Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi rác đá mài thành phố Thái Nguyên

MỞ ĐẦU 3

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải rắn 5

1.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên Thế giới 7

1.2.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 7

1.2.2. Tổng quan về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 13

1.3. Phương pháp chôn lấp và các tác động đến môi trường 22

1.4. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực chôn lấp chất thải Đá Mài 30

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên 30

1.4.2. Điều kiện tự nhiên, KTXH xã Tân Cương và khu vực bãi rác Đá Mài 36

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 42

2.2.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu ở thực địa 42

2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá 43

2.2.4. Phương pháp quan trắc lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 43

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1. Vị trí bãi rác Đá Mài 45

3.2. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài 46

3.2. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài 47

3.2.1. Quy mô thiết kế, công suất xử lý 47

3.2.2. Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Đá Mài 50

 

doc102 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi rác đá mài thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a gió mùa Đông Bắc nhờ được những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn. Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai con sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai con sông này. - Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. - Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.489 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. - Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác, sử dụng còn hạn chế. đ/ Điều kiện kinh tế - xã hội Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định là “trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch và dịch vụ của tỉnh”. Đối với vùng trung du miền núi bắc bộ (TDMNBB) và cả nước, căn cứ vào lợi thế của thành phố Thái Nguyên và các yêu cầu phát triển của vùng TDMNBB, đặc biệt là Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng TDMNBB về công nghiệp và giáo dục - đào tạo, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ ba trong cả nước. e/ Đặc điểm dân số - Quy mô và mật độ dân số Dân số trên địa bàn thành phố năm 2011 là 283.333 người, chiếm 24,9% dân số tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2011 là 1.521 người/ km2, cao gấp 4,7 lần so với mật độ dân số chung của Tỉnh (323 người/km2). [3] - Tốc độ phát triển dân số Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2000-2011 là 1,30%/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Thành phố khá cao, bình quân 0,72%/năm trong cùng giai đoạn. [3] - Cơ cấu dân số Tỷ lệ dân số nam và nữ của Thành phố không thay đổi nhiều qua các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam - nữ chênh nhau khoảng 1,02% nhưng tỷ trọng dân số nữ có xu thế tăng dần, năm 2011 dân số nữ chiếm 50,7% dân số toàn Thành phố [3]. Tỷ lệ dân thành thị của Thành phố tương đối cao so với các thành phố trong vùng nhưng tăng không đáng kể từ 72,3% năm 2000 lên 73,7% năm 2011. Trong giai đoạn 2005-2011, tốc độ đô thị hoá của thành phố chưa cao, dân số đô thị chỉ tăng bình quân 1,81%/năm [6]. g/ Cơ cấu kinh tế Trong 10 năm qua, nhất là trong 5 năm gần đây, sự phát triển của ba ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy Thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và tỷ trọng của khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 90,57% năm 2000 lên 93,70% năm 2005 và 94,28% năm 2010 trong khi tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 9,43% xuống 6,30% và 5,72% [6]. Xét theo ba ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tuy không ổn định qua các năm nhưng ngành này vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm tỉnh, năm 2010 chiếm 49,7% và năm 2011 chiếm 49,33. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2005-2011 nhưng sau đó liên tục giảm đi chút ít trong các năm 2003-2004, đến năm 2010 tăng lên 44,00% và năm 2011 đạt 44,95%. Tỷ trọng này thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cần đạt đến đối với ngành dịch vụ của một đô thị. h/ Giáo dục, văn hoá, y tế - Giáo dục Thành phố Thái Nguyên là một trong trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 trên toàn quốc. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 7 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học và 8 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng, 11 trường phổ thông trung học, 27 trường trung học cơ sở, 35 trường tiểu học. Nhìn chung, hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn, từ mầm non đến đại học với các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. - Văn hoá- thể dục thể thao Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt: tất cả các xã, phường đều được phủ sóng phát thanh và truyền hình. 100% số dân thành phố được xem truyền hình, 100% số dân được nghe đài phát thanh Trung ương. Trên địa bàn thành phố hiện mới có 1 trung tâm văn hoá - thông tin – thể thao cấp thành phố (thành lập năm 2004). Toàn bộ các phường xã đều có hội trường dùng để sinh hoạt chung và hoạt động văn hoá thông tin nhưng chưa có nhà văn hoá thể thao của riêng phường xã. Là địa phương có một số di tích văn hoá - lịch sử trong đó có những di tích gắn liền với phong trào cách mạng của dân tộc như Đền thờ Đội Cấn, có các cơ sở văn hoá như Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng lực lượng vũ trang quân khu I, nhà văn hoá công nhân Gang thép... - Y tế Trên địa bàn Thành phố tập trung tất cả các cơ sở y tế quan trọng nhất của tỉnh. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh hiện có trên địa bàn Thành phố bao gồm: + Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (thuộc Bộ Y tế) + Bệnh viện Trường đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên + 7 bệnh viện cấp tỉnh trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 2 bệnh viện đa khoa hạng II và 5 bệnh viện chuyên khoa hạng II và hạng III (Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt); và Viện Chỉnh hình thuộc Sở Lao động quản lý. Ngoài ra, còn có hệ thống y tế dự phòng với 5 trung tâm (Trung tâm y tế Thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Chống phong và da liễu, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm). + 6 phòng khám đa khoa tư nhân + 26 trạm y tế xã phường Nhìn chung, công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong Thành phố nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đang tăng nhanh của nhân dân trong tỉnh và vùng. 1.4.2. Điều kiện tự nhiên, KTXH xã Tân Cương và khu vực bãi rác Đá Mài a/ Vị trí địa lý Xã Tân Cương là một xã nằm phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 12 km. Tiếp giáp các bên của xã như sau: + Phía Bắc giáp xã Phúc Trìu + Phía Đông giáp xã Thịnh Đức + Phía Tây và Nam giáp huyện Phổ Yên b/ Điều kiện địa hình, địa chất Đặc điểm địa hình Xã Tân Cương có địa hình dạng đồi núi thấp, thoải, xen giữa các đồi mâm xôi là các cánh đồng lúa. Bãi rác Đá Mài nằm tại suối Đá Mài, xóm Hồng Thái, địa hình khu vực chủ yếu là các sườn đồi, núi. Xung quanh khu vực bãi rác có góc nghiêng