Luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang

MỤCLỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. Đặtvấn đề nghiêncứu . 1

1.1.1.Sựcần thiết nghiêncứu . 1

1.1.2.Căncứ khoahọc và thực tiễn . 2

1.2. Mục tiêu nghiêncứu . 4

1.2.1.Mục tiêu chung . 4

1.2.2.Mục tiêucụ thể. 4

1.3. Kiểm định giả thuyết và câuhỏi nghiêncứu. 4

1.3.1. Kiểm định giả thuyết . 4

1.3.2. Câuhỏi nghiêncứu . 5

1.4. Phạm vi nghiêncứu . 5

1.4.1. Không gian. 5

1.4.2. Thời gian nghiêncứu . 6

1.4.3. Đốitượng nghiêncứu . 6

1.4.4. Giớihạn trong khi nghiêncứu . 7

1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan . 7

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 8

2.1. Phương pháp luận . 8

2.1.1. Các khái niệmcơbảnvề dulịch . 8

2.1.2. Nhucầu dulịch . 10

2.1.3. Mô hình nghiêncứu . 17

2.2. Phương pháp nghiêncứu . 17

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiêncứu . 17

2.2.2. Phương pháp thu thậpdữ liệu . 18

2.2.3. Phương phápxử lýdữ liệu . 19

Chương 3: GIỚI THIỆUTỔNG QUANVỀ DULỊCH AN GIANG . 23

3.1. Giới thiệu chungvềtỉnh An Giang . 23

3.1.1.Vị trí địa lý . 23

3.1.2.Lịchsử hình thành . 23

3.2. Tiềmnăng phát triển dulịch An Giang . 24

3.2.1. Tài nguyên dulịchtự nhiên . 24

3.2.2. Tài nguyên dulịch nhânvăn. 27

3.3. Các loại hình dulịch đặc thù . 29

3.4. Hiện trạng phát triểncủa dulịch An Giang . 30

3.4.1.Vềcơsởvật chấtkĩ thuật -dịchvụ phụcvụ dulịch. 30

3.4.2.Về môi trường . 33

3.4.3.Về an ninh, an toàn trong dulịch . 33

3.4.4.Vềdự án đầutư phát triển . 34

3.4.5. Công tác tuyên truyền quảng bá . 35

3.4.6.Vềlượng khách . 36

3.4.7.Về ngàylưu trú bình quân . 37

3.4.8.Về lao động . 38

3.4.9.Về doanh thu . 38

Chương 4: ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ HÀI LÒNGCỦA KHÁCHNỘI ĐỊA DU

