Luận văn Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm nước thải công nghiệp theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trên ví dụ sông Vàm Cỏ

MỤCLỤC

LỜICẢM ƠN . iv

TÓMTẮT .v

DANH SÁCH CÁCTỪ VIẾTTẮT . xiii

TÍNHCẤP THIẾTCỦA Ề TÀI .1

MỤC TIÊUCỦA LUẬNVĂN .1

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN .1

PHẠM VI THỰC HIỆNCỦA Ề TÀI .1

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .2

Ý NGHĨACỦA Ề TÀI .3

CHƯƠNG 1 .1

TỔNG QUANVỀ ỐITƯỢNG NGHIÊNCỨU .1

1.1. Điều kiệntự nhiên .1

1.1.1.Vị trí địa lý.1

1.1.2. Tình trạng thuỷ triều .2

1.1.3. Tình trạng xâm nhậpmặn.3

1.1.4. Tình trạng chua phèn.3

1.1.5. Tình hìnhlũlụt .4

1.1.6. Tài nguyênrừng .5

1.1.7. Tài nguyênnướcmặn, nước ngầm .6

1.1.8. Tài nguyên cát.7

1.1.9. Môi trường sinh thái.8

1.1.10. Khíhậu .9

1.1.11. Khoángsản . 10

1.1.12. ịa hình - Thổ nhưỡng . 10

1.1.13. ặc điểmcấu trúc địa chấttỉnh Long An . 12

1.2. Điều kiện kinhtế xãhội: . 13

1.2.1. Giao thông đườngbộ: . 13

1.2.2. Giao thông đường thủy . 15

1.2.3.Hệ thống ytếtỉnh Long An . 15

1.2.4.Hệ thốngcấpnước . 16

1.2.5.Hệ thốngcấp điện . 17

1.2.6. Sông VàmCỏ Đông: . 18

CHƯƠNG 2 . 23

CƠSỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN LUẬNVĂN . 23

2.1. Tổng quanvề thiệthại kinhtế do ô nhiễm môi trường . 23

2.2. Phương pháp đánh giá thiệthạitới người dân . 25

2.2.1. Chi phídịchvụ chăm sóc ytế . 25

2.2.2. Phương pháp xác định thiệthại kinhtế. 26

2.3. Mô hình Mike đượcsửdụng trong Luậnvăn . 30

2.3.1. Các phương trìnhcơbản . 31

2.3.2. Các điều kiện ban đầu và điều kiện biên. 33

2.3.3. Cácsố liệu đầu vào cho mô hình . 35

2.3.4. Cácbước thực hiện . 35

2.3.5. Phương trình truyềntải-khuếch tán . 35

2.3.6. Các điều kiện biên và điều kiện ban đầu. 36

CHƯƠNG 3 . 37

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 37

3.1. Xâydựngkịchbản cho tính toán Mike11. 38

3.1.1. Các nguồn thải tham giakịchbản tính toán . 38

(Nguồn [8]). 44

3.1.2.Mặtcắt trên toàn tuyến sông. . 44

3.1.3. Điều kiện biên. . 45

3.1.4.Số liệulưulượng vàmựcnước:. 45

3.1.5. Các nhómsố liệu khác . 46

3.2. Kết quả chạy Mike11 cho cáckịchbản khác nhau . 48

3.2.1.Kết quả chạy mô hình thủylực. 48

3.2.2.Kết quả mô phỏng theokịchbản 1: . 51

3.2.3.Kết quả mô phỏng theokịchbản 2 . 53

3.2.4.Kết quả mô phỏng theokịchbản 3 . 54

3.2.5.Kết quả mô phỏng theokịchbản 4 . 56

3.2.6. Nhận xét và đánh giá phạm vi ảnhhưởng. 58

3.3. Thiệthại thủysản trên sông VàmCỏ theokịchbảnnăm 2008 . 64

3.3.1. Thiệthại đánhbắt . 64

3.3.2. Thiệthại nuôi trồng. 65

3.4. Dự báo thiệthại thủysản đếnnăm 2015 theokịchbản 2 vàkịchbản 3 . 66

3.4.1. Thiệthại đánhbắt . 66

3.4.2. Thiệthại nuôi trồng. 67

3.5. Dự báo thiệthại thủysản đếnnăm 2020 theokịchbản 4. . 68

3.5.1. Thiệthại đánhbắt . 68

3.5.2. Thiệthại nuôi trồng. 68

3.6. Thảo luận. 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73

PHỤLỤC A. 75

DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁNƯỚC NGỌT Ở SÔNG VÀMCỎ ĐÔNG . 75

