Luận văn Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương

MỤC LỤC.1

DANH MỤC CÁC BẢNG.4

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .5

MỞ ĐẦU.1

Chương 1 - TỔNG QUAN.3

1.1. Quản lý chất thải y tế .3

1.1.1. Các khái niệm.3

1.1.2. Phân loại chất thải y tế .4

1.1.3. Các Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 6

1.1.4. Quản lý CTRYT theo Quyết định số 43/2007/BYT .8

1.1.5. Quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT.12

1.1.6. Những nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe con người.14

1.1.7. Các phương pháp xử lý CTRYT.17

1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới.20

1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.22

1.3.1. Các nghiên cứu quản lý chung về chất thải rắn y tế .22

1.3.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành trong quản lý CTRYT .26

1.4. Quản lý nước thải y tế tại Việt Nam .27

1.4.1. Khái niệm về nước thải y tế .27

1.4.2. Khối lượng phát sinh nước thải y tế.27

1.4.3. Các phương pháp xử lý nước thải y tế.28

pdf48 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất thải y tế nguy hại không đƣợc để lẫn trong chất thải thông thƣờng. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thƣờng thì hỗn hợp chất thải đó phải đƣợc xử lý và tiêu hủy nhƣ chất thải y tế nguy hại. - Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên đƣợc phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trƣớc khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải đƣợc xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. * Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng phát sinh tại các khoa/phòng phải đƣợc vận chuyển riêng về nơi lƣu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần. - Cơ sở y tế phải quy định đƣờng vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc ngƣời bệnh và các khu vực sạch khác. - Túi chất thải phải buộc kín miệng và đƣợc vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không đƣợc làm rơi, vãi chất thải, nƣớc thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. * Lƣu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng phải lƣu giữ trong các buồng riêng biệt. - Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải đƣợc lƣu giữ riêng. - Nơi lƣu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau: + Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông ngƣời tối thiểu là 10 mét. + Có đƣờng để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. + Nhà lƣu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và ngƣời không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. + Diện tích phù hợp với lƣợng chất thải phát sinh của cơ sở y tế. 12 + Có phƣơng tiện rửa tay, phƣơng tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. + Có hệ thống cống thoát nƣớc, tƣờng và nền chống thấm, thông khí tốt. + Khuyến khích các cơ sở y tế lƣu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. - Thời gian lƣu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế. - Thời gian lƣu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. - Lƣu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lƣu giữ có thể đến 72 giờ. 1.1.5. Quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT * CTRYT đƣợc phân thành 3 nhóm: - Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải y tế thông thƣờng * Mã màu sắc - Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải lây nhiễm - Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm - Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải y tế thông thƣờng - Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải tái chế * Phân loại chất thải y tế - CTRYT phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh - Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải - Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế và có hƣớng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. * Thu gom chất thải y tế - Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế - Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom 13 d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trƣớc khi thu gom về khu lƣu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế - Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày - Chất thải nguy hại không lây nhiễm đƣợc thu gom, lƣu giữ riêng tại khu lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế - Thu gom chất thải y tế thông thƣờng: Chất thải y tế thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thƣờng không phục vụ mục đích tái chế đƣợc thu gom riêng. * Lƣu giữ chất thải y tế - Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lƣu giữ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lƣu giữ chất thải + Có biểu tƣợng loại chất thải lƣu giữ theo quy định + Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống đƣợc sự xâm nhập của các loài động vật - CTYT nguy hại và CTYT thông thƣờng phải lƣu giữ riêng tại khu vực lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. - CT lây nhiễm và CT nguy hại không lây nhiễm phải lƣu giữ riêng trừ trƣờng hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phƣơng pháp xử lý. - CTYT thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế và CTYT thông thƣờng không phục vụ mục đích tái chế đƣợc lƣu giữ riêng. - Thời gian lƣu giữ chất thải lây nhiễm: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lƣu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thƣờng. Trƣờng hợp lƣu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dƣới 8°C, thời gian lƣu giữ tối đa là 07 ngày. * Vận chuyển CTRYT - Phƣơng tiện vận chuyển: sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận 14 - Dụng cụ, thiết bị lƣu chứa CTYT nguy hại trên phƣơng tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu đƣợc va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lƣợng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển + Có biểu tƣợng về loại chất thải lƣu chứa theo quy định + Đƣợc lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phƣơng tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải. + Chất thải lây nhiễm trƣớc khi vận chuyển phải đƣợc đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đƣờng vận chuyển. * Giảm thiểu chất thải y tế - Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế. - Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế. - Quản lý và sử dụng vật tƣ hợp lý và hiệu quả. * Quản lý CTYT thông thƣờng phục vụ mục đích tái chế - Không đƣợc sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm. - Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đƣợc quản lý nhƣ chất thải y tế thông thƣờng. - Bao bì lƣu chứa chất thải phải đƣợc buộc kín và có biểu tƣợng chất thải tái chế theo quy định [9]. 1.1.6. Những nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe con người 1.1.6.1. Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lƣợng lớn tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm [27, 28, 45]. 15 Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con ngƣời thông qua các cách thức sau: qua da, qua các niêm mạc, qua đƣờng hô hấp, qua đƣờng tiêu hóa. Bảng 1: Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn [18] Các dạng nhiễm khuẩn Một số tác nhân gây bệnh Chất truyền bệnh Nhiễm khuẩn đƣờng tiêu hóa Các vi khuẩn đƣờng tiêu hóa: Samonella, Shigella, Vibrio cholera, trứng giun... Phân và chất nôn. Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp Vi khuẩn Lao, virus sởi, phế cầu khuẩn... Nƣớc bọt, chất tiết, đƣờng hô hấp... Nhiễm khuẩn mắt Herpes Chất tiết ở mắt Nhiễm khuẩn da Tụ cầu khuẩn Mủ Bệnh than Trực khuẩn than Chất tiết qua da AIDS HIV Máu, dịch tiết từ đƣờng sinh dục Nhiễm khuẩn huyết Tụ cầu Máu Viêm gan A Virus viêm gan A Phân Viêm gan B và C Virus viêm gan B và C Máu và dịch cơ thể 1.1.6.2. Nguy cơ của chất thải sắc nhọn Các vật sắc nhọn không những có nguy cơ gây thƣơng tích cho những ngƣời phơi nhiễm mà qua đó còn có thể truyền bệnh nguy hiểm. Theo số liệu thống kê tại Nhật Bản, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn đâm xuyên qua da nhƣ sau: nhiễm HIV là 0,3 , nhiễm viêm gan B là 3 , viêm gan C là 3 – 5% . Ở Hoa Kỳ, tháng 6/1994, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đã phát hiện đƣợc 39 trƣờng hợp mắc HIV/AIDS nghề nghiệp trong đó có 32 trƣờng hợp do bị kim tiêm nhiễm khuẩn đâm qua da; 1 trƣờng hợp do dao mổ cắt qua da, 1 