LỊCHTẠI AN GIANG . 41

4.1. Đặc điểm & nhucầucủa kháchnội địa . 41

4.1.1. Đặc điểmcủa kháchnội địa . 41

4.1.2. Nhucầu dulịchcủa khách . 44

4.2. Đánh giámức độ hài lòngcủa kháchnội địa đốivớisản phẩm dulịch An

Giang . 50

4.2.1.Mức độ hài lòngvề thắngcảnhtự nhiên . 51

4.2.2.Mức độ hài lòngvề điều kiện an ninh . 52

4.2.3.Mức độ hài lòngcủa kháchnội địavề an toànvệ sinh thực phẩm . 53

4.2.4.Mức độ hài lòngvềsự thân thiệncủa người dân địa phương . 54

4.2.5.Mức độ hài lòngvề hànglưu niệm/sảnvậtcủa địa phương . 55

4.2.6.Mức độ hài lòngcủa kháchnội địavềhệ thống giao thông. 57

4.2.7.Mức độ hài lòngcủa kháchnội địavềhệ thống kháchsạn . 58

4.2.8.Mức độ hài lòngvề hoạt động vui chơi giải trí . 59

4.2.9.Mức độ hài lòngvề phong cách phụcvụcủa nhân viên . 60

4.3. Đánh giámức độ thỏa mãncủa kháchnội địa khi đi dulịch An Giang . 61

4.3.1. Thực chicủa du khách theo hình thứctựsắpxếp đi. 61

4.3.2. Thực chicủa khách theo hình thức mua Tour . 66

4.3.3.Mức độ thỏa mãncủa du kháchvề chi phí . 67

4.4. Yếutố tác độngtới việclựa chọnmột điểm dulịch . 67

Chương 5:MỘTSỐ BIỆN PHÁP NHẰM THỎA MÃNTỐTHƠN NHU

CẦUCỦA KHÁCHNỘI ĐỊA ĐỐIVỚI DULỊCH AN GIANG . 69

5.1. Cơsở đề ra giải pháp . 69

5.1.1. Địnhhướng phát triểncủa ngành dulịch An Giang . 69

5.1.2.Dự báolượng khách đến An Giang trong 3nămtới. 70

5.2. Mộtsố biện pháp phát triển dulịch An Giang . 71

5.2.1. Nhữngtồntại trong dulịch An Giang . 71

5.2.2. Các biện pháp phát triển dulịch An Giang . 72

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 77

6.1. Kết luận . 77

6.2. Kiến nghị . 78

6.2.1. ĐốivớiSở ThươngMại & DuLịch An Giang . 78

6.2.2. Đốivới Ủy ban nhân dântỉnh An Giang. 79

6.2.3. Đốivới các doanh nghiệp kinh doanh dulịch . 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81