PHỤLỤC B . 87

PHỤLỤC C . 88

MỘTSỐ HÌNH ẢNH LOÀI CÁNƯỚC NGỌT Ở SÔNG VÀMCỎ . 88

pdf112 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm nước thải công nghiệp theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trên ví dụ sông Vàm Cỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000 dân. 1.2.4. Hệ thống cấp nước · Nguồn nước: Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu ở độ sâu trên 200 m, trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là ngồn nước mặt của sông hồ. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một số giếng tại những điểm thiếu nước sạch. GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 17 SVTH:Nguyển Đức Trọng · Cấpnước: Hệ thống cấp nước tự nhiên của Long An qua dòng chảy của sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây trong tình trạng nhiễm phèn và nhiễm mặn. Cung cấp nước sạch cho Long An ngoài nhà máy nước Tân An có công suất 15.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho dân khu vực trung tâm của Thị xã Tân An và vùng phụ cận. Đến nay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách Nhà nước ( vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135), vốn vay, vốn Unicef, vốn OECF, các thị trấn trong tỉnh đều có nước máy. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 77%, tổng số người được cấp nước là 1.085.634 người. Trong năm 2004 Nhà máy nước Gò Đen giai đoạn 1 là 3.000 m3 ngày bằng vốn JBIC của Nhật đã đưa vào hoạt động và nhà máy nước Bình Ảnh ( thị xã Tân An) với quy mô 15.000 m/ngày bằng nguồn vốn vay ODA Đan Mạch đang triển khai thi công. Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước sẵn có, nước không qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Chương trình nước sạch của UNICEF mới chỉ đảm bảo cho hơn 50% số dân trong tỉnh được dùng nước sạch. · Thoát nước: Phần lớn các đô thị và các cụm dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt cùng với nước mưa được thải thẳng theo nguồn nước mặt qua hệ thống cống giao thông. Tỉnh chưa xây dựng được đường thoát nước sinh hoạt riêng và hệ thống xử lý nước thải. Tổng số km đường ống nước chỉ bằng 10,5% tổng chiều dài các tuyến đường. Nhu cầu đầu tư trong tương lai cho hệ thống thoát nước trời và nước thải là rất lớn, nhất là thị xã Tân An, thị trấn, thị tứ và các trung tâm sinh hoạt khác của tỉnh. 1.2.5. Hệ thống cấp điện Mạng lưới điện : GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 18 SVTH:Nguyển Đức Trọng Lưới điện cung cấp cho tỉnh Long An gồm các trạm biến áp trung gian và cụm phát điện như sau : · Trạm Tân An:Trạm Tân An 1: 110/22/15KV(40 MVA); Trạm Tân An 2: 110/22/15 KV(40MVA) · Trạm Bến Lức: (65MVA) · Trạm Mộc Hóa: 110/22/15 KV(25 MVA). · Trạm Cần Đước ( 16MVA) · Trạm Đức Hòa: 110/22/15(40MVA)Trạm Phú Lâm: điện thế 110/15 KV, dung lượng 40 MVA cung cấp cho thành phố và một phần cho huyện Cần Giuộc. · Trạm Cai Lậy: điện thế 66/15 KV, dung lượng 10 MVA cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Thạnh Hóa. · Trạm Trảng Bàng: điện thế 66/15 KV, dung lượng 12,5 MVA cung cấp cho Tây Ninh và một phần cho huyện Đức Hòa và Đức Huệ. · Trạm Diesel: gồm có diesel đặt tại Thị xã Tân An có công suất 565 Kw. Tính đến cuối năm 2004 trên phạm vi toàn tỉnh có 100% xã (188/188) có điện lưới quốc gia về đến trung tâm và có 92,7% hộ dân. 1.2.6. Sông Vàm Cỏ Đông: Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành (Long An), làm ranh giới tự nhiên giữa Châu Thành và Tân Trụ (Long An).Tại Long An diện tích lưu vực 6.000 km2, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu từ 17 - 21 m. Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m3/s nên đã bổ sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 19 SVTH:Nguyển Đức Trọng trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (đều thuộcTây Ninh). Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo. Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km. Lưu vực sông rộng 8.500 km² và lưu lượng là 96 m³/s.Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại (tại Tân Trụ) thành sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.Hệ thống Sông Vàm Cỏ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, lưu thông vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An. Người dân sống trên lưu vực chủ yếu dựa vào các nghề truyền thống như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, dệt nhuộm và phát triển công nghiệp. Vì vậy việc khai thác và sử dụng nguồn nước trên địa bàn đều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực. Hiện nay sông Vàm Cỏ đang được quan tâm đặc biệt bởi những diễn biến có xu hướng xấu đi về chất lượng nước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước ,về sức khỏe, về kinh tế cho cụm dân cư thuộc tỉnh Long An, giáp giới với thành phố Hồ Chí Minh. Cần phải biết rằng Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 20 SVTH:Nguyển Đức Trọng Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Bến Lức (Long An) đã, đang và sẽ hứng chịu hàng trăm, hàng ngàn mét khối nước thải công nghiệp của các KCN mới mọc lên. Số liệu nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ, nhất là ô nhiễm hóa chất từ nước thải các nhà máy KCN tăng lên rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Nhiều dự án đã và sẽ mọc lên thế nhưng nước thải, khí thải và rác thải không ai quản lý nổi. Riêng tỉnh Long An, tổng số 25 KCN được rải đều trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Từ năm 1996 đến nay, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng tăng khá cao. Các ngành công nghiệp nằm ở đầu nguồn, tuy không thải ra chất thải nguy hại nhưng cũng không có công nghệ xử lý nước thải. Trong khi đó khả năng tự làm sạch 2 con sông Vàm Cỏ rất thấp nên sẽ gây khó khăn cho vùng hạ lưu. Riêng sông Vàm Cỏ Đông, kết quả nghiên cứu ghi nhận: Về lưu lượng nước thải KCN, cụm công nghiệp ước tính hiện nay hằng ngày đưa vào môi trường là 154.687 m3. GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 21 SVTH:Nguyển Đức Trọng Hiện nay hàng loạt các doanh nghiệp chế biến tinh bột khoai mì mang họ Sầm (như Sầm Nhất, Sầm Nhị, Sầm Phát, Sầm Hên) và ngoài họ Sầm (như Hiệp Long Hương, Minh Tuyền, Tapioca Việt Nam...) mỗi ngày tuôn hàng ngàn mét khối nước thải không qua xử lý xuống suối Bà Sự, suối Cạn, suối Tre, kênh Bà Đằng, kênh Tiêu..., từ đó đổ hết ra sông Vàm Cỏ Đông. Ngay từ thượng nguồn, dòng sông đã bị đầuđộc!Một hướng tấn công khác vào sông Vàm Cỏ Đông là từ TPHCM. Những năm gần đây, kênh Thầy Cai bỗng trở nên "nổi tiếng" về sự ô nhiễm. Dòng kênh này nhận nước từ cống Lồ Ôè của huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), mà