Luận văn Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1 – TỔNG QUAN. 3

1.1. Chuyển hóa của đồ uống có cồn trong cơ thể. 3

1.1.1. Khái niệm đồ uống có cồn. 3

1.1.2. Chuyển hóa rượu trong cơ thể con người. 3

1.1.3. Cơ chế gây độc của đồ uống có cồn đối với cơ thể con người. 4

1.1.4. Tại sao cần xác định mức độ cồn ở nạn nhân tai nạn giao thông

đường bộ . 5

1.1.5. Khái niệm nồng độ cồn trong máu . 6

1.2. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn và tai nạn giao thông trên thế giới.6

1.2.1. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến lái xe trên thế giới. 6

1.2.2. Va chạm đường bộ do sử dụng chất có cồn trên thế giới. 8

1.2.3. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn đến việc lái xe . 9

1.2.4. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn tới nguy cơ của một vụ va chạm. 11

1.3. Tình hình sử dụng rượu bia và tai nạn giao thông tại Việt Nam . 13

1.4. Công tác phòng chống tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia:. 16

1.4.1. Trên thế giới. 16

1.4.2. Tại Việt Nam . 17

1.5. Chấn thương sọ não . 19

1.5.1. Khái niệm. 19

1.5.2. Có những tổn thương gì ngay sau khi bị CTSN . 19

1.5.3. Hậu quả của chấn thương sọ não. 20

1.5.4. Di chứng tiếp diễn sau chấn thương sọ não. 21

1.5.5. Đánh giá độ nặng của chấn thương sọ não theo thang điểm Glasgow. 22

pdf95 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 31,5% [10]. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý Môi trƣờng Y tế tổng hợp từ 84 bệnh viện thực hiện Quyết định 1356/QĐ-BYT ngày 18/4/2008 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc báo các tình hình TNGT nhập viện từ tháng 1 – 12/2009 cho thấy: có 419.612 trƣờng hợp bệnh nhân tới cấp cứu, trong đó có 34,3% là do TNGT. Số trƣờng hợp TNGT có sử dụng rƣợu bia chiếm 11,0%; nam chiếm 96,0%; lứa tuổi từ 20-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 85%, 15-19 tuổi chiếm 11,4%. Tỷ lệ TNGT do mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất 71,6% [7]. Nhƣ vậy có thể thấy TNGT liên quan đến CTSN và lạm dụng rƣợu bia là mối quan tâm của toàn thế giới. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có TNGT tăng, CTSN cũng cao, đặc biệt tiêu thụ mạnh rƣợu bia nên tình hình CTSN liên quan đến đồ uống có cồn cũng đặc biệt đƣợc quan tâm. Do vậy cần có những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện phản ánh mức độ nguy hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông giúp cho việc đƣa ra khuyến cáo và chính sách phù hợp (quy định BAC vƣợt ngƣỡng) nhằm góp phần tăng cƣờng hiệu quả của chƣơng trình phòng chống TNTT quốc gia, giảm thiểu sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông. 25 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu Các trƣờng hợp chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông đƣợc chẩn đoán bằng hình ảnh (qua chụp cắt lớp vi tính CT), và trên lâm sàng bằng thang điểm Glasgow vào điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có xét nghiệm BAC theo quy trình ban hành của Bộ Y tế. Là ngƣời điều khiển xe máy. Không phân biệt giới, trên 16 tuổi. Bao gồm cả các trƣờng hợp tử vong tại viện. Thời gian từ lúc xảy ra tai nạn đến khi bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện không quá 06 tiếng. