Luận văn Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .2

3. Ý nghĩa của đề tài .2

4. Cấu trúc của đề tài .2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .3

1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất .3

1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai.5

1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình sử

dụng đất .6

1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai.6

1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông,

lâm nghiệp.8

1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai.10

1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới

và Việt Nam.11

1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới.11

1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam .16

1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát

triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.18

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .19

1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên .19

1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội.19

1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác.19

1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững.19

1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp .19

1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững.22

1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững.23

1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững.23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .25

2.1. Đối tượng nghiên cứu.25

2.2. Phạm vi nghiên cứu .25

2.3. Nội dung nghiên cứu .25

2.4. Quan điểm nghiên cứu.26

2.4.1. Quan điểm hệ thống .26

2.4.2. Quan điểm tổng hợp.26

2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững.26

pdf129 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đai thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, vùng cây ăn quả, rừng nguyên liệu. Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; khu vực kinh tế công nghiệp được hình thành sớm và có lợi thế phát triển với việc hình thành các khu công nghiệp đang phát triển và đã thu hút đầu tư nước ngoài nên có điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. - Hạn chế: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, các nguồn tài nguyên mặc dù có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nhưng chưa được khai thác có hiệu quả; điều kiện địa hình có nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng ở một số địa phương trong huyện (nhất là các xã phía đông bắc), dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tư nên còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Nền kinh tế huyện đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, song đến nay, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, nhưng kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đạt mức tăng cao vào những năm cuối nhiệm kỳ. 3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Phú Bình. Đất đai được khai thác chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc khai thác và sử dụng các loại đất cho nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, giá trị sản lượng thu được trên 1ha đất nông nghiệp còn thấp, hệ số sử dụng đất canh tác chưa cao. Trên cơ sở tổng hợp thống kê sử dụng đất của 19 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phú Bình đã cho kết quả như sau: Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 24.336,98 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp có 20.402,60 ha; nhóm đất phi nông nghiệp có 3.928,30 ha và nhóm đất chưa sử dụng có 6,08 ha chiếm khoảng 0,03%. Phú Bình là huyện có diện tích tự nhiên không quá lớn, nhóm đất nông nghiệp chiếm 83,83% trong tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, đây là lợi thế lớn để huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp. Trong nhóm đất nông nghiệp, hiện nay nhân dân đang sử dụng để sản xuất cây nông nghiệp như: Cây lúa, ngô, cây màu, cây ăn quả... Ngoài ra một phần diện tích còn được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 3.928,30 ha chiếm 16,14% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phục vụ cho việc xây dựng trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, đất quốc phòng, an ninhvà các loại đất chuyên dùng khác. Nhóm đất chưa sử dụng có 6,08 ha ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Loại đất này bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình STT Tên loại đất Ký hiệu Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong đơn vị hành chính (%) 24.336.98 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 20.402.60 83.83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14442.34 59.34 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10102.75 41.51 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7276.87 29.90 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2825.87 11.61 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4339.60 17.83 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5525.77 22.71 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5525.77 22.71 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 397.87 1.63 