khoảng 300, khả năng thoát nước mưa trong khu vực dự án lớn, đảm bảo tiêu thoát nước và khó xảy ra hiện tượng ngập úng. Điều kiện địa chất * Địa chất công trình Bãi rác Đá Mài thuộc xóm Hồng Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Xã có địa hình dạng đồi núi thấp, đặc điểm địa chất công trình khu vực này như sau: - Lớp 1: Là lớp đất lấp, phía trên có lớp đất trồng trọt mỏng (0,1 – 0,2 m) chứa nhiều mùn, rễ cây, gạch vỡ. Lớp đất lấp có màu xám đen, xám vàng, nhiều chỗ lẫn các hòn đá rắn do phong hóa có màu nâu đen. - Lớp 2: Là lớp đất tiếp sau lớp đất lấp ở trạng thái nửa cứng, đôi chỗ ở trạng thái cứng. Thành phần tương đối đồng nhất, có một số mảnh vụn dăm sạn đang bị phong hóa nên bở rời. Đất có màu nâu vàng, nâu tím loang lổ, bề dày lớp đất thay đổi mạnh từ 3,4 m đến 10 m và có xu hướng tăng chiều dày về phía Tây – Tây Nam. Chiều sâu kết thúc đáy lớp từ 4,4 – 11 m. - Lớp 3: Là lớp đất sét nằm kề dưới lớp đất 2, bề dày lớp mỏng, nghiêng về phía Tây, Tây Nam. Đất có màu xám vàng, vàng nâu. Thành phần khá đồng nhất song chứa nhiều kết vón màu nâu đen. Chiều dày biến đổi từ 0,7 – 1,7 m, chiều sâu kết thúc đáy lớp từ 6,1 – 12 m. - Lớp 4: Là lớp đất sét pha nửa cứng lẫn nhiều dăm sạn, thành phần của đất không đồng nhất, lẫn nhiều dăm sạn và các mảnh vụn đá đang trong quá trình phong hóa (màu nâu, nâu đen, nâu đỏ). Đất có màu loang lổ thành dải, trạng thái đất nửa cứng nhưng bên dưới có đá gốc đang phong hóa chuyển sang trạng thái dẻo cứng,một số chỗ gặp bột kết ở độ sâu 18,2 m. Về mặt địa chất công trình, khu vực xây dựng bãi rác Đá Mài đảm bảo không sạt lở công trình, không thẩm lậu nước rỉ hình thành trong quá trình chôn lấp rác thải. * Địa chất thủy văn: Nguồn nước ngầm rất nghèo do các lớp đất ở đây có tính thấm nước rất kém (sét pha và sét), mực nước ổn định từ 1,5 – 1,7 m. Hiện tượng địa chất tự nhiên ở đây diễn ra mạnh mẽ là hiện tượng phong hóa, rất khó xảy ra hiện tượng trượt lở do đất có lực liên kết khá cao và điều kiện thoát nước mặt tốt. Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tại khu vực là suối Đá Mài và sông Công. Sông Công đoạn chảy qua khu vực xã Tân Cương nằm cách bãi rác Đá Mài khoảng 2 km. Đoạn giao giữa sông với đường vào bãi rác là đập tràn Hồng Thái. (Xem thêm hình ảnh về hiện trạng sông suối khu vực bãi rác Đá Mài tại phần phụ lục số 3 của báo cáo này). c/ Tài nguyên sinh học Hệ sinh thái trong khu vực rất nghèo nàn, hệ sinh thái tự nhiên hầu như đã biến mất, tính đa dạng sinh học thấp và đang bị đe dọa do tốc độ gia tăng dân số, sự phát triển của các ngành kinh tế. Hệ sinh thái trên cạn Về thực vật Trước đây khu vực này có thảm phủ thực vật rất phong phú với đặc trưng là rừng xanh nhiệt đới mưa mùa. Hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ của con người, thảm thực vật tự nhiên hầu như bị suy kiệt. Các loài thực vật đặc hữu của vùng miền núi nhiệt đới không còn, thay vào đó là một loại cây trồng khác, như cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy bóng * Một số nhóm thực vật tiêu biểu trong khu vực hiện nay gồm: - Nhóm thực vật trên địa hình cao: Nhóm này gồm các loại cây công nghiệp (chè, xoan, bạch đàn, cây nguyên liệu công nghiệp), cây lương thực và cây bụi hoang dại. Nhóm này được phân chia theo đặc tính riêng gồm đất trồng sắn, đất trồng chè, đất trồng cây nguyên liệu giấy - Nhóm cây bụi hoang dại: nhóm này thường tồn tại trên các gò đồi, bãi đất trống bao gồm các loại cây chịu hạn tốt. Diện tích cây bụi hàng năm bị thu hẹp đáng kể do con người khai hoang, lấy đất canh tác. Sinh khối loại này thấp. Các loại chiếm ưu thế là sim (76,8%) và mua (7,3%). - Nhóm thực vật vùng dân cư: Nhóm này thường tồn