Luận văn Đánh giá ngưỡng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ, khu vực qua thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG v

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU viii

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ 1

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGƯỠNG CHỊU TẢI NƯỚC SÔNG 5

1.2.1. Các khái niệm 5

1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới 6

1.2.3. Các nghiên cứu trong nước 9

1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ NGƯỠNG CHỊ TẢI NƯỚC SÔNG 13

1.3.1. Nước sông và các quá trình trong sông 13

1.3.2. Cơ sở phương pháp đánh giá ngưỡng chịu tải 18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của lưu vực sông Nhuệ 24

2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội 30

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.2.1. Phương pháp phân chia đoạn sông nghiên cứu 37

2.2.2. Phương pháp tính khả năng tiếp nhận các chất ô nhiễm của nước sông 38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG 45

3.1.1. Nhiệt độ 45

3.1.2. Chất rắn lơ lửng 45

3.1.3. Oxy hòa tan (DO) 47

3.1.4. Hàm lượng các chất hữu cơ 48

3.1.5. Các hợp chất chứa N 50

3.1.6. Coliform 51

3.1.7. Hàm lượng Fe 51

3.2. ĐẶC TÍNH CÁC ĐOẠN SÔNG PHÂN CHIA 53

3.2.1. Kết quả phân chia các đoạn sông tính toán 53

3.2.2. Đặc điểm dòng chảy trên các đoạn sông 57

3.2.3. Đặc điểm nguồn thải trên các đoạn sông 58

3.3. KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CHẤT Ô NHIỄM CỦA NƯỚC SÔNG 69

3.3.1. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của nước sông 69

3.3.2. Tải lượng ô nhiễm tối đa trên từng đoạn sông 69

3.3.3. Khả năng tiếp nhận chất thải của nước sông 73

3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA SÔNG 75

3.5. BƯỚC ĐẦU NHẬN ĐỊNH NGƯỠNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ 78

3.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG 80

3.6.1. Đề xuất xây dựng mục tiêu môi trường 80

3.6.2. Đề xuất cải tạo hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi 80

3.6.3. Đề xuất hoàn thiện mạng lưới quan trắc, giám sát chất lượng môi trường 81

3.6.4. Đề xuất các giải pháp tuyên truyền, giáo dục trong bảo vệ môi trường 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 94

