Luận văn Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý

 MỤC LỤC

MỤC LỤC iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1. Tổng quan làng nghề lương thực thực phẩm Việt Nam 4

1.1.1. Tình hình phát triển chung: 4

1.1.2. Tình hình ô nhiễm tại một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm 5

1.1.3. Một số thách thức chủ yếu đối với các làng nghề LTTP hiện nay 6

1.2. Tổng quan làng nghề chế biến bún 7

1.2.1. Quy mô sản xuất: 7

1.2.2. Một số vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề chế biến bún 9

1.2.3. Định hướng phát triển làng nghề chế biến bún trong tương lai 13

1.3. Ảnh hưởng của chất thải làng nghề lương thực thực phẩm đến con người 14

1.4 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải làng nghề LTTP trên thế giới và ở Việt Nam 14

1.4.1. Trên thế giới.14

1.4.2. Ở Việt Nam.14

1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá công nghệ xử lý chất thải 22

1.5.1. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải 22

1.5.2. Một số nét về tình hình áp dụng đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới 24

1.5.3. Tình hình áp dụng đánh giá công nghệ xử lý chất thải Việt Nam 25

1.5.4. Cơ sở để đánh giá công nghệ xử lý chất thải nói chung 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 32

2.2. Nội dung nghiên cứu 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu 32

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trưởng, phỏng vấn hộ dân, đánh giá nhanh 32

2.3.3. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó liên quan 33

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu: 33

2.3.5. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ.35

2.3.6. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún ở Việt Nam 34

3.1.1. Đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề CB bún 34

3.1.2. Lượng hóa tiêu chí đánh giá.37

3.2. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 44

3.2.1. Tình hình chế biến bún 44

3.2.2. Công nghệ chế biến bún 45

3.2.3. Lưu lượng nước thải và thành phần nước thải 45

3.2.4. Công nghệ xử lý nước thải đang áp dụng 47

3.2.5. Hiện trạng khu xử lý 52

3.2.6. Lượng hóa cho điểm cho hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm – Bắc Ninh 53

3.3. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội 57

3.3.1. Tình hình chế biến bún 57

3.3.2. Công nghệ chế biến bún 57

3.3.3. Lưu lượng và thành phần nước thải 59

3.3.4. Công nghệ xử lý 60

3.3.5. Hiện trạng khu xử lý 63

3.3.6. Lượng hóa cho điểm cho hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề chế biến bún Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội 63

3.4. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún phù hợp 67

3.4.1. Kết quả lượng hóa đánh giá công nghệ xử lý nước thải tại làng nghề chế biến bún theo từng tiêu chí 67

3.4.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của mỗi làng nghề, lựa chọn công nghệ phù hợp 67

3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ xử lý nước thải được khuyến khích 70

Giải pháp chung: 70

Giải pháp cụ thể 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1. Kết luận 74