cống Lồ Ồ lại nhận nước thải (phần nhiều chưa qua xử lý) từ các khu công nghiệp Trảng Bàng và Linh Trung 3. Trên đường chảy qua Long An, kênh Thầy Cai nhận thêm nước thải của khoảng 30 doanh nghiệp của Khu công nghiệp Tân Phú Trung, cùng khoảng 20 cơ sở sản xuất khác. Rồi "nước cốt" của khu liên hợp xử lý rác Tam Tân và bãi rác Phước Hiệp cũng tuôn xuống dòng kênh. Chất lượng nước kênh Thầy Cai vì vậy mà thuộc loại "siêu bẩn". Khi qua địa phận Long An, kênh Thầy Cai đổ vào kênh An Hạ, rồi ra kênh Xáng, trước khi dòng nước đen kịt vì ô nhiễm của nó tuôn ra dòng Vàm Cỏ Đông. Nước kênh Thầy Cai chẳng những cá không sống nổi, mà vịt, rồi heo khi uống nước kênh cũng lăn ra chết. Nếu quan niệm khi chất lượng nước vượt giới hạn B (giới hạn cá sống được) - TCVN 5942 năm 1995 - sông sẽ trở thành "sông chết", thì sông Vàm Cỏ Đông đang ở ngưỡng chết, vì hầu hết các chỉ tiêu hoá lý, hoá sinh của nước sông đang ở mức giới hạn B. Theo kết quả đo đạc năm 2007 và 2008 của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Long An, trên sông Vàm Cỏ Đông có những đoạn đã "chết", thậm chí "chết" rất nặng. Chẳng hạn, kết quả quan trắc tháng 8.2008 cho thấy, hầu hết các vị trí trên sông có chỉ tiêu BOD (nhu cầu ôxy sinh học) nằm trong giới hạn B, nhưng tại vị trí của Cty Formosa (chuyên dệt nhuộm - thị trấn Bến Lức) chỉ tiêu này cao hơn giới hạn B gấp... 7 GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 22 SVTH:Nguyển Đức Trọng lần. Trong khi ấy, chỉ tiêu COD (nhu cầu ôxy hoá học) của 50% số điểm đo đạc trên sông đạt B, còn lại là vượt giới hạn B, riêng tại Formosa vượt giới hạn B 12 lần. Trước đó, kết quả quan trắc nước sông Vàm Cỏ Đông trong cả năm 2007 cho thấy, chỉ tiêu SS (chất rắn lửng lơ) ở những điểm nóng như Cty Formosa, Cty Đa Năng, Cty đường Hiệp Hoà (huyện Đức Hoà), Cty đường NIVL (xã Lương Hoà, Bến Lức) vượt giới hạn B từ 3 đến 29 lần! Cũng tại các điểm trên, chỉ tiêu BOD còn vượt cao hơn, gấp cả trăm lần giới hạn B (như tại Cty đường Hiệp Hoà, tháng 8.2007, BOD đo được 2.520mg/l, cao hơn 100 lần giới hạn B). Đặc biệt, kết quả quan trắc năm 2007 ghi nhận có nơi chỉ tiêu vi khuẩn coliform (gây bệnh đường ruột) cao đến 240 lần giới hạn B. [20] GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 23 SVTH:Nguyển Đức Trọng CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN LUẬN VĂN 2.1. Tổng quan về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường Thiệt hại môi trường được hiểu như là sự thay đổi môi trường theo xu hướng xấu đi do ô nhiễm. Người ta ước tính chi phí xã hội gắn liền với sự thay đổi môi trường bao gồm các chi phí sau [13]: - Chi phí xã hội để trả lại môi trường về tình trạng trước đây của nó; - Chi phí xã hội liên quan đến việc loại bỏ không thể thu hồi tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; - Các chi phí nảy sinh do sự thay đổi môi trường Các chi phí dùng để đánh giá mức độ thiệt hại: - Giảm ô nhiễm; - Phục hồi môi trường; - Bồi thường rủi ro đối với sức khỏe con người; - Làm sạch dòng ô nhiễm khí, xả thải nước bẩn; - Tạo kho lưu trữ cho các chất thải phóng xạ và có độc tố cao Thiệt hại từ ô nhiễm tác dụng lên các đối tượng: dân cư, nhà ở và các công trình công cộng, công nghiệp, đất nông nghiệp, động vật, tài nguyên nước,rừng. Tùy theo tính chất của đối tượng và tiếp xúc với ô nhiễm