Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2

1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3

1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu 3

1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS 3

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH 4

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4

2.1.1. Vị trí địa lý 4

2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất 5

2.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 5

2.1.4. Tài nguyên nước 9

2.1.5. Tài nguyên đất 10

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10

2.2.1. Diện tích, dân số và tổ chức hành chính 10

2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 12

2.2.3. Hiện trạng phát triển xã hội 21

2.2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 23

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 29

CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30

3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30

3.1.1. Nguồn gốc, quá trình hình thành bãi rác tạm 30

3.1.2. Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre 31

3.1.3. Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp 33

3.1.4. Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Suối Tre 35

3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 37

3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt 37

3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 39

3.2.3. Hiện trạng nước rỉ từ bãi rác 41

3.2.4. Hiện trạng chất lượng không khí 44

3.2.5. Hiện trạng chất lượng đất 45

3.2.6. Tài nguyên sinh học 45

CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 46

4.1. SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM 46

4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 47

4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm 47

4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô 53

4.2.3. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường 55

4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 57

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

5.1. KẾT LUẬN 72

5.2. KIẾN NGHỊ 72

PHẦN PHỤ LỤC 75

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn từ 1,57 đến 1,74 lần - Chỉ tiêu tổng nitơ vượt tiêu chuẩn từ 1,06 đến 1,17 lần. - Chỉ tiêu amoniac vượt tiêu chuẩn từ 2,008 đến 2,252 lần - Chỉ tiêu sunflua vượt tiêu chuẩn từ 1,8 đến 2,2 lần. - Chỉ tiêu tổng phenol vượt tiêu chuẩn từ 3,2 đến 4,4 lần. Ngoài ra, nước thải từ bãi rác còn bị nhiễm độc chì và thủy ngân với hàm lượng vượt tiêu chuẩn từ 1,3 đến 1,42 đối với chỉ tiêu chì và từ 1,2 đến 1,8 đối với chỉ tiêu thủy ngân. Thành phần nước rỉ rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học. Nhìn chung, nước rỉ rác tại các bãi rác đều bị ô nhiễm màu, mùi, kim loại nặng và ô nhiễm chất hữu cơ nặng, trong đó là phần lớn các chất khó phân hủy vi sinh. Nếu không được xử lý đúng mức thì nó sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đến môi trường như xâm nhập vào môi trường đất sau đó đi vào các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và có thể làm biến đổi đặc tính của đất. Hiện trạng chất lượng không khí Kết quả phân tích chất lượng 2 mẫu không khí xung quanh tại khu vực lân cận bãi rác tạm Suối Tre được trình bày trong bảng 3.11. Vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.12. Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lương không khí xung quanh tại BRT Suối Tre. Stt Thông số ĐVT Ký hiệu TCVN/QCVN KK1 KK2 1 Bụi mg/m3 0,29 0,25 0,3(*) 2 SO2 mg/m3 0,12 0,09 0,35(*) 3 NO2 mg/m3 0,008 0,009 0,2(*) 4 CO mg/m3 2,6 2,6 300(*) 5 THC mg/m3 2,5 2,5 5(**) 6 Aldehyt mg/m3 KPH KPH 0,002(**) 7 Độ ồn dBA 57 59 55 - 75(***) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), năm 2010. Ghi chú: - KPH: Không phát hiện; - (*): QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); - (**) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); - (***)TCVN 5949 : 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương). Bảng 3.12: Vị trí không khí xung quanh tại khu vực lân cận BRT Suối Tre. Stt Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Toạ độ 1 KK1 Xã Suối Tre 107013’09,9”E 10056’31,2”N 2 KK2 Xã Suối Tre 107012’01,5”E 10056’30,9”N Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), năm 2010. So sánh kết quả phân tích với QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNTM và TCVN 5949:1998 cho thấy tất cả các thông số đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép. Hiện trạng chất lượng đất Xã Suối Tre nằm trong vùng cao nguyên đất đỏ, địa hình không bằng phẳng, hướng dốc của xã cao từ hướng bắc trải dần về hướng nam. Khu vực bãi rác nằm về hướng bắc, có độ dốc lớn, vì thế mức độ xói mòn khá cao. Nền đất tại khu vực này đã bị bạc màu, ít dinh dưỡng nên khó có thể khai thác tốt các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên sinh học Khu vực xung quanh bãi rác có hệ thống thảm thực vật ít đa dạng, chủ yếu là lau sậy, cỏ lác, cỏ dại ít có giá trị, phần diện tích lớn còn lại được trồng cây cao su, cây mì và cây cà phê. Ngoài ra, ở trên đồi còn có hệ thống các cây bụi, cây tán nhỏ, cây dây leo… Hệ sinh thái trên cạn ở khu vực cũng ít đa dạng với các loài sóc, chuột, cóc, chim … Tuy nhiên tại khu vực có nhiều đàn bò, dê được người dân chăn dắt ở những bãi cỏ gần BRT. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các bãi xử lý rác hiện nay chủ yếu gây ra do thiếu hụt lớp chống thấm phía dưới đáy hố chôn rác, lớp phủ phía trên và hệ thống thu hồi, xử lý nước rỉ rác và khí gas. Các bãi rác được trang bị lớp phủ trên cùng là một lớp đất dày, tuy nhiên lớp phủ này không đủ ngăn nước mưa thấm vào các lớp rác phía dưới. Thêm vào đó, các vết nứt trên lớp phủ do sự sụt lún của các lớp rác bên dưới làm cho khí thải từ bãi rác thoát ra gây cháy hoặc phân tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Các bãi xử lý rác hiện nay đang tồn tại những bất cập và sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trong những năm tới nếu không đẩy mạnh việc cải tạo bảo vệ môi trường và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, thay đổi phương thức xử lý rác hiện tại. Trong thời gian qua đã có những dự án về cải tạo, đóng cửa bãi rác/BCL, cũng như những nghiên cứu cải thiện ô nhiễm môi trường tại các bãi rác/BCL đã và đang chuẩn bị đóng cửa như sau: - Dự án nghiên cứu khoa học cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bãi rác đã đóng cửa Đông Thạnh của Cục bảo vệ môi trường (cũ) – Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện với Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường CENTEMA năm 2003 đã đánh giá hiện trạng các BCL tại TP; nên lên các vấn đề ô nhiễm tại các BCL; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật – công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí do khí thải từ BCL và quy trình đóng BCL; - Những nghiên