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá ngưỡng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ, khu vực qua thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống công trình thủy lợi Hiện trạng chất lượng MT nước sông Hiện trạng nguồn xả thải vào sông Phân chia đoạn sông Khả năng TLS của dòng nước Ngưỡng chịu tải của nước sông Khả năng tiếp nhận nước thải của sông (Ltn) Tải lượng chất ÔN trong sông (Ln) Tải lượng ÔN tối đa (Ltđ) Tải lượng ÔN đưa vào sông (Lt) Hình 2.5. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân chia đoạn sông nghiên cứu Với chiều dài nghiên cứu 63km, sông Nhuệ chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau và từ vùng địa hình cao xuống thấp. Hình dạng sông uốn khúc, và bề rộng là không đồng đều. Do đó, đặc điểm hình thái và dòng chảy là rất khác nhau trên từng đoạn sông. Thêm vào đó nhu cầu sử dụng nước sông Nhuệ và hiện trạng chất lượng nước sông cũng là rất khác nhau trên các đoạn sông. Như vậy, thực hiện phân chia sông thành các đoạn nhỏ hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình tính toán khả năng tiếp nhận là rất quan trọng. Các đoạn sông phân chia phải đảm bảo một số đặc điểm là tương đồng về hình thái, dòng chảy, mục đích sử dụngHơn nữa, việc phân chia đoạn sông là song song với việc xác định tiểu vùng diện tích ảnh hưởng lên đoạn sông đó. Việc phân chia đoạn sông và xác định tiểu vùng được tiến hành dựa trên các tiêu chí như sau: Đặc điểm địa hình của khu vực nghiên cứu (DEM); Số liệu hiện trạng nhu cầu sử dụng nước và đặc điểm mạng lưới các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Nhuệ; Hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ. Sau khi phân chia được các tiểu vùng, cần thiết phải xác định rõ vị trí địa lý và ranh giới diện tích các xã, huyện thuộc từng tiểu vùng đó. Phần trăm diện tích các tích xã, huyện đó được tính toán theo công thức 2.5. a (%) = Trong đó: a (%): tỷ lệ diện tích xã/huyện thuộc tiểu vùng phân chia. ShuyenthuocLVSnhue: Diện tích xã/huyện thuộc LVS Nhuệ. Shuyen: Tổng diện tích xã/ huyện. (2.5) Phương pháp tính khả năng tiếp nhận các chất ô nhiễm của nước sông * Phương trình tính toán Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận [TT 02/2009/TT-BTNMT]. Như trình bầy ở mục 2.2.1, khả năng tiếp nhận nước thải trên các đoạn sông trên sông Nhuệ được tính toán công thức: Ltn = (Ltđ – Ln – Lt) * Fs (kg/ngày) (2.4) Kết quả tính toán theo công thức trên sẽ chỉ ra được nước sông Nhuệ trên từng đoạn là còn hay không còn khả năng tiếp nhận các chất ô nhiễm và lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) là bao nhiêu so với chất lượng nước sông và lượng phát thải hiện tại. Có 2 khả năng xảy ra: Nếu Ltn > 0: đoạn sông vẫn còn khả năng tiếp nhận; Nếu Ltn =< 0: môi trường nước sông hiện đã quá tải đối với chất ô nhiễm, không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm nữa. Ltn = (Ltđ – Ln – Lt) * Fs Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Ltđ = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4; Ltđ: (kg/ngày) tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm; Qs (m3/s) lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải; Qt (m3/s) lưu lượng nước thải lớn nhất; Ctc (mg/l) giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tại quy chuẩn 86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) à (kg/ngày) Ln = Qs * Cs * 86,4 Ln (kg/ngày) tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận; Cs (mg/l) giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải; Lt = Qt * Ct * 86,4 Lt (kg/ngày) tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải; Ct (mg/l) giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải. Fs hệ số