môi trường để xác định chi phí bảo vệ. - Chi phí bảo vệ người dân bao gồm : chăm sóc y tế, thanh toán điều trị, bồi thường vắng mặt, bảo hiểm cuộc sống, chi phí vận chuyển đưa người lao động trong các khu vực nguy hiểm của công việc. GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 24 SVTH:Nguyển Đức Trọng - Chi phí nhà ở và các dịch vụ tăng lên để: sửa chữa và bảo trì các tòa nhà,khai hoang lãnh thổ, bảo trì không gian cây xanh, hao mòn áo quần công nhân, hao mòn vận chuyển, sủa chữa và bảo dưỡng kết cấu thép - Trong nông nghiệp, các chi phí đang ngày càng tăng cao do mất mùa, chi phí vận chuyển,giảm sản lượng trong chăn nuôi - Chi phí ngành cấp nước cũng đang tăng do mất mát đánh bắt loại cá, tăng cường bảo đảm nước uống cho dân cư. - Chi phí tăng do mất rừng (thực vật, động vật). Hình 2-1. Phân loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 25 SVTH:Nguyển Đức Trọng 2.2. Phương pháp đánh giá thiệt hại tới người dân Thiệt hại do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới người dân gồm: thiệt hại đến sức khỏe và đời sống con người (từ tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, mất khả năng lao động, tỷ lệ tử vong cao) do tác động của ô nhiễm môi trường làm giảm thời gian sống năng động của họ và làm giảm năng suất lao động. 2.2.1. Chi phí dịch vụ chăm sóc y tế Chi phí dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân do ô nhiễm môi trường được xác định theo công thức 3 = 31 + 32 + 33 + 34, (1) Trong đó 31 =S1.n1+S2.n2 – Chi phí dịch vụ chăm sóc y tế; S1, S2 - Chi phí tổ chức y tế cho việc điều trị ngoại trú và nội trú (tính theo đồng) n1, n2 - Số người có nhu cầu ở hai loại điều trị (người) З2 – chi phí cho số ngày nghĩ làm để điều trị, xác định bằng công thức З2 = L.N ,trong đó: L- Thanh toán trung bình cho sự mất khả năng lao động tạm thời, (đồng/ngày) N- Số ngày bị mất khả năng lao động tạm thời.(ngày) 33 - Bồi thường vắng mặt, được xác định theo công thức: 33 = S3.N, trong đó S3 - Là sự tổn thất trung bình lợi nhuận,( đồng/người.ngày) GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 26 SVTH:Nguyển Đức Trọng N- Số ngày vắng mặt ( ngày) 34 - Chi phí bảo hiểm nhân thọ; xác định theo công thức: 35 = f * n, trong đó f - Tiền bảo hiểm hàng năm, (đồng / người) n- Số người được làm bảo hiểm, (người. [18] 2.2.2. Phương pháp xác định thiệt hại kinh tế Trong mục này trình bày phương pháp xác định thiệt hại kinh tế dựa trên so sánh các số liệu về sức khỏe của dân cư sống tại các thành phố khác nhau với mức độ ô nhiễm. Kết quả trong mục này được áp dụng tại thành phố Orsk, Liên bang Nga /xem công trình của GA Bushuyeva et al. (2003), [18]/ · Các chi phí cho việc điều trị (Yđiều trị ) liên quan đến tỷ lệ bệnh tật cao cho tất cả các nhóm của công dân, được tính theo công thức: Yđiều trị = (Gng.Hng + Gn.Hn). (C1-C2).N/1000, Trong đó: Gng- Giá thành trung bình khi đến khám ở phòng khám tư (đồng); Gn- giá thành trung bình 1 ngày chữa trị nội trú (đồng); C1,C2- Chỉ số tiêu chuẩn trung bình năm tỷ lệ bệnh tật của nhóm dân được nghiên cứu và kiểm tra, tương ứng trong các trường hợp (1000 người). Hng – Số người đến khám ở phòng khám tư (người); Hn- Số người đến điều trị nội trú (người) N- Số lượng nhóm người được đánh giá. Để đánh giá thiệt hại từ việc tăng tỷ lệ bệnh tật người dân Orsk do