tại trong các khu dân cư tập trung, nghèo nàn về thành phần và chủng loại, chậm phát triển, phổ biến các loài chịu hạn, thay đổi theo mùa trong năm. Các loại thực vật được phân thành các loài: Cây lương thực thực phẩm, cây ăn quả, các loài hoa, thực vật hoang dã được phân bố trên các vùng đất trống. Nhóm này khoảng 12 loại. - Nhóm thực vật vùng đồng ruộng: ít bị biến đổi về thành phần loại, phổ biến là các loại cây lương thực thực phẩm quen thuộc ở đồng bằng Bắc Bộ (lúa, hoa mầu). (Xem thêm một số hình ảnh về hệ sinh vật khu vực bãi rác Đá Mài tại phần phụ lục số 4 của báo cáo này). Về động vật Hệ động vật trong khu vực nghiên cứu rất nghèo nàn và được chia làm 2 loại: động vật hoang dã và động vật thuần dưỡng. Hệ động vật ở đây tương tự vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những động vật nuôi là các loài rất gần gũi với cuộc sống của nhà nông: gia súc, gia cầm Các loài động vật không xương cỡ nhỏ sống trong đất (Microfauna mesofauna) cũng được khảo sát, nghiên cứu. Đây là các loại thường được sử dụng trong việc đánh giá môi trường đất. Kết quả cho thấy có khoảng 15 loài giun, 18 loài bọ chét và rất nhiều loại sâu, bọ, côn trùng. Khu hệ thủy sinh vật Cũng giống như hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước cũng có những đặc trưng của vùng miền núi Bắc Bộ. Thực vật: Có 32 loài được xác định. Nhóm rong, rêu, tảo chiếm ưu thế 12 họ. Trong các ao hồ nhỏ và đặc biệt là các hồ ao gia đình, các loài tảo rong phát triển mạnh cho thấy hàm lượng của thành phần hữu cơ trong nước quá nhiều. Động vật: Xác định được 12 loài thuộc 5 nhóm đặc trưng, trong đó cá Cliprinniformes chiếm ưu thế với 17 loài. Đây là các loài sống trong môi trường nước ngọt phân bố rộng rãi trong các thủy vực miền Bắc Việt Nam. Mật độ phân bố và số loài phụ thuộc vào bản chất nguồn nước. Các loài cá nuôi phổ biến là trôi Ấn Độ (Rohu, Mrigal), trôi ta, chép, trắm cỏ.Các loài cá sông: Trày, trôi. Cá: Có 11 loài và hơn phân nửa trong số đó được nuôi thả trong các ao, hồ. Cá tự nhiên chỉ tìm thấy tại các sông, ngòi, kênh dẫn nước. Côn trùng: có 4 nhóm côn trùng. Động vật đáy: có 13 loài gồm tôm, cua, ốc, sò. Tôm và sò chỉ phân bố trong sông Cầu, các loài khác chủ yếu tìm thấy trên ao, hồ, ruộng. Đặc điểm kinh tế xã hội a/ Về kinh tế Xã Tân Cương nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, xã có tổng diện tích 1473,51 ha. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong xã chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số hộ gia đình kinh doanh nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là ngành cơ khí và nghề mộc. Mức thu nhập bình quân của xã vào khoảng 1.300.000 đ/tháng.người. Trên địa bàn xã còn có Làng nghề sản xuất và chế biến chè Hồng Thái 2. Về sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã là lúa, chè và một số loại cây ăn quả. Trên địa bàn xã có 2 gia trại có quy mô khoảng 100 đầu lợn, bên cạnh chăn nuôi lợn, bà con trên địa bàn xã Tân Cương còn chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, dê) và các loài gia cầm như vịt, gà, ngan Xã có 7 trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô trên 1000 con. b/ Về cơ sở hạ tầng - Về giao thông: Tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xã là đường Tân Cương, đây là tuyến đường nhựa hiện đang được sửa chữa, nâng cấp nhằm phục vụ Liên hoan trà Quốc tế tại Thái Nguyên lần thứ nhất. Các tuyến đường liên xã cũng đã được bê tông hóa. - Về cấp điện: Hiện nay 100% số hộ dân của xã Tân Cương đã được cung cấp điện. - Về cấp nước: Trên địa bàn xã chưa có hộ dân nào được cấp nước sạch, nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước khai thác từ giếng khoan, giếng