2. Kiến nghị 75

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a và cam kết của cộng đồng; (b) sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trường hợp nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môi trường địa phương đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa chọn và “có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên” (Dunmade, 2002). Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; (b) hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng. Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí nhánh được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Nhóm tiêu chí về kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật như thiết kế, xây dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường hay tuân thủ quy định về môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xử lý của mỗi công trình đơn vị cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành công trình đơn vị đó, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Xét hai hệ thống xử lý có chi phí xây dựng và vận hành tương đương nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong việc tuân thủ quy định về môi trường hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết bị. Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theo hiệu quả xử lý trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần xuất hư hỏng thiết bị, và ảnh hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg và cộng sự, 2001). Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts và cộng sự (1990) đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này. Khả năng quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố như tần suất bảo dưỡng hệ thống, khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương và yếu tố nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004). Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng công trình. Chi phí xây dựng công trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng một khu vực với điều kiện kinh tế tương tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990). Chi phí xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác như điện, nước, láng trại, v.v. Chi phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích, thể tích công trình hay một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành (bao gồm chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công trình có thể được biểu diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nước thải. Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sản phẩm thứ cấp như khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids). Tại các nước đang phát triển, nước thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý được xem như những nguồn tài nguyên. Nước thải sau quá trình xử lý phù hợp có thể sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (Kalbermatten và cộng sự, 1982; Pickford, 1995; Parr và cộng sự, 1999). Ngoài ra, mức độ phát thải vào môi trường không khí, đất và nước cũng được quan tâm. Các phát thải có thể là khí methane từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí, mùi hôi từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí lẫn hiếu khí (Alaerts và cộng sự, 1990), hơi nước mang mầm bệnh phát tán ra môi trường xung quanh và các phát thải thứ cấp (CO2, CO, NOx, SOx) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống. Ngoài ra, các yếu tố như tiêu thụ hoá chất, nhu cầu năng lượng sử dụng trong quá trình vận hành và diện tích không gian sử dụng của hệ thống cũng được liệt kê vào nhóm tiêu chí này. Nhóm tiêu chí về xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Ví dụ, việc sử dụng bùn septic có nguồn gốc từ phân hầm cầu trong các hệ thống xử lý sinh học cần được cộng đồng nhận thức và chấp nhận. Nhóm tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra, chẳng hạn như mùi hôi, tiếng ồn và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có thể được liệt kê vào nhóm tiêu chí này. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải tại làng nghề; - Công nghệ xử lý nước thải đang vận hành tại làng nghề chế biến bún xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; - Công nghệ xử lý nước thải đã vận hành tại làng nghề bún Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Việt Nam. - Khảo sát hiện trạng sản xuất bún, lưu lượng nước thải tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm và làng nghề chế biến bún Phú Đô. - Khảo sát công nghệ, hiện trạng xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm-Bắc Ninh và làng nghề chế biến bún Phú Đô-Mễ Trì - Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải đã và đang áp dụng tại 2 làng nghề. - Lựa chọn công nghệ có điểm lượng hóa cao và đủ điều kiện áp dụng. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ được khuyến khích để cải thiện hiệu quả xử lý, nhân rộng cho những làng nghề chế biến bún khác 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu - Thu thập các nguồn tài liệu từ kết quả nghiên cứu đề tài/dự án đã được thực hiện trong và ngoài nước, sách chuyên khảo. - Đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường của làng nghề nghiên cứu. - Các tài liệu khoa học liên quan đến công nghệ xử lý nước thải cho các làng nghề chế biến bún trong và ngoài nước. - Tổng quan về phương pháp đánh giá công nghệ xử lý chất thải. 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trưởng, phỏng vấn hộ dân, đánh giá nhanh - Tìm hiểu dây chuyền, quy trình sản xuất bún - Nguồn thải và vùng xả thải. - Lưu lượng nước thải, đánh giá sơ bộ chất lượng nước thải. 2.3.3. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó liên quan 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu: - Lấy mẫu nước thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm trước và sau khi xử lý, số lượng mẫu là 2, lấy 2 đợt. - Lấy mẫu nước thải làng nghề chế biến bún Phú Đô trước khi xử lý, lấy tại cống chung thôn Phú Đô - Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu: Độ pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), tổng Nito, tổng Coliform 2.3.5. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ: Trên cơ sở tài liệu đã thu thập, tiến hành phân loại tổng hợp thông tin, đánh giá phân tích và kết luận về các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra. 2.3.6. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Được thực hiện trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế, chuyên gia môi trường. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún ở Việt Nam 3.1.1. Đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề CB bún Dựa theo nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của làng nghề Việt Nam, và dựa vào đặc trưng nước thải làng nghề chế biến bún, tác giả đề xuất 05 nhóm tiêu chí và 18 tiêu chí nhánh được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho nước thải làng nghề chế biến bún ở Việt Nam. Nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý: Đóng vai trò quan trọng nhất và hơn các tiêu chí còn lại và được lượng hóa với trọng số là 5, số điểm là A Nhóm tiêu chí về kinh tế: Đóng vai trò quan trọng ngang với tiêu chí về hiệu quả xử lý, được lượng hóa với trọng số là 5, số điểm là B Nhóm tiêu chí về Sự phù hợp với địa phương: Đóng vai trò quan trọng và được lượng hóa với trọng số là 4, số điểm là C Nhóm tiêu chí về Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý: Đóng vai trò quan trọng như tiêu chí về Sự phù hợp với điều kiện Việt Nam, được lượng hóa với trọng số 3, số điểm là D Nhóm tiêu chí về An toàn Môi trường: Đóng vai trò quan trọng và được lượng hóa với trọng số 3, số điểm là E Tổng giá trị lớn nhất (tương ứng với hệ thống XLNT có công nghệ tốt nhất cho cả 5 nhóm tiêu chí) là : A + B + C + D +E = 100 điểm. Mỗi nhóm tiêu chí vừa nêu sẽ bao gồm một số các tiêu chí nhánh cụ thể giúp cho việc