PHỤLỤC . 82

PHỤLỤC 1: CÁC BIỂUBẢNGSỬDỤNG TRONG ĐỀ TÀI . 82

PHỤLỤC 2: PHIẾU PHỎNGVẤN KHÁCHNỘI ĐỊA . 97

PHỤ LUC 3: LÀNG NGHỀ VÀ DANHBẠ NHÀ HÀNGTẠI AG .103

PHỤLỤC 4:LỊCHSỬ HÌNH THÀNH ĐỊA DANH AN GIANG .106

pdf117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4858 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đến An Giang không thuận lợi và giao thông nội tỉnh cũng bị xuống cấp. Mặc dù lượng khách quốc tế và nội địa đều tăng nhưng trong cơ cấu lượng khách thì khách du lịch quốc tế đến An Giang còn chưa cao và có chiều hướng giảm. (Năm 2004 khách quốc tế chiếm 0.86%, năm 2006 chiếm 1.13%, năm 2006 chiếm 0.85%, năm 2007 chiếm 1.04%). Đây cũng là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh cần điều chỉnh và có chính sách đầu tư hợp lý để An Giang không chỉ là điểm đến lý tưởng của khách nội địa mà còn khách quốc tế. 3.4.7. Về ngày lưu trú bình quân Bảng 5: NGÀY LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐẾN AN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 1. Tổng lượt khách 1000 lượt 3.800 4.100 3.840 - Khách Quốc tế “ 43 35 40 - Khách nội địa “ 3.757 4.065 3.800 2. Lượt khách lưu trú 1000 lượt 250 248 305 - Khách quốc tế “ 40 35 40 - Khách nội địa “ 210 213 265 3. Số lượt ngày sử dụng buồng Ngày 144.084 139.475 168.501 4.Thời gian lưu trú bình quân Ngày/khách 1,28 1,5 1,25 Nguồn: sở Thương mại – Du lịch An Giang Về thời gian trú bình quân của khách ngắn. Năm 2006 chỉ có 1,5 ngày/khách có tăng hơn so với số ngày khách năm 2005 (1,28 ngày /khách). Ngày khách lưu trú bình quân năm 2007 là 1,25 ngày/khách và có xu hướng giảm dần so với những năm trước, nguyên nhân là do sản phẩm du lịch nghèo nàn; chưa đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi, các khu điểm du lịch thì chưa xây dựng các loại hình du lịch hấp dẫn đã làm cho du khách có cảm giác nhàm chán. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có loại hình vui chơi giải trí nào để giữ chân khách, bên cạnh đó cũng chưa có khu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 38 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm nghỉ dưỡng, một trung tâm thương mại nào xứng tầm nhằm tạo sự hấp dẫn mời gọi du khách đến tham quan mua sắm và ở lại lâu hơn. 3.4.8. Về lao động Hiện nay lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 7.162 lao động. Trong đó, đại học và cao đẳng là 83 lao động, 91 trung học và 115 sơ cấp số còn lại là lao động từ các ngành khác chuyển qua. Nhìn chung, đội ngũ lao động còn yếu và thiếu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Theo nhận định của Phi Phượng - Phó phòng quản lý Khách sạn - Nhà hàng của sở Thương mại & Du lịch An Giang cho rằng: “đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu và thiếu chưa theo kịp nhu cầu phát triển các doanh nghiệp chưa chủ động và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch”. Riêng về lĩnh vực hướng dẫn viên du lịch tỉnh có rất ít và trình độ hướng dẫn viên trong điều hành tour còn nhiều hạn chế. Năm 2007, toàn tỉnh chỉ có 27 hướng dẫn viên được cấp thẻ, tăng 2 thẻ so với năm 2006. Về đào tạo, năm 2007 Sở đã tổ chức trên 15 lớp nghiệp vụ du lịch và tập huấn ngắn hạn như: quản lý nhà hàng-khách sạn, buồng, bàn, lễ tân, tiếp thị, thuyết minh viên, bảo vệ môi trường, ngoại ngữ,... cho gần 1.500 lượt học viên là đội ngũ cán bộ đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, nhà hàng-khách sạn, khu du lịch, cán bộ phục vụ tại các cửa khẩu, tiểu thương...nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Ngoài ra, Sở đã tổ chức 8 đoàn cán bộ và doanh nghiệp khảo sát học tập kinh nghiệm phát trỉển du lịch tại: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Campuchia, Malaysia và Singapore. Đến nay, các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh đều được tập huấn và đào tạo phổ cập nghiệp vụ du lịch. 3.4.9. Về doanh thu Từ biểu đồ cho ta thấy doanh thu du lịch An Giang tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng nhanh vào năm 2006. Năm 2006 doanh thu đạt 1.273.803 triệu đồng tăng 21% so với năm 2005; năm 2007 đạt 1.528.494 triệu đồng tăng 20% so với năm 2006. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 39 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm 1273803 1528494 1053513 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tr iệ u đồ ng Hình 2: BIỂU ĐỒ DOANH THU DU LỊCH AN GIANG NĂM 2005-2007 Đối với doanh thu theo từng loại hình dịch vụ ta có: Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH THU DU LỊCH AN GIANG NĂM 2005-2007 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 1.053.513 1.273.803 1.528.494 220.290 21 254.691 20,0 Doanh thu buồng 304.700 332.840 437.700 28.140 9,2 104.860 31,5 Bán hàng ăn uống 330.110 353.720 476.980 23.610 7,2 123.260 34,8 Bán hàng hoá 55.500 28.280 34.080 -27.220 -49,0 5.800 20,5 Vận chuyển khách du lịch 40.900 48.220 68.440 7.320 17,9 20.220 41,9 Dịch vụ vui chơi giải trí 30.620 35.700 36.940 5.080 16,6 1.240 3,5 Doanh thu khác 291.683 475.043 474.354 183.360 62,9 -689 -0,1 Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch An Giang + Trong lĩnh vực lưu trú: Doanh thu của hoạt động kinh doanh khách sạn tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 304.700 triệu đồng tăng 9,2% so với năm 2005, sang đến năm 2007 doanh thu của khách sạn tăng nhanh hơn, tăng 31,5% so với năm 2006. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn chiếm một tỉ trọng khá cao khoảng 29% trong tổng doanh thu của ngành du lịch. Có lẽ là vì đa số khách sạn có tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú. + Về lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Đây là lĩnh vực có doanh thu cao nhất so với các lĩnh vực kinh doanh du lịch khác, doanh thu của lĩnh vực kinh doanh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 40 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm ăn uống chiếm 31% so với tổng doanh thu của ngành du lịch. Tốc độ tăng doanh thu qua các năm cũng khá cao, năm 2006 doanh thu trong lĩnh vực ăn uống tăng 7,2% so với năm 2005 nhưng năm 2007 tăng 34,8% so với năm 2006. + Về lĩnh vực bán hàng hóa. Doanh thu trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch chỉ khoảng 5%. Mặt khác lại có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt năm 2006 đạt 28.280 triệu đồng giảm 49% so với năm 2005, năm 2007 có xu hướng gia tăng trở lại đạt 20,5% với mức doanh thu là 34.080 triệu đồng. + Về lĩnh vực hoạt động kinh doanh lữ hành. Doanh thu trong lĩnh vực này chiếm tỉ trọng khoảng 4% trong tổng doanh thu của ngành. Doanh thu qua các năm cũng tăng, nổi trội vào năm 2007 tăng 41,9% so với năm 2006; nhưng năm 2006 doanh thu trong lĩnh vực này tăng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng đạt 17,9% so với năm 2005. + Trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Đây là lĩnh vực có mức đóng góp thấp nhất trong doanh thu của ngành 3%. Mặc dù doanh thu có tăng qua các năm nhưng vẫn còn chậm, năm 2006 tăng 16,6% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại có xu hướng chậm lại 3,5% so với năm 2006. + Về doanh thu của các hoạt động khác có tăng qua các năm nhưng cũng có xu hướng giảm dần, năm 2006 tăng 62,9% so với năm 2005 và năm 2007 lại giảm xuống 0,1% so với năm 2006. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 41 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA DU LỊCH TẠI AN GIANG 4.1. ĐẶC ĐIỂM & NHU CẦU CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA 4.1.1. Đặc điểm của khách nội địa Khách du lịch đến An Giang có nhiều đối tượng khác nhau và việc hiểu rõ đặc điểm cá nhân cũng như nhu cầu của họ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng khó tính của du khách. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét nhu cầu của khách nội địa du lịch đến An Giang như thế nào và đặc điểm của họ ra sao qua một số tiêu chí dưới đây. 4.1.1.1. Giới tính Theo kết quả điều tra 100 mẫu phỏng vấn khách du lịch đến An Giang ta có đặc điểm giới tính của khách như sau: Bảng 7: ĐẶC ĐIỂM GIỚI TÍNH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Giới tính Nhóm khách Tổng số mẫu Tỷ lệ (%) Nội tỉnh Ngoại tỉnh Nam 25 34 59 59 Nữ 26 15 41 41 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Đa số khách du lịch là nam chiếm tỷ lệ khá lớn 59%, còn du khách nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn 41% trong tổng số khách. Đặc điểm này không chỉ có ở du lịch An Giang mà hầu như các điểm du lịch ở nơi khác cũng vậy. Điều này nói lên một thực tế là phụ nữ ngày nay vẫn chưa thật sự giành thời gian cho việc đi du lịch, nghỉ ngơi hầu hết họ dành thời gian rảnh để chăm lo cho gia đình và con cái. Đây là một điểm đáng lưu tâm để có những chiến lược thiết thực hơn trong việc thu hút đối