thành phố bị ô nhiễm thông qua chỉ số kinh tế-xã hội, trung bình trong khoảng thời gian 1997-2001: GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 27 SVTH:Nguyển Đức Trọng - Giá thành trung bình khi đến khám ở phòng khám tư, Gng=24 rup - Giá thành trung bình một ngày chữa trị nội trú, Gn=187 rup - Số người thăm khám ở phòng khám tư, thanh thiếu niên Hng=3,76; trẻ em Hng=3,72 - Số lượng nhóm người được đánh giá: người lớn N=210 872 người; thanh niên (15-17 tuổi)N=13 145 người, trẻ em (0-14 người) N= 51 249 người; - Số ngày điều trị nội trú Hn và hiệu số của chỉ số bệnh (C1-C2) cho mỗi loại bệnh hay rối loạn sức khỏe được lấy theo số liệu bảo vệ sức khỏe thành phố. Theo kết quả tính toán, thiệt hại chung từ việc tăng tỷ lệ bệnh tật ở người lớn trung bình là 103,5 triệu rup trong 1 năm, thanh niên-4,8 triệu rup/năm, trẻ em 32,5 triệu rúp/ năm lấy năm 2001. [18] · Theo công trình của GA Bushuyeva et al. (2003) ảnh hưởng xấu nhất các tác hại của ngành công nghiệp lên sức khỏe người dân, tất nhiên, là tỷ lệ tử vong tăng lên. Tính toán thiệt hại do chết sớm ở giai đoạn trước và trong độ tuổi lao động (Ytv) như sau: - Đối với trường hợp trẻ em tử vong: [40.(H+V.b/B)].(C1-C2).N/1000 - Đối với trường hợp người lớn tử vong: {40H-[(H+V)a-40V.a/B]}(C1-C2).N/1000, Trong đó: H- Thuế thu nhập cá nhân (đồng/năm) V- Bình quân thu nhập của một người trong năm (đồng) b- Tuổi thọ trung bình của người bệnh tử vong (năm) GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 28 SVTH:Nguyển Đức Trọng a- Số năm lao động trung bình của những người tử vong (năm) B-tuổi thọ trung bình của dân số (năm); C1, C2-Chỉ số tử vong trong nhóm tuổi lao động tương ứng ở khu ô nhiễm và thành phố kiểm tra (trường hợp 1000 người); 40 năm- Thời gian trung bình của chu kỳ lao động Đánh giá thiệt hại kinh tế từ tỷ lệ tử vong dân số tăng cao được thực hiện dựa trên dữ liệu ban đầu như sau: - Thuế thu nhập cá nhân (đồng/ năm) - Giá trị đóng góp xã hội của một công nhân trong cùng giai đoạn (đồng/năm); - Bình quân thu nhập của một người trong năm (đồng/năm); - Tuổi thọ trung bình (năm) - Các chỉ số a, b là các biến và phụ thuộc vào nhóm tuổi; Chỉ số C1, C2 số dân được lấy từ số liệu thống kê nghiên cứu của thành phố. [18]. · Thiệt hại kinh tế do những tác động xấu tới khả năng sinh sản, bao gồm các chi phí chăm sóc để phụ nữ có thai ở phòng khám thai, nhà hộ sinh, trả tiền nghỉ bệnh và mất mát phần thuế từ lợi nhuận và các khoản khấu trừ từ tiền lương trong quỹ xã hội cho khoảng thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ. Thiệt hại đã được thực hiện theo cách sau: - Chi phí điều trị - Yđiều trị ( 0) - Chi phí nghỉ bệnh: Ynghỉ bệnh= b (P1-P2)Dr.K.N/1000 Trong đó GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 29 SVTH:Nguyển Đức Trọng b- Số tiền trung bình trả công cho 1 ngày không làm việc do nghỉ bệnh, (đồng) P1,P2-Chỉ số tiêu chuẩn trung bình năm bị bệnh của phụ nử mang thai trong vùng nghiên cứu và kiểm tra , trên 1000 người Dr- số ngày trung bình nghỉ làm của 1 trường hợp bệnh (ngày) K- Hệ số phản ánh tỷ lệ các công nhân trong tổng số đối tượng nghiên cứu; N-Số lượng phụ nữ được đánh giá (người) - Mất mát phần thuế cho ngân sách địa phương ở giai đoạn mất khả năng lao động tạm thời: Ythuế= T. (P1-P2).Dr.K.N/1000, Trong đó T- Giá trị thuế