đánh giá công nghệ được chính xác và chi tiết, cụ thể. Việc đánh giá (cho điểm) công nghệ xử lý nước thải theo mỗi tiêu chí (tối đa hoặc thấp hơn) tùy thuộc vào các đặc điểm, thông số của hồ sơ thuyết minh công nghệ, khảo sát hiện trường và đánh giá kết quả vận hành thực tế tại hiện trường của hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động. 3.1.2. Lượng hóa tiêu chí đánh giá Dựa trên cơ sở khoa học về làng nghề chế biến bún Việt Nam và đặc trưng nước thải làng nghề chế biến bún, tác giả đưa ra 05 tiêu chí chính với 18 tiêu chí nhánh như sau: Nhóm tiêu chí về Hiệu quả xử lý (trọng số là 5, 01 tiêu chí nhánh): Quan tâm đánh giá tiêu chí nhánh là mức độ tuân thủ về quy định xả thải. Đối với nước thải làng nghề chế biến bún, tiêu chí về hiệu quả xử lý được đánh giá là đạt khi nước thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép theo QCVN40:2011/BTNMT. Việc đánh giá này có thể dựa vào việc kiểm tra đánh giá cụ thể chất lượng nước sau hệ thống xử lý. Với đặc trưng nước thải làng nghề chế biến bún là ô nhiễm hữu cơ cao, tổng Nito, phot pho cao do lẫn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi, đặc biêt là hàm lượng coliform cao, nên tác giả đưa ra tiêu chí nhánh với các chỉ tiêu như sau: Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm đạt quy chuẩn môi trường, quy chuẩn thải chất thải vào nguồn tiếp nhận. Với nguồn nước thải được xem xét trong phạm vi đề tài, coi tầm quan trọng của các thông số đối với môi trường là quan trọng như nhau và được lượng hóa là 5 điểm. nếu đạt tiêu chuẩn thì đánh giá là 0,25 điểm, nếu không đạt đánh giá 0 điểm. 5 thông số đặc trưng cho nước thải làng nghề chế biến bún được đưa ra nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải làng nghề chế biến bún là: BOD5, COD, tổng Nito, hàm lượng SS và Coliform. Nhóm tiêu chí Kinh tế (Trọng số là 5, 04 tiêu chí nhánh): Khi đánh giá một công nghệ xử lý nước thải tiêu chí Kinh tế là tiêu chí rất quan trọng ngang với tiêu chí về Hiệu quả xử lý đặc biệt với đối tượng là làng nghề chế biến bún Việt Nam. Với mức thu nhập bình quân đầu người do hoạt động làng nghề không cao, quy mô sản xuất lại nhỏ lẻ, vẫn nhiều cơ sở sản xuất thủ công thì việc đầu tư một công nghệ xử lý nước thải, việc địa phương có đối ứng cũng như có kinh phí để vận hành đều đặn không phải là đơn giản. Vì thế khi xem xét khía cạnh kinh tế để làm tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho đối tượng làng nghề chế biến bún đỏi hỏi cần có những tiêu chí nhánh phù hợp. Nếu chi phí kinh tế càng thấp thì khả năng thực thi càng nhiều, lợi ích kinh tế mang lại càng lớn. Nhóm tiêu chí về kinh tế bao gồm 4 tiêu chí nhánh để đánh giá như sau: Suất đầu tư: được tính bằng tổng kinh phí đầu tư cho một dự án xây dựng, hệ thống xử lý nước thải tính cho một đơn vị công suất xử lý. Kinh phí đầu tư cho một dự án có thể có nguồn hỗ trợ, cũng có thể gồm kinh phí đối ứng của địa phương. Do đó kinh phí càng thấp thì càng có nhiều làng nghề có thể có hệ thống xử lý nước thải. Vì thế tiêu chí Suất đầu tư được lượng hóa trọng số 4. Kinh phí bao gồm: Chi phí xây dựng nhà điều hành, nhà xưởng Chi phí xây lắp các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải Chi phí mua thiết bị, máy móc. Chi phí thuê đất, mua đất, chi phí xây dựng khuôn viên nhà xưởng (VNĐ/m3nước thải/ngày đêm ) Suất đầu tư = Tổng chi phí đầu tư Công suất xử lý/ngày đêm Suất đầu tư được tính theo công thức sau: Nếu suất đầu tư <7 triệu/m3 nước thải: lượng hóa đạt 0,5 điểm Nếu suất đầu tư từ 7-9 triệu/m3 nước thải: lượng hóa đạt 0,25 điểm Nếu suất đầu tư >9 triệu/m3 nước thải: lượng hóa đạt 0 Chi phí vận hành: Chí phí vận hành được tính bằng tổng chi phí vận hành tính cho một đơn vị công suất xử lý trong một tháng. Chi phí vận hành gồm: Chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí tiền lương cho công nhân vận hành. Chi phí năng lượng, chi phí hóa chất, chi phí khác (bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế tính theo định mức khấu hao hàng năm). (VNĐ/m3nước thải) CPVH = Tổng chi phí vận hành Công suất xử lý/ngày đêm Chi phí vận hành được tính như sau: Như vậy, khi đã có hệ thống xử lý nước thải tại 1 làng nghề, thì yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài chính là chi phí vận hành. Thực tế cho thấy có rất nhiều cơ sở sản xuất có HTXL tuy nhiên chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, sau đó ngừng hoạt động. Một trong những lý do là không có nguồn kinh phí ổn định để chi tiền lương cho cán bộ vận hành, hay không có kinh phí để mua bổ sung hóa chất, dẫn đến việc bớt sén hóa chất cho quá trình xử lý, gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Vì thế chi phí vận hành càng thấp thì khả năng tồn tại lâu dài của HTXL nước thải càng cao. Đối với làng nghề chế biến bún thì chi phí vận hành là yếu tố rất quan trong, lượng hóa cho tiêu chi này với trọng số là 4. Nếu chi phí vận hành < 5.000 đ/m3 nước thải: Lượng hóa điểm 0,5 Nếu chi phí vận hành từ 5.000 -7.000 đ/m3 nước thải: Lượng hóa điểm 0,25 Nếu chi phí vận hành >7.000 đ/m3 nước thải: Lượng hóa điểm 0 Khả năng thu lợi từ sản phẩm thứ cấp của công trình xử lý: Với đặc trưng của hoạt động làng nghề, trong làng nghề không có sự tách biệt rõ ràng giữa nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi. Do đó, nước thải có hàm lượng hữu cơ rất cao. Hiện nay có một số công nghệ xử lý nước thải nhằm tận dụng khí gas cho quá trình đun nấu, hay quá trình tận dụng bùn làm phân vi sinh đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là khi những sản phẩm thứ cấp này lại thiết thực và cũng là nhu cầu sử dụng của nhiều hộ sản xuất. Như vậy với một công nghệ xử lý mà có thể thu lợi từ sản phẩm thứ cấp của công trình xử lý là một tiêu chí rất quan trọng với trọng số 5. Công nghệ xử lý có thu lời từ sản phẩm thứ cấp: Lượng hóa điểm 0,25 Công nghệ xử lý không thu lời từ sản phẩm thứ cấp: Lượng hóa điểm 0 Mức độ thu gom: Làng nghề chế biến bún tại Việt Nam nhìn chung là manh mún, nhỏ lẻ, các hộ thường xa nhau, và xa điểm HTXL. Suất đầu tư cũng bao gồm cả kinh phí xây dựng các hệ thống thu gom về kênh chính. Một số làng nghề nông thôn có rãnh tiêu nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất chung. Một số thì xả tràn ra vườn, ruộng gần nhà. Vì thế để có một HTXL tập trung đòi hỏi cần xây dựng các kênh dẫn nước thải từ các hộ sản xuất ra hệ thống thu gom chính. Nếu một làng nghề đã có rãnh thu nước thải sẽ góp phần làm giảm chi phí xây dựng cũng như góp phần làm tăng hiệu quả xử lý, vì thế tiêu chí này cũng quan trọng lượng hóa trọng số là 4. Như vậy: Nếu đã có HT thu gom từ trước sẽ được lượng hóa 0,25 điểm Nếu chưa có HT thu gom từ trước sẽ được lượng hóa 0 điểm Nhóm tiêu chí về Phù hợp với điều kiện địa phương (Trọng số là 4, 03 tiêu chí nhánh) Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy móc, thiết bị : Vì công nghệ áp dụng cho đối tượng làng nghề, là những vùng nông thôn, do đó hệ thống máy móc thiết bị càng đơn giản, dễ sửa chữa, thay thế thì công nghệ càng có tính khả thi cao. Tiêu chí này cũng một phần ảnh hưởng đến chi phí vận hành của hệ thống xử lý, nên lượng hóa với trọng số 4. Xét về khía cạnh ưu tiên các thiết bị, máy móc được sản xuất và chế tạo trong nước Thiết bị, nguyên vật liệu cho xây dựng HTXL có sẵn ở Việt Nam  : lượng hóa điểm số 0,25 Thiết bị, nguyên vật liệu cho xây dựng HTXL phải nhập ngoại  : lượng hóa đạt điểm 0 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống: Tiêu chí này được lượng hóa với trọng số 4. Vì làng nghề bún ở Việt Nam hầu như nằm trong khu dân cư, để có diện tích đất cho việc xây dựng HTXL là điều khó khăn. Do đó diện tích chiếm càng ít thì khả năng ứng dụng công nghệ cho những làng nghề có diện tích nhỏ càng cao. Cụ thể như sau: HTXL chiếm ít diện tích : lượng hóa điểm số 0,25 HTXL chiếm nhiều diện tích : lượng hóa