Luận văn Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã Phù đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội

LỜI CẢM ƠN.1

MỞ ĐẦU .2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN .8

1.1. Tổng quan chất thải rắn .8

1.1.1. Khái niệm chất thải rắn .8

1.1.2. Phân loại chất thải rắn.10

1.1.3. Tác hại của chất thải rắn .12

1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.13

1.2.1 Trên thế giới.13

1.2.2. Ở Việt Nam .14

1.2.3. Tại Hà Nội và khu vực nghiên cứu .15

1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn.15

1.3.1 Phương pháp xử lý nhiệt .15

1.3.2. Phương pháp xử lý sinh học.17

1.3.3. Phương pháp xử lý hóa học .19

1.3.4. Phương pháp ổn định hóa .19

1.3.5. Phương pháp chôn lấp rác.19

1.4. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng .20

1.4.1. Một số khái niệm.20

1.4.2. Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng đồng .23

1.4.3. Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý chất thải

rắn .24

1.5. Cơ sở pháp lý.27

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG XÃ

PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.29

2.1. Điều kiện tự nhiên .29

2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi nghiên cứu .29

2.1.2. Địa hình - địa mạo.30

2.1.3. Khí hậu - thủy văn.30

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hôi .32

2.2.1. Dân số .32

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .33

2.2.3. Cơ sở hạ tầng.34

2.2.4. Y tế, giáo dục .34

2.3. Hiện trạng môi trường huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .36

2.3.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt .36

pdf37 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã Phù đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫu phiếu điều tra cho 2 nhóm đối tượng cụ thể là nhân viên đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt và cộng đồng người dân. - Phương pháp điều tra xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt: 6 Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi thôn nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ, tiến hành phát túi cho các hộ đựng rác. Sử dụng cân để xác định khối lượng rác bằng phương pháp khối lượng. Hệ số phát sinh rác = trọng lượng rác của 1 hộ số nhân khẩu Xác định thành phần rác thải sinh hoạt: Tại mỗi thôn tiến hành lấy rác và phân loại rác vào 3 ngày: thứ 2, thứ 5, thứ 7 trong vòng 1 tuần, 2 tuần/tháng, làm trong 6 tháng. Thành phần % theo loại = trọng lượng theo từng loại tổng lượng rác thải của mẫu x 100% Chât thải rắn chăn nuôi: Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn chăn nuôi: Mỗi thôn nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ, tiến hành phát thùng cho các hộ đựng rác thải sinh hoạt. Sử dụng cân để xác định khối lượng chất thải bằng phương pháp khối lượng (tiến hành lấy chất thải vào 3 ngày: thứ 2, thứ 4, thứ 7 trong vòng 1 tuần, 2 tuần/tháng, làm trong 6 tháng). Khối lượng chất thải rắn 1 con = trọng lượng chất thải rắn từng loại số lượng con - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc. Nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ các cơ quản quản lý nhà nước gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phòng thống kê thành phố Hà Nội.... - Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi. Các bước tiến hành dự báo: Xác định mục tiêu dự báo: khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn chăn nuôi Chọn mô hình dự báo. 7 Thu thập số liệu và tiến hành dự báo. Ứng dụng kết quả dự báo. Tính chính xác của dự báo: Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Bởi vì dự báo được hình thành trước khi số liệu thực tế xảy ra, vì vậy tính chính xác của dự báo chỉ có thể đánh giá sau khi thời gian đã qua đi. Nếu dự báo càng gần với số liệu thực tế, ta nói dự báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp. - Phương pháp bản đồ và GIS. Đề tài sử dụng công cụ Google Earth, GPS và bản đồ giấy xác định vị trí khu vực cần khảo sát thực địa, bấm tọa độ và biểu diễn vị trí khảo sát trên bản đồ, xử lý bản đồ bằng công cụ mapinfo cho ra các sơ đồ và bản đồ chuyên đề 7. Cơ sở tài liệu thực hiện - Các tài liệu về lý thuyết: quản lý chất thải rắn, quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng gắn với khu vực Hà Nội, khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ Hà Nội, bản đồ huyện Gia Lâm, khu vực nghiên cứu, báo cáo hiện trạng môi trường 2011-2015,.... 8 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát sinhtừ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.[7] Chất thải rắn bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không được hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng.[11] Theo điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu[9]: Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản 9 lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn , các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn ; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn . Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người[3]. Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học,... Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [6]. Các nguồn sinh ra chất thải rắn - Từ mỗi cơ thể. - Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ...), phần lớn do sinh hoạt. - Từ thương mại (các cửa hàng, chợ...) - Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên...) - Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng...) - Từ nông nghiệp. - Từ các nhà máy xử lý rác 10 Để hiểu rõ hơn về các nguồn sinh ra chất thải rắn ta có bảng nguồn gốc chất thải rắn sau: Bảng 1.1: Nguồn gốc chất thải rắn Nguồn Nguồn gốc phát sinh Loại chất thải rắn Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao tầng, khu tập thể... Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa chữa... Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác Công nghiệp xây dựng Từ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng... Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ, sân chơi, bãi tắm, khu giải trí... Các loại chất thải bình thường Nông nghiệp Đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại... Phân rác, rơm rạ, thức ăn, chất thải nguy hiểm Khu vực xử lý chất thải Từ các quá trình xử lý nước thải, xử lý công nghiệp Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát đất... Nguồn: Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị. 1.1.2. Phân loại chất thải rắn 1.1.2.1. Theo quan điểm thông thường - Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn. - Rác bỏ đi: Bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại - Tro, xỉ: Vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm, rạ, lá ở các gia đình, nhà hang, công sở, nhà máy, xí nghiệp - Chất thải xây dựng: Rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa là rác xây dựng. 11 - Chất thải đặc biệt: Bao gồm rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: Rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi - Chất thải nguy hiểm: Chất thải hóa chất, sinh học, dễ cháy nổ, hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng tới con người, động vật, thực vật. 1.1.2.2. Theo công nghệ quản lý, xử lý Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý, xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm. Bảng 1.2.Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý, xử lý Thành phần Nguồn gốc Định nghĩa Các chất gây cháy Giấy Các vật liệu làm từ giấy Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh... Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, bì tải, bì nilon... Rác thải gia đình Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô... Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm... Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa... Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì nilon... Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Bóng, giầy, ví, băng cao su... 12 Các chất không cháy được Các kim loại sắt Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ... Các kim loại không phải là sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng... Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn... Đá và sành sứ Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh Vỏ trai, xương, gạch, đá gốm... Các chất hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm Đá cuội, cát, đất, tóc... Nguồn: Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường 1.1.3. Tác hại của chất thải rắn 1.1.3.1. Đối với sức khỏe cộng đồng Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan tới yếu tố môi trường bị ô nhiễm. Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn... do chất thải rắn gây ra. 13 Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. I.1.3.2. Đối với mỹ quan đô thị Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư trong đô thị. Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội. 1.1.3.3. Đối với môi trường chung Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập. Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện. Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất, nước, không khí. 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới Nghiên cứu về chất thải rắn đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada Đề cập đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh, phân loại chất thải rắn; quản lý chất thải rắn (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của chất thải rắn đối với môi trường và sức khỏe. Đề xuất các biện pháp làm giảm tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng; ảnh hưởng của nước thải đối với việc lan truyền dịch bệnh. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe, các nước đang phát triển như Mỹ và Châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải rắn. Trong tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và Châu 14 Âu cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Tại Mỹ, vào năm 1988, cả nước có 6200 lò đốt chất thải rắn nhưng đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lò đốt hoạt động. Tại Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Tại châu Âu, nhiều nước đã đóng cửa lò đốt chất thải rắn. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không còn lò đốt nào vận hành. Tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ai-len có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngừng hoạt động toàn bộ. Các nước phát triển đã thay thế lò đốt bằng các công nghệ khác thân thiện với môi trường. Ở nước ta, nhiều lò đốt hiện không được vận hành do gặp phải sự phản đối của người dân. Hiện nay, trên thế giới, các công nghệ không đốt phổ biến bao gồm: Quy trình nhiệt: khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp (autoclave) hay hệ thống hấp ướt tiên tiến (advanced steam), khử khuẩn bằng nhiệt khô (dry heat), công nghệ vi sóng (microwave), plasma...; Quy trình hoá học: không dùng clo (non-chlorine), thủy phân kiềm (alkaline hydrolysis); Quy trình bức xạ: tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học: xử lý bằng enzym. Trong số các công nghệ trên, quy trình nhiệt là phổ biến nhất. 1.2.2. Ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu chất thải rắn ở Việt Nam đã được tiến hành tại nhiều tỉnh và thành phố. Các dự án liên quan đến quản lý chất thải rắn được tài trợ đã và đang thực hiện tại Việt Nam khá đa dạng, bao gồm các dự án quy hoạch và cải thiện môi trường đô thị; xây dựng các chiến lược, kế hoạch về chất thải rắn; kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải rắn tại các đô thị; cung cấp thiết bị xử lý chất thải rắn tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh “Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020”, Bộ Xây dựng, 1999. Với mục tiêu: Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xong việc lập quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh. Đồng thời, các tỉnh, thành phố xây dựng một số cơ sở chế biến chất thải rắn làm phân bón khi có điều kiện; thu gom, vận chuyển và xử lý 80 - 95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp. Tài liệu giúp học viên khái quát được chiến lược của ban lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong việc hoàn thiện 15 công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên nguyên tắc đồng bộ về luật pháp, đầu tư phát triển, trợ giúp kỹ thuật, thanh tra kiểm soát. 1.2.3. Tại Hà Nội và khu vực nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môi trường và đề xuất giải pháp”, Vũ Đức Toàn, Nguyễn Phương Quý, Hà Thị Hiền, Lê Thị Thanh Trà, Nguyễn Thu Hà, 2012. Khoa môi trường, trường Đại học Thủy lợi. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá mức độ gây ô nhiễm của khu chôn lấp rác Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đến môi trường xung quanh. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường nước của bãi rác Xuân Sơn. “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội năm 2011, đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015:Tỷ lệ rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý trong ngày đạt 100%. 1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn Để hạn chế việc ô nhiễm do thải các chất thải rắn, hiện nay ở nhiều nước đã có các biện pháp xử lý chất thải rắn rất nghiêm ngặt như: phân loại các chất thải, tận dụng và thu hồi lại các chất thải, xử lý các chất thải độc hại nguy hiểm bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn chất thải ở hố chôn có kĩ thuật, có lớp ngăn cách với đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu nước bề mặt và sử dụng hợp lí các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm. Để xử lý chất thải rắn đang là vấn đề mà các tỉnh trong cả nước hết sức quan tâm. Chất thải thường được chôn lấp tại các khu tập trung chất thải hở theo hình thức tự phát. Hầu hết các bãi rác thải này đều được chôn lấp rất thiếu vệ sinh, và do diện tích chôn lấp hẹp và gần khu vực dân cư nên gây ô nhiễm và những tác động đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Không những thế, tốc độ đô thị hóa và sự tăng dân số càng làm cho việc quản lý chất thải rắn ngày càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc lựa chọn công nghệ xử lý và quy hoạch bãi chôn lấp hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường. Công nghệ xử lý chất thải rắn thường được phối hợp giữa chôn lấp và đốt hay sản xuất phân vi sinh. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cần được xem xét trên cả hai phương diện kinh tế và môi trường 1.3.1. Phương pháp xử lý nhiệt a. Nhiệt phân (pyrolysis) 16 Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ, được thực hiện ở các nước đang phát triển (Mỹ, Đan Mạch,). Nhiệt phân là quá trình phân hủy chất thải rắn bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxi để phân hủy thành khí đốt theo các phản ứng: C + O2 → CO2 C + H2O → CO + H2 C + 1/2O2 → CO C + H2 → CH4 Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí chủ yếu như CH4, H2, CO, CO2 và một số sản phẩm lỏng có chứa các chất như acid, acetic, acctone, metaganol, được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích khác, tuy nhiên chỉ có 31-37% chất thải rắn phân hủy, phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt[6]. b. Thiêu đốt rác (Incineration) Đốt là phương pháp xử lý rác phổ bíến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng: CXHYOZ +(x+y/4 +z/2) O2→ xCO2 +y/2 H2O Ưu điểm: Xử lý triệt để rác thải; tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm; diện tích xây dựng nhỏ; vận hành đơn giản; có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳ phân hủy lâu dài. Nhược điểm: là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như SO2, HCl, NOx, CO, Do vậy, khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng theo hệ thống xử lý khí thải. Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt phục vụ các nhu cầu khác nhau như tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện, Ở Việt Nam, công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh 17 viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài. 1.3.2. Phương pháp xử lý sinh học a. Phương pháp xử lý hiếu khí tạo thành phân bón (Composting) Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Việc ủ chất thải rắn với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể được tiến hành ngay ở các hộ gia đình để tạo thành phân bón cho. Ưu điểm của phương pháp này là giảm đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển. Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau: Vi khuẩn hiếu khí Chất hữu cơ Chất mùn + CO2+ H2O+ NH3+ SO2 Phương pháp ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxi. Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 45 0 C, sau 6-7 ngày có thể đạt tới 70-750C. Nhiệt độ này chỉ đạt được với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động như oxi, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ chủ yếu như phốt pho, lưu huỳnh, kali, nitơ Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá mạnh, chỉ sau 2-4 tuần rác được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị tiêu diệt do nhiệt độ ủ tăng. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí, độ ẩm tối ưu cho quá trình này là 50- 60 0 C [6] . b. Xử lý kỵ khí (Anaerobic) Công nghệ ủ kỵ khí cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, đặc biệt ở Ấn Độ, chủ yếu thực hiện ở qui mô nhỏ. Vi khuẩn kỵ khí Chất hữu cơ Các chất đơn giản + CO2 + CH4+ NH3+ H2S + Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thấp; sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho các nhu cầu đung nấu, lò hơi, + Nhược điểm: Thời gian phân hủy thường kéo dài 4-12 tháng, lâu hơn xử lý hiếu khí. Các chất khí sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí chủ yếu là H2S, NH3 18 gây mùi hôi khó chịu. Hơn nữa, các vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt do quá trình phân hủy xảy ra ở nhiệt độ thấp. c. Phương pháp xử lý kỵ khí kết hợp với hiếu khí (Combined anaerobic and aerobic) Công nghệ này sử dụng cả 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kị khí kết hợp với nhau. Ưu điểm: Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí; Sử dụng nước rò rỉ trong quá trình ủ để len men kỵ khí; Vừa tạo được lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4 cung cấp nhiệt. d. Chăn nuôi sinh thái Là hệ thống chăn nuôi không có chất thải, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tài nguyên và kỹ thuật rẻ tiền, chăn nuôi không lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất hóa học, sử dụng công nghệ vi sinh làm kỹ thuật nền tảng. Chăn nuôi sinh thái không chất thải hiện đang thu hút được nhiều chú ý từ các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và các hộ chăn nuôi. Chăn nuôi sinh thái là loại hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đơn giản và hiệu quả. Đây là một công nghệ chăn nuôi không chất thải vì toàn bộ phân và nước giải nhanh chóng được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho gia súc. Hơn nữa, chăn nuôi theo công nghệ này không phải dùng nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên không có nước thải từ chuồng nuôi, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối bởi vì vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu. Vì không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc nên trong chuồng không có chỗ cho muỗi sinh sôi và vì vi sinh vật nhanh chóng phân giải phân nên cũng không có chỗ cho ruồi đẻ trứng. Nhờ hệ vi sinh vật hữu ích tạo được bức tường ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như giữa gia súc với người. - Nuôi giun quế Giun quế có tên khoa học là Peri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003381_1_3101_2002679.pdf
Tài liệu liên quan