tượng khách du lịch là nữ. 4.1.1.2. Độ tuổi Khách du lịch đến An Giang chủ yếu trong độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm 67% và từ 40 đến 60 chiếm 21%, độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm 11%, còn nhóm dưới 18 chỉ chiếm 1%. Trong số 100 người được hỏi phỏng vấn không có đáp Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 42 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm viên nào có độ tuổi trên 60. Như vậy đa phần khách đến An Giang nằm trong dộ tuổi từ 25 - 40 với mục đích viếng Bà kết hợp tham quan du lịch là chính. Vì vậy trong định hướng phát triển du lịch cần có chiến lược để thu hút nhóm khách này. Bảng 8: ĐỘ TUỔI CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Độ tuổi Tổng số mẫu Tỷ lệ ( % ) Dưới 18 1 1 18 – 24 11 11 25 – 40 67 67 40 - 60 21 21 Trên 60 0 0 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn 4.1.1.3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của khách nội địa du lịch tai An Giang được thể hiện qua bảng tần số sau: Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Trình độ học vấn Tổng số mẫu Tỷ lệ ( % ) Đại học hoặc cao hơn 26 26 Cao đẳng/Trung học 28 28 Cấp 3 33 33 Cấp 2 10 10 Cấp 1 3 3 Từ chối trả lời 0 0 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Khách du lịch đến An Giang đa phần có trình độ hết cấp 3 chiếm số lượng lớn trong cơ cấu mẫu (33 mẫu) với tỷ lệ là 33% trên tổng số khách, tiếp theo là trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 28% tương ứng với 28 mẫu. Trong khi đó trình độ đại học hoặc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) chỉ với 26 mẫu chiếm 26%, còn trình độ cấp 2 là 10 mẫu (10%), trình độ cấp 1 là 3 mẫu (3%) và không có vị Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 43 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm khách nào từ chối trả lời. Ta thấy, đa số khách du lịch đến An Giang đều có trình độ học vấn khá cao và họ là những đối tượng có thu nhập tương đối ổn định nên đây là những đối tượng sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngành du lịch của tỉnh. 4.1.1.4. Nghề nghiệp Bảng 10: NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Nghề nghiệp Số mẫu Tỷ lệ ( % ) Viên chức nhà nước 19 19.0 Tự kinh doanh 34 34.0 Nhân viên 19 19.0 Lao động phổ thông 19 19.0 Sinh viên, nội trợ, không đi làm 9 9.0 Tổng 100 100.0 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Qua kết quả phân tích, ta thấy đa phần khách tham quan du lịch ở An Giang là những doanh nhân chiếm 34% tổng số khách; kế đến là nhân viên, viên chức nhà nước (những người làm việc theo giờ hành chính) và lao động phổ thông đều chiếm tỷ lệ khá cao (mỗi nhóm chiếm 19% trên tổng số khách); số còn lại là những người đã nghỉ hưu, sinh viên, nội trợ. Đây là đối tượng khách hiện nay được ngành du lịch tỉnh lưu ý để thu hút, tuy nhiên lượng khách này đến An Giang vẫn còn ít chỉ chiếm 9% trên tổng số khách. Qua số liệu phân tích ta thấy đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tỉnh nhà vì khách du lịch đến đây ngoài nhu cầu tham quan mua sắm du khách còn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào hoạt động du lịch. 4.1.1.5. Mức thu nhập hàng tháng Khách du lịch đến An Giang có mức thu nhập từ 1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 52% trên tổng số khách, nhóm khách có thu nhập dưới 1.500.000 đồng/tháng cũng chiếm tỷ lệ khá cao 21%. Còn nhóm khách có thu nhập trong khoảng 3.000.000 - 4.500.000 đồng/tháng chiếm 17% trên tổng số khách; thu nhập từ 4.500.000 - 6.500.000 đồng/tháng chiếm 6%, trên 6.500.000 đồng/tháng chiếm 4%. Từ đặc điểm này, chúng ta nhận thấy thu nhập của người dân mình chưa cao do đó cần có những biện pháp hữu hiệu cho việc định giá các sản phẩm du lịch và các sản phẩm bổ sung để thu hút nguồn khách nội địa tiềm năng này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 44 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm Bảng 11: MỨC THU NHẬP HÀNG THÁNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Mức thu nhập (VNĐ) Số mẫu Tỷ lệ ( % ) Dưới1.500.000 21 21 1.500.000 - 3.000.000 52 52 3.000.000 - 4.500.000 17 17 4.500.000 - 6.500.000 6 6 Trên 6.500.000 4 4 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn 4.1.2. Nhu cầu du lịch của khách 4.1.2.1. Mục đích và thời gian lưu trú của khách nội địa du lịch tại An Giang Bảng 12: MỤC