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Không thuộc các đối tƣợng nằm trong nghiên cứu trên. Các trƣờng hợp chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông tử vong trƣớc viện. Gia đình và bệnh nhân từ chối cung cấp thông tin. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các tháng 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thông tin thu thập dựa vào biểu mẫu ghi chép thông tin của bệnh nhân tai nạn giao thông theo Quyết định 1356/QĐ-BYT ngày 18/04/2008 của Bộ Y tế (Biểu mẫu 1) và Hồ sơ ghi chép thông tin của bệnh nhân đƣợc lƣu tại phòng Hồ sơ - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. - Biên bản pháp y các bệnh nhân tử vong. - Việc thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu đƣợc thực hiện theo quy định 933/QĐ-BYT ngày 23/3/2010 của Bộ Y tế. 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý theo chƣơng trình SPSS.16.0. 26 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu qua hồ sơ bệnh án và biên bản pháp y. 2.6. Biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu Tên biến Định nghĩa biến Tuổi Tuổi của bệnh nhân đến thời điểm nhập viện Giới tính Giới tính của bệnh nhân: nam, nữ Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên; Cán bộ, công chức; Công nhân; Bộ đội, công an; Nông dân; Lao động tự do; Khác; Không rõ Chấn thƣơng sọ não (Chụp cắt lớp vi tính) Bệnh nhân có bị chấn thƣơng sọ não hay không? Có, Không Chấn thƣơng phối hợp Bệnh nhân có bị các tổn thƣơng khác : chấn thƣơng hàm mặt, Cổ, Chi, Ngực bụng, Đa chấn thƣơng Điểm Glasgow ≤ 5, 6-8, 9-12, ≥ 13 Việc sử dụng mũ bảo hiểm Có, Không Nồng độ cồn trong máu mg/100ml hay mg/dl máu hay mg% WBC Số lƣợng bạch cầu trong máu (X 109/L ) RBC Số lƣợng hồng cầu trong máu (X 1012/L ) HGB Nồng độ Hemoglobin trong máu (g/l) HCT Thể tích hồng cầu trong máu (%) Cách thức điều trị Có phẫu thuật, không phẫu thuật Thời gian nằm viện Thời gian từ khi vào viện đến khi xuất viện Kết quả điều trị Chuyển viện, Ra viện, Nặng xin về 27 2.7. Quy trình thu thập số liệu tại bệnh viện - Tiếp nhận bệnh nhân chấn thƣơng đầu do tai nạn giao thông tại phòng khám cấp cứu. - Phỏng vấn bệnh nhân hoặc ngƣời nhà bệnh nhân theo bộ câu hỏi theo mẫu ghi chép thông tin tai nạn giao thông. - Bệnh nhân đƣợc lấy máu làm xét nghiệm, đƣợc chỉ định chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán có chấn thƣơng sọ não hay không, đƣợc chụp XQ, siêu âm ổ bụng để xác định có chấn thƣơng phối hợp hay không. - Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân sẽ đƣợc chuyển viện hoặc đƣợc chuyển vào khoa Phẫu thuật Thần kinh để phẫu thuật hoặc điều trị hồi sức. Các trƣờng hợp bệnh nhân tử vong tại viện sẽ đƣợc tiến hành lập biên bản pháp y và chuyển biên bản pháp y về khoa Giải phẫu bệnh. - Sau khi xuất viện, hồ sơ của bệnh nhân sẽ đƣợc lƣu tại kho Hồ sơ - phòng Kế hoạch Tổng hợp. Bệnh nhân bị chấn thƣơng đầu do tai nạn giao thông Phòng khám cấp cứu bệnh viện Phòng xét nghiệm, XQ, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính Thu thập số liệu nghiên cứu từ phòng khám cấp cứu, phòng lƣu Hồ sơ, khoa Giải phẫu bệnh Chuyển viện hoặc chuyển Khoa Phẫu thuật Thần kinh 28 2.8. Quy trình xét nghiệm BAC ở bệnh nhân CTSN do tai nạn giao thông tại bệnh viện: 2.8.1. Nguyên tắc phản ứng Phƣơng pháp đƣợc miêu tả bởi Gadsen R.H và cộng sự. Phản ứng diễn ra nhƣ sau: Alcohol + NAD + Acetaldehyde + NADH + + H + 2.8.2. Các bước chuẩn bị - Trang bị và dụng cụ + Dung dịch sát khuẩn: Benzalkonium