Luận văn Đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG . v

DANH MỤC CÁC HÌNH. vi

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. 2

3. Phạm vi nghiên cứu . 3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 8

6. Đóng góp của đề tài . 14

7. Cơ sở tài liệu . 14

8. Cấu trúc luận văn . 14

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TAM

ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC . 16

1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp. 16

1.1.1. Quan niệm về cảnh quan. 16

1.1.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan . 18

1.1.3. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan . 25

1.1.4. Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu cảnh quan. 30

1.2. Quan điểm phát triển bền vững trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên . 33

1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền vững

nông - lâm nghiệp . 36

1.3.1. Định hướng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp. 36

1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc . 36

Tiểu kết chương 1 . 38

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người). Trên quan điểm động, xem xét mối quan hệ kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển bền vững được thể hiện thông qua sơ đồ sau (H 1.3) Hình 1.3: Phát triển bền vững trên quan điểm động Mục tiêu kinh tế Mục tiêu sinh thái Mục tiêu xã hội Hệ Xã hội Hệ Tự nhiên Hệ kinh tế 36 1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp 1.3.1. Định hướng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp Để định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp một cách hợp lý, trước hết phải lựa chọn các đặc điểm đặc trưng tự nhiên, các điều kiện môi trường sinh thái phù hợp của lãnh thổ phục vụ cho mục đích SXLN. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến yếu tố con người và đặc điểm chung của các điều kiện KTXH và nhân văn. Vì vậy, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN là kết quả của việc áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, xem xét để bố trí các hoạt động của SXNLN ở lãnh thổ nghiên cứu theo các đơn vị CQ. Việc định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu được tiếp cận theo hướng quy hoạch từ trên xuống (phân nhóm CQ cho các loại hình sử dụng đất chính trong nông - lâm nghiệp) và từ dưới lên (gộp nhóm các đơn vị CQ có cùng chức năng để đề xuất biện pháp sử dụng) theo mối quan hệ liên vùng. Mỗi đơn vị CQ có thể thích hợp với nhiều loại hình SXNLN thì việc lựa chọn bố trí loại hình nào phải dựa trên sự xem xét đầy đủ các yếu tố như: - Phù hợp về mức độ thích nghi sinh thái. - Đảm bảo nhu cầu xã hội. - Có hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tổn hại đến môi trường - Phù hợp với trình đô của người lao động, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, tập quán sản xuất của địa phương... 1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Huyện Tam Đảo là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 234,7 km2 (diện tích lớn nhất trong tổng số 9 huyện thị của toàn tỉnh) dân số 73289 người, (số dân ít nhất trong tổng số 9 huyện thị của toàn tỉnh). Huyện Tam Đảo có diện tích đất đồi núi, rừng rất lớn, nét đặc trưng này cũng là những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Mặc dù điều kiện khó khăn như vậy, người dân ở đây đã chinh phục được thiên nhiên, biến những khu đất đồi rộng lớn, sỏi đá, bạc màu thành những khu kinh tế mang giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên phong phú, Tam Đảo hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế cả nông, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là khí hậu và đất đai đã tạo nên những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các giống 37 cây trồng, vật nuôi, các vùng chiêm trũng ven sông, các hồ trong huyện đang được chú trọng phát triển chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá. Một loại nông sản trở thành loại cây hàng hóa giảm nghèo bậc nhất của Tam Đảo như: Cây lương thực (lúa thơm, lúa nếp hoa vàng, ngô). Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương). Cây rau (su su ,bí xanh,..). Cây ăn quả ôn đới (đào Pháp, lê Tai Nung) và các cây ăn quả khác (dưa hấu, chuối Ngự). Cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu,... mang lại màu xanh no ấm cho nhiều cánh đồng cao sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng để phát triển kinh tế của huyện, công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn. Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững và phát huy được thế mạnh của huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện. 38 Tiểu kết chương 1 Dựa trên cơ sở lý luận về việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, nói cách khác là việc đánh giá CQ nhằm mục đích đánh giá tổng hợp ĐKTN huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững. Sau khi nghiên cứu, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu. Trong điều kiện trung du miền núi nói chung, huyện Tam Đảo nói riêng, việc đánh giá tổng hợp ĐKTN phải được nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ được mục đích phát triển nông - lâm nghiệp. Để huyện Tam Đảo thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cùng với cả nước đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt phải dựa vào khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài các điều kiện tự nhiên phải được sử dụng theo hướng phát triển phù hợp nhất, phát triển bền vững nhất. 39 Chương 2 CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Vị trí địa lí Tam Đảo là huyện miền núi được tái lập ngày 1/1/2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Hiện tại, huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp xã (thị trấn) là Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo. Về vị trí địa lý: Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác. Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông Cà Lồ nối với sông Hồng và sông Cầu). Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. 40 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Theo bản đồ tỉ lệ: 1: 50 000 Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc 41 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa chất, khoáng sản Theo công trình Dư địa chí Vĩnh Phúc (2012), trên địa bàn huyện Tam Đảo có sự phân bố của sáu nhóm đá khác nhau [54]: - Nhóm đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: phân bố ở phía Đông Nam huyện Tam Đảo, bao gồm đá cát kết, đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím xen kẽ với bột kết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất. - Nhóm đá trầm tích lục nguyên có chứa than: phân bố thành dải hẹp ở khu vực xã Đạo Trù (Tam Đảo), thành phần gồm đá cuội kết, đá cát kết, đá phiến sét, sét than và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiết sét màu xám vàng, xám thẫm thuộc hệ tầng Văn Lãng. Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực dọc rìa Tây Nam huyện Tao Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô, bao gồm đá cát kết và đá sét kết màu xám đen. - Nhóm đá phun trào: phân bố ở toàn bộ dãy núi Tam Đảo, bao gồm tướng phun trào thực sự: đá ryolit đaxit, ryolit porphyr có ban tinh thạch anh, felspat, plagiolas; tướng á phun trào: xuyên cắt các loại đá phun trào, gồm ryolit porphyr có ban tinh lớn, ít felspat dạng đai mạch nhỏ; tướng phun nổ: các thấu kính từ chứa ít mảnh dăm, bom núi lửa của hệ tầng Tam Đảo. Các loại đá phun trào Tam Đảo chủ yếu là đá ryolit, một số là đaxit. - Nhóm đá magma xâm nhập: thuộc phức hệ sông Chảy, phân bố ở phía Tây Bắc huyện Lập Thạch, bao gồm đá granodiorit, granit hạt từ vừa đến lớn, granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ, các mạch aplit, pegmatit. Đặc điểm của các loại đá này là giàu nhôm, giàu kiềm. Các loại đá magma xâm nhập nằm trong hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, gồm hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô. Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm, nhưng đang gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp của Huyện. 42 Tiềm năng khoáng sản ít là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Huyện, nhất là công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên đây lại là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nông, lâm nghiệp của huyện Tam Đảo. Bởi vì, khai thác và chế biến khoáng sản tạo ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thu hẹp diện tích nông, lâm nghiệp. Khi khoáng sản ít thì sự ảnh hưởng của nó tới nông - lâm nghiệp ít. 2.1.2.2. Địa hình Địa hình huyện Tam Đảo được tạo thành là kết quả hoạt động tổng hợp của các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng với tác động của con người. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 2 vùng: núi; đồi và đồng bằng xen kẽ. - Vùng núi: dãy núi Tam Đảo là địa hình núi trung bình, (thuộc địa phận của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống Trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm). Dãy Tam Đảo có chiều dài hơn 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1 400 m, trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1592 m) và ba đỉnh Thạch Bàn (1388 m), Thiên Thị (1375 m), Phù Nghĩa (1400 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo. Trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km. Miền núi Tam Đảo thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chính vì vậy ở đây đã thành lập vườn quốc gia Tam Đảo. - Vùng đồi và đồng bằng xen kẽ: là phần kế tiếp vùng núi, chủ yếu là đồi tích tụ, được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn trong chân núi Tam Đảo như các suối ở Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, Do tích tụ nên dạng đồi này có diện tích nhỏ, cấu tạo chủ yếu là cuội, cát, sỏi, bột sét Các đồi thường bị dòng nước ăn vào một bên sườn hoặc cả hai bên nếu ở giữa có dòng chảy. Xen kẽ giữa các đồi tích tụ là đồng bằng giới hạn, được hình thành do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt, nước ngầm và nước sông băng (thời kỳ băng hà). Chính những yếu tố ngoại lực này đã biến vùng 43 núi cao thành vùng núi thấp, dần dần thành vùng đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn (do bao quanh nó vẫn là đồi núi). 