trung bình từ lợi nhuận đóng góp vào ngân sách ngoài của một công nhân, (đồng) Dữ liệu đầu vào để đánh giá thiệt hại kinh tế do gia tăng vi phạm sức khỏe phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sinh nở và sức khỏe trẻ sơ sinh theo các chỉ số sau: - Giá trung bình của 1 phụ nữ đi khám (đồng/ 1 lần khám) - Giá trung bình của 1 hôm điều trị (cư trú) ở bệnh viện hay là ở nhà hộ sinh (đồng/ngày) - Số tiền trung bình trả công cho 1 ngày không làm việc do nghỉ bệnh (đồng/ngày) - Hệ số phản ánh tỷ lệ các phụ nử mang thai đi làm trong tổng số phụ nữ:K=0,4 (trung bình trong 4 năm liên tiếp) - Giá trị thuế tính trên 1 người (đồng) [18] GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 30 SVTH:Nguyển Đức Trọng Đánh giá thiệt hại thuỷ sản do ô nhiễm nước T = S * (V1 - V2) • E Trong đó S — diện tích mặt nước bị ô nhiễm (m2) V1, V2 — năng suất nuôi trồng trước và sau khi ô nhiễm nước, (kg/m2); E — giá thuỷ sản (đồng/1kg). / [13] [17]/. 2.3. Mô hình Mike được sử dụng trong Luận văn Hiện nay có rất nhiều mô hình toán chất lượng nước được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong số đó có các mô hình được sử dụng miễn phí, có các mô hình mang tính thương mại phải mua bản quyền khi sử dụng. Mỗi mô hình đều có những điểm mạnh riêng nhưng nói chung các mô hình có bản quyền thường có độ tin cậy và ổn định cao hơn so với các mô hình được sử dụng miễn phí. Việc lựa chọn mô hình là khâu rất quan trọng trong quá trình tính toán, công việc này được tiến hành dựa trên các mục tiêu của vấn đề và cơ sở dữ liệu thu thập được. Trong nghiên cứu này, bộ phần mềm mô hình toán MIKE 11 đã được lựa chọn bởi nó đáp ứng được những tiêu chí sau: - Là bộ phần mềm tích hợp đa tính năng; - Là bộ phần mềm đã được kiểm nghiệm thực tế; - Cho phép tính toán chất lượng nước với độ chính xác cao; - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng; - Có ứng dụng kỹ thuật GIS, một kỹ thuật mới với tính hiệu quả cao; GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 31 SVTH:Nguyển Đức Trọng Bộ mô hình MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do DHI (Viện Thuỷ lực Đan Mạch) xây dựng và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây,được ứng dụng để mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác. MIKE 11 là một phần mềm độc lập trong bộ phần mềm MIKE bao gồm rất nhiều các phần mềm con có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau như MIKE 11, MIKE 21, MIKE 31, MIKE GIS, MIKE BASIN, MIKE SHE, MIKE MOUSE.v.v. và trong MIKE 11 lại bao gồm nhiều mô đun có các khả năng và nhiệm vụ khác nhau như: - Mô đun thuỷ lực (HD) - Mô đun mưa dòng chảy (RR) - Mô đun tải - khuếch tán (AD) - Mô đun chất lượng nước (WQ) và một số các mô đun khác. Trong mô hình MIKE 11 thì mô đun thuỷ lực (HD) là phần trung tâm của mô hình, tuy nhiên, tuỳ theo mục đích mà chúng ta kết hợp sử dụng với các mô đun khác một cách hợp lý và khoa học. Trong nghiên cứu này, các môđun được ứng dụng bao gồm: - Mô đun thuỷ lực (Hydrodynamic - HD); - Mô đun tải khuếch tán (Advection Dispersion - AD); - Mô đun sinh thái (Ecolab). 