hoặc Povidone-iodin (không dùng chất sát khuẩn có cồn). + Ống nghiệm (tube) lấy máu có nút đậy kín và chặt, có chất chống đông (Heparine, EDTA hoặc Citrat), bơm tiêm lấy máu. 2.8.3. Lấy mẫu bệnh phẩm (máu) - Sát trùng: Dùng dung dịch sát khuẩn (không dùng cồn) - Lấy máu tĩnh mạch (2 ml) - Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lƣợng cồn (có nắp đậy kín) - Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm ngay và chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút - Trên giấy yêu cầu xét nghiệm, phải ghi rõ giờ lấy bệnh phẩm, tên tuổi, địa chỉ đối tƣợng xét nghiệm, tên ngƣời lấy máu, bác sỹ chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày, giờ. 2.8.4. Tiến hành xét nghiệm - Sau khi nhận mẫu, bệnh phẩm vẫn đƣợc đậy nút kín, ly tâm ngay 3000 rpm x 5 phút. - Bệnh phẩm sau khi ly tâm, mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút - Dán Barcode 29 - Xét nghiệm đƣợc tiến hành trên máy phân tích hoá sinh theo kỹ thuật định lƣợng cồn trong huyết thanh. - Bấm máy tính cài đặt test - Bấm máy để chạy xét nghiệm. 2.8.5. Kết quả - Máy AU sẽ tự động tính nồng độ chất thử cho từng xét nghiệm. - Khi kết quả > 300mg/dl (300mg%) phải pha loãng mẫu bằng nƣớc muối sinh lý và chạy lại mẫu. Kết quả sẽ nhân với độ pha loãng. - Đơn vị của kết quả: mg/100ml hay mg/dl hay mg%. 2.8.6. Tổng hợp kết quả - Kết quả chuyển về đơn vị điều trị bệnh nhân theo quy định của bệnh viện. 2.9. Quy trình tổng hợp thông tin - Thu thập phiếu phỏng vấn thông tin tai nạn giao thông từ phòng khám cấp cứu vào 16h ngày thứ 6 hàng tuần. - Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ đƣợc lƣu tại kho Hồ sơ – phòng Kế hoạch Tổng hợp sau khi bệnh nhân xuất viện, từ biên bản pháp y tại Khoa Giải phẫu bệnh. 2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu phù hợp, đƣợc sự chấp thuận và đồng ý của Ban giám đốc bệnh viện, cũng nhƣ các khoa phòng liên quan trong bệnh viện. - Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giải thích kỹ về mục đích và nội dung nghiên cứu trƣớc khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự hợp tác, chấp thuận của đối tƣợng nghiên cứu - Mọi thông tin về cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. - Nghiên cứu chỉ đƣợc tiến hành sau khi đƣợc Hội đồng Đạo đức của trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua. 30 - Kết quả nghiên cứu đƣợc báo cáo tới Ban giám đốc, các khoa phòng trong bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu khi quá trình nghiên cứu kết thúc. - Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để trình các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền liên quan đến TNGT và đồ uống có cồn trong chƣơng trình phòng chống TNTT Quốc gia. 31 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông. 3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có nồng độ cồn trong máu Trong 05 tháng nghiên cứu 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012 có 1263 trƣờng hợp bệnh nhân CTSN do TNGT liên quan đến xe máy vào cấp cứu tại bệnh viện, trong đó có 412 bệnh nhân có BAC chiếm tỷ lệ 32,6%, 252 bệnh nhân có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép theo quy định của Luật giao thông đƣờng bộ là 50 mg/dl, chiếm tỷ lệ 20%. 