an toàn: có giá trị trong khoảng 0,3<Fs<0,7. Hình 2.6. Sơ đồ áp dụng tính toán khả năng tiếp nhận nước thải (kg/ngày) * Số liệu phục vụ tính toán - Số liệu về nguồn nước tiếp nhận: số liệu về lưu lượng dòng chảy và nồng độ chất ô nhiễm được đánh giá trong nguồn nước. + Số liệu về lưu lượng: sử dụng số liệu dòng chảy vào mùa kiệt được tính toán băng mô hình MIKE 11 áp dụng cho sông Nhuệ do Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường. + Số liệu về chất lượng nước: Sử dụng số liệu quan trắc thực tế tại các đoạn sông đang được đánh giá vào mùa kiệt. - Số liệu về nguồn nước thải: + Thu thập, phân tích đặc điểm các nguồn thải và phân chia thành các nhóm nguồn thải khác nhau. Lựa chọn thông số ô nhiễm và tính toán tải lượng ô nhiễm, lưu lượng nước thải đưa vào sông. + Xác định các nguồn thải điểm có thể gây ô nhiễm cục bộ trên sông và tiến hành tính toán lưu lượng thải và tải lượng của các nguồn đó phục vụ chạy mô hình tính toán khả năng TLS (MIKE 11). Tính tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm theo mục đích sử dụng Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của các chất ô nhiễm có thể có trong nguồn nước tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng mục tiêu chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Và được tính theo công thức: Ltđ = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4 (2.6) Trong đó: Ltđ (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm Qs (m3/s): là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải Qt (m3/s): là lưu lượng nước thải lớn nhất đưa vào nguồn nước Ctc (mg/l): là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được quy định theo QCVN 08/2008 để đảm bảo mục đích sử dụng của nguồn nước đang được đánh giá 86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s) * (mg/l) sang (kg/ngày) Việc xác định tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm (Ltđ) được tính toán theo lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất đối với từng đoạn sông trước khi tiếp nhận nước thải (Qs), tính theo lưu lượng nước thải lớn nhất (Qt) và giá trị giới hạn nồng độ chỉ tiêu ô nhiễm được quy định theo quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08/2008-BTNMT (Ctc). Tính tải lượng ô nhiễm có sẵn trong sông Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (Ln) được tính toán theo lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất đối với từng đoạn sông trước khi tiếp nhận nước thải (Qs), giá trị nồng độ cực đại của chỉ tiêu ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải (Cs). Ln = Qs * Cs * 86,4 (2.7) Trong đó: Ln (kg/ngày): là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận Qs (m3/s): là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải Cs (mg/l): là giá trị giới hạn nồng độ cực đại của chỉ tiêu ô nhiễm trong nguồn nước 86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày) Tính tải lượng ô nhiễm đưa vào trong sông Tải lượng các chất ô nhiễm từ nguồn thải (Lt) và lưu lượng nước thải (Qt) được tiến hành tính toán trên 5 thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm TSS, BOD5, COD, N tổng, và P tổng. Dựa trên số liệu, tài liệu thu thập được về đặc điểm nguồn thải (vị trí, quy mô và phân bố) trên từng đoạn sông, thực hiện phân chia và tính toán tải lượng ô nhiễm và lưu lượng thải trên 6 đối tượng chính là nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp; công nghiệp; làng nghề; bệnh viện; và du lịch. Cơ sở tính toán tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải được trình bầy chi tiết trong Bảng 2.1 và Phụ lục 1. Bảng 2.4. Công thức tính toán tải lượng ô nhiễm đưa vào nước sông Nguồn thải Công thức tính Ghi chú Sinh hoạt Ltj = P*DTMj (kg/ngày) DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (Kg/người/ngđ); P: số dân (người). Nông nghiệp Trồng trọt: Ltj = F*DTMj (kg/ngày) DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (Kg/ha/ngày); F: diện tích gieo trồng (ha). Chăn nuôi: Ltj = P*DTMj (kg/ngày) DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (Kg/con/ngày đêm); p: số lượng vật nuôi (con). Công nghiệp; làng nghề Cách 1: Ltj = N*DTMj (kg/ngày) DMTj: định mức tải lượng ô nhiễm thông số j (Kg/tấn sp/ngày); N: năng suất ngành (tấn Sp/ngày). Cách 2: Ltj = (Qt*Ctj)* 86,4 (kg/ngày) Qt: lưu lượng thải (m3/s); Ctj: nồng độ thải của thông số ô nhiễm j (mg/l); 86,4: hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày). Bệnh viện Ltj = n*Qdm*Ctj*10-6 (kg/ngày) n: Số giường bệnh (giường bệnh); Qdm: Lưu lượng thải định mức cho một gường bệnh một ngày đêm (l/giường bệnh.ngđ); Cj: Nồng độ chất ô nhiễm j (mg/l). Nguồn thải sinh hoạt: tải lượng thải được tính toán dựa vào liệu về dân số (người) theo niên giám thống kê; định mức tải lượng thải (g/người/ngày) theo WHO (Phụ lục) và lượng nước thải được tính toán dựa trên tiêu chuẩn cấp nước Việt Nam (80% nước cấp sinh hoạt). Nguồn thải nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi: + Trồng trọt: được tính toán dựa trên diện tích gieo trồng các loại cây (ha) (lúa, hoa màu); định mức ô nhiễm từ lượng phân bón rửa trôi (kg/ha) của WHO (nghiên cứu đối với các nước đang phát triển); và lượng nước tưới hồi. + Chăn nuôi: Dựa trên số lượng vật nuôi (con) thống kê được (niên giám thống kê) và định mức tải lượng ô nhiễm trên các loại vật nuôi tính toán bởi WHO (kg/con/ngày). Nguồn thải công nghiệp và làng nghề: dựa vào định mức tải lượng ô nhiễm tính theo số đơn vị sản phẩm (tấn hay m2 trong một năm) cho từng ngành sản xuất khác nhau của WHO; hoặc dựa vào đặc tính nước thải của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam (bia rượu, cao su, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm). Nguồn thải bệnh viện: dựa trên số giường bệnh (giường bệnh); lưu lượng (l/giường bệnh/ngàyđêm) và hàm lượng các chất ô nhiễm (mg/l). Phương pháp lựa chọn hệ số an toàn (Fs) Hệ số an toàn là hệ số dùng để bảo đảm mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận và việc sử dụng nước dưới hạ lưu khi đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước mà do nhiều yếu tố tác động không chắc chắn trong quá trình tính toán. Việc sử dụng Hệ số an toàn Fs trong xác định khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm là do có nhiều yếu tố không thể định lượng và không chắc chắn trong quá trình tính toán khả năng tiếp nhận nước thải khi buộc phải chấp nhận các giả thiết đã nêu trên; hoặc do thiếu thông tin đầy đủ về tình hình xả nước thải và khai thác, sử dụng nước ở hạ lưu; và nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên thực tế sẽ không bị sử dụng hết chỉ cho một nguồn xả nước thải và dành khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước cho các nguồn thải ở hạ lưu. Hệ số an toàn Fs có giá trị trong khoảng 0,3 < Fs < 0,7. Hệ số an toàn có thể khác nhau đối với các chất ô nhiễm khác nhau. Giá trị Fs nhỏ có nghĩa là chỉ dành một phần nhỏ khả năng tiếp nhận nước nước thải đối với chất ô nhiễm được đưa vào nguồn nước do các yếu tố không chắc chắn lớn và nguy cơ rủi ro cao. Đối với hệ thống sông Nhuệ, hệ số an toàn Fs được chọn là 0,4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG Để có cái nhìn tổng quát về hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Nhuệ, tiến hành thu thập và kế thừa những nguồn tài liệu, số liệu chất lượng nước sông Nhuệ của những nghiên cứu trước đó, bao gồm các nguồn số liệu sau: Năm 2006: Số liệu chất