cứu về hiện trạng bãi rác tại bốn TP lớn là bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), bãi rác Gò Cát (TP. Hố Chí Minh), bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) và bãi rác Tràng Cát (Hải Phòng) do TS. Đặng Ngọc Dinh và các cộng sự thực hiện cho thấy, ô nhiễm tứ các bãi rác này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của dân cư, về lâu dài ô nhiễm nguồn nước ngầm sẽ là yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn đối với địa phương; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xử lý ô nhiễm bãi rác Lợi Bình Nhơn” của Sở Tài nguyên và Môi tỉnh Long An phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ Môi trường CIFINEA thực hiện năm 2009 đã đánh giá được các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng, hoạt động và đóng của BCL. Ngoài ra, báo cáo còn đề xuất các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát các tác động xấu từ BCL đến môi trường xung quanh; ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm Tiêu chí nhằm đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm BRT Suối Tre được xây dựng dựa trên: Kết quả điều tra thực tế tại BRT Suối Tre về: Địa hình khu vực; Thời tiết, khí hậu; Thuỷ văn; Địa chất; Địa chất công trình; Địa chất thuỷ văn; Các yếu tố vế tài nguyên khoáng sản; Những căn cứ cơ bản để lựa chọn địa điểm xây dựng BCL. Trên cơ sở Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD có thể xác định tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp dựa trên 12 chỉ tiêu sau: Đặc điểm địa hình (độ dốc của địa hình); Thuỷ văn (khoảng cách tới các nguồn nước chính); Địa chất, địa chất công trình (cấu trúc đất đá khu vực, độ thấm); Đặc điểm địa chất thuỷ văn (độ sâu các tầng nước ngầm); Tài nguyên khoáng sản (trong khu vực có tài nguyên với trữ lượng lớn không); Thời tiết, khí hậu (hướng gió, lượng mưa trong năm); Khoảng cách từ trung tâm đô thị đến khu xử lý; Khoảng cách từ khu xử lý đến điểm dân cư; Khoảng cách từ khu vực giải trí, tổ chức văn hóa, tôn giáo đến khu xử lý; Khoảng cách từ đường giao thông công cộng vào khu xử lý; Vấn đề phân vùng quy hoạch đất đai (có nằm trong khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng các công trình khác không); Vấn đề tổn hại về môi trường, mỹ quan. Đánh giá về sự phù hợp địa điểm của BRT Suối Tre được trình bày trong bảng 4.1 và 4.2 Bảng 4.1: Khoảng cách từ BRT Suối Tre đến các công trình Stt Các công trình Đặc điểm và quy mô các công trình Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các BCL (m) Theo quy định BCL nhỏ và vừa BRT Suối Tre 1 Đô thị Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ ... 3.000 – 5.000 2.000 2 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng Từ quy mô nhỏ đến lớn 1.000 – 2.000 2.000 3 Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du > 15 hộ Cuối hướng gió chính Các hướng khác > 1000 > 300 400 4 Cụm dân cư ở miền núi Theo khe núi (có dòng chảy xuống) 3.000 – 5.000 Không có 5 Công trình khai thác nước ngầm Công suất < 100 m3/ng Công suất < 10.000 m3/ng Công suất > 10.000 m3/ng 50 - 100 > 100 > 500 50 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD. Bảng 4.2: Đánh giá về sự phù hợp địa điểm của BRT Suối Tre Stt Chỉ tiêu Đặc điểm Điểm 01 Đặc điểm địa hình Địa hình đồi núi ngay chân đèo với độ dốc trung bình khá cao khoảng 200 đến 250 1 02 Thuỷ văn Bán kính xung quanh 2.000m không có suối nhỏ 0 03 Địa chất, địa chất