2.1.2.3. Khí hậu Huyện Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều mang đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Do địa hình phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên một bức tường chắn gió mùa đông bắc lạnh nên nhiệt độ mùa đông của Tam Đảo cao hơn so với một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng Đông Bắc. Ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên Tam Đảo có mưa nhiều. Khí hậu của Tam Đảo phân hóa theo đai cao. Toàn bộ vùng núi Tam Đảo mang sắc thái của khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 18oC-19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do vậy, Tam Đảo là nơi có khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nông sản có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Nhìn chung trong toàn huyện, khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi thể hiện ở biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm ở huyện Tam Đảo khoảng 1500 mm - 1800 mm, thấp hơn mức bình quân ở các tỉnh phía Bắc (1830 mm). Mưa chủ yếu vào mùa hạ, mưa thường do bão gây ra, chủ yếu là mưa rào và mưa dông. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, trung bình khoảng 300mm/tháng và thường xuất hiện các cơn dông, đôi khi kèm theo mưa đá. Ngoài ra còn có các hiện tượng úng lụt, khô hạn, lốc xoáy ảnh hưởng xấu đến đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. 44 Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường – Vĩnh Phúc Theo bản đồ tỉ lệ 1: 50 000 45 Hình 2.3: Biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2007 - 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2017) Hình 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2007 - 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2017) 46 2.1.2.4. Thủy văn a) Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Huyện Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài từ Bắc xuống Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào. Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp, thậm chí có thể xử lý để cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. b) Nguồn nước ngầm Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cư trong Huyện, khi cần có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.5. Thổ nhưỡng a) Số lượng Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%. Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%, đất trồng cây hàng năm. Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong khi diện tích mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha. 47 Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc Theo bản đồ tỉ lệ: 1: 50 000 48 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tam Đảo 2005 - 2015 (Đơn vị: ha) TT Loại Đất 2005 2006 2008 2015 Tổng diện tích tự nhiên 23.573,10 23.573,10 23.587,62 23.587,62 I Đất nông nghiệp 19.569,88 19.509,83 19.353,41 19.020,42 1 Đất sản suất nông nghiệp 4.692,90 4.650,12 4.594,71 4.374,07 a Đất trồng cây hàng năm 3.491,64 3.448,93 3.407,03 3.179,21 Đất trồng lúa 2.839,18 2.790,68 2.752,32 2.618,96 Đất trồng cây hàng năm khác 652,46 658,25 654,71 560,25 b Đất trồng cây lâu năm 1.201,26 1.201,19 1.187,68 1.194,86 2 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 30,99 34,03 33,59 28,00 3 Đất sản xuất lâm nghiệp 14.822,21 14.804,90 14.704,33 14.618,35 Đất rừng sản xuất 1.753,65 1.742,04 1.693,09 1.752,28 Đất phòng hộ 647,06 641,36 617,79 537,66 Rừng đặc dụng 12.421,50 12.421,50 12.393,45 12.328,41 II Đất phi nông nghiệp 3.882,79 3.943,12 4.114,94 4.472,02 1 Đất ở 408,96 412,61 406,80 424,02 Đất ở nông thôn 404,66 408,31 402,50 419,72 Đất ở đô thị 4,30 4,30 4,30 4,30 2 Đất chuyên dùng 1.745,81 1.802,61 1.943,23 2.277,33 Đất cơ quan công trình sự nghiệp 16,96 17,73 19,09 21,44 Đất quốc phòng an ninh 480,67 480,67 491,55 656,74 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 56,68 77,89 130,72 209,34 Đất có mục đích công cộng 1.191,50 1.226,32 1.301,87 1.389,81 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 11,06 11,06 39,64 55,01 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,18 90,03 90,07 90,64 5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.626,58 1.626,61 1.635,00 1.624,82 6 Đất phi nông nghiệp khác 0,20 0,20 0,20 0,20 III Đất chưa sử dụng 120,43 120,15 119,27 95,18 1 Đất đồi núi chưa sử dụng 73,48 72,95 73,40 72,80 2 Núi đá không có rừng cây 1,82 1,82 1,84 1,82 3 Đất bằng chưa sử dụng 45,13 45,38 44,03 20,56 Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66] Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế. Trong tổng 4472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có 2277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. 