lượng nước tháng 9 và tháng 12 của Trung Tâm Nghiên cứu Môi Trường – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường; Năm 2007, 2008: Số liệu chất lượng nước tháng 8 và tháng 11 của Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi Trường; Năm 2009: Số liệu chất lượng nước tháng 8 và tháng 11 của Trung tâm Tư vấn Khí tượng thủy văn và Môi Trường – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường (Phụ lục 2). Nhiệt độ Nhiệt độ nước sông Nhuệ qua các năm khảo sát (2006 - 2009) dao động trong khoảng 26,2 - 33,50C vào mùa mưa và 19,4 - 290C vào mùa khô. Trong năm 2009, nền nhiệt độ là cao hơn các năm trước, nhiệt độ trung bình tại các điểm quan trắc trên sông Nhuệ vào mùa mưa là 31,60C và 27,50C vào mùa khô. Nhìn chung nhiệt độ nước không có nhiều sự biến đổi bất thường, diễn biến nhiệt độ nước theo các yếu tố khí tượng. Chất rắn lơ lửng Mùa mưa, sông Nhuệ có hàm lượng chất rắn lơ lửng tương đối cao, đặc biệt là tại vị trí cống Liên Mạc (do ảnh hưởng từ hoạt động lấy nước sông Hồng). Giá trị TSS tại cống Liên Mạc đo được trong các năm 2006, 2007 là vượt TCMT loại B/1995 và kết quả quan trắc năm 2008 và 2009 cũng vượt QCMT loại B1/2008. Cao nhất đo được là 711 mg/l vào năm 2007, vượt 8.9 lần so với TCMT loại B/1995. Tại các điểm Phúc La, Cự Đà, Đồng Quan, Cống Thần cũng bị ô nhiễm TSS cục bộ tại các thời điểm khác nhau. Hình 3.1. Giá trị TSS trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm 2006 – 2009 Vào mùa khô, hàm lượng chất lơ lửng trên sông Nhuệ tương đối thấp dao động trung bình từ 15 - 40 mg/l và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08/2008BTNMT(B1). Tuy nhiên, vào mùa khô năm 2009, khi mực nước trong sông Nhuệ xuống quá thấp, hàm lượng TSS đã vượt quá quy chuẩn từ 1,2 – 2,5 lần tại Cống Liên Mạc và một số vị trí tại vùng trung lưu sông Nhuệ, Phúc La, Cự Đà và Đồng Quan. Hình 3.2. Giá trị TSS trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm 2006 - 2009 Oxy hòa tan (DO) Các kết quả phân tích chất lượng nước vào mùa mưa cho thấy hàm lượng oxy hòa tan tại cống Liên Mạc, Nhật Tựu, cầu Hồng Phú là tương đối cao, hầu hết đều đạt quy chuẩn B1. Tại khu vực nội thành Hà Nội, giá trị DO trong các năm 2006, 2007, 2009 đoạn từ Phúc La đến Đồng Quan giảm mạnh, dao động từ 0,2 - 2,1 mg/l, không đạt quy chuẩn cho phép. Vào các thời điểm mùa khô, ngoài điểm quan trắc cống Liên Mạc, cầu Hồng Phú có giá trị DO > 4mg/l, các điểm còn lại đều không đạt quy chuẩn cho phép. Riêng năm 2008, trước đợt khảo sát có trận mưa lớn (theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia thì tổng lượng mưa đo được phổ biến tại Hà Nội là từ 350 - 550mm ), hàm lượng các chất ô nhiễm được pha loãng nên giá trị DO khá cao, hầu hết đều đạt quy chuẩn B1. Trong khi, năm 2009, tại hầu hết các điểm đo đạc, hàm lượng DO khá thấp, và không đạt TCMT loại B/1995 và QCMT loại B1/2008. Hình 3.3. Giá trị DO trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm quan trắc 2006-2009 Hình 3.4. Giá trị DO trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm quan trắc 2006-2009 Như vậy hàm lượng oxy hòa tan đặc biệt thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép chủ yếu tập trung trên đoạn trung lưu của sông Nhuệ, tập trung vào các đoạn qua khu vực Quận Hà Đông, các làng nghề Hà Tây cũ và nội thành Hà Nội. Khu vực thượng lưu ngay sau cống Liên Mạc và hạ lưu đoạn Đò Kiều và cầu Hồng Phú hàm lượng oxy hòa tan đã tăng đáng kể. Hàm lượng các chất hữu cơ COD: Ô nhiễm COD chủ yếu diễn ra tại đoạn trung lưu sông Nhuệ khi đi qua TP Hà Nội. Nguyên nhân là do phải tiếp nhận một lượng thải lớn từ thành phố Hà Nội qua sông Tô Lịch. Vào các đợt quan trắc trong mùa mưa, Sông Nhuệ được bổ sung nước từ sông Hồng nên hàm lượng chất ô nhiễm được pha loãng, trong các năm 2006, 2007, 2008 hầu hết giá trị COD đều thấp hơn TC loại B/1995 và QC B1/2008. Chỉ có vài vị trí quan trắc ở thời điểm năm 2006 tại Đồng Quan giá trị COD là 37,6mg/l và Cống Thần là 33,1 mg/l vượt TC B/1995. Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát tháng 9/2009 mức độ ô nhiễm COD trên sông Nhuệ tăng đột biến, giá trị COD cao nhất đo được là 1114 mg/l tại Cống Thần, vượt quy chuẩn B1/2008 tới 37,1 lần. Ngoài ra các điểm Cự Đà, Cầu Chiếc cũng bị ô nhiễm rất nặng, đang ở mức báo động. Vào các đợt quan trắc trong mùa khô sông Nhuệ, mức độ ô nhiễm COD trở nên trầm trọng và thường xuyên hơn. Hầu hết các giá trị COD vượt quy chuẩn B1 đều nằm trong đoạn từ Cự Đà đến cầu Cống Thần và các giá trị ô nhiễm dao động trong khoảng khá lớn từ 33 - 1.076 mg/l. Mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2009, giá trị COD rất cao từ 607 – 1.076 mg/l vượt quy chuẩn B1/2008 20,3 – 35,8 lần. Hình 3.5. Giá trị COD trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm 2006-2009 Hình 3.6. Giá trị COD trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm 2006-2009 BOD5: Mức độ ô nhiễm BOD5 xảy ra trên sông Nhuệ khá giống với ô nhiễm COD. Trong mua mưa, phần lớn các điểm từ Cầu Chiếc đến Cống Thần có giá trị BOD5 vượt quy chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm khá cao trong năm 2006, 2007 so với TCMT 1995. Đến năm 2008 do mưa nhiều các chất ô nhiễm được pha loãng nên giá trị BOD5 đã giảm, hầu hết các điểm quan trắc có giá trị BOD5 đạt tiêu chuẩn. Năm 2009, chỉ tiêu ô nhiễm BOD5 tăng đột biến, vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Theo kết quả phân tích chất lượng nước hàm lượng BOD5 rất cao 812 mg/l tại Cống Thần, 774 mg/l tại Cự Đà, 747 mg/l tại Cầu Chiếc, vượt quy chuẩn B1/2008 từ 49,8 – 54,1 lần. Trong mùa khô, ô nhiễm BOD5 trầm trọng hơn mùa mưa. Năm 2006, tại Cự Đà, giá trị BOD5 đo được là 47,6 mg/l vượt 1.9 lần so với TC B1/1995, tại Cầu Chiếc, Cống Thần, Cống Nhật Tựu cũng vượt quy chuẩn B1 từ 1,2 – 2,2 lần. Vào năm 2009, ô nhiễm BOD5 tăng đột biến, đặc biệt là đoạn từ Cự Đà đến Cống Thần, hàm lượng BOD5 vượt quy chuẩn từ 29,2 - 52 lần so với quy chuẩn B1. Hình 3.7. Giá trị BOD5 trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm 2006 - 2009 Hình 3.8. Giá trị BOD5 trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm 2006 - 2009 Các hợp chất chứa N Amoni (NH4+): Trong mùa mưa, kết quả phân tích mẫu nuớc cho thấy tất cả các điểm quan trắc có chỉ tiêu NH4+ vượt quy chuẩn B1, các vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ, đoạn từ Phúc La đến Nhật Tựu đều có hàm hàm lượng NH4+ cao. Giá trị NH4+ tăng cao nhất vào năm 2009, do tại thời điểm khảo sát đập Thanh Liệt mở, sông Nhuệ tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải từ sông Tô Lịch. Tại Cự Đà đo được là 32,05 mg/l, Đồng Quan là 32,82 mg/l, Cống Thần là 29,33 mg/l vượt quy chuẩn B1 từ 59,6 – 65,6 mg/l. Giá trị NH4+ trong các năm 2006, 2007, 2008 có thấp hơn. Vào các đợt quan trắc mùa khô, giá trị NH4+ cao hơn mùa mưa trong năm 2006, 2007, 2009. Từ Phúc La đến Đò Kiều giá trị NH4+ dao động trong khoảng từ 7,42 – 39,52 mg/l. Tại các điểm Cự Đà, Cầu Chiếc, Đồng Quan, Cống Thần ô nhiễm NH4+ rất nghiêm trọng, tất cả các giá trị đều vượt quy chuẩn B1 trên 27 lần. Riêng năm 2008 giá trị NH4+ khá thấp, hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuân B1, riêng điểm Đồng Quan có giá trị NH4+ là 10, 65mg/l, vượt quy chuẩn 21,3 lần. Hình 3.9. Giá trị NH4+ trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm 2006-2009 Hình 3.10. Giá trị NH4+ trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm 2006-2009 Nitrat (NO3-): Số liệu đo đạc từ năm 2006-2009 cho thấy vào cả mùa mưa và mùa khô hàm lượng NO3- trên sông Nhuệ không cao. Hầu hết tại các điểm quan trắc có giá trị NO3- nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn loại A1. Coliform Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm Coliform cục bộ tại một số điểm quan trắc và theo từng mùa phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết của từng năm và hoạt động của các công trình thủy lợi trên sông. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật đặc biệt nghiêm trọng. Năm 2009, hàm lượng Coliform đo được tại cầu Cống Thần là 2.200.000 MPN/100ml vượt quy chuẩn B1/2008 tới 293 lần. Các điểm còn lại cũng vượt quy chuẩn B1/2008 từ 5 - 60 lần. Hàm lượng Fe Ô nhiễm Fe có xu hướng tăng dẫn qua các năm quan trắc. Năm 2006 hầu hết các điểm quan trắc đều có giá trị Fe nằm trong giới hạn cho phép của TC B/1995. Năm 2007 mức độ ô nhiễm gia tăng cao hơn, tại Phúc La giá trị Fe đo được là 2,33 mg/l vượt quy chuẩn 1,2 lần so với TC B/1995, các điểm còn lại đều thỏa mãn quy chuẩn. Năm 2008 ô nhiễm Fe tăng đột biến, tuy nhiên xảy ra chủ yếu ở thượng lưu sông Nhuệ, đoạn từ cống Liên Mạc đến Cầu Chiếc có giá trị Fe là 2,2 - 2,72 mg/l vượt quy chuẩn B1 từ 1,47 - 1,81 lần. Nhận xét Phân tích, đánh giá các chất ô nhiễm trên lưu vực sông Nhuệ cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm có sự chênh lệch đáng kể giữa thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Mức độ ô nhiễm cao ở trung lưu và thấp dần ở thượng lưu và hạ lưu. Cụ thể diễn biến các chỉ tiêu ô nhiễm như sau: Hàm lượng TSS vào mùa mưa tương đối cao do tiếp nhận nước sông Hồng qua cống Liên Mạc. Mùa khô năm 2009, do mực nước sông Nhuệ xuống quá thấp, hàm lượng TSS đã vượt quá quy chuẩn từ 1,2 – 2,5. Giá trị oxy hòa tan là khá thấp trong cả 2 đợt khảo sát vào mùa khô và mùa mưa năm 2009, giá trị DO đều không đạt quy chuẩn loại B1, cho thấy nước sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm hữu cơ COD, BOD5 và Coliform diễn ra chủ yếu vào mùa khô các năm 2006-2008 và trong năm 2009. Đặc biệt vào năm 2009, mức độ ô nhiễm là rất nghiêm trọng, cao hơn rất nhiều so với các năm quan trắc trước đó, giá trị COD vượt quy chuẩn tới 37,1 lần. BOD5 vượt quy chuẩn 54,1 lần Các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO3-, NO2-) là khá cao, giá trị NH4+ đo được trên sông Nhuệ rất cao, hầu hết các điểm đều vượt quy chuẩn B1, Đặc biệt tại một số điểm qua trắc Cự Đà, Đồng Quan, Cầu Chiếc, Cống Thần giá trị NH4+ từ 29,33 - 39,52 mg/l vượt quy chuẩn tới trên 27 lần. Ô nhiễm NO2- tại một số điểm trên sông Nhuệ như cầu Hồng Phú bị ô nhiễm NO2- khá nặng trong cả hai mùa mưa và mùa khô, nguyên nhân là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố Phủ Lý và nước thải nông nghiệp từ thượng lưu đổ về. Hàm lượng Coliform trên sông Nhuệ rất cao, vào thời điểm khảo sát năm 2009 giá trị Coliform đều lớn hơn 100.000 MPN/100ml, đặc biệt tại Cống Thần đo được là 2.200.000MPN/100ml vượt quy chuẩn tới 293,3 lần. Ô nhiễm Fe chủ yếu diễn ra tại phía thượng lưu sông Nhuệ, trong năm 2008 hàm lượng Fe khá cao, đặc biệt là vào mùa khô, giá trị Fe tại cống Liên Mạc là 3,65 tại Phúc La là 5,48 vượt quy chuẩn B1 từ 2,4 - 3,7 lần, tuy nhiên mức độ ô nhiễm Fe chưa ở mức nghiêm trọng như các thông số ô nhiễm khác. ĐẶC TÍNH CÁC ĐOẠN SÔNG PHÂN CHIA Kết quả phân chia các đoạn sông tính toán Đoạn sông nghiên cứu được chia thành 5 đoạn nhỏ. kết quả chi tiết được trình bày ở Bảng 3.1 và Hình 3.11 dưới đây. Vị trí địa lý và ranh giới các xã, huyện thuộc các tiểu vùng cũng được thể hiện ở Bảng 3.2 và hình 3.11 và Phụ lục 3. Bảng 3.1. Các đoạn phân chia trên sông Nhuệ STT Đoạn sông Chiều dài (km) Hiện trạng sử dụng nước Các nguồn thải chính vào các đoạn sông 1 Cống Liên Mạc – Cầu Hà Đông 14,68 - Tưới tiêu cho nông nghiệp, làng nghề, - Tiếp nhận nước thải Nông nghiệp, làng nghề, sinh hoạt, công nghiệp 2 Cầu Hà Đông – Cầu Tó 3,34 Tiếp nhận nước thải Công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt 3 Cầu Tó – Cầu Chiếc 16,14 - Tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, - Tiếp nhận nước thải Nông nghiệp, làng nghề, sinh hoạt, công nghiệp 4 Cầu Chiếc – Đồng Quan 16,33 Nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp 5 Đồng Quan – Cống Thần 14,56 Nông nghiệp, sinh hoạt Bảng 3.2. Phần trăm diện tích xã/huyện thuộc các tiểu vùng phân chia ứng với mỗi đoạn sông Đoạn sông Huyện % diện tích các xã/huyện thuộc LVS Nhuệ % diện tích các xã/huyện thuộc các tiểu vùng phân chia Cống Liên Mạc - Cầu Hà Đông Hoài Đức 77,85 87,60 Từ Liêm 85,72 100,00 Cầu Hà Đông - Cầu Tó Hoài Đức 77,85 12,40 Hà Đông 100,00 74,69 Thanh Trì 90,53 32,71% Nội thành Hà Nội 100,00 100,00 Cầu Tó - Cầu Chiếc Thanh Trì 90,53 67,29 Hà Đông 100,00 25,31 Thanh Oai 97,05 43,38 Thường Tín 94,51 34,62 Cầu Chiếc - Cầu Đồng Quan Thanh Oai 97,05 53,67 Thường Tín 94,51 65,38 Cầu Đồng Quan - Cống Thần Phú Xuyên 92,58 100,00 Ứng Hoà 82,65 82,65 Nguồn: Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2009 Hình 3.11. Bản đồ các đoạn sông và tiểu vùng tương ứng các đoạn được phân chia Hai đoạn đầu (cống Liên Mạc – Cầu Hà Đông và Cầu Hà Đông – Cầu Tó): Hai đoạn sông này có tổng chiều dài khoảng 18 km và là đoạn sông đào nên lòng sông tương đối thẳng và có chiều rộng ổn định từ 30 - 50m. Trong đoạn sông này có nhiều mương, kênh phục vụ cho tưới tiêu và thoát nước của huyện Từ Liêm, khu vực nội thành Hà Nội và Quận Hà Đông. Các kênh mương này chiều dài từ 3 - 6km, cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và làng nghề trong lưu vực đổ vào sông Nhuệ. Trên đoạn sông này, mức độ ô nhiễm tăng mạnh từ cống Liên Mạc đến trước khi nhập lưu với sông Tô Lịch. Do vậy việc đánh giá tải lượng ô nhiễm tối đa được thực hiện cho 2 đoạn nhỏ: Cống Liên Mạc – Cầu Hà Đông: Tại Cầu Hà Đông, chất lượng nước sông giảm đi rõ rệt với sự xuất hiện của các chất ô nhiễm như amoni, nitơrit, coliform và độ ôxy hoà tan giảm mạnh. Cầu Hà Đông –Cầu Tó: Đoạn này chất lượng nước sông Nhuệ tiếp tục suy giảm với hàm lượng các chất ô nhiễm tăng mạnh, do tiếp nhận nước thải từ sông Tô Lịch qua Đập Thanh Liệt đã bị ô nhiễm nặng, nước màu đen xám đặc biệt vào mùa khô làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư hai bên bờ sông. Đoạn từ Cầu Tó đến Cầu Chiếc: Với chiều dài khoảng 16,4km, là đoạn sông tự nhiên, lòng sông uốn khúc quanh co, nước chảy rất chậm. Đoạn này phải tiếp nhận thêm một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, y tế chưa được xử lý từ khu vực thành phố Hà Nội qua đập Thanh Liệt, và dân cư hai bên bờ sông nên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đoạn từ Cầu Chiếc đến Cầu Đồng Quan: dài 16,33km cũng tiếp nhận nước thải và chịu ảnh hưởng của lượng nước thải lớn từ đập Thanh Liệt, nước sông chảy rất chậm. Đoạn từ Cầu Đồng Quan đến Cống Thần: dài 14,56km phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, đồng thời là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải làng nghề. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ nặng. Đặc điểm dòng chảy trên các đoạn sông Lưu vực sông Nhuệ có khá nhiều hồ. Các hồ lớn đều tập trung ở địa phận Hà Nội như: hồ Thụy Phương (Từ Liêm), hồ ở xóm Chợ, xóm Đình (xã Đại Mỗ, Từ Liêm), hồ Mễ Trì, hồ Định Công, hồ Hoàng Liệt. Lưu vự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_212_0425_1869872.doc
Tài liệu liên quan