ĐÍCH, HÌNH THỨC ĐI DU LỊCH VÀ THỜI GIAN LƯU LẠI AN GIANG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Tiêu thức Nhóm khách (%) Tỷ lệ (%) Nội tỉnh Ngoại tỉnh Mục đích đến An Giang Du lịch thuần túy 29 17 46 Thăm người thân 2 0 2 Công tác 0 0 0 Học tập 0 0 0 Dự hội nghị 0 0 0 Viếng Bà kết hợp dl 20 32 52 Tổng: 51 49 100 Thời gian lưu lại An Giang Trong ngày 43 27 70 1 ngày, 1 đêm 5 12 17 2 ngày, 1 đêm 2 3 5 3 ngày, 2 đêm 0 4 4 4 ngày, 3 đêm 0 2 2 Khác 1 1 2 Tổng: 51 49 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 45 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm - Mục đích chính của khách nội địa du lịch đến An Giang. Thông thường khi làm việc gì đó thì con người luôn có nhiều mục đích, nhưng mục đích chính của họ là gì? Và mục đích chính của khách nội địa ra sao? Họ cần gì khi du lịch tại An Giang? Theo bảng phân tích thì trong 100 khách được phỏng vấn trả lời câu hỏi mục đích chính khi đến An Giang thì có 52 khách trả lời du lịch đến An Giang với mục đích chính là Viếng Bà Chúa Xứ kết hợp với du lịch (chiếm 52% trên tổng số khách), có 46 người đến An Giang với mục đích du lịch thuần túy (chiếm 46% tổng số khách), 2 vị khách với mục đích thăm người thân. Không có vị khách nào đến An Giang với mục đích công tác, học tập hay dự hội nghị. + Đối với khách ngoại tỉnh: đa số du khách đến An Giang với mục đích chính là viếng Bà xin lộc, cầu làm ăn 32/49 khách (chiếm 32% trên tổng số khách ngoại tỉnh), du lịch thuần túy chiếm 17%. + Đối với khách nội tỉnh: thì mục đích du lịch thuần túy chiếm đến 29% trên tổng số khách nội tỉnh (với 29 mẫu), trong khi đó mục đích viếng Bà kết hợp tham quan du lịch chiếm 20%, mục đích thăm người thân chỉ chiếm 4%. Các con số này cho thấy, hiện nay du lịch An Giang vẫn chưa phát triển mạnh các loại hình du lịch cho các mục đích trên, đặc biệt là du lịch Mice và du lịch vì mục đích công tác, học tập vẫn chưa được coi trọng (0%). Trong khi đó, du lịch Mice là loại hình du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới hiện nay. Thế nhưng, du lịch An Giang chỉ có thể phát triển mạnh loại hình du lịch tâm linh là chủ yếu ngoài thế mạnh du lịch mùa nước nổi. Như vậy, An Giang cần phải phát triển nhiều loại hình du lịch để phục vụ nhiều mục đích của du khách du lịch khác nhau của du khách. - Về thời gian lưu trú tại An Giang của khách nội địa: Thời gian là một trong những yếu tố quyết định để khách du lịch lưu lại An Giang nhiều hay ít. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: khách nội địa du lịch An Giang đa số đi trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 70% tổng số khách, 17% khách lưu lại An Giang 1 ngày 1 đêm, 4% khách lưu lại 1 ngày 2 đêm, 4% khách lưu lại 3 ngày chiếm và 2% khách lưu lại 4 ngày 3 đêm, lâu hơn chỉ chiếm khoảng 2%. Điều này cho thấy rằng sản phẩm du lịch An Giang còn quá hạn hẹp, đơn điệu, nên không thể giữ chân du khách ở lại lâu trong khi lượng khách đến An Giang hàng năm rất lớn - trên 3 triệu khách/năm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 46 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm - Đối với khách nội tỉnh có đến 43 khách đi trong ngày về (chiếm 43% trên tổng số khách nội tỉnh), 5 vị khách lưu lại 1 ngày 1 đêm (chiếm 5% trên tổng số khách), 2vị khách lưu lại 2 ngày (chiếm 2%), còn lâu hơn chỉ chiếm 1%. - Đới với khách ngoại tỉnh: đi trong ngày về chiếm 27% trên tổng số khách ngoại tỉnh, 1 ngày 1 đêm chiếm 12%, 2 ngày 1 đêm chiếm 3%, 3 ngày 2 đêm chiếm 4%, 4 ngày 3 đêm chiếm 2% còn lâu hơn cũng chỉ 1%. Vì vậy, để du lịch kéo dài thời gian lưu trú của khách thì tỉnh cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi giải trí, nhất là các loại hình vui chơi giải trí vào ban đêm. Vì hiện nay ở An Giang chưa có khu vui chơi giải trí nào phục vụ cho khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để khách lưu lại An Giang lâu hơn. 4.1.2.2. Hình thức đi du lịch của khách nội địa Bảng 13: HÌNH THỨC ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Hình thức đi du lịch Số mẫu Tỷ lệ Mua Tour 5 5 Tự tổ chức đi 95 95 Tổng: 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn - Hình thức đi du lịch của khách nội địa Từ bảng số liệu trên ta thấy đa số khách nội địa đến An Giang đều dưới hình thức tự tổ chức (chiếm 95%), trong khi đó mua tour chỉ chiếm 5%. Điều này chứng tỏ khả năng chủ động đi du lịch của khách