3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vượt ngưỡng cho phép Thông qua xét nghiệm BAC để tìm hiểu về việc sử dụng rƣợu bia của bệnh nhân CTSN do TNGT trƣớc khi tham gia giao thông. Đối tƣợng đƣợc chọn cho nghiên cứu là những ngƣời điều khiển xe máy nên trong nghiên cứu, BAC đƣợc chia làm hai nhóm theo Luật giao thông đƣờng bộ dành cho ngƣời lái xe máy là dƣới 50 mg/dl và trên 50 mg/dl. Bảng 3.1. Phân bố BAC của bệnh nhân CTSN do TNGT BAC n % < 50 160 38,8 ≥ 50 252 61,2 Tổng 412 100,0 32 Hình 3.1. Phân bố BAC của bệnh nhân CTSN do TNGT Trong 05 tháng nghiên cứu 06, 07, 10, 11, 12 năm 2012, chúng tôi đã thu thập đƣợc thông tin 412 bệnh nhân là ngƣời điều khiển xe máy trên 16 tuổi bị chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức và đƣợc xét nghiệm BAC. Đây là thời điểm không có những ngày lễ lớn trong năm nhƣ Tết dƣơng lịch, Tết âm lịch, 30/4, 1/5, lễ quốc khánh. Tại Việt Nam, vào những ngày lễ lớn, tai nạn giao thông lại tăng lên đáng kể, đặc biệt là tình trạng sử dụng rƣợu bia cũng tăng lên nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã chọn những thời điểm trên tiến hành nghiên cứu để có số liệu đánh giá khách quan tình hình CTSN liên quan đến TNGT. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì trong 412 bệnh nhân CTSN do TNGT đƣợc xét nghiệm BAC có 160 trƣờng hợp có BAC dƣới 50 mg/dl, chiếm tỷ lệ 38,8%; 252 trƣờng hợp vi phạm luật GTĐB có nồng độ cồn trong máu vƣợt ngƣỡng cho phép là 50 mg/dl, chiếm tỷ lệ 61,2%. Số liệu thống kê trong 5 năm gần đây cho thấy mỗi năm bệnh viện Việt Đức tiếp nhận khám và điều trị cấp cứu khoảng 33,000 đến 35,000 trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích các loại, trong đó tai nạn giao thông khoảng 18,000 đến trên 18,000 trƣờng hợp. Rất nhiều trong số đó là CTSN và liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn (Báo cáo năm của bệnh viện Việt Đức). Theo một nghiên cứu của Viện pháp Y quốc gia, trong số 500 trƣờng hợp tử vong do TNGT năm 2001 thì có tới 34% các trƣờng hợp nồng độ ethanol trong máu vƣợt quá ngƣỡng cho phép (BAC = 80mg/100ml) [56]. 33 Hoàng Thị Phƣợng và cộng sự nghiên cứu tại 03 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Bà Rịa Vũng Tàu từ 2004 đến 2006 thấy 1.222 trƣờng hợp lái xe say rƣợu bia trong khi điều khiển phƣơng tiện giao thông, chiếm 6,7% tổng số nguyên nhân gây TNGT; 28% ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông bị thƣơng tích có sử dụng rƣợu bia; 33,8% nạn nhân tử vong do TNGT xét nghiệm có BAC, trong đó 71% là lái xe mô tô, xe máy [16]. Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam từ tháng 07/2009 đến tháng 10/2010 trên 18.412 nạn nhân TNGT nhập viện, 36% ngƣời đi xe máy có BAC cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 34% trƣờng hợp tử vong do TNGT có BAC cao hơn mức cho phép là 50 mg/dl [60]. Theo thống kê của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế 2012, CTSN ở những đối tƣợng uống rƣợu bia nhiều với BAC cao trên 50 mg/dl chiếm tới 59.3% so với những trƣờng hợp có BAC dƣới 50 mg/dl [9]. Cũng theo số liệu của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, trong năm tháng (từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011) tại 5 bệnh viện ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang cho thấy trong 1453 trƣờng hợp tai nạn thƣơng tích, tai nạn giao thông chiếm 60%, trong đó, số trƣờng hợp bị tai nạn giao thông có sử dụng đồ uống có cồn chiếm 47,5% [10]. Nghiên cứu năm 2009 của Hiệp hội An toàn Đƣờng bộ Toàn