8 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T3/2010. Hình 3.8. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha nước trạm bơm T3/2010 Qua 4 sơ đồ thủy hóa R. Maucha nhận thấy nước sông Sài Gòn thuộc loại nước ngọt (Carbonate water) [12]. Kết quả hàm lượng Na+ cao, điều này có thể là do sự tồn lưu trong nước các chất phụ gia có trong Detergents (chất tẩy rửa tổng hợp) nhằm làm tăng hiệu quả của Detergents như các tổ hợp Phosphat-sulphate natri, Carbonxylmethyl-cellulose, Tripoliphotphat natri, Pyrophosphate natri…có nguồn gốc từ nước thải các khu công nghiệp hay từ nước sinh hoạt của dân cư xả ra sông.  Độ pH: Nhìn chung độ pH môi trường nước có đặc điểm acid nhẹ đến trung tính. Giá trị pH trung bình vào mùa khô (6,32) và mùa mưa (6,18). Giá trị pH cho thấy nước đang ở mức sơ nhiễm (α Mesosaprobe)[12]. Sự biến động pH được thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.9 Bảng 3.9: Biến động pH theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 pH 5,61 6,74 6,25 6,39 Trung bình 6,18 6,32 Hình 3.9: Sự biến động pH theo thời gian  Lượng oxy hòa tan (DO): Trung bình mùa mưa (4,65) mg/l, trung bình mùa khô (4,1) mg/l. Giá trị DO ở 2 mùa mưa và khô đều thấp, biểu thị nước nhiễm bẩn ở mức β Mesosaprobe [12]. Sự biến động DO được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.10 Bảng 3.10: Biến động DO (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 DO (mg/l) 4.8 4,5 3,9 4,3 Trung bình 4,65 4,1 mg/l Hình 3.10: Sự biến động DO (mg/l) theo thời gian.  Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5): Giá trị BOD5 trung bình mùa mưa (2,5) mg/l, thuộc loại nước sơ nhiễm 3/6, vào mùa khô trung bình (3,0) mg/l, thuộc loại nước nhiễm bẩn 4/6 [12]. Sự biến động BOD5 được thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.11. Bảng 3.11: Biến động BOD5 (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 BOD5 (mg/l) 2 3 3 3 Trung bình 2,5 3 mg/l Hình 3.11: Sự biến động BOD5 (mg/l) theo thời gian.  Nhu cầu oxy hóa học (COD): Giá trị COD trung bình mùa mưa (5,5) mg/l thấp hơn trung bình mùa khô (5,8) mg/l, do mùa mưa mực nước sông dâng cao đã pha loãng hàm lượng các chất hữu cơ của sông. Giá trị COD nước sông Sài Gòn được xếp vào loại nước bẩn Polysaprobe 1[12]. Sự biến động COD được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.12. Bảng 3.12: Biến động COD (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 COD (mg/l) 5,9 5,1 6,2 5,3 Trung bình 5,5 5,8 mg/l Hình 3.12: Sự biến động COD (mg/l) theo thời gian.  Hàm lượng đạm amoni (N-NH4+): Mùa mưa hàm lượng N-NH4+ trung bình (0,21) mg/l nước ở dạng sơ nhiễm, trung bình mùa khô (0,69) mg/l nước đang bị nhiễm bẩn. Sự biến động NH4+ được thể hiện ở bảng 3.13 và hình 3.13 Bảng 3.13: Biến động NH4+ (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 N-NH4+ (mg/l) 0,17 0,25 0,45 0,92 Trung bình 0,21 0,69 mg/l Hình 3.13: Sự biến động N-NH4+ (mg/l) theo thời gian.  Thế oxy hóa – khử (Eh): Phản ứng oxy hóa – khử là phản ứng cơ bản và quan trọng trong hệ sinh thái. Mọi phản ứng hóa học xảy ra trong nước đều liên quan đến quá trình sinh học và phụ thuộc nhiều vào thế oxy hóa – khử. Tổng hiệu thế oxy hóa – khử sẽ cho biết mức độ cân bằng và xu thế của hệ [12]. Kết quả điều tra cho thấy xu thế chung là xu thế oxy hóa (hệ lệch dương) vào mùa mưa tốt hơn mùa khô, tổng hiệu thế oxy hóa – khử tại các tháng trên sông vào mùa khô dao động từ (85 – 103 mV) cao hơn mùa mưa (64 – 72 mV). Sự biến động Eh được thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.14 Bảng 3.14: Biến động Eh (mV) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Eh (mV) 64 72 103 85 Trung bình 68 94 mV Hình 3.14: Sự biến động Eh (mV) the

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH006.pdf
Tài liệu liên quan