đào và một phần nhỏ là nước mưa. Điều kiện xã hội a/ Dân cư Xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 1473,51 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 500,76 ha (chiếm 33,9% diện tích đất tự nhiên) đất thổ cư là 34,93 ha. Tổng số hộ dân của xã là 1370 hộ với 5450 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động 3651 người. Trong đó nam là 1820 người, nữ là 1831 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,08%/năm. Mật độ dân số trung bình 369 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã và ven tuyến đường giao thông. b/ Về văn hoá - xã hội Các hoạt động văn hoá xã hội tại xã Tân Cương phát triển khá mạnh mẽ. Hiện xã có 13 nhà văn hoá xóm và 1 nhà văn hóa xã, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước cũng như tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội theo nếp sống mới. Các tổ chức, đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, hội Chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc... hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Trên địa bàn xã có một đài tượng niệm và 1 nghĩa trang. c/ Về y tế - giáo dục - Về y tế: Trạm y tế xã Tân Cương được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân địa phương. Công tác tổ chức tại trạm y tế như sau: 01 bác sĩ và 05 y sĩ và 01 y tá đảm nhiệm công tác phục vụ khám chữa bệnh. Theo số liệu thống kê năm 2010, số lượt khám và điều trị tại trạm y tế xã Tân Cương là 6965 lượt người, trong đó không có bệnh nhân nào điều trị nội trú. Số bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm là 64 người. Số người mắc các bệnh xã hội là 34 người, chiếm tỷ lệ 0,63%. Nhìn chung sức khỏe người dân xã Tân Cương tương đối tốt. - Về giáo dục: Trên địa bàn xã hiện có 01 trường mầm non với tổng số học sinh là 220, 01 trường Tiểu học cơ sở với 501 học sinh, 01 trường Trung học cơ sở với 498 học sinh. (Nguồn : Phiếu điều tra kinh tế, xã hội và sức khoẻ cộng đồng xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - Nghiên cứu về quy mô thiết kế bãi rác và các tác động của bãi rác tới môi trường không khí và môi trường nước - Vị trí, đặc điểm, quy mô thiết kế của bãi rác Đá Mài - Hiện trạng môi trường không khí, môi trường nước mặt khu vực bãi rác Đá Mài, hiện trạng nước thải bãi rác Đá Mài 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Từ nhiều nguồn khác nhau tôi đã thu thập được những tài liệu có liên quan đến đề tài như sau: Các tài liệu về các khu chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, diện tích, quy mô, thiết kế bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2010 – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2010, năm 2011 – Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên. 2.2.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu ở thực địa Nghiên cứu tình hình thực tế và hiện trạng môi trường khu vực bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên qua điều tra thực địa. Địa bàn thực địa là Bãi rác Đá Mài thuộc thôn Hồng Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, các hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Tân Cương, đặc biệt là các hộ dân sống ven tuyến đường Tân Cương vào bãi rác qua đập tràn Hồng Thái. Quá trình điều tra, phỏng vấn được thực hiện như sau: Lựa chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 50 hộ. Phiếu điều tra được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tiến hành điều tra qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. Trong quá trình này, bên cạnh việc quan sát, tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực bãi rác, tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của cơ quan quản lý địa phương (UBND xã và Trạm y tế xã Tân Cương) và người dân về các thông tin liên quan đến bãi rác và các ảnh hưởng của bãi rác tới đời sống cộng đồng dân cư. 2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá Dựa vào tài liệu và những thông tin thu được sau khi điều tra thực địa, đã phân tích và đánh giá những thông tin đó. Từ đó đưa ra nhận xét về hiện trạng môi trường và những biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. 