cầu (GRSP), phối hợp với Viện Dân số và Các vấn đề xã hội – Đại học Kinh tế quốc dân về tình trạng sử dụng bia rƣợu khi tham gia giao thông đƣợc thực hiện từ tháng 11/ 2008 đến tháng 05/2009 tại bệnh viện Việt Đức và Xanh pôn, qua 800 mẫu máu đƣợc xét nghiệm cho thấy tình trạng sử dụng bia rƣợu trong tham gia giao thông khá phổ biến, tỷ lệ đối tƣợng điều tra có BAC lên tới 56,4%, trong đó 33,4% có BAC vƣợt quá quy định theo Luật GTĐB năm 2008 [23, 50]. Theo số liệu nghiên cứu giám sát đo BAC của bệnh nhân TNGT nhập viện ở 5 bệnh viện chấn thƣơng tại Yên Bái, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Việt Đức từ tháng 08 đến tháng 10/2009 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, có 3774 bệnh nhân TNGT đƣợc xét nghiệm BAC. Trong đó, trung bình 67,5% bệnh nhân có BAC, từ 41% ở Bệnh viện Việt Đức và 95% ở Bình Dƣơng. Trong số 34 bệnh nhân xét nghiệm có BAC, có tới 58,5% bệnh nhân có mức giới hạn trên 50mg/dl [23]. Theo Báo cáo thế giới về phòng chống TNTT, hầu hết các nƣớc có mức thu nhập cao, khoảng 20% lái xe bị thƣơng tích dẫn đến tử vong có BAC vƣợt quá giới hạn cho phép. Ngƣợc lại, nghiên cứu ở những nƣớc có mức thu nhập thấp và trung bình cho thấy từ 33-69% lái xe bị thƣơng tích tử vong và 8-29% các lái xe bị các chấn thƣơng không tử vong có sử dụng chất có cồn trƣớc khi xảy ra va chạm [52]. Chỉ một số quốc gia có hệ thống giám sát toàn diện để giám sát mối liên quan của chất có cồn trong tất cả các vụ va chạm. Thêm vào đó, định nghĩa thế nào là cấu thành một vụ va chạm do sử dụng chất có cồn và lái xe cũng nhƣ giới hạn nồng độ cồn trong máu hợp pháp và việc yêu cầu kiểm tra các nạn nhân của vụ va chạm cũng rất khác nhau giữa các nƣớc. Vì những lý do này, việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia rất khó thực hiện. Một số nghiên cứu ở những quốc gia đƣợc lựa chọn đã lƣu ý những vấn đề đó và chỉ ra rằng: • 26% đến 31% những lái xe bị thƣơng tích không tử vong ở Nam Phi có mức BAC cao hơn giới hạn của quốc gia (là 0,08 g/100 ml) [51]. • Ở Thái Lan, gần 44% nạn nhân thƣơng tích giao thông điều trị tại các bệnh viện công có mức BAC là 0,1 g/100 ml hoặc cao hơn [44]. Trong khi đó, một nghiên cứu sau gần 1000 vụ đâm xe máy chỉ ra rằng chất có cồn là một yếu tố trong 36% các vụ đâm xe [41]. • Ở Bangalor, Ấn Độ, 28% các vụ va chạm liên quan đến nam giới trên 15 tuổi đƣợc quy cho việc sử dụng chất có cồn [35]. • Ở Colombia, 34% ca tử vong của lái xe ô tô và 23% ca tử vong của lái xe mô tô có liên quan tới tốc độ và/hoặc chất có cồn [53]. • Ở Sunsai và Dharari, Nepal, 17% trong số 870 vụ va chạm giao thông đƣờng bộ bị quy cho việc sử dụng chất có cồn. Trong những ngƣời sử dụng chất có cồn khi điều khiển xe, 50% là ngƣời đi xe đạp, 28% là ngƣời đi xe máy, 17% ngƣời điều khiển xe bò và 5% là lái xe tải [40]. 35 • Tại Mỹ, nửa triệu ngƣời bị thƣơng và 17 000 ngƣời bị chết mỗi năm do các vụ va chạm giao thông liên quan đến sử dụng chất có cồn khi lái xe. Hầu hết 40% trong tổng số trƣờng hợp thanh niên tử vong do giao thông đƣờng bộ có liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ chất có cồn [49]. • Tại Thụy Điển, Hà Lan và Vƣơng quốc Anh, tỉ lệ các lái xe bị thƣơng tích tử vong có BAC vƣợt quá mức cho phép là khoảng 20%, mặc dù mức giới hạn hợp pháp của BAC ở các quốc gia này rất khác nhau, lần lƣợt là 0,02 g/ 100 ml, 0,05 g/100 ml và 0,08 g/100 