2.3.1. Các phương trình cơ bản Mô hình thủy lực (Hydrodynamic module - HD) là phần quan trọng nhất trong bộ mô hình MIKE 11, được xây dựng trên hệ hai phương trình Saint - Venant viết cho dòng một chiều không ổn định với một số giả thiết đi kèm. a/ Phương trình liên tục GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 32 SVTH:Nguyển Đức Trọng Nếu trên đoạn sông đang xét có lưu lượng q (trên đơn vị chiều dài) gia nhập vào hoặc chảy đi từ hai bên bờ thì phương trình liên tục có thể viết: b/ Phương trình chuyển động Trong đó: q > 0: Lưu lượng nhập vào (m3/s) q < 0: Lưu lượng phân đi (m3/s) Q : Lưu lượng dòng chảy (m3/s) A : Diện tích mặt cắt ngang (m2) x : Khoảng cách tính theo chiều dòng chảy (m) t : Thời gian (s) z: Dao động mực nước (m) B : Chiều rộng (m) h = H + : chiều sâu tổng cộng. H : Chiều sâu trung bình(m) g : Gia tốc trọng trường (m/s2) n : Hệ số nhám R : Bán kính thuỷ lực (m) a1 : Hệ số điều chỉnh động lượng a2 : Hệ số điều chỉnh động năng C : Hệ số Sêdi, có thể tính theo công thức Maining 1 61C R n = GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 33 SVTH:Nguyển Đức Trọng Hệ phương trình Saint - Venant chỉ tìm được nghiệm giải tích trong trường hợp hệ thống đơn giản và phải kèm theo rất nhiều các giả thiết. Trong MIKE11 đã sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn. Tài liệu yêu cầu cho mô hình thủy lực tính toán cho bài toán dòng chảy một chiều không ổn định trong sông tự nhiên bao gồm: - Số liệu địa hình, thể hiện bằng mặt cắt ngang sông; - Số liệu lưu lượng và mực nước theo thời gian tại các biên trên và biên dưới, các điểm đo dùng để hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình; - Số liệu lưu lượng và mực nước tại thời điểm t=0 dùng làm điều kiện ban đầu để tính toán cho mô hình. Hệ phương trình Saint –Venant là hệ phương trình đạo hàm riêng cấp 1, tựa tuyến tính loại hyperbolic. Để giải, cần phải đưa thêm vào điều kiện ban đầu và điều kiện biên thích hợp. 2.3.2. Các điều kiện ban đầu và điều kiện biên a. Điều kiện biên: Điều kiện biên là giá trị của đại lượng cần tìm (ví dụ nồng độ chất) tại biên. Nói chung trong trường hợp tổng quát điều kiện biên phụ thuộc thời gian. Xét trên Hình 2-2: AA’ ( t ³ to; x = xo) : biên trên; BB’ ( t ³ to; x = xo+L ): biên dưới. GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 34 SVTH:Nguyển Đức Trọng Hình 2-2. Miền xác định của hệ phương trình Saint –Venant b. Điều kiện ban đầu: Điều kiện ban đầu (điều kiện đầu) của đại lượng cần tìm (ví dụ: nồng độ chất hay độ mặn) tại các điểm khác nhau trong hệ thống là trị số của nó ở thời điểm bắt đầu tính toán (Hình 2-2), điều kiện cho trên AB gọi là điều kiện đầu (t = to), cho mọi đại lượng biến thiên theo (x). a/ Điều kiện ban đầu Điều kiện ban đầu của mô hình được xác định nếu gần với thực tế thì quá trình tính toán sẽ nhanh và đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy, điều kiện ban đầu thường được đặt có dạng: Q(x,t0) = Q(x,0) = Q0(x) (lưu lượng); Z(x,t0) = Z(x,0) = Z0(x) (mực nước) b/ Điều kiện biên - Điều kiện biên đầu: (0) (AA’) = hay Q(0) = - Điều kiện biên cuối: (L) (BB’) = hay Q(L) = GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 35 SVTH:Nguyển Đức Trọng 2.3.3. Các số liệu đầu vào cho mô hình - Bản đồ địa hình khu vực tính toán: Theo hệ toạ độ địa lý hay UTM. - Số liệu mặt cắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá thiệt hại do ô nhiễm nước thải công nghiệp theo các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội trên ví dụ sông vàm cỏ.pdf
Tài liệu liên quan