Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh được thành lập trên cơ

sởsát nhập giữa Khoa Kinh tếNông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông Lâm

và Khoa Kinh tếCông nghiệp thuộc Trường Đại học Kỹthuật Công nghiệp.

Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có 9 chuyên ngành đào tạo

hệ đại học chính qui, 02 chuyên ngành đào tạo cao học và 01 chuyên ngành

đào tạo nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường tổchức nhiều chương trình

đào tạo ngắn hạn vềkếtoán, quản trịkinh doanh và kinh tế.

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xám. Các khoa học về kinh tế, quản lý và kinh doanh ở nước ta đang ở trong quá trình chuyển đổi, đã thay đổi rất nhanh chóng nhưng vẫn còn tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Các cơ chế quản lý kinh tế, kinh doanh, quản lý xã hội còn có nhiều bất cập. Điều đó đang đòi hỏi các trường đại học kinh tế, kinh doanh và quản lý, trong đó có trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh phải đổi mới nhanh chóng chất lượng đội ngũ và nội dung chương trình, phương pháp đào tạo. Các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ - địa bàn phục vụ chủ yếu của Nhà trường đang là những địa phương chậm phát triển, là những vùng nghèo nhất cả nước với mặt bằng dân trí thấp, chất lượng giáo dục phổ thông yếu. Điều đó, đòi hỏi Nhà trường có những bước đi và giải pháp phù hợp với thực tế của khu vực. 2.1.4. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Sứ mạng của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi và trung du Bắc bộ. Tầm nhìn của Nhà trường trong giai đoạn mới là: 32 - Đến năm 2010, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên sẽ được biết đến một cách rộng rãi trong và ngoài nước như một trường đại học trẻ, có uy tín, năng động và chủ động hội nhập, có quyết tâm cao, giàu tiềm năng phát triển, và có một tương lai tươi sáng. - Vào năm 2015, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học hàng đầu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vào năm 2025, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong cả nước và trong khu vực ASEAN. Với vị trí là một trường đại học phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ, đồng thời giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước, nên Nhà trường sẽ nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ ngành và nhân dân cả nước. Để đáp ứng được với yêu cầu trong giai đoạn mới Nhà trường đã xây dựng mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn từ 2010 đến 2025, cụ thể: - Đến năm 2010: Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường, sẽ là 220 giảng viên với 60% có trình độ sau đại học, trong đó, có 7 % là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 53% là thạc sĩ; 20% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu. Số chuyên ngành đào tạo: Nhà trường sẽ đào tạo 01 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 03 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 12 chuyên ngành bậc đại học. 33 Quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 20 NCS; 200 học viên cao học và 8000 sinh viên đại học. - Đến năm 2015: Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2015 sẽ là 350 giảng viên; với 70% có trình độ sau đại học; trong đó có 17% tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ; 53% thạc sĩ; 80% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu. Số chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2015, Nhà trường sẽ đào tạo 03 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 08 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 20 chuyên ngành bậc đại học. Quy mô đào tạo: Đến năm 2015 quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 50 nghiên cứu sinh; 300 thạc sĩ và 12000 sinh viên đại học. Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ năm 2013 đến 2015 phải có: • Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cập nhật quốc tế; • Ngoại ngữ: Tiếng Anh phải đạt ở trình độ Intermediate, có chứng chỉ quốc tế TOEIC 450 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. • Tin học: Phải đạt trình độ Intermediate, có chứng chỉ quốc tế do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. - Mục tiêu đến năm 2020: Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2025 sẽ là 450 giảng viên với 80% có trình độ sau đại học, trong đó có 35% là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 45% là thạc sĩ; 100% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu. 34 Số lượng chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2020, Nhà trường sẽ đào tạo 5 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 14 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 25 chuyên ngành bậc đại học. Quy mô đào tạo: Đến năm 2020, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 100 NCS; 500 học viên cao học và 14.000 sinh viên đại học. Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ 2016 - đến 2020 có: • Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao và cập nhật quốc tế. • Ngoại ngữ: Tiếng Anh phải đạt ở trình độ Intermediate, có chứng chỉ quốc tế TOEIC 500 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. • Tin học: Phải đạt trình độ Upper Intermediate, có chứng chỉ quốc tế do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. - Mục tiêu đến 2025: Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2025 sẽ là 600 giảng viên với 90% có trình độ sau đại học , trong đó có 50% là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 40% là thạc sĩ; 100% giảng viên thành thạo Tiếng Anh. Số lượng chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2025 Nhà trường sẽ đào tạo 10 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 20 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 30 chuyên ngành bậc đại học. Quy mô đào tạo: Đến năm 2025, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 200 nghiên cứu sinh; 600 học viên cao học và 16.000 sinh viên đại học. Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ 2021- đến 2025 có: 35 • Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao và cập nhật quốc tế. • Ngoại ngữ: chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh Working Proficiency: TOEIC 550 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. • Tin học: chứng chỉ quốc tế trình độ Advanced do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. 2.1.5. Chương trình môn học và hoạt động đánh giá tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 2.1.5.1. Chương trình môn học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông Lâm và Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có 9 chuyên ngành đào tạo hệ đại học chính qui, 02 chuyên ngành đào tạo cao học và 01 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường tổ chức nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn về kế toán, quản trị kinh doanh và kinh tế. Mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo hệ đại học chính qui, cụ thể: - Kinh tế Đầu tư Đào tạo cán bộ quản lý Đầu tư và Dự án có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên môn hiện đại về quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô và quản lý dự án đầu tư ở tầm vi mô. Biết xây dựng, phân tích, thẩm định, đánh giá và quản lý dự án kinh doanh của doanh nghiệp và các dự án phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. - Quản lý Kinh tế Có kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về quản lý kinh tế. 36 Am hiểu các quy luật chung và đặc điểm riêng của các lĩnh vực kinh tế- xã hội sẽ tham gia phục vụ. Có khả năng lập các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương. Có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế xã hội, tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế-xã hội, thẩm định tình hình thực thi các chính sách kinh tế-xã hội, các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương. - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp Có kiến thức rộng về kinh tế, kinh doanh và chuyên sâu về ngành quản trị kinh doanh. Biết xây dựng các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp. Có kiến thức chuyên môn, phương pháp, bản lĩnh trong việc thực hiện các chức năng quản trị, điều hành các mặt hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, hoặc có thể thành lập doanh nghiệp mới. - Quản trị Doanh nghiệp Công nghiệp Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Biết xây dựng các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp. Có kiến thức chuyên môn, phương pháp, bản lĩnh trong việc thực hiện các chức năng quản trị, điều hành các mặt hoạt động của doanh nghiệp, hoặc có thể thành lập doanh nghiệp mới. - Marketing 37 Có kiến thức về kinh tế và kinh doanh, có kiến thức sâu về Marketing Có khả năng thực hiện các công việc chuyên môn Marketing trong một doanh nghiệp hoặc một tổ chức như: Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu Marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Xác lập các mức giá bán sản phẩm và điều hành chiến lược giá, tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và