ml [42]. Theo hệ thống giám sát quốc gia về tử vong do thƣơng tích của Nam Phi, các xét nghiệm BAC đƣợc tiến hành trong 2372 trƣờng hợp trong tổng số 6859 trƣờng hợp chết do giao thông (chiếm 34,6%). Hơn một nửa (51,9%) trong số tất cả các trƣờng hợp tử vong liên quan tới giao thông có mức BAC cao, và trong những trƣờng hợp dƣơng tính, có tới 91% có mức BAC là 0,05 g/100 ml hoặc cao hơn [52]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC trên 50 mg/dl tức là vƣợt quá quy định của luật giao thông đƣờng bộ, chiếm 61,2%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với những kết quả đã đƣợc công bố trƣớc đây, cả trong và ngoài nƣớc. Chứng tỏ thực trạng sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi tham gia giao thông tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Theo số liệu thống kê cho thấy những năm gần đây trong khi nhiều ngành sản xuất điêu đứng, khó khăn thì ngành rƣợu, bia, nƣớc giải khát ở nƣớc ta vẫn tăng trƣởng rất ấn tƣợng. Tháng 4-2013, sản xuất bia tại VN ƣớc đạt 233,4 triệu lít, tăng 15% so với tháng 4-2012. Trong Báo cáo toàn cầu về thực trạng sử dụng rƣợu bia và sức khỏe năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có xu hƣớng gia tăng nhanh về mức độ tiêu thụ bình quân rƣợu bia/ngƣời/năm, trong khi trên phạm vi toàn cầu suốt cả thập kỷ qua mức tiêu thụ hầu nhƣ không thay đổi. Bằng chứng là mức tiêu thụ rƣợu bia bình quân của những ngƣời từ 15 tuổi trở lên ở nƣớc ta (quy đổi thành rƣợu nguyên chất) đã tăng từ 1,35 lít năm 2001 lên 36 3,3 lít năm 2007; 3,54 lít năm 2008 và 4 lít vào năm 2010, trong đó mức tiêu thụ bia tăng nhanh hơn so với mức tiêu thụ rƣợu. Theo quy hoạch phát triển ngành bia - rƣợu - nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, mức tiêu thụ rƣợu bia quy rƣợu nguyên chất bình quân (với ngƣời từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam năm 2025 có thể sẽ tăng lên 7 lít/ngƣời/năm, cao hơn mức trung bình chung của thế giới hiện nay (6,13 lít) [61]. Bảng 3.2. Mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người qua các năm (từ 15 tuổi) Năm 2001 1,35 lít/ngƣời/năm Năm 2007 3,3 lít/ngƣời/năm Năm 2008 3,54 lít/ngƣời/năm Năm 2010 4 lít/ngƣời/năm Năm 2025 (dự kiến) 7 lít/ngƣời/năm Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Eurowatch thống kê lƣợng bia rƣợu tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2013 cho thấy, trong năm qua ngƣời Việt đã tiêu thụ tới 3 tỷ lít bia tƣơng đƣơng với lƣợng tiền phục vụ cho bia rƣợu lên tới con số 3 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lƣợng bia sử dụng trung bình/ngƣời/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Trong khi thu nhập bình quân của ngƣờiViệt Nam chỉ đứng 8/11 nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, thì Việt Nam lại đang nắm giữ vị trí quán quân về kỷ lục tiêu thụ bia, vƣợt xa so với hai nƣớc đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam đƣợc xếp là 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất (Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16% và VN tăng 15%) [17]. Một trong các nguy cơ gây nặng nề thêm cho chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông là sự say sỉn. Nếu tỉnh táo, nguy cơ tử vong của bạn đã là rất cao. Nhƣng nếu nhƣ bạn bị tai nạn trong tình trạng say, nguy cơ tử vong có thể đạt đến con số 37 tối đa. Nguyên do của sự tác động nặng