công trình Đất đỏ, đất đen được hình thành trên nền đá mẹ Bazan … 1 04 Đặc điểm địa chất thuỷ văn Đáy hố chôn lấp hiện tại nằm cách tầng nước ngầm gần nhất khoảng 60m. Hệ số thấm của khu vực trung bình là 10,23m/ngày. 2 05 Tài nguyên khoáng sản Không có tài nguyên khoáng sản tại khu vực 3 06 Thời tiết, khí hậu Nằm cuối đầu hướng gió chính 0 07 Khoảng cách từ trung tâm đô thị đến khu xử lý Khoảng cách từ bãi rác đến trung tâm TX. Long Khánh là 2km. 2 08 Khoảng cách từ khu xử lý đến điểm dân cư Khoảng cách đến điểm dân cư gần nhất là 400m. 0 09 Khoảng cách từ khu vực giải trí, tổ chức văn hóa, tôn giáo đến khu xử lý Nằm cách trường học 2.000m 0 10 Khoảng cách từ đường giao thông công cộng vào khu xử lý Khoảng 300m 0 11 Vấn đề phân vùng quy hoạch đất đai Nằm trong khu vực quy hoạch khu dân cư 0 12 Vấn đề tổn hại về môi trường, mỹ quan Bãi rác hiện tại không thể chấp nhận được về vấn đề môi trường, mỹ quan. 0 Tổng điểm 9 Nguồn: Tính toán của tác giả, năm 2010. Ghi chú: Mức độ phù hợp của từng chỉ tiêu được thể hiện thông qua thang điểm sau: Không phù hợp thì tương đương với mức điểm là 0; Phù hợp thì tương đương với mức điểm là 1; Rất phù hợp thì tương đương với mức điểm là 2. Nhận xét: với tổng điểm đạt được của 12 chỉ tiêu là 9 < 12, kết luận vị trí đó không đạt đủ điều kiện để quy hoạch xây dựng BCL. Cơ sở xác định các vấn đề tổn hại về môi trường và mỹ quan tại các BCL đang tồn tại và dự kiến quy hoạch được ăn cứ vào ma trận tác động được trình bày ở bảng 4.3, 4.4. Bảng 4.3: Cơ sở xác định các vấn đề tổn hại về môi trường và mỹ quan tại các BCL. Tác động Ii Tham số Ô nhiễm nước (I1) Tiếng ồn - mùi (I2) Mỹ quan (I3) Thay đổi chế độ sử dụng đất (I4) Địa chất thuỷ văn + Khoảng cách + Khuất tầm mắt + Sử dụng đất + Nguồn: Methodology for Municipal Landfill Sites Selection - Frantzis I., 1993. Bảng 4.4: Bảng tra giá trị của tham số địa chất thuỷ văn (I1). Các tầng nước ngầm Không thấm Bán thấm Thấm (nước) Chịu ảnh hưởng Tầng chứa nước sinh hoạt I1 = 0 - 0,2 I1 = 0,3 - 0,7 I1 = 0,8 -1,0 Tầng chứa nước tưới I1 = 0,0 I1 = 0,1 - 0,3 I1 = 0,4 -0,5 Tầng chứa nước dùng cho công nghiệp I1 = 0,0 I1 = 0,0 - 0,1 I1 = 0,2 - 0,3 Không có tầng chứa nước nào chịu ảnh hưởng của bãi rác I1 = 0,0 I1 = 0,0 I1 = 0,0 - 1,0 Nguồn: Methodology for Municipal Landfill Sites Selection - Frantzis I., 1993. Hệ số trọng số: Có hai thông số cần tính, đó là mức độ tác động Ii và tầm quan trọng (trọng số) Ci của từng tham số. Mức độ tác động Ii: Giá trị của các tham số Ii (từ I1 - I4) được tính cho tác động do từng tham số gây ra, theo thang điểm từ 0 đến 1 (0: không tác động, 1: tác động xấu nhất) được trình bày trong bảng 4.5. Các ô của ma trận dành cho các chỉ số chính gồm: - Địa chất thuỷ văn (I1): Sự có mặt hay vắng mặt của tầng nước ngầm có khả năng bị tác động và sự sử dụng tầng nước ngầm này nếu đã bị tác động; - Các tham số khác gồm: Mùi và tiếng ồn (I2), cảnh quan (I3), sự thay đổi mục đích sử dụng đất (I4). Bảng 4.5: Mức độ tác động của các tham số khoảng cách, tầm nhìn và sử dụng đất Stt Thông số Biến động giá trị của tham số Ii 01 Khoảng cách (đến khu ở) (m) - 200 - 1.000 I2 = 1,0 - 0,6 - 1.000 - 3.000 I2 = 0,5 - 0,3 - 3.000 - 5.000 I2 = 0,2 - 0,1 - > 5.000 I2 = 0,0 02 Nhìn thấy toàn cảnh. I3 = 1,0 - 0,7 03 Nhìn một phần I3 = 0,6 - 0,2 04 Không nhìn thấy I3 = 0,1 - 0,0 05 Sử dụng đất của khu BCL 06 Có tài nguyên thiên nhiên và công viên I4 = 1,0 - 0,7 07 Tài nguyên