quản lý lực lượng bán hàng trực tiếp. Quản lý và thực hiện các hoạt động quảng cáo và khuyến mại sản phẩm. Lập chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing.v.v. Tư vấn về Marketing cho các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau với tư cách các nhà tư vấn chuyên nghiệp. - Quản trị Du lịch và Khách sạn Có kiến thức rộng và vững chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế Du lịch, Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn, Có thể thực hiện các chức năng quản trị điều hành các mặt hoạt động của các Công ty Du lịch, các Khách sạn, Nhà hàng hoặc thành lập doanh nghiệp mới trong lĩnh vực Lữ hành, Khách sạn, Nhà hàng và Dịch vụ. - Kế toán tổng hợp Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, về thị trường tài chính và tiền tệ, có kiến thức chuyên sâu về kế toán. Nắm vững các cơ chế quản lý tài chính, có khả năng thích ứng với những thay đổi của chính sách, chế độ kế toán tài chính, có kỹ năng thành thạo về kế toán, biết cách tổ chức công tác kế toán trong một doanh nghiệp hay trong một tổ chức kinh tế- xã hội hoặc trong một cơ quan hành chính sự nghiệp. 38 - Kế toán Doanh nghiệp Công nghiệp Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh công nghiệp, về thị trường tài chính và tiền tệ, có kiến thức chuyên sâu về kế toán. Nắm vững các cơ chế quản lý tài chính, có khả năng thích ứng với những thay đổi của chính sách, chế độ kế toán tài chính, có kỹ năng thành thạo về kế toán, biết cách tổ chức công tác kế toán trong một doanh nghiệp; thích ứng với mọi loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công nghiệp. - Tài chính Doanh nghiệp Có kiến thức kinh tế và kinh doanh, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, biết cách sử dụng tốt nhất các phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tổng thể của doanh nghiệp với nền kinh tế, biết tiếp cận với thị trường vốn và cách thức vận hành của thị trường này. 2.1.5.2. Hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đánh giá chất lượng trong hoạt động giáo dục đào tạo là những hoạt động không có gì mới mẻ trong giáo dục đại học tại Hoa Kỳ, châu Âu, và các nước tiên tiến châu Á như Singapore, Malaysia hoặc Thái Lan. Ở Việt Nam, đánh giá hoạt động giáo dục đào tạo qua ý kiến SV mới được Bộ Giáo dục & Đào tạo cụ thể hoá bằng văn bản và thực hiện trong các trường đại học từ năm 2008. Tuy nhiên, một số trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tự thực hiện từ những năm học 2004 – 2005. Để thực hiện công văn số 1276/BGDĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của GV” Nhà trường đã triển khai khá tốt [1]. 39 Dựa vào bộ tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng đại học của Bộ GD&ĐT ban hành và tính đến thực tế công tác giảng dạy ở cơ sở đào tạo mà mỗi trường tự thiết kế, xây dựng cho mình một bộ phiếu hỏi riêng sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, Nhà trường thực hiện các hoạt động đào tạo và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách đảm bảo chất lượng tại các Khoa/Phòng chuyên môn, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác đảm bảo chất lượng tại Phòng Thanh tra – Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục. Hàng năm, đội ngũ cán bộ phụ trách đảm bảo chất lượng, cán bộ chuyên trách đảm bảo chất lượng được bồi dưỡng chuyên môn. Tổng số cán bộ phụ trách đảm bảo chất lượng của Nhà trường là 16 cán bộ thuộc các Khoa/Phòng chuyên môn và Phòng chức năng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Như đã giới thiệu ở chương 1, nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước, bước 1: nghiên cứu sơ bộ; bước 2: nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu thảo luận nhóm thông qua ý kiến của chuyên gia và ý kiến của sinh viên. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trực tiếp từ sinh viên đang học tập tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Dữ liệu trong nghiên cứu được dùng đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra. Quy trình nghiên cứu cũng như các thiết kế chi tiết được trình bày ở phần dưới đây. 40 2.2.2. Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết: Chất lượng đào tạo Thang đo Servqual Sự hài lòng của SV Thang đo ban đầu Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo sử dụng Nghiên cứu định lượng Đánh giá sơ bộ thang đo: Phân tích Cronbach Alpha Phân tích nhân tố EFA Kiểm định giả thuyết: -Kiểm định giả thuyết đặt ra -Phân tích hồi qui tuyến tính Sơ đồ 2.1: Qui trình nghiên cứu 2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở của lý thuyết về chất lượng dịch vụ, lý thuyết về thang đo chất lượng dịch vụ đã có, cụ thể là thang đo SERVQUAL (Parasuraman & ctg, 1998) và lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, do đặc thù của từng ngành dịch vụ và do sự khác nhau về nội dung nghiên cứu, cho nên thang đo này cần có sự điều chỉnh và nghiên cứu định tính để thang đo phù hợp với điều kiện thực tế. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Mục đích để phát hiện và khám phá những yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ kết hợp với cơ sở lý thuyết thang đo SERVQUAL tiến hành xây dựng nên thang đo cho nghiên cứu này. 2.2.4. Nghiên cứu chính thức 41 Mục đích của nghiên cứu chính thức là đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra. Nghiên cứu tiến hành tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học hệ chính qui đang theo học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, kích thước của mẫu là 260, mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS version 13.0 và ứng dụng Microsoft Office Excel 2007. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là thang đo đã được hiệu chỉnh từ thang đo SERVQUAL. Thang đo được đánh giá thông quan phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory factor analysis). Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng thể là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo. Phân tích nhân tố EFA dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến có trọng số thấp (nhỏ hơn 0,4) sẽ bị loại và thang đo chỉ được châp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5. 2.2.5. Xây dựng thang đo 42 Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và sự hài lòng của sinh viên, tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như thang đo SERVQUAL, các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng (Parasuraman & ctg 1998). Chúng được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với dịch vụ trong giáo dục (chất lượng đào tạo) và dựa vào kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Thang đo SERVQUAL đã được Parasuraman &ctg (1998) xây dựng và đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm nghiệm và ứng dụng, thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần của chất lượng dịch vụ, gồm: (1) Mức độ tin cậy, (2) Mức độ đáp ứng, (3) Mức độ đảm bảo, (4) Mức độ đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình. Thang đo SERVQUAL bao quát khá toàn diện mọi vấn đề đặc trưng của chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực cụ thể có những đặc thù riêng, vì vậy, công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận nhóm về chủ đề chất lượng trong giáo dục đào tạo. Kết quả thảo luận đã đề xuất được các thành phần nhằm đánh giá chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh như sau: - Cơ sở vật chất: Sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, giảng đường, thư viện... - Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên: mức độ sẵn sàng đáp ứng và phục vụ sinh viên một cách kịp thời. - Đội ngũ giảng viên: Kiến thức, chuyên môn và phong cách của giảng viên, khả năng làm cho sinh viên tin tưởng. - Khả năng thực hiện cam kết: Sự phù hợp và chính xác những gì đã cam kết, hứa hẹn về điều kiện học tập, chính sách trong học tập và chương trình đào tạo của Nhà trường. 43 - Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên: thể hiện sự ân cần, quan tâm đến sinh viên trong quá trình đào tạo. - Thang đo Sự hài lòng: đo lường bằng mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thông qua 5 thành phần đã xác định ở trên. Sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của khảo sát nghiên cứu, thang đo các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo bao gồm 57 biến quan sát đo lường 5 thành phần và 5 biến quan sát đo lường thang đo Sự hài lòng. Thành phần Cơ sở vật chất được đo lường bằng 9 biến quan sát; thành phần Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên được đo lường bằng 7 biến quan sát; thành phần Đội ngũ giảng viên có 12 biến quan sát, trong đó 1 biến có 4 tiêu thức đánh giá; thành phần Khả năng thực hiện cam kết có 13 biến, trong đó 1 biến có 4 tiêu thức đánh giá; cuối cùng là thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên có 16 biến quan sát. Thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được đo lường bằng 5 biến quan sát. Tóm tắt Chương này đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Khái quát nên phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo về mô hình lý thuyết và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá các yếu tố tác động đến sự thảo mãn của sinh viên, đồng thời dùng để điều chỉnh và bổ sung vào thang đo SERVQUAL. 