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 36.61 0.15 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3928.30 16.14 2.1 Đất ở OCT 1107.19 4.55 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1041.01 4.28 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66.18 0.27 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1748.52 7.18 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12.98 0.05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 151.49 0.62 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.55 0.00 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 137.71 0.57 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 157.80 0.65 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1288.00 5.29 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 31.66 0.13 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 11.68 0.05 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 117.54 0.48 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 620.62 2.55 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 291.08 1.20 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 6.08 0.02 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3.54 0.01 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2.54 0.01 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất nông nghiệp huyện Phú Bình Phú Bình là huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn, theo kiểm kê đất đai năm 2018 diện tích đất tự nhiên của huyện là: 24.336,98 ha, hầu như không có sự thay đổi. Huyện Phú Bình có diện tích đất nông nghiệp là 20.402,60 ha chiếm 83,93% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế lớn để nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp là 14.442,34 ha chiếm 70,78% diện tích đất dùng cho nông nghiệp. Đất nông nghiệp chủ yếu dùng để trồng cây hàng năm với diện tích 10.102,75 ha chiếm 41,51% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; đất trồng lúa với 7276,87 ha, chiếm 29,90% tổng diện tích tự nhiên của huyện; đất trồng cây lâu năm với 4.339,60 ha chiếm 17,83% tổng diện tích tự nhiên. Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp là 5525,77 ha chiếm 27,07% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu là rừng sản xuất, chiếm 22,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản là 397,87 ha, chiếm 1,95% diện tích đất nông nghiệp. Còn lại 36,61 ha đất nông nghiệp khác, chiếm 0,17%. Với những lợi thế về mặt tự nhiên và diện tích đất khá lớn, có thể thấy nông, lâm nghiệp của huyện Phú Bình sẽ là một trong những ngành kinh tế đem lại giá trị cao cho người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 3.2.2. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Theo báo cáo thống kê của phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Bình, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 1/1/2017 đã có sự biến động về sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp giảm 44,09 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó: Đất trồng lúa giảm 22,11 ha; đất trồng cây hàng năm khác giảm 9,02 ha; đất trồng cây lâu năm giảm 4,97 ha; đất rừng sản xuất giảm 32,67 ha; đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,75 ha. Đất nông nghiệp khác tăng 25,43 ha. Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2018 biến động sử dụng đất của các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp Theo báo cáo thống kê của phòng tài nguyên môi trường huyện Phú Bình cho thấy, diện tích đất trồng lúa đang có xu hướng giảm, từ 7296,24 ha năm 2017 giảm còn 7276,87 ha năm 2018 (giảm 19,37 ha) do một số lý do: chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác; đất ở tại nông thôn; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất công cộng; đất sông, suối; Như vậy chỉ tính từ ngày 31/12/2017 đến 31/12/2018 diện tích đất trồng lúa của huyện giảm 19,37 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm từ 10.125,20 ha năm 2017 xuống còn 10.102,75 ha năm 2018 (giảm 22,45 ha). Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có biến động giảm do chuyển sang đất ở tại nông thôn, chuyển chuyển sang đất công cộngvà một số nguyên nhân khác đã làm cho diện tích bị giảm từ 2.828,95 ha năm 2017 xuống còn 2.825,87 năm 2018 (giảm 3,08 ha). Diện tích đất trồng cây lâu năm trong kỳ đã tăng từ 4.339,32 ha năm 2017 lên 4.339,60 ha năm 2018 (tăng 0,28 ha). - Đất lâm nghiệp Diện tích đất rừng sản xuất năm 2017 là 5.530,05 ha; năm 2018 là 5.525,77 ha. Như vậy diện tích đất rừng giảm 4,28 ha. Biến động giảm chủ yếu do quá trình chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng rừng sản xuất sang đất ở tại nông thôn và đất công cộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 3.