đạt điểm 0 Phù hợp với trình độ kỹ thuật của người vận hành: Đây là một tiêu chí rất quan trọng (trọng số 4). Với đặc điểm của làng nghề, những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề thường giao cho trưởng thôn hoặc người dân địa phương kiêm nhiệm thêm quản lý HTXL nước thải làng nghề nếu có, cũng có thể giao cho cán bộ Môi trường của xã. Do đó với trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế của người vận hành đòi hỏi HTXL cần dễ vận hành, đơn giản. Tiêu chí này được đánh giá cụ thể như sau: CNXL dễ vận hành, phù hợp với trình độ người lao động : lượng hóa điểm số 0,25 CNXL khó vận hành, không phù hợp với trình độ người lao động : lượng hóa đạt điểm 0 Nhóm tiêu chí Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý (trọng số 3, 04 tiêu chí nhánh) Một công nghệ xử lý đạt trình độ tiên tiến là công nghệ xử lý được tổ chức theo phương pháp cơ giới hóa, tự động hóa, các công đoạn trong quá trình xử lý không có các khâu phải đòi hỏi trình độ cao của người vận hành. Tiêu chí này nhằm so sánh, đánh giá mức độ tiên tiến, tính hiệu quả trong xử lý cũng như thay thế, sửa chữa của công nghệ được xem xét so với các công nghệ tương tự ở trong nước, nước ngoài. Nhóm tiêu chí này bao gồm 4 tiêu chí nhánh đánh giá như sau: Khả năng cơ khí hóa: (trọng số 3) Có khả năng cơ khí hóa : lượng hóa điểm số 0,25 Không có khả năng cơ khí hóa hoặc cơ khí hóa thấp : lượng hóa đạt điểm 0 Mức độ tự động hóa: (trọng số 3) Tự động hóa hoàn toàn : lượng hóa điểm số 0,25 Không tự động hóa, cần có người quản lý vận hành : lượng hóa đạt điểm 0 Mức độ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị: (trọng số 4) Bảo dưỡng sửa chữa đơn giản : lượng hóa điểm số 0,25 Khó bảo dưỡng, sửa chữa : lượng hóa đạt điểm 0 Khả năng thích ứng khi tăng nồng độ hoặc lưu lượng nước thải: (trọng số 3) Hiệu quả xử lý ổn định khi tăng lưu lượng nước thải : lượng hóa điểm số 0,25 Hiệu quả xử lý thấp đi khi tăng lưu lượng nước thải : lượng hóa đạt điểm 0 Nhóm tiêu chí An toàn Môi trường (trọng số 3, 06 tiêu chí nhánh): Nhóm tiêu chí về môi trường chỉ mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải với người lao động trong quá trình vận hành, sử dụng các hệ thống công nghệ, thiết bị xử lý nước thải và an toàn đối với môi trường xung quanh như: công nghệ thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, an toàn, vệ sinh với người sử dụng, phòng ngừa tai nạn, các sự cố môi trường. Nhóm tiêu chí về môi trường bao gồm 6 tiêu chí nhánh để đánh giá như sau: Nhu cầu sử dụng hóa chất: Trọng số 3 Không dùng hóa chất : lượng hóa điểm số 0,25 Có dùng hóa chất : lượng hóa đạt điểm 0 Nhu cầu sử dụng điện cho quá trình vận hành HTXL: Trọng số 3 Không dùng điện : lượng hóa điểm số 0,25 Có dùng điện : lượng hóa đạt điểm 0 Mức độ phát sinh chất thải thứ cấp gây ô nhiễm môi trường: Trọng số 3 Không phát sinh : lượng hóa điểm số 0,25 Có phát sinh : lượng hóa đạt điểm 0 Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân: Trọng số 5 Ít bị ảnh hưởng bởi HTXL : lượng hóa điểm số 0,25 Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi HTXL : lượng hóa đạt điểm 0 Khả năng phát sinh tiếng ồn : Trọng số 3 Không phát sinh : lượng hóa điểm số 0,25 Có phát sinh : lượng hóa đạt điểm 0 Mức độ sự cố, rủi ro khi HTXL hoạt động : Trọng số 4 Ít có sự cố : lượng hóa điểm số 0,25 Thường xuyên xảy ra sự cố : lượng hóa đạt điểm 0 Bảng 3.1. Bảng lượng hóa đánh giá công nghệ theo từng tiêu chí tối đa TT Tiêu chí nhánh Mức điểm đánh giá Trọng số của tiêu chí nhánh Điểm tối đa I Nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý 31,25 1 So với QCVN 40:2011/BTNMT (Trọng sô = 5) BOD5 0,25 5 5x(5x0,25+5x0,25+5x0,25+5x0,25+5x0,25) = 31,25 COD 0,25 SS 0,25 Tổng Nito 0,25 Coliform 0,25 II Tính kinh tế (Trọng sô TB = 5) 31,25 2 Suất đầu tư Suất đầu tư <7 triệu/m3 nước thải 0,5 4 5x 4 x 0,5=10 Suất đầu tư từ 7-9 triệu/m3 nước thải 0,25 Suất đầu tư > 9 triệu/m3 nước thải 0 3 Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước thải) Chi phí vận hành < 5.000 đ/ m3 nước thải 0,5 4 5x4x0,5=10 Chi phí vận hành từ 5.000 đến 7.000 đ/ m3 nước thải 0,25 Chi phí vận hành > 7. 