rất cao. Thật vậy, hình thức tự tổ chức thì ít tốn kém hơn và họ có thể tự lựa chọn những nơi mà họ muốn đến; những sản phẩm, dịch vụ mà họ thích. Đối với khách ngoại tỉnh, mua tour chiếm tỷ lệ là 12% còn tự tổ chức chiếm đến 88%. Khách nội tỉnh tự tổ chức đi du lịch là chủ yếu. Điều này cũng nói lên rằng khách trong nước ngày càng có xu hướng tự tổ chức du lịch đến An Giang để viếng Bà cầu lộc kết hợp tham quan, mua sắm và du khách cũng rất muốn sự chủ động về thời gian trong chuyến du lịch của mình. 4.1.2.3. Phương tiện đi du lịch của khách Xe gắn máy là phương tiện chính trong chuyến du lịch của du khách tại An Giang (chiếm 63% tổng số khách), tiếp theo là xe ôtô với tỷ lệ 34%. Còn các phương tiện khác chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu các mẫu phỏng vấn, xe đạp Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 47 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm chiếm 1%, đi bộ là 2%. Còn những phương tiện như: máy bay, tàu du lịch thì vẫn chưa có du khách nào sử dụng trong chuyến du lịch tại An Giang. Con số này cũng muốn nói lên ngành du lịch tỉnh cần quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ để tạo thuận lợi cho du khách đến với An Giang. Bảng 14: PHƯƠNG TIỆN ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Phương tiện Số mẫu Tỷ trọng ( % ) Máy bay 0 0 Ôtô 34 34 Xe gắn máy 63 63 Tàu du lịch 0 0 Xe đạp 1 1 Đi bộ 2 2 Tổng: 100 100 Nguồn:Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn 4.1.2.4. Người quyết định chi tiêu cho chuyến du lịch của khách Bảng 15: QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU TRONG CHUYẾN DU LỊCH Người quyết định chi tiêu Số mẫu Tỷ trọng ( % ) Bản thân 72 72 Cơ quan 6 6 Gia đình 21 21 Khác 1 1 Tổng: 100 100 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Hầu hết khách du lich đến An Giang đều do bản thân quyết định chi tiêu trong chuyến du lịch là chính (chiếm 72% trên tổng số khách), một số ít phụ thuộc vào gia đình chiếm 21%, một số khác theo chế độ cơ quan chiếm 6%. Ngoài ra cũng có các đối tượng khác cùng tham gia trong chuyến du lịch quyết định nhưng tỷ lệ rất ít chỉ 1% trong tổng số khách. Qua đó cho chúng ta một cái nhìn về tính tự do đi du lịch trong tương lai của du khách, đặc biệt là khách nội địa. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 48 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm 4.1.2.5. Thời gian đi du lịch của khách nội địa Du lịch ngày nay đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết thực trong đời sống của con người. Điều đó không chỉ có ở nước ngoài mà còn thể hiện rõ ở nước ta khi thời gian đi du lịch của du khách ngày càng đa dạng. Thời gian đi du lịch cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chuyến đi du lịch của du khách. Qua kết quả phân tích ta có biểu đồ thể hiện thời điểm đi du lịch của khách tại An Giang như sau: 47% 5% 32% 12% 3% 1% Cuối tuần Nghỉ hè Lễ, tết Thời gian rảnh Dịp thuận tiện Khi thích Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Thời gian đi du lịch ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng không còn bó hẹp trong khuôn khổ dịp lễ, tết, nghỉ hè mà ngày nay du lịch cuối tuần cũng trở nên phổ biến. Bằng chứng qua 100 mẫu phỏng vấn khách du lịch đến An Giang, có đến 47% khách đi du lịch vào cuối tuần. Qua đó nhận thấy cần phải xây dựng sản phẩm du lịch cuối tuần để đáp ứng nhu cầu này của du khách trong tương lai. Du khách đi du lịch vào dịp lễ, tết cũng chiếm tỷ lệ khá lớn 32% tổng số khách, vào thời gian rảnh chiếm 12%, nghỉ hè chiếm 5% và dịp thuận tiện hay khi thích chiếm tỷ lệ lần lượt là 3% và 1%. Vì vậy nên có nhiều chương trình hay trò chơi hấp dẫn vào cuối tuần hay lễ, tết để thu hút càng nhiều du khách đến An Giang không chỉ vì nhu cầu tâm linh mà còn vì nhu cầu tham quan, giải trí. 4.1.2.6. Số lần đi du lịch của khách Thông thường để đánh giá hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch chúng ta phải xem xét mức độ quay lại của du khách đối với điểm du lịch như thế nào. Bởi vì du khách có hài lòng về điểm du lịch đó thì họ mới thích quay lại nơi đó Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 49 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm nhiều lần. Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét số lần đi du lịch của du khách thông qua 4 chỉ tiêu: khách đến An Giang lần đầu, lần 2, lần 3 và trên 3 lần. Lần thứ 1 18% Lần thứ 2 12% Lần thứ 3 16% Trên 3 lần 54% Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LẦN KHÁCH ĐẾN AN GIANG Khách đến An Giang trên 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 54% trên tổng số khách). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tỉnh nhà. Ngoài ra, có đến 18% khách đến lần đầu, 16% khách đến lần 3 và 12% đến lần thứ 2. Có thể nói, với tỷ lệ trên cho thấy du lịch An Giang sẽ thu hút khách trở lại nhiều lần hơn nữa nếu biết khai thác được hết tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt với mục đích phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai thì việc du khách trở lại An Giang không chỉ dừng lại ở mức 3 mà còn nhiều hơn nữa và với tỷ lệ cao hơn. 4.1.2.7. Kênh thông tin du lịch Bảng 16: KÊNH THÔNG TIN DU KHÁCH BIẾT ĐẾN AN GIANG Kênh thông tin du lịch Số mẫu Tỷ lệ (%) Báo, tạp chí 11 11 Tivi 48 48 Radio 0 0 Bạn bè, đồng nghiệp, người thân 95 95 Tờ rơi 0 0 Hội chợ 13 13 Đại lý, Công ty du lịch 4 4 Internet 16 16 Sách hướng dẫn 0 0 Nguồn:Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 50 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm Các kênh thông tin du khách sử dụng để tìm hiểu và biết đến du lịch An Giang được thống kê như sau : Khách đến tham quan An Giang chủ yếu được bạn bè người thân giới thiệu, kênh thông tin này chiếm đến 95% trong tổng số khách được hỏi. Còn về phương tiện báo, đài, tivi thì chiếm tỷ lệ lần lượt là 11%, 0% và 48%. Kế tiếp là kênh thông tin Internet chiếm 16% và hội chợ chiếm 13%; cuối cùng là kênh thông tin qua Đại lý du lịch chỉ có 4%. 4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH AN GIANG Trong du lịch có rất nhiều yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của du khách về du lịch, nhưng trong đề tài này em chỉ giới hạn phân tích mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố: thắng cảnh tự nhiên, điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, hệ thống khách sạn, hàng lưu niệm, phong cách phục vụ của nhân viên, các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm du lịch … Và để đo lường mức độ hài lòng của du khách ta dùng thang đo khoảng (1-5) cho từng yếu tố riêng lẻ, trong đó: không hài lòng là 1 đến rất hài lòng là 5. Phân tích số liệu trên 100 mẫu phỏng vấn, ta có điểm trung bình cho từng yếu tố. Bảng 17: ĐIỂM TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CÁC YẾU TỐ TRONG DU LỊCH Yếu tố Số mẫu Điểm T.Bình Thắng cảnh tự nhiên 100 4,00 Điều kiện an ninh 100 3,76 An toàn vệ sinh thực phẩm 100 2,69 Các hoạt động vui chơi giải trí 100 1,76 Tính liên kết giữa các điểm du lịch 100 3,34 Hệ thống giao thông đường bộ, thủy 100 3,57 Sự thân thiện của người địa phương 100 3,26 Sản vật địa phương/hàng lưu niệm 100 4,19 Hệ thống khách sạn 100 2,80 Phong cách phục vụ của nhân viên 100 3,20 Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn Theo bảng ta thấy, yếu tố thắng cảnh tự nhiên ở An Giang được khách du lịch đánh giá khá cao gần như họ rất hài lòng với yếu tố này. Nhưng hoạt động vui chơi, giải trí ở An Giang thì làm du khách không hài lòng, còn vấn đề an toàn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Hồng Phượng 51 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm vệ sinh thực phẩm và hệ thống khách sạn tại An Giang cũng chỉ làm du khách hơi hài lòng, các yếu tố khác đa phần được đánh giá trên mức trung bình một chút và du khách đều cảm thấy khá hài lòng. Đó là kết quả đánh giá chung trên cả 100 mẫu, vậy với từng nhóm khách sẽ có kết quả như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo từng nhóm khách với từng yếu tố riêng lẻ. 4.2.1. Mức độ hài lòng về thắng cảnh tự nhiên Sau khi thu thập và xử lý số liệu bằng phương pháp Cross-Tabulation về mối quan hệ giữa nhóm khách và yếu tố thắng cảnh tự nhiên (bảng11- phụ lục1) ta có kết quả:. Từ bảng kiểm định Chi-Square Tests ta thấy giá trị Sig. = 0,021 < a = 0,05 nên giữa nhóm khách và mức độ hài lòng về thắng cảnh tự nhiên có mối liên hệ với nhau, kết quả phân tích là có ý nghĩa. Bảng 18: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THẮNG CẢNH TỰ NHIÊN Đvt: Người Mức độ hài lòng Nhóm khách Tổng cộng (theo hàng) Khách nội tỉnh Khách ngoại tỉnh Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Không hài lòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf
Tài liệu liên quan