44 Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn, với một mẫu có kích thước 260. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 45 CHƯƠNG 3 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên sinh viên đại học hệ chính qui đang học tập tại Nhà trường thuộc các khoa Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế, khoa Kế toán. Kích thước mẫu điều tra 260. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 300 phiếu, sau khi tiến hành nhập số liệu và sàng lọc phiếu điều tra thì kết quả có 260 phiếu hợp lệ đúng với mục đích khảo sát. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin bị loại bỏ do người được điều tra đánh cùng một loại lựa chọn.v.v. Thống kê cơ bản về số sinh viên đang theo học tại các Khoa trong Nhà trường Bảng 3.1. Số sinh viên theo năm học tại các Khoa Khoa QTKD Khoa Kế toán Khoa Kinh tế Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số 2 47 51.65 8 8.79 36 39.56 91 3 14 15.38 41 45.05 24 26.37 79Sinh viên năm thứ 4 30 32.97 40 43.96 20 21.98 90 Tổng số 91 89 80 260 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2009) Nghiên cứu Bảng 3.1 ta thấy, số lượng phiếu thu được sau khi điều tra và sàng lọc phân bố tương đối đều giữa các khoa. Số lượng sinh viên được điều tra phân bố chủ yếu tại năm thứ 2 (chiếm 35% trong tổng số 260 phiếu điều tra) và năm thứ 4 (chiếm 34,62% trong tổng số 260 phiếu điều tra). Số phiếu điều tra hợp lệ và dùng để phân tích trong nghiên cứu phân bố theo 46 Khoa tương đối đồng đều, khoa QTKD chiếm 35%, khoa Kế toán chiếm 34,23% và Khoa Kinh tế chiếm 30,77%. Thống kê cơ bản về giới tính và sinh viên học tập tại các khoa Bảng 3.2. Giới tính và sinh viên học tập tại các Khoa Khoa QTKD Khoa Kế toán Khoa Kinh tế Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số Nữ 57 31.15 73 39.89 53 28.96 183Giới tính Nam 34 44.16 16 20.78 27 35.06 77 Tổng số 91 89 80 260 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2009) Do đặc thù của Nhà trường là đào tạo về ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh nên tỉ lệ giới tính Nữ sinh chiếm khá cao 70,38% và tỉ lệ giới tính Nam sinh chỉ chiếm 29,62%. Về kết quả học tập của sinh viên Bảng 3.3. Kết quả học tập của sinh viên theo Khoa Khoa QTKD Khoa Kế toán Khoa Kinh tế Tiêu chí Số SV Tỉ lệ % Số SV Tỉ lệ % Số SV Tỉ lệ % Tổng số SV Yếu 5 71.43 2 28.57 0 0 7 Trung bình 16 40.00 11 27.50 13 32.50 40 TB Khá 25 32.47 26 33.77 26 33.77 77 Khá 36 32.43 40 36.04 35 31.53 111 Kết quả học tập Giỏi 9 36.00 10 40.00 6 24.00 25 Tổng số SV 91 89 80 260 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2009) Qua thống kê tại Bảng 3.3 ta thấy, số sinh viên có kết quả học tập xếp loại Yếu và Trung bình chiếm tỉ lệ 18,08%. Số sinh viên có kết quả học tập Trung bình Khá và Khá chiếm tỉ lệ khá cao 72,30%, còn lại là số sinh viên có kết quả học tập xếp loại Giỏi chiếm 9,62%. Kết quả học tập của sinh viên tập trung phân bố ở kết quả học tập Trung bình Khá và Khá, không có sự chênh lệch nhiều về kết quả học tập của sinh viên tại các khoa. 47 Thống kê kết quả học tập và giới tính của sinh viên tại Nhà trường Bảng 3.4. Kết quả học tập và giới tính Giới tính Nữ Nam Tiêu chí Số SV Tỉ lệ % Số SV Tỉ lệ % Tổng số SV Yếu 3 42.86 4 57.14 7 Trung bình 21 52.50 19 47.50 40 TB Khá 49 63.64 28 36.36 77 Khá 89 80.18 22 19.82 111 Kết quả học tập Giỏi 21 84.00 4 16.00 25 Tổng số SV 183 77 260 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2009) Như đã thống kê ở phần trên, do đặc thù của Nhà trường là đào tạo ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh nên số lượng sinh viên Nữ chiếm tỉ lệ khá cao. Qua thống kê Bảng 3.4 ta thấy tỉ lệ nữ sinh viên có kết quả học tập Khá và Giỏi chiếm tỉ lệ tương đối cao 60,11% trong tổng số 183 sinh viên Nữ. Tỉ lệ nam sinh viên có kết quả học tập Khá và Giỏi chiếm 33,77% trong tổng số 77 sinh viên Nam. Tương tự, với kết quả học tập Trung bình Khá và Khá đối với nữ sinh viên chiếm tỉ lệ 75,41% trong tổng số 183 nữ sinh được điều tra và kết quả học tập của nam sinh viên chiếm tỉ lệ 64,94% trong tổng số 77 nam sinh được điều tra. 3.2. Đánh giá thang đo Như đã trình bày ở phần chương 2, thang đo các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van Tran Xuan Kien DLDG2006.pdf
  • pdfTom tat LV Kien DLDG06.pdf
Tài liệu liên quan