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp và những điểm mới trong nông nghiệp huyện Phú Bình Là một trong những địa phương sản xuất nông nghiệp của tỉnh, những năm qua, huyện Phú Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng ngành nông nghiệp và đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Việc xây dựng thương hiệu cho một số cây, con có thế mạnh; triển khai nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt có giá trị kinh tế cao; trợ giá cho những giống lúa lai có năng suất, chất lượng tốt; tạo điều kiện về vốn cho người dân phát triển theo mô hình kinh tế trang trại; chú trọng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ sản xuất nông nghiệp là những biện pháp mà huyện Phú Bình đã và đang đẩy mạnh thực hiện để đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng nhanh và bền vững, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Là huyện thuần nông, Phú Bình có khoảng 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Vì thế, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn dành sự quan tâm, đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ đó, những năm qua, nội ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực. Ngay trong ngành trồng trọt cũng có sự chuyển dịch về giống, cơ cấu mùa vụ và loại cây trồng theo hướng loại bỏ dần những giống cũ, đã thoái hóa, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào trồng. Tuy nhiên, hiện trong số các giải pháp mà huyện đang triển khai, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong công cuộc đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Những năm qua, diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp để nhường đất cho phát triển công nghiệp. Lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng giảm đi đáng kể do người ở độ tuổi lao động vào làm trong các công ty, nhà máy ngày càng tăng. Trước thực tế diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần để dành đất phát triển công nghiệp – dịch vụ thì vấn đề duy trì tổng sản lượng lương thực từ 70-72 nghìn tấn/năm như hiện nay rất cần có những giải pháp đồng bộ. Theo đó, huyện đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn và mùa sớm để đảm bảo diện tích trồng cây vụ đông; trợ giá 20 nghìn đồng/kg cho một số giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với đồng đất của địa phương để khuyến khích người dân thay thế dần những giống cũ như Khang dân 18, U17 năng suất thấp, đã bị nhiễm rầy nặng trong 1-2 vụ gần đây; khuyến khích và tạo điều kiện để người nông dân phát triển, mở rộng diện tích trồng các loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định như: dưa chuột, ớt xuất khẩu; xây dựng thương hiệu một số cây, con có giá trị kinh tế cao để người nông dân có cơ hội tìm được đầu ra ổn định, từ đó có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, huyện đang lập quy hoạch dự án đối với cây lúa nếp Thầu Dầu và gà thả đồi; cùng với đó là triển khai các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai mô hình trồng nấm ở một số xã. Theo Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020, bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch thì nông nghiệp vẫn tiếp tục được huyện quan tâm, đầu tư nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn để qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần ổn định xã hội. Theo đó, đối với các xã vùng núi gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Đào Xá, Bảo Lý, Tân Hòa, Tân Thành và Tân Đức tập trung phát triển mạnh đàn trâu, bò kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm; đối với vùng nước sông Máng, gồm: Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Thanh Ninh và Dương Thành tập trung phát triển trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng hoa; các xã bên kia sông Cầu, gồm: Thượng Đình, Điềm Thụy, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Nhã Lộng cùng với việc được quy hoạch phát triển về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ được tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch (gồm rau sạch và hoa) để phục vụ cho nhu cầu của các khu, cụm công nghiệp. Việc phân vùng này sẽ giúp người dân các địa phương phát huy được lợi thế tự nhiên vốn có. Đồng thời, trên cơ sở này, huyện sẽ tạo mối quan hệ liên kết sản xuất giữa các vùng cũng như trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp. Xác định dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) là động lực thúc đẩy ngành Nông nghiệp địa phương phát triển, tăng thu nhập cho nông dân. Những năm gần đây huyện Phú Bình đã tập trung thực hiện DĐĐT và trở thành một trong những huyện đi đầu của tỉnh về công tác DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Bởi DĐĐT sẽ giúp cho người nông dân đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giảm sức lao động, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác Triển khai từ năm 2016, việc dồn điền đổi thửa của huyện hiện đang được thực hiện thí điểm tại 03 xã Tân Đức, Xuân Phương, Úc Kỳ với tổng diện tích 226 ha. Trước đây mỗi thửa ruộng chỉ vài ba trăm m2, mỗi gia đình có hàng chục thửa nằm rải rác ở các cánh đồng khác nhau, khi DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng thì mỗi thửa rộng hơn một ha, thuộc quyền sử dụng của từ ba đến năm hộ và huyện cấp “Sổ đỏ” cho từng hộ. Đến nay công tác DĐĐT đã đạt được những kết quả bước đầu, hiệu quả kinh tế tăng lên, nhân dân đồng thuận, hạ tầng đồng ruộng như kênh mương, đường giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN thông bờ vùng được xây dựng kiên cố, thuận lợi cho việc vận chuyển, không phải gánh phân bón, giống, lúa