2.2.4. Phương pháp quan trắc lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Trên cơ sở khảo sát đặc điểm địa hình của hồ, các nguồn tiếp nhận nước của hồ, các vị trí thu mẫu được lựa chọn, xác định mang tính đại diện và đặc trưng cho chất lượng nước hồ và các vùng trong hồ. Các thành phần thuỷ, lý, hoá đo đạc và phân tích được lựa chọn phù hợp với tính chất môi trường hồ, bao gồm các nhóm chính: - Nhóm các chất gây ô nhiễm hữu cơ, đặc trưng bởi các thông số như nhu cầu ô xy hoá học (COD), nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), ôxy hoà tan (DO). - Nhóm các chất có nguồn gốc Nitơ, Phốtpho, đặc trưng bởi các thông số như NO3-, NO2-, NH4+, tổng N, PO43-, tổng P. - Nhóm các kim loại và kim loại nặng trong nước như Sắt (Fe), Chì (Pb), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Cadimi (Cd), và Asen (As), thuỷ ngân (Hg). - Nhóm các chất độc hại khác: xianua (CN-), dẫu mỡ. - Nhóm chỉ thị ô nhiễm do vi khuẩn, với thông số đặc trưng Coliform. (Total Coliform). 2.2.4.1. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu Tại các điểm khảo sát, việc lấy mẫu nước được tiến hành bằng dụng cụ lấy mẫu nước chuyên dùng dung tích 2 lít ,do Wildco (Hoa kỳ) sản xuất. Mẫu được đựng trong bình nhựa trung tính và cố định bằng H2SO4 đặc đối với các chất có nguồn gốc hữu cơ và bằng HNO3 đặc đối với các chỉ tiêu kim loại nặng. Mẫu phân tích vi sinh vật được đựng trong lọ thuỷ tinh 250 ml đã được khử trùng, đặt trong bình nước đá. Các mẫu thuỷ hoá và vi sinh vật được bảo quản ở 4oC và được tiến hành phân tích ngay sau khi thu mẫu. 2.2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu Các yếu tố thuỷ lý (nhiệt độ, ô xy hoà tan, pH, độ dẫn, độ mặn, độ đục) được đo ngay tại hiện trường bằng máy TOA WQC 22 A (Nhật Bản sản xuất) và máy HACH (Mỹ Sản xuất). Các yếu tố thuỷ hoá đa lượng được phân tích bằng máy so mầu Palintest photometer 5000 (Anh sản xuất) và máy quang phổ kế DR 2010 (Mỹ sản xuất), dựa trên nguyên sắc so mầu với các bước sóng và thuốc thử khác nhau. COD được phân tích bằng phương pháp chuẩn độ bicromat kali (K2Cr2O7), n BOD được phân tích theo phương pháp chuẩn của Hoa kỳ và Viện Kỹ thuật Châu á (AIT), mẫu được ủ trong 5 ngày trong tủ điều nhiệt Sanyo (Nhật sản xuất) với nhiệt độ 20oC. Mẫu kim loại nặng được phân tích trên máy quang phổ hấp phụ nguyên tử AAS (atomic absorption spectrometry). Mẫu dầu mỡ phân tích theo phương pháp chuẩn của Mỹ trên máy sắc ký khí Shimadzu GC 14, chiết mẫu bằng n- Hecxan. Phân tích coliform tổng số bằng phương pháp màng lọc, nuôi cấy vi sinh vật trực tiếp trên môi trường Aga - en do ủ trong tủ điều nhiệt ở nhiệt độ 37oC. Sau thời gian ủ trong tủ 12 giờ, đưa mẫu ra đếm số khuẩn lạc trên đĩa nuôi cấy. Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vị trí bãi rác Đá Mài Bãi rác Đá Mài có tổng diện tích 25 ha thuộc địa phận xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Bãi rác Đá Mài thực chất là khu xử lý rác được thiết kế với công suất xử lý 100 m3/ngày, tương đương với 42 tấn/ngày và khoảng 36.500 tấn/năm do Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên đầu tư xây dựng nhằm xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bãi rác được đưa vào vận hành năm 2002, quy mô bãi rác dự kiến có thể đáp ứng cho nhu cầu xử lý rác thải của thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2020, dự kiến mở rộng địa điểm sau năm 2020 có thể xử lý 170.436 m3/năm (gần 5 lần so với công suất hiện tại). Bãi rác Đá Mài nằm cách UBND xã Tân Cương khoảng 4 km, cách đập tràn Hồng Thái khoảng 2 km. Đường từ thành phố vào bãi rác là đường Tân Cương, rẽ vào đường tràn Hồng Thái. Vị trí của bãi rác được thể hiện trên hình 3.1. Hình 3.1: Vị trí bãi rác Đá Mài CHÚ GÍẢI Bãi rác Đá Mài 3.2. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài 3.2.1. Quy mô thiết kế, công suất xử lý Quy hoạch tổng thể khu xử lý rác như sau: a/ Mặt bằng bãi chôn lấp rác Tại thung lũng khu 1, bố trí 3 bãi chôn lấp rác với diện tích và thời gian vận hành (khoảng từ 11 đến 15 năm), cụ thể được bố trí như sau: - Bãi chôn lấp số 01: + Diện tích chôn lấp S1 = 1,75 ha. Độ sâu chôn lấp trung bình H từ 12 m đến 14 m. + Thời gian vận hành chôn lấp rác khoảng 5 - 7 năm. - Bãi chôn lấp số 02: + Diện tích bãi chôn lấp: S2 = 1,26 ha + Độ sâu chôn lấp chung bình H từ 10 m đến 12 m. + Thời gian vận hành chôn lấp rác khoảng 3 đến 4 năm. - Bãi chôn lấp số 3: + Diện tích bãi chôn lấp: S3 = 1,54 ha. + Độ sâu chôn lấp trung bình H từ 10 m. + Thời gian vận hành chôn lấp rác khoảng 3 đến 4 năm. Tại thung lũng 2 bố trí 2 bãi chôn lấp, diện tích và thời gian vận hành 5 đến 7 năm. - Bãi chôn lấp số 4: + Diện tích bãi chôn lấp: S4 = 01 ha. + Độ sâu chôn lấp trung bình H từ 10m đến 12m. + Thời gian vận hành chôn lấp rác khoảng 2 đến 3 năm. - Bãi chôn lấp số 5: + Diện tích bãi chôn lấp: S5 = 02ha. + Độ sâu chôn lấp trung bình H từ 10m đến 12m. + Thời gian vận hành chôn lấp rác khoảng 3 đến 4 năm * Cấu tạo đáy và thành bãi chôn lấp rác: - Đất tự nhiên san phẳng, đầm chặt theo độ dốc dọc bãi i = 1%. - Rải vải địa kỹ thuật mã hiệu HSD.050 dầy 1mm cho toàn bãi và rãnh thu nước thải, vải chống thấm được rải lên thành cao 2m, xung quanh có bao cát giữ. - Đổ lấp đất pha sét đầm chặt K = 0,95 dầy 200mm. - Rải lớp sỏi, đá dăm dày 150mm để thoát nước thải xuống rãnh thu. Dạng cấu tạo này đã được xây dựng tại bãi thải Nam Sơn - Hà Nội. b/ Hệ thống giao thông Để đảm bảo việc vận chuyển rác vào khu vực chôn lấp trong mọi thời tiết. Dự án xây dựng tuyến đường giao thông cấp 5 từ ngã ba đường liên xã của Tân Cương rẽ vào đường qua sông Công đến ngã ba khu xử lý chất thải với chiều dài 1,4km, nền đường rộng 6,5m, mặt bằng đường nhựa rộng 3,5m. Từ ngã ba đường vào khu xử lý chất thải đến bãi chôn lấp số 1, 2, 3 dài L=280m, nền đường rộng 6,5m và mặt đường nhựa rộng 3,5 m. Từ ngã ba đi vào bãi chôn lấp số 4, 5 và khu xử lý nước thải nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m và L = 450m. c/ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải Để bảo vệ môi trường, để khu xử lý chất thải không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt (nước sông, hồ) do nước thải gây ra, toàn bộ các bãi chôn lấp được chống thấm đáy và thành bãi. Dưới đáy bãi chôn lấp, xây dựng hệ thống thu gom nước rỉ rác bằng đường ống rãnh dẫn về khu xử lý tập trung, đặt ở phía Bắc. Nước thải được dẫn vào trạm xử lý tập trung, nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B mới được dẫn vào hồ sinh thái để xử lý tiếp trước khi xả ra suối. * Cấu tạo của rãnh thu gom nước rỉ rác: - Xây gạch, đậy nắp đan bê tông đục lỗ. - Đào rãnh xử lý chống thấm, đổ đất đá dăm thu nước. - Đáy rãnh đặt ống thu nước Ф 300 đục lỗ, rải sỏi để dẫn nước rỉ rác ra khu xử lý. d/ Hệ thống thoát nước mưa Để ngăn nước mưa từ trên các sườn dốc chảy vào các bãi chôn lấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_643_8557_1869642.doc
Tài liệu liên quan