000 đ/ m3 nước thải 0 4 Khả năng thu lợi từ sản phẩm thứ cấp của công trình xử lý Có thu lời 0,25 5 5x5x0,25=6,25 Không thu lời 0 5 Khả năng thu gom nước thải xử lý Đã có HT thu gom 0,25 4 5x4x0,25=5 Chưa có HT thu gom 0 III Phù hợp với điều kiện địa phương (Trọng sô TC = 4) 12 6 Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy móc, thiết bị Thiết bị có sẵn ở Việt Nam 0,25 4 4x4x0,25=4 Thiết bị phải nhập từ nước ngoài 0 7 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống Chiếm ít diện tích 0,25 4 4x4x0,25=4 Chiếm nhiều diện tích 0 8 Phù hợp với trình độ kỹ thuật của người lao động Phù hợp 0,25 4 4x4x0,25=4 Không phù hợp 0 IV Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý(Trọng sô TD = 3) 9,75 9 Khả năng cơ khí hóa Khả năng cơ khí hóa cao 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Không có khả năng cơ khí hóa hoặc khả năng cơ khí hóa thấp 0 10 Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ Hệ thống công nghệ có mức tự động hóa cao 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Hệ thống công nghệ có mức tự động hóa thấp 0 11 Mức độ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị Bảo dưỡng sửa chữa đơn giản 0,25 4 3x4x0,25=3 Khó bảo dưỡng sữa chữa 0 12 Khả năng thích ứng khi tăng nồng độ hoặc lưu lượng đầu vào Hiệu quả xử lý ổn định khi tăng lưu lượng nước thải 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Hiệu quả xử lý thấp đi khi tăng lưu lượng nước thải 0 V An toàn với môi trường (Trọng sô TE= 3) 15,75 13 Loại hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải Không dùng hóa chất , hoặc hóa chất ít có mức độ độc hại 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Có dùng hóa chất 0 14 Mức độ tiêu thụ năng lượng tính cho 1m3 nước thải/ngày đêm Không dùng điện 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Có dùng điện 0 15 Mức độ phát sinh ra chất thải thứ cấp gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Không phát sinh 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Có phát sinh 0 16 Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân Ít bị ảnh hưởng bởi HTXL 0,25 5 3x5x0,25=3,75 Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi HTXL 0 17 Khả năng phát sinh tiếng ồn Không phát sinh 0,25 3 3x3x0,25=2,25 Có phát sinh 0 18 Mức độ sự cố Ít có sự cố 0,25 4 3x4x0,25=3 Thường xuyên xảy ra sự cố 0 Tổng điểm tối đa cho mỗi công nghệ 100 3.2. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 3.2.1. Tình hình chế biến bún Dân số xã Khắc Niệm tính đến 31/6/2012 là 9800 người với 2261 hộ, phân bố theo 7 thôn: Tiền Trong, Tiền Ngoài, Mồ, Đoài, Sơn, Đông, Thượng. Trong đó số hộ thuần nông là 1658 hộ (chiếm 73%) còn 486 hộ là làm nghề chế biến bún, bánh cuốn. Các hộ này chủ yếu tập trung ở 3 thôn trong xã là Tiền Trong, Tiền Ngoài, Mồ [2]. Chính quyền xã tạo điều kiện khuyến khích nhân dân phát triển làng nghề, thực hiện theo quy mô hiện đại hoá công nghiệp, sản xuất bằng máy móc là chủ yếu, giảm số lượng lao động nhưng tăng năng suất sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, đến nay chỉ có một số công đoạn trong dây chuyền chế biến bún là được thực hiện bằng máy móc (các công đoạn đánh bột, khuấy bột, tráng bánh) còn các công đoạn khác vẫn phải thực hiện bằng thủ công. Hình thức tổ chức vẫn là nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên khả năng đầu tư đổi mới công nghệ để đảm bảo “sản xuất sạch” chưa có nhiều điều kiện để thực hiện. Việc tuần hoàn sử dụng nước trong quá trình chế biến (tận dụng nước thải của một số công đoạn để tái sử dụng lại) đã được người dân áp dụng nhưng do quy hoạch khu sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_253_8185_1869890.doc
Tài liệu liên quan