thêm này nằm ở 3 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất, nạn nhân trong tình trạng say thƣờng không làm chủ tốc độ mà phóng rất nhanh. Tốc độ nhanh làm cho sự va chạm trong tai nạn càng mạnh và càng gây tổn thƣơng nặng nề. Khía cạnh thứ hai, ngƣời say không làm chủ đƣợc mình nên trong tai nạn không có phản xạ bảo vệ cơ thể tự nhiên nhƣ lấy tay chắn, lấy tay che đầu hay các phản xạ chống đỡ Do đó đã say thì chấn thƣơng rất nặng. Thứ ba, sự say sỉn làm ức chế các trung tâm của não bộ. Đồng thời nó cũng ức chế luôn trung tâm hô hấp, tuần hoàn, gây rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Khi bị tai nạn, sự tác động gây biến động hô hấp tuần hoàn càng nặng nề và càng làm cho nạn nhân dễ tử vong. Sử dụng rƣợu bia trƣớc khi điều khiển xe không những làm tăng nguy cơ TNGT mà còn làm tăng độ nặng của chấn thƣơng khi ngƣời điều khiển xe bị tai nạn, làm tăng độ nặng của CTSN khi đánh giá bằng thang điểm Glasgow, điều đó dẫn tới dễ nhầm trong chẩn đoán mức độ tổn thƣợng, đặc biệt đối với bệnh nhân chấn thƣợng sọ não, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. 3.1.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật Bảng 3.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật BAC n % 50≤BAC< 150 143 56,7 150≤BAC<250 104 41,3 BAC>250 5 2,0 Tổng 252 100,0 Bệnh nhân CTSN do TNGT vi phạm luật GTĐB chủ yếu có BAC từ 50-150 mg/dl, có 143 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 56,7%; có 104 trƣờng hợp có BAC từ 150- 250 mg/dl và có 5 trƣờng hợp có BAC > 250 mg/dl chiếm tỷ lệ 2%. 38 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự trên 224 bệnh nhân bị TNGT đến khám và cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Huế cho thấy 60% trƣờng hợp có BAC > 80 mg/dl, trong đó 83,8% trên 150 mg/dl [22]. Nghiên cứu của Viện bảo hiểm an toàn giao thông đƣờng cao tốc (Insurance Insitute for Highway Safety - IIHS) tại Australia cho thấy tỷ lệ BAC của nạn nhân tử vong do TNGT là 160 mg/dl [31]. 3.1.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi và giới Bảng 3.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo giới tính Giới tính 50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng n % n % n % n % Nam 142 99,3 104 100 5 100 251 99,6 Nữ 1 0,7 0 0 0 0 1 0,4 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100 Hầu hết bệnh nhân CTSN do tai nạn giao thông có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép là nam giới, có 251 trƣờng hợp chiếm 99,6 %, chỉ có duy nhất 1 trƣờng hợp là nữ chiếm 0,4% và bệnh nhân nữ duy nhất có BAC trong khoảng từ 50-150 mg/dl. 39 Bảng 3.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi Tuổi 50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng n % n % n % n % 15-20 11 7,7 5 4,8 0 0 16 6,3 21-30 80 55,9 57 54,8 1 20,0 138 54,8 31-40 26 18,2 25 24,0 3 60,0 54 21,4 41-50 17 11,9 11 10,6 1 20,0 29 11,5 51-60 7 4,9 6 5,8 0 0 13 5,2 >60 2 1,4 0 0 0 0 2 0,8 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100 Bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 21-30, có 138 trƣờng hợp, chiếm 54,7% so với các nhóm tuổi khác, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 31-40, chiếm 21,4 %. Trong hai nhóm có BAC từ 50-150 mg/dl và 150-250 mg/dl thì lứa tuổi 21-30 đều chiếm hơn một nửa. Tất cả các trƣờng hợp có BAC cao trên 250 mg/dl đều thuộc nhóm tuổi từ 21-50, trong đó lứa