không quan trọng I4 = 0,6 - 0,3 08 Là vùng nông nghiệp I4 = 0,7 - 0,5 09 Vùng công nghiệp I4 = 0,3 - 0,2 10 Đất bỏ hoang I4 = 0,1 - 0,0 Nguồn: Methodology for Municipal Landfill Sites Selection - Frantzis I., 1993. Tổn hại về môi trường và mỹ quan tại BRT Suối Tre được thể hiện ở bảng 4.6, 4.7. Bảng 4.6: Tác động về môi trường và mỹ quan của BRT Suối Tre Tác động Ii Tham số Ô nhiễm nước Tiếng ồn, mùi, ruồi, bụi Cảnh quan Sử dụng đất 1. Địa chất thuỷ văn: có dòng nước ngầm nhưng khá sâu khoảng 25 – 90m được khai thác sử dụng cho sinh hoạt, tuy nhiên nền đất đỏ ở khu vực lại có khả năng thấm cao I1 = 0,8 2. Khoảng cách đến nhà dân gần nhất: 400m I2 = 1,0 3. Tầm nhìn từ KDC và quốc lộ gần nhất: nhìn thấy một phần I3 = 0,6 4. Sử dụng đất: nằm trong khu vực chân đèo dốc I4 = 0,6 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các bảng từ 4.3 – 4.5, năm 2010. Trọng số tác động Ci của mỗi tham số Ii tuỳ thuộc vào độ nghiêm trọng tính tỷ lệ so với tổng tác động môi trường của bãi rác. Mức độ tác động của mỗi tham số được đánh giá chung cho tất cả các bãi rác dựa trên kết quả của nghiên cứu nhiều năm, được thể hiện ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Mức độ tác động của mỗi tham số Ci Stt Tham số Ci Mức độ tác động 1 C1: Ô nhiễm nước 0,45 2 C2: Ô nhiễm tiếng ồn và mùi 0,25 3 C3: Mỹ quan 0,20 4 C4: Biến đổi chế độ sử dụng đất 0,10 Tổng 1,00 Nguồn: Methodology for Municipal Landfill Sites Selection - Frantzis I., 1993. Giá trị tác động của mỗi tham số được gộp vào chỉ số tổng tác động M trong đó Mi là mức độ tác động của mỗi tham số, được tính bằng công thức: Mi = Ii x Ci Tính toán Mi được trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8: Tính toán Mi Stt Tương tác Kết quả Ii x Ci 01 Địa chất thuỷ văn x Ô nhiễm nước M1 = 0,8 x 0,45 = 0,36 02 Khoảng cách x Ồn – mùi M2 = 1,0 x 0,25 = 0,25 03 Tầm nhìn x Mỹ quan M3 = 0,6 x 0,20 = 0,12 04 Sử dụng đất x Biến đổi chế độ sử dụng đất M4 = 0,6 x 0,10 = 0,06 Nguồn: Methodology for Municipal Landfill Sites Selection - Frantzis I., 1993. Tổng tác động môi trường M của BRT Suối Tre được tính bằng công thức: M = M1 + M2 + M3 + M4 = 0,79 Nhận xét: M = 0,79 nằm trong khoảng từ = 0,70 ≤ 1,00; kết luận bãi rác gây ô nhiễm nghiêm trọng, Kết luận: BRT Suối Tre đang gây tác động xấu về mặt môi trường, làm mất mỹ quan đô thị và gây tác động xấu đến sức khỏe, đời sống của người dân; cần có biện pháp cải tạo, khắc phục ô nhiễm và tính đến phương án đóng cửa, quy hoạch vị trí khác thay thế. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô Căn cứ đánh giá mức độ phù hợp về quy mô Các căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp về quy mô của BRT Suối Tre bao gồm: - Khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn TX. Long Khánh tính theo mét khối (m3) (hiện trạng và dự báo 2020); - Độ sâu mực nước ngầm tại khu vực bãi chôn lấp; - Quy mô của bãi rác ở thời điểm hiện tại; - Khả năng mở rộng của bãi rác. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô (diện tích, công suất) tại các bãi rác Bãi chôn lấp rác chủ yếu dùng để chôn lấp CTRSH và CTRCN không nguy hại. CTRNH phải được thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn. Trong trường hợp cần phải chôn lấp thì lượng CTNH phải được chôn lấp trong bãi chôn lấp an toàn. BRT Suối Tre là bãi chôn lấp CTRSH, do đó việc đánh giá mức độ phù hợp của bãi rác sẽ căn cứ vào khối lượng CTRSH (chủ yếu phát sinh từ đô thị) cần phải chôn lấp. Ước tính diện tích cần thiết để chôn lấp CTR tại bãi: Độ sâu trung bình của bãi chôn lấp từ 5m. Trên cơ sở tổng lượng rác cần phải chôn lấp (m3) và độ sâu đáy của bãi chôn lấp có thể tính được diện tích cần thiết để chôn lấp toàn bộ lượng rác phát sinh trên địa bàn TX. Long Khánh như tính toán sau: (1). Hiện tại: Các thông số tính toán diện tích cần thiết để chôn lấp rác như sau: - Khối lượng riêng của CTR sau khi nén : rctr = 0,8 taán/m3 - Tổng lượng rác cần chôn lấp : 65,6 tấn/ngày = 82 m3/ngày - Thời gian vận hành tối thiểu : 5 năm = 1.825 ngày - Tổng lượng rác cần chôn lấp : 149.650 m3; - Độ sâu chôn lấp : 05m; Từ các thông số trên có thể tính được diện tích cần thiết để chôn lấp rác ở thời điểm hiện tại trên địa bàn TX. Long Khánh như sau: Trong đó: S: Diện tích cần thiết để chôn lấp; V: Thể tích rác cần chôn lấp; h: Chiều sâu chôn lấp (được tính cách mực nước ngầm 2m). Vậy, diện tích bãi chôn lấp cần thiết để chôn lấp toàn bộ lượng CTR phát sinh trên địa bàn TX. Long Khánh ở thời điểm hiện tại là 1,5ha. Quy mô của BRT Suối Tre hiện tại có thể đáp ứng được quy mô chôn lấp đến khi BCL Quang Trung được đưa vào hoạt động. (2). Dự báo 2020: Các thông số tính toán diện tích cần thiết để chôn lấp rác như sau: - Khối lượng riêng của CTR sau khi nén : rctr = 0,8 taán/m3 - Tổng lượng rác cần chôn lấp : 74,8 tấn/ngày = 93,5 m3/ngày [1]. - Thời gian vận hành tối thiểu : 5 năm = 1.825 ngày - Tổng lượng rác cần chôn lấp : 170.720 m3; - Độ sâu chôn lấp : 05m; Từ các thông số trên có thể tính được diện tích cần thiết để chôn lấp rác dự báo đến năm 2010 trên địa bàn TX. Long Khánh như sau: Trong đó: S: Diện tích cần thiết để chôn lấp; V: Thể tích rác cần chôn lấp; h: Chiều sâu chôn lấp (được tính cách mực nước ngầm 2m). Vậy, diện tích bãi chôn lấp cần thiết để chôn lấp toàn bộ lượng CTR phát sinh trên địa bàn TX. Long Khánh đến năm 2020 là 1,71ha. Với quy mô của BRT Suối Tre không thể đảm bảo được yêu cầu chôn lấp của năm 2020 nên cần thiết đưa BCL Quang Trung vào vận hành từ đầu năm 2020. Kết luận: Tổng hợp các đánh giá mức độ phù hợp về quy mô của BRT Suối Tre có thể nhận xét quy mô hiện tại của BRT Suối Tre chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu chôn lấp lượng rác thải phát sinh ở hiện tại, nhưng đến giai đoạn từ năm 2020 bãi rác sẽ quá tải, không có khả năng tiếp nhận và xử lý rác thải. Vì thế cần tính đến phương án đóng cửa bãi rác. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường Mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường tại BRT Suối Tre được đánh giá theo những tiêu chí sau: - Hiện trạng hố chôn rác: BRT Suối Tre có tổng diện tích là … ha, trong đó diện tích hố chôn rác là, hiện hố chôn rác tại bãi không có lớp lót chống thấm đáy và vách ngăn, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác và khí thải; - Hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước rác, nước thải của BRT: Vấn đề thu gom, xử lý nước rác, nước thải của bãi rác đang tồn tại đều chưa được quan tâm, hiện tại ở bãi rác chưa có các hệ thống này; - Hiện trạng thu và xử lý khí thải: không có hệ thống thu và xử lý khí thải ra từ bãi rác. - Hiện trạng hệ thống thoát và ngăn dòng mặt: vấn đề thoát nước và ngăn dòng mặt tại bãi rác chưa được đầu tư mà cho chảy tự nhiên ra các khu vực xung quanh. - Hiện trạng hệ thống hàng rào và vành đai cây xanh: không có hàng rào bao quanh khu vực bãi rác, vành