49 Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá thấp (khoảng 0,36 ha). Nhưng do đã giao cho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo cũng thấp hơn. Đây là một sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội vì phần lớn dân số và lao động trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. b) Chất lượng Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi, chỉ thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém nên năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng. c) Sự biến động Đất nông nghiệp giảm từ 19 569,88 ha năm 2005 xuống 19 020,42 năm 2010, tức giảm 549,46 ha. Giảm mạnh nhất là đất sản xuất nông nghiệp giảm 318,83 ha, trong đó, đất lúa giảm tới 220,22 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 92,21 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6,4 ha. Đất lâm nghiệp giảm 203,86 ha, trong đó đất rừng sản xuất giảm 60,56 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm là do sự chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 589,23 ha, trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 531,52 ha), trong đó chủ yếu là tăng diện tích đất có mục đích công cộng (tăng 198,31 ha). Trong giai đoạn 2005 - 2010, đã đưa thêm được 25,25 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng. 50 2.1.2.6. Tài nguyên rừng - Tính đến năm 2013 huyện Tam Đảo có 12 335,6 ha, gồm các kiểu rừng sau: + Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700m. Loại rừng này chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo, quần hệ thực vật nhiều tầng, tán kín của những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. + Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo, phân bố ở độ cao 800m trở lên. + Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm. + Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác, phân bố ở độ cao từ 500m - 800m. + Rừng phục hồi sau nương rẫy: thường có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo. + Rừng trồng: gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao 200m - 600m, chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện. + Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác. Bảng 2.2. Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2016 (Đơn vị: ha) Năm Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo 2009 2010 2011 2012 2013 2016 Diện tích 12 464,4 12 415,1 12 368,4 12 358,0 12 335,6 14 725,2 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12, 13] Huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với hơn 12 nghìn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc). Vườn Quốc gia Tam Đảo với khoảng 2 000 loài thực vật bậc cao có mạch, 64 loài cây quý hiếm cần được bảo tồn như: Pơmu; Ngũ gia bì hương; Gù hương; Hoàng tinh trắng; Đỗ trọng bắc và 42 loài đặc hữu của Việt Nam và của riêng Tam Đảo như: Cây hoa tiên, Trà hoa vàng; hoa Nhị Đào; Hoàng thảo Tam Đảo về hệ động vật rừng qua điều tra và xác định được 1 141 loài, trong đó có 59 loài quý hiếm cần được bảo tồn như: Cây gấm; Sơn Dương; Khỉ Vàng; Rắn lục đầu đen; Cá cóc. 51 Như vậy, khu vực VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật, điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các hoạt động du lịch và bảo vệ tự nhiên. - Thảm thực vật của VQG Tam Đảo thể hiện rõ trong nền cảnh của rừng nhiệt đới gió mùa với quần hệ thực vật có 1 436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật, phân bố trên các kiểu rừng khác nhau như [3, 4, 30]: + Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) + Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố từ độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene) Từ độ cao 1 000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi) Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) + Rừng lùn trên đỉnh núi: là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae), + Rừng tre nứa: ở VQG Tam Đảo, rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: vầu, sặt gai ở độ cao 500 m - 800 m là cây giang và dưới 500 m là nứa. + Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: thảm thực vật thường có với các loài cây: dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)... + Rừng trồng: loài cây chủ yếu là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii), bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo. + Trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica) 52 + Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2 m và mọc thành từng bụi như: lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata); Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2 m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_dieu_kien_tu_nhien_cho_phat_trien_nong_lam.pdf
Tài liệu liên quan