tuổi 31-40 chiếm tới 60%. Những con số này chứng tỏ rằng thanh niên trong độ tuổi lao động là nhóm có nguy cơ cao trong việc lạm dụng rƣợu bia. Tuổi và giới của bệnh nhân CTSN do TNGT trong nghiên cứu có BAC cao vƣợt mức cho phép tập trung chủ yếu ở nam giới (chiếm 99,6%) (bảng 3.4) và nhóm tuổi từ 21-30 (chiếm 54,8%) so với các nhóm tuổi khác, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 31-40 (chiếm 21,4%) (bảng 3.5). CTSN trong độ tuổi từ 21-40 không những để lại những di chứng nặng nề cho chính bản thân ngƣời bị tai nạn mà còn ảnh hƣởng không nhỏ tới kinh tế gia đình, thời gian chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, gia đình mất đi một trụ cột về kinh tế, xã hội mất đi một nhân lực lao động. Do vậy, việc ban hành Luật phòng chống lạm dụng rƣợu bia là yêu cầu cấp thiết. 40 Theo Nguyễn Hữu Tú, TNGT liên quan đến ngƣời tham gia giao thông có sử dụng rƣợu bia là 8,5%, chủ yếu là nam giới, tuổi từ 20 đến 49 chiếm đa số, trong đó chấn thƣơng sọ não chiếm tỷ lệ cao tới 68,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy các trƣờng hợp bị tai nạn giao thông có mức độ tổn thƣơng nghiêm trọng hơn so với nhóm bệnh nhân không uống rƣợu bia (7,3% so với 3,3%, OR= 2.2) [25] Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Thống kê báo cáo TNTT năm 2010 của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế, tuổi và giới của bệnh nhân TNGT tập trung ở nam giới và nhóm tuổi từ 19-29 (chiếm 51,5%) so với các nhóm tuổi khác, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 30-39 (chiếm 24,1%) [8]. Theo Báo cáo toàn cầu về thƣơng tích giao thông đƣờng bộ, trên thế giới, trong năm 2003, tử vong do giao thông đƣờng bộ trong độ tuổi 15-44 chiếm hơn một nửa số tử vong toàn cầu [2]. Còn ở Việt Nam, độ tuổi bị TNGT cao nhất là từ 15-49 tuổi (chiếm 73,7%) theo nghiên cứu Tình hình TNGT tại 3 tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng, và Bình Dƣơng của Trƣờng Đại học Y tế công cộng [20]. Kết quả của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế thống kê tử vong do TNGT trong cả nƣớc năm 2005-2006 cũng cho kết quả tử vong do TNGT trong độ tuổi 20-59 là cao nhất so với các nhóm tuổi khác, chiếm 74,27% [6]. Nam giới là đối tƣợng tham gia giao thông và điều khiển phƣơng tiện nhiều hơn nữ giới. Từ nhỏ tuổi, nam giới đã có khả năng ảnh hƣởng từ các vụ va chạm giao thông đƣờng bộ nhiều hơn nữ giới. Điều này có thể phản ánh thực tế rằng nam giới có thể dễ đi ra đƣờng, thƣờng có thể với các lý do về văn hóa, xã hội, cũng là một xu hƣớng lớn hơn trong việc gặp phải các nguy cơ so với nữ giới. Kết quả của 59 tỉnh/thành phố trong năm 2009 của Cục Quản lý môi trƣờng y tế cũng có tỉ lệ nam giới mắc và tử vong do TNTT (68,7% và 75,8%) cao hơn nữ giới (31,3% và 24,2%), trong đó TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây TNTT chiếm 39,4% [7]. Năm 2009, số liệu đƣợc ghi chép từ các trƣờng hợp đến cấp cứu tại 84 bệnh viện từ tháng 1/2009 đến 12/2009, có tới 36.412 trƣờng hợp bị CTSN do TNGT chiếm 25,3%, trong đó 74,2% là nam giới [7]. 41 Điều đáng chú ý là tỉ lệ sử dụng rƣợu bia ở tuổi vị thành niên, thanh niên và phụ nữ đều đang gia tăng nhanh. Tỉ lệ sử dụng rƣợu/bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng 10% sau năm năm (2003-2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_phamthithuy_2014_4397_1869467.pdf
Tài liệu liên quan