đai cây xanh quanh bãi rác là các lô cao su với mật độ phủ tương đối dày. - Hiện trạng hệ thống giao thông, quan trắc môi trường: là BRT có quy mô nhỏ chỉ một hố rác vì thế hệ thống giao thông nội bộ trong phạm vi bãi rác không có, đường giao thông đi vào bãi rác là đường đất đi xuyên qua lô cao su rất khó đi, vào mùa mưa gây trơn trợt. Hiện bãi không có hệ thống quan trắc môi trường hàng năm. Kết luận: Đây là một bãi rác hở, không được xây dựng theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường đã được ban hành, không có các biện pháp nhằm giảm thiếu tác động xấu đến các thành phần môi trường xung quanh. 4.2.4. Đánh giá mức độ phù hợp Từ quá trình thu thập tài liệu, khảo sát thực tế tại bãi rác và từ các kết quả đánh giá mức độ phù hợp của BRT Suối Tre về địa điểm, quy mô, công nghệ và về mặt môi trường có thể tổng kết và đưa ra một số nhận xét như sau: - Bãi rác nằm gần KDC, gần đường giao thông, …; quy mô của bãi rác nhỏ so với lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng tại TX. Long Khánh; bãi rác chỉ được xây dựng sơ sài, không có lớp lót chống thấm có thể gây ảnh hưởng đến mạch ngầm tại khu vực, không có hệ thống quan trắc định kỳ, không có hệ thống thu gom xử lý khí thải và nước thải, gây phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và sự phát triển của người dân sống xung quanh; - Khu vực Núi Tung tiếp giáp rất gần trung tâm TX. Long Khánh, phù hợp với điều kiện đi lại, buôn bán của người dân và do cấu tạo nền địa chất tại khu vực này có khả năng khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt trong khu dân cư tương đối tốt. Vì vậy theo định hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong tương lai sẽ mở rộng khu dân cư tại ấp Núi Tung để giải quyết nhu cầu đất ở cho dân số phát sinh khi hai cụm công nghiệp với diện tích khoảng 101,4 ha được xây dựng tại ấp Núi Tung và một khu công nghiệp với một phần diện tích chiếm dụng trên địa bàn xã Suối Tre khoảng 31,25 ha được hình thành; - Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định bãi bỏ Quy hoạch các bãi chôn lấp trên địa bàn TX đồng thời UBND tỉnh chọn xã Quang Trung, huyện Thống Nhất để đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác tập trung. Toàn bộ lượng rác thải trên địa bàn TX. Long Khánh sẽ được thu gom, vận chuyển và tập trung về đây để xử lý sau khi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Quang Trung được hoạt động. Kết luận chung: Từ những nhận xét trên có thể nhận thấy phương án đóng của BRT Suối Tre đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực là giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết nhất ngay ở thời điểm hiện tại. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 4.3.1. Quy trình đóng cửa bãi đổ chất thải rắn BRT Suối Tre tiếp nhận rác thải phát sinh từ TX. Long Khánh với khối lượng khoảng 65,5 tấn/ngày, vào vụ mùa trái cây khối lượng rác thải mà bãi rác tiếp nhận có thể lên tới 90 tấn/ngày. Đây là một bãi rác hở, không có bất kỳ biện pháp nào giảm thiểu tác động đến môi trường, bãi rác nằm gần khu dân cư, diện tích tại khu vực không phù hợp cho việc mở rộng quy mô thành BCL hợp vệ sinh. Ngoài ra vị trí của bãi rác lại nằm trên hướng gió chính thổi vào KDC và nằm ở bậc địa hình cao, nước thải từ bãi rác không được xử lý nên ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh. Hàng ngày tại bãi rác phát sinh một lượng lớn các chất ô nhiễm vào môi