khi gặt như trước. Mặt khác, bà con có ruộng trong CĐML cấy cùng thời điểm, cùng giống lúa, cùng thu hoạch nên thuận lợi trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đồng loạt giúp tiết kiệm công sức, vốn đầu tư; năng suất tăng lên. Phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo gieo cấy được 12.273 ha lúa, đảm bảo 100% diện tích lúa trong khung thời vụ, tiếp tục triển khai thực hiện cánh đồng một giống tại các xã, thị trấn với các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng; chỉ đạo dồn điền đổi thửa hình thành vùng sản xuất tập trung tại các xã Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ (tổng 158,29 ha, đạt 71% kế hoạch, trong đó xã Xuân Phương 90ha, Tân Đức 59,59 ha, Úc Kỳ 8,7ha), trong đó xã Tân Đức sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 100ha, Xuân Phương sản xuất lúa cánh đồng một giống GS9 với diện tích 30ha, Úc Kỳ sản xuất lúa Nếp Thầu Dầu với quy mô 60ha, kết quả cho năng suất cao, sản phẩm nông sản thu được an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế phân hóa học và thuốc BVTV. Đặc biệt Xã Tân Đức đã phối hợp với Công ty Quế Lâm tổ chức sản xuất 50ha lúa hữu cơ. Công ty Quế Lâm đầu tư giống, phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sau đó mua thóc của bà con, mang lại giá trị sản xuất đạt 139 triệu đồng/ha, tăng 41,7 triệu đồng/ha so với trước. Đồng thời, giảm chi phí đầu vì tiết kiệm 50% giống, giảm chi phí khâu làm đất và khâu thu hoạch từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/ha. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: các cánh đồng quy hoạch để dồn điền đổi thửa liên quan đến nhiều xóm, ranh giới khó phân định; một số hộ dân trong vùng quy hoạch nhận thức còn hạn chế; công tác chỉnh trang đồng ruộng còn khó khăn; việc đánh giá tính chất, thích nghi đất đai của đất đai với các giống cây trồng vẫn chưa được quan tâm chú trọng. 3.2.4. Các loại hình hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình 3.2.4.1. Sự hình thành và phân bố các loại hình sử dụng đất Trên cơ sở định hướng của quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nông, lâm nghiệp của địa phương và kết quả điều tra thực tế trên địa bàn huyện, tác giả nhận thấy: sự hình thành và phân bố các LUT một mặt xuất phát từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và gia đình, mặt khác căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của huyện, chủ yếu là đất đai và nguồn nước. Xem xét sự hình thành và phân bố của các LUT huyện Phú Bình, xác định như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN - LUT 2 lúa – màu: Gồm kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông; lúa xuân – lúa mùa – đậu tương; lúa xuân – lúa mùa – rau đông; lúa xuân – lúa mùa – dưa chuột; - LUT chuyên lúa: Gồm kiểu sử dụng đất: Lúa xuân – lúa mùa - LUT 1 lúa – màu: Lúa xuân - ớt; Lúa xuân – dưa chuột; Lúa xuân – ngô; Lúa xuân - rau; lạc xuân – lúa mùa; đậu tương xuân – lúa mùa - LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN): Lạc xuân – ngô đông - ớt; lạc xuân – đỗ tương hè – ngô đông; lạc xuân – đỗ tương đông – dưa bở. - LUT Chuyên rau: Rau các loại:Su hào, bắp cải, rau cải - LUT chuyên cây ăn quả: Táo, bưởi diễn - LUT Rừng sản xuất: keo, bạch đàn, thông. 3.2.4.2. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình Phú Bình là một huyện có địa hình đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng gồm các cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp Hệ thống các loại cây trồng được bố trí phù hợp trên từng vùng đất và từng vụ mùa. Các mô hình kinh tế cùng với đó là các loại hình sử dụng đất mô tả được thực trạng sử dụng đất của từng vùng trên địa bàn với những phương thức quản lý, sản xuất trong điều kiện thích hợp sẽ là điều kiện cho phát triển nông nghiệp của huyện. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài xác định được các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất điển hình, có giá trị của huyện như sau: Trên địa bàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính có giá trị với 16 kiểu sử dụng đất khác nhau. Trong đó LUT 2 lúa – màu có 4 kiểu sử dụng đất được phân bố chủ yếu tại các xã Điềm Thụy, Nhã Lộng, Nga My, Tân Đức, Tân Hòa, Lương Phú, TT. Hương Sơn, Dương Thành, Thanh NinhCác giống lúa được trồng nhiều vào vụ xuân như lúa thuần HDT10; lúa lai 3 dòng GS16, lúa lai VT505, lúa thuần Kim cương 111...Các giống lúa được trồng nhiều vào vụ mùa gồm lúa Đài Thơm, lúa ADI, VS20, DQ11, DT686, kết hợp với giống ngô ngọt hoặc ngô nếp, đậu tương, dưa chuột để tạo nên 4 kiểu sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất với các giống lúa được trồng như lúa nếp Thầu Dầu, lúa VT505, GS16, DT667,phân bố trên các xã Tân Kim, Tân Hòa, Xuân Phương, Úc Kỳ, Tân Đức. LUT 1 vụ lúa – màu có 5 kiểu sử dụng đất. LUT này phân bố chủ yếu tại các xã Tân Khánh, Tân Thành, Bàn Đạt, Hà Châu, Đào Xá Các cây màu nhu ớt, dưa chuột, đậu tương, ngô được trồng với mục đích hàng hóa là chủ yếu. LUT chuyên màu và cây CNNN có 3 kiểu sử dụng đất với cây màu và cây CNNN được trồng với mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu toàn cầu Bắc Giang. Trong LUT này, các kiểu sử dụng đất phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Hòa, Xuân Phương, Bảo Lý LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất là trồng rau các loại. Rau được trồng vào nhiều vụ khác nhau với các loại như bắp cải, rau cải, cà rốt, súp lơ, rau muống, rau dền, Hợp tác xã trồng Rau, củ, quả sạch, an toàn ra đời tại nhiều xã như Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Bảo Lý, Hà ChâuRau được trồng với mục đích hàng hóa, được bao tiêu sản phẩm, liên kết, và bán rộng rãi ra thị trường. LUT chuyên cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất phục vụ trồng cây ăn quả. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình phổ biến với các mô hình trồng bưởi diễn, táo lê, táo đại, ổiphát triển mạnh tại các xã Lương Phú, Tân Đức, Kha Sơn, Tân Hòa, Bảo Lý, Tân Kimđem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong LUT này đòi hỏi phải đầu tư công sức, kỹ thuật, số vốn lớn và thời gian gieo trồng lâu năm. Tuy nhiên năng suất của sản phẩm lại rất ổn định, người dân không lo tìm đầu ra vì phần lớn được thương lái đến thu mua tại vườn. LUT rừng sản xuất có 1 kiểu sử dụng đất với các giống cây keo, bạch đàn, thông được trồng nhiều tại các xã Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa với mục đích lấy gỗ sản xuất. Đây là loại hình thích hợp và phổ biến với những xã miền núi của huyện. Kết quả tổng hợp các LUT được thể hiện trong bảng 3.4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.4. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình STT Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất 1 Đất 2 lúa - màu Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương Lúa xuân – lúa mùa – rau đông Lúa xuân – lúa mùa – dưa chuột 2 Đất chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa 3 Đất 1 vụ lúa – màu Lúa xuân - ớt Lúa xuân – dưa chuột Lúa xuân - ngô Lúa xuân - rau Đậu tương xuân – lúa mùa 4 Đất chuyên màu và cây CNNN Lạc xuân – ngô đông – ớt Lạc xuân – đỗ tương hè – ngô đông Lạc xuân – đỗ tương đông – dưa bở 5 Đất chuyên rau Su hào, bắp cải, rau 6 Đất chuyên cây ăn quả Cây bưởi diễn, táo, nhãn 7 Đất trồng rừng sản xuất Keo lai, bạch đàn, thông 3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình 3.3.1. Kết quả điều tra, phân loại đất huyện Phú Bình Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập các nguồn tài liệu, tác giả đã biên tập bản đồ thổ nhưỡng huyện Phú Bình, làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất đai. Dựa trên bản đồ thổ nhưỡng phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh, tiềm năng tài nguyên đất huyện Phú Bình gồm 3 nhóm đất chính với 10 loại đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hình 3.4: Bản đồ Thổ nhưỡng huyện Phú Bình – Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 3.3.1.1. Nhóm đất phù sa Đây là nhóm đất chủ lực cho sản xuất lương thực và các cây ngắn ngày khác. Với địa hình bằng phẳng, giải quyết nguồn nước tưới thuận lợi. Trừ những đất phù sa chua mang sản phẩm từ đá mẹ giàu thạch anh thì nghèo, còn đại bộ phận có các chất dinh dưỡng như hữu cơ, đạm, lân, kali, Ca2+, Mg2+ trung bình và khá. Đặc biệt những phù sa mới chưa khai thác nhiều thường giàu kali. Kết quả điều tra cho thấy nhóm đất phù sa huyện Phú Bình có 5 loại đất phù sa là: - Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nhìn chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. Hiện nay đất phù sa ngòi suốt có diện tích khoảng 88,12 ha, phân bố tại các xã Bảo Lý, Tân Khánh. Loại đất này có ý nghĩa trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn các xã miền núi, nhưng do thường thiếu nước nên năng suất lúa thấp và bấp bênh, có nơi chỉ trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu. - Đất phù sa glây (Pg): Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl dao động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá. Huyện Phú Bình có khoảng 12,12 ha diện tích đất phù sa glây trên địa bàn xã Hà Châu. Đây là vùng đất thích hợp cho trồng lúa, có khả năng cho năng suất cao, tuy vậy cần bón vôi khử chua cho đất và tìm cách giảm quá trình khử để hạn chế quá trình glây làm xấu tính chất của đất. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ở địa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ nước không đều trong năm, mùa mưa cũng bị ngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy trong đất xảy ra 2 quá trình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập nước thì quá trình khử xảy ra mạnh, mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo ra những vệt loang lổ đỏ vàng. Đất có khả năng thoát nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pHKCl 4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Loại đất này có diện tích 21, 95 ha, phân bố trên địa bàn xã Dương Thành; hiện đang được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau nhưng phần lớn là trồng lúa. Nếu giải quyết được vấn đề tưới thì có thể mở rộng diện tích bằng con đường tăng vụ từ 1 vụ thành 2 vụ trong năm. - Đất phù sa được bồi chua (Pbc): Phân bố dọc theo các tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_tai_nguyen_dat_phuc_vu_phat_trien_ben_vung.pdf
Tài liệu liên quan