trƣờng 16 hợp bị tổn thƣơng do vỏ của ống thủy tinh [44]. Cũng theo nguồn số liệu của CDC tình trạng nhiễm virut viêm gan có liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn gây ra nhƣ sau: Bảng 2: Nguy cơ của chất thải sắc nhọn [42] Nghề nghiệp Số ca tổn thƣơng do vật sắc nhọn (ngƣời/năm) Số ca bị viêm gan (ngƣời/năm) Điều dƣỡng 17.700 – 22.000 56 – 96 Nhân viên xét nghiệm 800 – 7.500 2 – 15 Nhân viên vệ sinh bệnh viện 11.700 – 45.300 23 – 91 Kỹ sƣ của bệnh viện 12.200 24 Bác sỹ và nha sỹ BV 100 – 400 <1 Bác sỹ ngoài bệnh viện 500 – 1.700 1 – 3 Nha sỹ ngoài bệnh viện 100 – 300 5 – 8 Nhân viên phụ giúp nha sĩ ngoài bệnh viện. 2.600 – 3.900 <1 Nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện 12.000 24 Nhân viên xử lý chất thải ngoài bệnh viện 500 – 7.300 1 – 15 Số liệu Bảng 2 cho thấy, hầu hết các đối tƣợng nhân viên y tế đều bị tổn thƣơng do vật sắc nhọn gây ra, các đối tƣợng liên quan, tiếp xúc trực tiếp với chất thải nhiều có tần số bị tổn thƣơng cao hơn. T lệ nhiễm viêm gan tập trung chủ yếu ở hai đối tƣợng: điều dƣỡng viên và nhân viên vệ sinh bệnh viện. 1.1.6.3. Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm Các chất thải hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con ngƣời do các tính chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hƣởng đến di truyền. Các 17 chất thải này thƣờng chiếm số lƣợng nhỏ trong chất thải y tế, với số lƣợng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dƣ thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thƣơng nhƣ bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dƣợc phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đƣờng hô hấp hoặc qua đƣờng tiêu hóa [49] [43]. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, dễ ăn mòn, các chất gây phản ứng có thể gây nên những tổn thƣơng tới da, mắt hoặc niêm mạc đƣờng hô hấp. Các tổn thƣơng hay gặp và phổ biến nhất là các vết bỏng. Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng thƣờng đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn và thƣờng là những chất ăn mòn. Cũng cần phải lƣu ý rằng, những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao [26]. 1.1.7. Các phương pháp xử lý CTRYT a. Thiêu đốt: Là phƣơng pháp sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt chuyên dụng có nhiệt độ từ 800OC  1200OC hoặc lớn hơn để đốt CTRYT. Phƣơng pháp đốt có ƣu điểm là xử lý đƣợc đa số các loại CTRYT, làm giảm tối đa về mặt thể tích của chất thải. Tuy vậy nhƣợc điểm của phƣơng pháp đốt là nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh các chất độc hại nhƣ Dioxin, Furan gây ô nhiễm môi trƣờng thứ cấp; chi phí vận hành, bảo dƣỡng và giám sát môi trƣờng cao. b. Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lò hấp): Là phƣơng pháp tạo ra môi trƣờng hơi nƣớc nóng ở áp suất cao để khử trùng dụng cụ và CTYT. Các loại CTLN có thể xử lý đƣợc: CTLN không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu. 18 c. Khử trùng bằng hóa chất: Phƣơng pháp này thích hợp đối với chất thải lỏng nhƣ: nƣớc tiểu, phân, máu, nƣớc thải BV. Tuy nhiên, hóa chất cũng có thể áp dụng để xử lý CTR, thậm chí cho cả chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao với một số lƣu ý sau:  Một số loại chất thải phải cắt nghiền nhỏ trƣớc khi khử trùng. Đây cũng là nhƣợc điểm trong phƣơng pháp khử trùng bằng hóa chất, vì các máy cắt, nghiền chất thải hay gặp sự cố về vấn đề cơ khí;  Bản thân hóa chất khử trùng là những chất độc hại, vì vậy những ngƣời sử dụng phải đƣợc đào tạo về quy trình sử dụng và đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ an toàn;  Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào điều kiện vận hành;  Khử trùng chỉ có hiệu quả với bề mặt của CTR.  Phải kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất, nếu cách xử lý không đúng có thể làm phát sinh các vấn đề môi trƣờng sau xử lý nhƣ nƣớc thải, hơi hóa chất phát tán vào môi trƣờng không khí trong quá trình xử lý. d. Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng: Có hai phƣơng pháp đó là sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất thƣờng (có hoặc không có bổ sung nƣớc/hơi nƣớc) và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nƣớc bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong phƣơng pháp này thƣờng đi kèm các thiết bị máy cắt, nghiền và máy ép để giảm thể tích chất thải. Các loại CTLN có thể xử lý đƣợc: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu. CTR sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy nhƣ chất thải thông thƣờng. e. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các BV thuộc các tỉnh miền núi và trung du chƣa có cơ sở xử lý CTYTNH đạt tiêu chuẩn tại địa phƣơng. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thƣờng. Chất thải lây nhiễm phải đƣợc khử khuẩn trƣớc khi chôn lấp. 19 Đối với chất thải sắc nhọn sử dụng các bể đóng kén là thích hợp. Theo quy định quản lý CTNH: Bể đóng kén có ba dạng: Chìm dƣới mặt đất, nửa chìm nửa nổi, và nổi trên mặt đất; Đặt tại khu vực có mực nƣớc ngầm ở độ sâu phù hợp; Diện tích đáy của mỗi bể ≤ 100 m2 và chiều cao ≤ 5 m; Vách và đáy bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững, đặt trên nền đất đƣợc gia cố; Xung quanh vách (phần chìm dƣới mặt đất) và dƣới đáy bể có bổ sung lớp lót chống thấm; Có mái che kín nắng, mƣa cho toàn bộ mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong bể; Sau khi đầy, phải đóng bể bằng nắp bê tông cốt thép chống thấm; nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt bể đảm bảo tuyệt đối không để nƣớc rò rỉ, thẩm thấu. g. Phương pháp đóng rắn (trơ hóa): Chất thải cần đóng rắn đƣợc nghiền nhỏ, sau đó đƣợc đƣa vào máy trộn theo từng m . Các chất phụ gia nhƣ xi măng, cát và polymer đƣợc bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nƣớc vào để thực hiện quá trình hòa trộn ƣớt. Sau 28 ngày bảo dƣỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm trong chất thải hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ đƣợc kiểm tra cƣờng độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lƣu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn. Phƣơng pháp đóng rắn đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. T lệ phổ biến cho hỗn hợp là 65 CTYT, 15 vôi, 15 xi măng, 5 nƣớc. h. Bao gói: Chất kết dính vô cơ thƣờng dùng là ximăng, vôi, pozzolan, thạch cao, silicat. Chất kết dính hữu cơ thƣờng dùng là epoxy, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ure formaldehyt; Chất thải thƣờng là chất thải hóa chất hoặc dƣợc phẩm đƣợc đƣa vào 3/4 thể tích các thùng bằng polyethylene hoặc thùng kim loại. Sau đó đƣợc điền đầy bằng các chất kết dính - để khô - dán niêm phong và đƣa đi chôn lấp. 20 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới Nghiên cứu về chất thải y tế đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển nhƣ: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... các công trình nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực nhƣ quản lý chất thải y tế (biện pháp giảm thiểu chất thải, biện pháp tái sử dụng, các phƣơng pháp xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...), tác hại của chất thải y tế đối với môi trƣờng, biện pháp giảm thiểu tác hại của chất thải y tế và phòng chống tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng...[16,18, 36, 33]. Gần đây, nghiên cứu về chất thải y tế đƣợc quan tâm ở nhiều khía cạnh [44, 49]: - Sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng. - Ảnh hƣởng của nƣớc thải y tế đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và ngoài bệnh viện. - Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với chất thải y tế. - Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe. - Tổn thƣơng nhiễm khuẩn ở điều dƣỡng, hộ lý và nhân viên thu gom chất thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với ngƣời thu gom chất thải, vệ sinh và cộng đồng. - Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế... Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế nhƣ IRPTC (tổ chức đăng ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng), IPCS (chƣơng trình toàn cầu về an toàn hoá chất), WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... đã xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về an toàn hoá chất. Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nƣớc có những cách xử lý chất thải của riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nƣớc phát triển trên thế giới thƣờng áp dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hại, t lệ xử lý chất thải rắn bằng các phƣơng pháp nhƣ đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chôn lấp... rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý 21 chất thải rắn của một số nƣớc trên thế giới cho thấy, Nhật Bản là nƣớc sử dụng phƣơng pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất (38 ), sau đó đến Thụy Sỹ (33 ), trong khi đó Singapore chỉ sử dụng phƣơng pháp đốt, Pháp lại sử dụng phƣơng pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30 )... Các nƣớc sử dụng phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong xử lý chất thải rắn là Phần Lan (84 ), Thái Lan (84 ), Anh (83 ), Liên Bang Nga (80 ) và Tây Ban Nha (80 ) [10, 24]. * Hoạt động quản lý Theo WHO [48, 49], để đạt đƣợc những mục tiêu trong quản lý chất thải y tế các cơ sở y tế cần có những hoạt động cơ bản sau: - Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lƣợng, thành phần). - Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải. - Thực hiện phân loại chất thải theo các nhóm. - Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải (nơi lƣu giữ, màu sắc dụng cụ, đặc điểm các túi, thùng thu gom và nhãn quy định...). - Nhân viên phải đƣợc tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và có các phƣơng tiện bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc. - Các cơ sở y tế phải chiụ trách nhiệm về các hoạt động quản lý chất thải. - Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp. * Thực trạng phát sinh chất thải y tế Khối lƣợng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc các yếu tố khách quan khác nhƣ: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện, lƣợng bệnh nhân khám, chữa bệnh, điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực, phƣơng pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị, chăm sóc, số lƣợng ngƣời nhà đƣợc phép đến thăm bệnh nhân... Các số liệu thống kê cho thấy, khối lƣợng chất thải hàng năm thay đổi theo mức thu nhập nhƣ sau: 22 Bảng 3: Lƣợng chất thải phát sinh tại các nƣớc trên thế giới [48] Mức thu nhập của từng nƣớc Tổng lƣợng CTYT bệnh viện (kg/đầu ngƣời) Lƣợng CTYT nguy hại (kg/đầu ngƣời) Nƣớc có thu nhập cao 1,2 – 12 0,4 – 1,6 Nƣớc có thu nhập TB 0,8 – 6 0,3 – 0,4 Nƣớc có thu nhập thấp 0,5 – 3 0,1 – 0,3 Lƣợng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện [20]. Với sự dao động từ 0,5 –8,7 kg/ngày đối với tổng lƣợng chất thải y tế và 0,1 – 1,6 kg/ngày đối với chất thải nguy hại (Bảng 4). Bảng 4: Lƣợng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện trên thế giới [48] Tuyến bệnh viện Tổng lƣợng CTYT (kg/giƣờng bệnh/ngày) Chất thải nguy hại (kg/giƣờng bệnh/ngày) Bệnh viện trung ƣơng 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6 Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1 Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4 1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 1.3.1. Các nghiên cứu quản lý chung về chất thải rắn y tế Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh nhƣng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả. Hoạt động phân loại chất thải còn tồn tại một số vấn đề nhƣ: chƣa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn để lẫn nhiều chất thải thông thƣờng với chất thải y tế và ngƣợc lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chƣa đầy đủ và thống nhất. Tình trạng nhiều bệnh viện (45 ) chƣa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế đang làm tăng nguy cơ rủi ro cho những ngƣời trực tiếp vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Trong số bệnh viện đã tách riêng vật sắc nhọn, vẫn còn một số bệnh 23 viện (11,4%) thu gom vật sắc nhọn vào các hộp chƣa an toàn (vẫn có khả năng đâm, xuyên), còn lại đa số các bệnh viện (88,6 ) thƣờng đựng chất thải sắc nhọn vào các vật tự tạo nhƣ chai truyền dịch, chai nhựa đựng nƣớc khoáng... [27]. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy: t lệ cán bộ y tế hiểu biết đầy đủ về cách thức phân loại chất thải thành 5 nhóm chƣa cao, hiểu biết về mã màu sắc, dụng cụ đựng chất thải y tế chƣa đầy đủ, bên cạnh đó công tác đào tạo, tập huấn của các bệnh viện chƣa nhiều, do vậy hoạt động phân loại chất thải chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi [10, 18]. Năm 2003, Đào Nguyên Minh nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế tại hai bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, kết quả nghiên cứu cho thấy thấy hầu hết dụng cụ đựng chất thải tại 2 bệnh viện đều không có đủ các mã màu sắc theo quy định, công tác phân loại, thu gom chất thải của cả 2 bệnh viện còn nhiều vấn đề tồn tại, chƣa thực hiện đúng với các quy định của Bộ y tế [16]. Năm 2004, Dƣơng Thị Hƣơng và cộng sự nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trƣờng tại 11 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng, kết quả nghiên cứu cho thấy: việc tổ chức phân loại, thu gom tập trung tại các bệnh viện đều chƣa thực hiện tốt. Hệ thống trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải không đƣợc cung cấp đầy đủ, khu vực lƣu giữ chất thải chƣa đáp ứng đƣợc các quy định của BYT ban hành [20]. Năm 2007, Đào Ngọc Phong nghiên cứu tình hình quản lý chất thải tại các bệnh viện huyện thuộc 4 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Cần Thơ, kết quả nghiên cứu đã đƣa ra nhiều kết luận về thực trạng quản lý chất thải y tế, tình hình ô nhiễm môi trƣờng của các bệnh viện gây ra và các kết quả áp dụng mô hình quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến huyện [17]. Năm 2008 – 2009, Nguyễn Duy Bảo và các cộng sự đã nghiên cứu thực trạng môi trƣờng và hoạt động quản lý chất thải y tế của 22 bệnh viện tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh thuộc khu vực phía Bắc, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế đã đƣợc các bệnh viện quan tâm và thực hiện 24 nghiêm túc theo Quy chế quản lý chất thải y tế tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT, tuy nhiên còn phổ biến tình trạng thực hiện không đúng về mặt kỹ thuật theo quy định của BYT, nguyên nhân chủ yếu đƣợc cho là thiếu kinh phí thực hiện. Năm 2011, Hoàng Giang nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu nghị Việt đức, kết quả cho thấy vẫn còn 14,7 đến 64,7 các khoa phân loại chất thải sai, 3,1 nhân viên y tế phân loại chất thải sai với quy định [21]. Nghiên cứu của Hồ Thị Nga năm 2013 về Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng cho thấy công tác quản lý chất thải rắn y tế thực hiện khá tốt đáp ứng hầu hết các tiêu chí của Bộ y tế ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT [23]. Kết quả từ một nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải ở 80 bệnh viện trong cả nƣớc, kết quả cho thấy lƣợng chất thải rắn phát sinh tăng dần từ bệnh viện tuyến huyện, đến tuyến tỉnh và cao nhất ở tuyến trung ƣơng (Bảng 5) [27]: Bảng 5: Lƣợng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện Việt Nam Tuyến bệnh viện (Kg/giƣờng bệnh) Tổng lƣợng CTYT (Kg/giƣờng bệnh) CTYT nguy hại (Kg/giƣờng bệnh) Bệnh viện trung ƣơng 0,97 0,16 Bệnh viện tỉnh 0,88 0,14 Bệnh viện huyện 0,73 0,11 Báo cáo thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện năm 2009 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy: tổng lƣợng chất thải thông thƣờng phát sinh trong một ngày của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế là 104.227kg, trung bình là 0,76kg/giƣờng bệnh/ngày, tổng lƣợng chất thải lây nhiễm cần đƣợc xử lý trong 1 ngày là 24.776kg, trung bình là 0,18kg/giƣờng bệnh/ngày. Ngoài ra còn có các loại chất thải y tế nguy hại khác: chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, bình áp suất [25]. * Thu gom chất thải bệnh viện 25 Hầu hết các chất thải y tế đều đƣợc các bệnh viện thu gom, vận chuyển ngay trong ngày (90,9 ). Tuy nhiên t lệ thu gom chất thải đúng theo quy định chỉ đạt 50% trong tổng số các bệnh viện [32]. Phƣơng tiện thu gom chất thải nhƣ túi, thùng, xe vận chuyển chất thải của các bệnh viện hầu hết còn thiếu và chƣa đạt chuẩn. Trong khi đó hiểu biết của nhân viên trong bệnh viện đặc biệt là của các nhân viên th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003411_1_7537_2002708.pdf
Tài liệu liên quan