trường, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và khí. Vì vậy việc xử lý giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tạo cảnh quan khu vực là nội dung quan trọng trong kế hoạch đóng cửa bãi rác. Để thực hiện được những mục tiêu trên, trong kế hoạch đóng bãi cần phải thực hiện những nội dung như: - Thiết kế lớp phủ cuối. - Hệ thống kiểm soát và thoát nước mặt. - Kiểm soát khí bãi chôn lấp. - Kiểm soát và xử lý nước rò rỉ. - Hệ thống giám sát môi trường. Những nội dung cần thực hiện của kế hoạch đóng cửa bãi rác được trình bày trong bảng 4.9. Bảng 4.9: Các thành phần cần đề cập trong kế hoạch đóng cửa bãi rác Stt Yếu tố Hoạt động chủ yếu 1 Sử dụng đất sau đóng bãi Thiết kế và thông qua 2 Thiết kế lớp phủ cuối Lựa chọn lớp chống thấm, độ dốc cuối và loại cây trồng 3 Hệ thống kiểm soát và thoát nước bề mặt Tính toán lượng mưa, lực chọn vị trí và kíc thước mương thu, thóat nước 4 Kiểm soát khí bãi rác Lựa chọn vị trí, tuần suất giám sát và đưa vào tiến độ thực hiện việc thu khí và đốt khi có yêu cầu 5 Kiểm soát sự hình thành và thoát nước rò rỉ Đưa ra kế hoạch vận hành cho việc thu gom và xử lý 6 Hệ thống giám sát môi trường Lựa chọn vị trí, tần suất lấy mẫu cũng như các chỉ tiêu cần đo đạc Nguồn: George Tchobanoglous “Intergrated Solid Waste Management”, 1993 Khi tiến hành đóng cửa bãi rác cần thực hiện những công tác sau: - Xem xét hồ sơ về hiện trạng trong và xung quanh bãi đổ bao gồm các số liệu về chất lượng nước, khí, số lượng chất thải, các khía cạnh quan sát khác tác động đến KDC và mục đích sử dụng đất bên cạnh bãi, tác động trên thực vật, lên nước (chỉ thị sinh vật), …; - Thiết lập các kế hoạch cho bãi đổ bao gồm diện tích để hồi phục hoặc đóng bãi và diện tích có sẵn cho mục đích sử dụng trong tương lai; - Kế hoạch và thiết lập chương trình giám sát đối với kiểm soát nước ngầm trong khu vực xung quanh bãi đổ; - Thiết kế kỹ thuật để đóng bãi và có thể phục hồi hay cải tạo bãi đổ; - Xác định các nhu cầu về thiết bị và nhân lực để thực hiện các công việc trực tiếp và bất kỳ công việc giám sát nào trong tương lai trên bãi đổ; - Thực hiện các công việc đóng bãi theo phương án đã đề ra. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá “tiềm năng nguy hại” của bãi đổ được thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10: Bảng liệt kê các yếu tố cần xem xét khi đánh giá “tiềm năng nguy hại” của bãi đổ Tên bãi: Vị trí: Bãi số (hố số) 1 Tính nhạy cảm của môi trường Có Không a. Khu vực là nguồn bổ cập cho nguồn cấp nước sinh hoạt b. Khu vực đã phát triển và tập trung dân cư trực tiếp xung quanh c. Có các hoạt động trang trại và làm vườn d. Tầng đất có độ thấm cao 2 Các tình trạng có thể nhận thấy Có Không a. Dòng nước rò rỉ chảy ra b. Hệ thực vật bị tiêu diệt c. Sự đổi màu của tầng đất d. Xuất hiện các mùi không mong muốn e. Xuất hiện động thực vật nước bị chết 3 Nguy hại có khả năng xảy ra Có Không a. Gây ra bởi rò rỉ nguy hại b. Gây ra bởi sự phát thải khí c. Gây ra sự cố nhiễm đất 4 Có thể bị ô nhiễm cao Có Không a. Diện tích bị ô nhiễm lớn (> 1ha) b. Các vết đốm (đen) nhìn thấy rất ô nhiễm c. Các chỉ thị ô nhiễm được điều tra nghiên cứu sớm 5 Tính nguy hại Có Không a. Sự tồn tại của tiềm năng nguy hại được biết trước b. Lượng và tính chất của các chất nguy hại không được biết trước c. Hiện trạng khu vực không được biết tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chep dia w.doc
Tài liệu liên quan