Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật và chế độ, chính sách của nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

- Cần quy hoạch và công bố quy hoạch sử dụng đất để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý và thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất.

 - Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Duy trì và đảm bảo cho người dân có đất canh tác và đất ở ổn định tạo điều kiện để sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

doc96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốt 50%. Vị trí chôn lấp tại Bãi Nức xã An Tiến, diện tích bãi F=0.57Ha (hiện đã đổ đầy 0.35 ha) - Rác trong các khu dân cư làng xóm được thu gom bằng các tổ thu gom rác của từng địa phương. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 60%. Các xã đều có bãi chôn lấp chất thải với quy mô nhỏ khoảng 3.000 - 4.000 m2/bãi. - Nghĩa trang: Các khu dân cư (làng xóm, thị trấn) đều có các nghĩa trang riêng nằm rải rác xung quanh khu ở, tổng diện tích nghĩa trang trong huyện là F=121,00 ha. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là ảnh hưởng sự biến đổi của thời tiết. Biến đổi khí hậu của huyện An Lão có mối liên hệ chặt chẽ tới biến đổi khí hậu của Việt Nam, trong đó có thể nêu ra hai nhóm hiện tượng biến đổi thời tiết tiêu cực quan trọng nhất đó là bão, lũ lụt và hạn hán kéo dài. Bão, lũ cường độ lớn, kéo dài và không theo quy luật, mùa bão lũ gây úng lụt kéo dài: ảnh hưởng của bão tại huyện An Lão không đáng kể nhưng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão khá nặng nề. Mưa lớn xảy ra trong phạm vi hẹp gây ra lũ quét trên các sông nhỏ cũng thường hay xuất hiện vào thập kỷ gần đây. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1450 - 1600 mm phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Đây cũng là khoảng thời gian thường sảy ra các hiện tượng sạt lở đất. Mưa lũ lớn làm rửa trôi hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong đất, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Những trận mưa lớn trái quy luật xảy ra trong mùa đông với lượng mưa ngày lớn hơn lượng mưa ngày lớn nhất trong các tháng mùa hè làm cho tổng lượng mưa toàn mùa đông xuân vẫn dao động ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm nhưng hạn hán kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng xảy ra nhiều hơn trong các mùa đông xuân.  Nhiệt độ trung bình thời đoạn 10 năm các thập kỷ đều có xu hướng tăng. nhiệt độ trung bình thời kỳ 2001 - 2010 tăng so với thời kỳ 1961 - 1970 từ 0,4 -0,6 0C. trong đó thời kỳ từ 1961 đến 1990 ít thay đổi, 2 thập kỷ gần đây có xu hướng tăng nhanh. Riêng tháng 5 có nhiệt độ trung bình thời kỳ 2001 - 2010 thấp hơn so với thời kỳ 1961 - 1970 và ở mức xấp xỉ các thời kỳ khác. Nhiệt độ trung bình tháng 2 thời kỳ 2001 - 2010 tăng nhiều nhất so với các tháng khác. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố thiên tai tác động trên địa bàn huyện xói mòn, rửa trôi đất, Các hiện tượng trên chịu tác động rất lớn ở các yếu tố tự nhiên và con người gây ra. Các yếu tố đó có những tác động khác nhau đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống dân cư ở các vùng ven sông, gây mất đất sản xuất, ách tắc giao thông, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Biến đổi khí hậu đang gây nên những hiện tượng thời tiết khác thường so với quy luật nhiều năm, cần có những nghiên cứu tìm hiểu về quy luật biến đối khí hậu và đưa ra các biện pháp thích hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại về những thay đổi chế độ thời tiết thuỷ văn do biến đổi khí hậu gây ra. 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường tác động đến việc sử dụng đất 2.3.2.1. Thuận lợi - An Lão là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp giáp với tỉnh Hải Dương và Thái Bình, có hệ thống giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện, là nơi trung chuyển hàng hoá nông sản cho thành phố và tỉnh bạn như Thái Bình, Quảng Ninh và Ninh bình... Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có vị trí chiến lược trong củng cố an ninh quốc phòng. Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho canh tác lúa, màu, cây hằng năm khác, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc và phát triển thuỷ sản. - Nhân dân huyện An Lão có truyền thống tự lực tự cường, đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi sáng tạo, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp..., luôn có ý thức hướng tới sản xuất hàng hoá, từng bước loại trừ nên kinh tế tự cung tự cấp. - Được sự quan tâm, chỉ đạo Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và các Ban ngành, cùng đội ngũ cán bộ quản lý của huyện, cán bộ khoa học nhiệt tình trong các cơ quan năng động và có trách nhiệm. 2.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế - An Lão là huyện có mật độ dân số cao, diện tích canh tác trên đầu người không cao. - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưỏng của chế độ bán nhật triều của biển Đông nên đã hình thành 2 mùa rõ rệt : Mùa đông : lạnh, khô hanh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (tập trung từ tháng 6 đến tháng 9), ngoài ra An Lão thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão từ biển Đông gây mưa lũ và úng lụt cho mùa vụ, ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo về trữ lượng và chủng loại, chủ yếu là đá vôi (không được khai thác) và đất sét. - Các loại hoạt động dịch vụ còn mới phát triển nên thiếu đa dạng và đồng bộ. Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000 Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai, huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.490.49 ha. Diện tích các loại đất chính đang sử dụng của huyện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1 : Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện năm 2000 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.490,49 100,00 Đất nông nghiệp 8.010,93 69,72 Đất phi nông nghiệp 3.155,37 27,46 Đất chưa sử dụng 324,19 2,82 (Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng) : Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện An Lão năm 2000 3.1.1. Nhóm đất nông nghiệp 3.1.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp có 8.010,93ha chiếm 69.72 % diện tích tự nhiên toàn huyện. 3.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Năm 2000, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện có 3.155,37ha, chiếm 27,46 % diện tích tự nhiên toàn huyện. 3.1.3. Đất chưa sử dụng Năm 2000, huyện có 324,19ha đất chưa sử dụng chiếm 2,82% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn của huyện trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng 108,78 ha chiếm 33,55 % diện tích đất chưa sử dụng. - Đất đồi núi chưa sử dụng 162,64 ha chiếm 50,16 % diện tích đất chưa sử dụng. - Đất núi đá không có rừng cây 55,77ha chiếm 17,2 % diện tích đất chưa sử dụng. 3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011 Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai, huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506.43 ha. Diện tích các loại đất chính đang sử dụng của huyện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện năm 2011 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.506,43 100,00 Đất nông nghiệp 6.426,05 55,85 Đất phi nông nghiệp 4.901,83 42,60 Đất chưa sử dụng 178,55 1,55 (Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng) Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện An Lão năm 2011 3.2.1. Nhóm đất nông nghiệp 3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp có 6.426.05ha chiếm 55.85 % diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp 5.653.75 ha, bằng 49.14 % diện tích đất tự nhiên. - Đất lâm nghiệp 115.14 ha chiếm 1.00 % diện tích đất nông nghiệp. - Đất nuôi trồng thuỷ sản 620.39 ha, bằng 5.39 % diện tích đất nông nghiệp. a. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Năm 2011, Đất sản xuất nông nghiệp 5.653,75 ha, bằng 49,14 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó: - Đất trồng cây hàng năm 5.410,12 ha chiếm 47,02 % diện tích đất nông nghiệp, gồm: + Đất trồng lúa 5.228,91 ha, chiếm 45,44 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất trồng cây hàng năm khác 181,21 ha, chiếm 1,57 % diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm 243,63 ha, chiếm 2,12 % diện tích đất nông nghiệp. b. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp nghiệp 115,14 ha chiếm 1,00 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó : - Đất rừng sản xuất 17,59 ha chiếm 0,15 % diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 52,34 ha chiếm 0,45 % diện tích đất nông nghiệp c. Hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nuôi trồng thuỷ sản có 620.39 ha, bằng 5.39 % diện tích đất nông nghiệp. Bảng 3.3 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2011 (ha) Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên (%) (1) (2) (3) (4) Tổng diện tích tự nhiên 11.506,43 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 6.426,05 ng) 55,85 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.653,75 49,14 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.410,12 47,02 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.228,91 45,44 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 181,21 1,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 243,63 2.,12 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 115,14 1,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 17,59 0,15 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 52,34 0,45 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 45,21 0,39 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 620,39 5,39 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 36,77 0,32 (Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng) Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện An Lão năm 2011 3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Năm 2011, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện có 4.901,83 ha, chiếm 42,60 % diện tích tự nhiên, trong đó: * Đất ở 1.873,37 ha chiếm 16,28 % diện tích đất phi nông nghiệp. * Đất chuyên dùng 1.921,40 ha chiếm 16,70 % diện tích đất phi nông nghiệp, gồm: - Đất trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp 12,30 ha, chiếm 0,11 % diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất quốc phòng 105,06 ha, chiếm 0,91 % diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất an ninh 30,47 ha, chiếm 0,26 % diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 226,00 ha, chiếm 1,96 % diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất có mục đích công cộng 1.547,57 ha, chiếm 13,45 % diện tích đất phi nông nghiệp. * Đất nghĩa trang, nghĩa địa 125,13 ha chiếm 1,09 % diện tích đất phi nông nghiệp. * Sông, suối và mặt nước chuyên dùng 946,22 ha chiếm 8,22 % diện tích đất phi nông nghiệp. * Đất phi nông nghiệp khác 5,44 ha, chiếm 0,05 % diện tích đất phi nông nghiệp. Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2011 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4901.83 42.60 2.1 Đất ở OTC 1873.37 16.28 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1757.98 15.28 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 115.39 1.00 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1921.40 16.70 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 12.30 0.11 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 105.06 0.91 2.2.3 Đất an ninh CAN 30.47 0.26 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 226.00 1.96 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1547.57 13.45 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 30.27 0.26 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 125.13 1.09 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 946.22 8.22 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5.44 0.05 (Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng) Hình 3.4. Cơ cấu các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp huyện An Lão năm 2011 3.2.3. Đất chưa sử dụng Năm 2011, huyện còn 178,55 ha đất chưa sử dụng chiếm 1,55 % diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn của huyện trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng 107,27 ha chiếm 0,93 % diện tích đất chưa sử dụng. - Đất đồi núi chưa sử dụng 70,30 ha chiếm 0,61 % diện tích đất chưa sử dụng. - Đất núi đá không có rừng cây 0,98 ha chiếm 0,01 % diện tích đất chưa sử dụng. 3.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 3.3.1. Biến động diện tích tự nhiên Năm 2000 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 11.490,49 ha, theo thống kê đất đai 2011, diện tích tự nhiên của huyện tăng thêm 15,94 ha so với năm 2000. Nguyên nhân tăng chủ yếu do phù sa bồi đắp, còn lại một phần do đo đạc lại bản đồ địa chính tại 17 xã, thị trấn. 3.3.2. Biến động các loại hình sử dụng đất Bảng 3.5: Biến động đất đai năm 2011 so với năm 2005, so với năm 2000 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2011 So với năm 2005 So với năm 2000 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) Diện tích năm 2000 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 11.506,43 11.490,49 15,94 11.490,49 15,94 1 Đất nông nghiệp NNP 6.426,05 6.666,45 -240,4 8.010,93 -1.586,88 1.1 Đất trồng lúa LUA 5.228,91 5.668,28 -439,37 6.093,7 -864,79 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 243,63 297,86 -54,23 147,59 96,04 1.3 Đất rừng sản xuất RSX 17,59 31,91 -14,32 * * 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 52,34 52,95 -0,61 108,95 -56,61 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 45,21 31,1 14,11 45,21 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 620,39 414,1 206,29 398,81 221,58 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.901,83 4.604,6 297,23 3.155,37 1.746,46 2.1 Đất trụ sở CQ. CTSN CTS 12,3 28,35 -16,05 12,3 2.2 Đất quốc phòng CQP 105,06 81,01 24,5 73,15 31,91 2.3 Đất an ninh CAN 30,47 0,31 30,16 30,47 2.4 Đất sản xuất. KDPNN CSK 226 149,21 76,79 8,46 217,54 2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.547,57 1.405,23 142,34 1.358,53 189,04 2.6 Đất tôn giáo. TN TTN 30,27 26,3 3,97 30,27 2.7 Đất nghĩa trang. NĐ NTD 125,13 119,82 5,31 115,12 10,01 2.8 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 946,22 955,48 -9,26 980,24 -34,02 2.9 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,44 4,33 1,11 5,44 3 Đất chưa sử dụng CSD 178,55 217,45 -38,9 324,19 -145,64 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 107,27 157,22 -49,95 108,78 -1,51 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 70,3 50,64 19,66 162,64 -92,34 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,98 9,59 -8,61 52,77 -51,79 (Trên cơ sở số liệu thống kê, kiểm kê học viên tổng hợp phân tích biến động) (*) Số liệu kiểm kê năm 2000 không tách được diện tích 3 loại rừng. Hình 3.5. Biến động đất đai huyện An Lão giai đoạn 2000 - 2011 a. Biến động đất nông nghiệp Trong thời kỳ 2000 - 2011, diện tích đất nông nghiệp giảm 1.584,88 ha, bình quân giảm 144 ha/năm. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, trong đó: - Diện tích đất trồng lúa giảm bình quân hàng năm 79 ha/năm, giảm đều ở cả hai giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2011. - Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm bình quân 9 ha/năm. - Diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2011 có sự chuyển đổi giữa 2 loại rừng và biến động sang mục đích khác không đáng kể. - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân tăng 20 ha/năm, do chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở vùng trũng và khai thác mặt nước ven sông, vào nuôi trồng thủy sản. b. Đất phi nông nghiệp Trong thời kỳ 2000 - 2011, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2.835,73 ha, bình quân tăng 258 ha/năm. Hầu hết các loại đất phi nông nghiệp đều tăng, trong đó một số loại đất tăng mạnh như: đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng bình quân 20 ha/năm; đất có mục đích công cộng tăng 17 ha/năm. c. Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của thành phố biến động theo chiều hướng giảm. Thời kỳ 2001 - 2011 giảm 145,64 ha, bình quân giảm 13 ha/năm do khai thác sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó: đất bằng chưa sử dụng giảm 1,51 ha; đất đồi núi chưa sử dụng tăng 6,58 ha; đất núi đá không có rừng cây giảm 51,79 ha. 3.3.3. Đánh giá quy luật biến động đất đai Nhìn chung xu hướng biến động đất đai của huyện phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Đất nông nghiệp biến động giảm do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Hầu hết các loại đất phi nông nghiệp tăng, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu, cụm công nghiệp, nhà ở, tăng nhanh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. 3.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO 3.4.1. Đánh gia tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. 3.4.1.1. Xây dựng bản đồ đất đai huyện An Với khí hậu nhiệt đới gió mùa huyện An Lão có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú. Xác định các đơn vị đất đai Quy trình thành lập bản đồ đơn vị đất đai bằng GIS được khái quát như sau: H×nh 3. 6. Quy tr×nh thµnh lËp b¶n ®å ®¬n vÞ ®Êt ®ai Cơ sở khoa học để lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất, từ đó lựa chọn ra các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Mỗi loại hình sử dụng đất được cụ thể hoá bằng một loạt các yêu cầu sử dụng đất, những yêu cầu này là các điều kiện đất đai cần thiết để thực hiện thành công và lâu bền một loại hình sử dụng đất (FAO 1984). Bảng 3.6. Yêu cầu sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Đặc trưng về đất Đặc trưng về địa hình Đặc trưng về thủy văn Lúa Loại đất Thành phần cơ giới Địa hình tương đối Cấp nước Thoát nước Lúa – màu Cấp nước Thoát nước Thuỷ sản Cấp nước Thoát nước Mặt nước (Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp Bộ NN và PT NT. NXB Khoa học và kỹ thuật HN 2009) Các đặc trưng đất đai là các thuộc tính đơn giản của đất đai có thể được đo lường hay đánh giá trong một cuộc điều tra thông thường, nó chỉ ra các tính chất cụ thể của một đơn vị đất đai nào đó. Các đặc trưng đất đai được liệt kê theo mức độ dữ liệu thu thập như thế nào, càng đầy đủ thì sự đánh giá càng chính xác hơn. Các đặc trưng đất đai thu thập được từ An Lão bao gồm : + Loại đất (G): là yếu tố tổng hợp khái quát được nhiều đặc tính chung nhất, cho biết khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng. Trong khu vực nghiên cứu có 6 loại đất chính: Đất phù sa không được bồi, chua (Pc), Đất phù sa Glây (Pg), Đất mặn trung bình và ít (M), Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs, Đất phèn tiềm tàng sâu mặn trung bình (SP2M), Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf). + Thành phần cơ giới của đất (TE): thành phần cơ giới là yếu tố sinh thái quan trọng trong đánh giá đất, liên quan đến khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo độ phì cho đất. Đây là chỉ tiêu biểu đạt tương đối tổng hợp các đặc điểm khác của đất như: dung tích hấp thụ của đất (CEC), dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất. Độ xốp và độ ẩm quyết định độ thoáng khí và quá trình hoạt động của hệ vi sinh vật đất cũng như sự phát triển của bộ rễ cây trồng. Để đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai, chỉ tiêu thành phần cơ giới của đất trong khu vực nghiên cứu được phân thành các cấp: thịt nặng (e), thịt trung bình (d), thịt nhẹ (c), cát pha (b), cát tơi - cát rời (a). + Địa hình tương đối: liên quan đến vấn đề xói mòn, rửa trôi, điều kiện, biện pháp canh tác, khả năng tưới tiêu và sự phân bố của cây trồng, An Lão là một huyện đồng bằng đặc trưng; địa hình bằng phẳng, đơn điệu với độ cao 1-2 m chiếm ưu thế. Địa hình tương đối của khu vực nghiên cứu có thể phân ra thành 5 loại: cao, vàn cao, vàn, thấp, trũng. + Tầng dày: là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, được chia làm 5 cấp: >100 cm, 100- 70 cm, 70-50 cm, 50- 30 cm, và < 30 cm. + Điều kiện tưới, tiêu: Điều kiện tưới, tiêu có tác dụng rất lớn tới sự sinh trưởng, được mùa của cây trồng, nó thúc đẩy hoặc ức chế quá trình trao đổi chất và năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đồng hoá và dị hoá, hiệu suất và nhịp sinh học của cây cối nói chung và các loại cây trồng nói riêng. Nước quá nhiều hay đất quá khô có thể gây ức chế làm cây không phát triển được, nếu kéo dài có thể gây chết cây. Dựa trên cơ sở mức độ chủ động tưới, tiêu khu vực nghiên cứu chia thành 5 mức độ: chủ động, bán chủ động, khó khăn, rất khó khăn, không được tưới/ không thể tiêu. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thích nghi đất đai đối với cây lúa huyện An Lão được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu các đơn vị đất đai ở An Lão STT Các chỉ tiêu đánh giá Ký hiệu Mã hoá 1 Đặc trưng về đất 1.1 Loại hoặc nhóm loại đất G 1 Đất mặn trung bình và ít M 1 2 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn trung bình SP2M 2 3 Đất phù sa không được bồi, chua Pc 3 4 Đất phù sa Glây Pg 4 5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 5 6 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 6 1.2 Thành phần cơ giới đất mặt TE 1 Sét g 1 2 Thịt nặng e 2 3 Thịt trung bình d 3 4 Thịt nhẹ c 4 5 Cát pha b 5 6 Cát tơi, cát rời a 6 1.3 Tầng dày D 1 > 100 cm 1 1 2 100 – 70 cm 2 2 3 70 – 50 cm 3 3 4 50 – 30 cm 4 4 5 < 30 cm 5 5 2 Đặc trưng về địa hình 2.1 Địa hình tương đối DHDR 1 Cao 1 2 Vàn cao 2 3 Vàn 3 4 Trũng 4 3 Đặc trưng về thuỷ văn, thuỷ lợi 3.1 Khả năng tiêu úng DRA 1 Tiêu chủ động 1 2 Tiêu bán chủ động 2 3 Tiêu khó khăn 3 4 Tiêu rất khó khăn 4 5 Không thể tiêu 5 3.2 Điều kiện tưới I 1 Tưới chủ động 1 2 Tưới bán chủ động 2 3 Tưới khó khăn 3 4 Tưới rất khó khăn 4 5 Không được tưới 5 Từ các đặc trưng đất đai, tiến hành xây dựng các bản đồ thành phần. Bản đồ thành phần sẽ là cơ sở cho việc thành lập bản đồ đơn vị đất đai - là bản đồ trên đó thể hiện các đơn vị đất khác biệt nhau về các tính chất, các đặc trưng đất đai. Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ trung gian, chứa các đặc trưng về đất, địa hình, nhiệt độ, điều kiện thủy lợi và là nền tảng cho phân hạng thích nghi đất đai. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Kết quả tổng hợp đơn vị đất đai (LMUs) diện tích đất nông nghiệp huyện An Lão cho thấy có 57 đơn vị đất đai. Bảng 3.8. Đặc điểm các đơn vị đất đai huyện An lão, TP. Hải Phòng STT thửa LMUs Các thuộc tính của ĐVĐĐ Diện tích (ha) 1 3 G3TE2D3DHDR2DRA3I3 928.373 2 3 G3TE2D2DHDR2DRA3I3 12.67596 3 5 G3TE2D3DHDR4DRA2I1 55.73819 4 5 G3TE2D4DHDR4DRA2I1 13.82673 5 5 G3TE2D3DHDR4DRA2I1 77.4252 6 56 G9TE4D2DHDR3DRA1I1 39.26037 7 55 G9TE3D3DHDR2DRA3I3 4.242055 8 55 G9TE5D4DHDR2DRA3I3 0.859355 9 57 G9TE4D2DHDR4DRA2I1 30.43529 10 57 G9TE3D3DHDR4DRA2I1 48.84946 (Học viên tổng hợp trên cơ sở kết quả bản đồ đơn vị đất đai) Hiện tại quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện có tổng diện tích 6426.05ha, trong đó: - Đất trồng cây hàng năm: 5410.12 ha chiếm 84,19 % đất sản xuất nông nghiệp trong đó đất trồng lúa nước 5.228,91 ha. - Đất trồng cây lâu năm: 243.63 ha chiếm 3,79% đất sản xuất nông nghiệp. 3.4.1.2. Đánh giá tiềm năng sinh thái cho mục đích nông nghiệp lúa và màu. a) Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng đất. * Đất lúa Đặc điểm sinh thái nói đến mối quan hệ giữa ngoại cảnh với cây trồng. Đối với cây lúa điều kiện ngoại cảnh có nhiều mặt nhưng quan trọng hơn cả là điều kiện khí hậu và đất đai. Nó có tác dụng quyết định đến thời vụ, mùa vụ gieo trồng cây lúa, hệ thống canh tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Nghiên cứu điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến cây trồng, đến nông nghiệp là để khai thác sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, có nghĩa là sử dụng tốt nguồn lợi thiên nhiên, đó là khí hậu và đất đai. Yêu cầu về khí hậu + Nhiệt độ Bảng 3.9. Phản ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn sinh trưởng Nhiệt độ tới hạn ( 00C) Thấp Cao Tối thích Nảy mầm 10 45 20-25 Mọc thành cây mạ 12-13 35 25-30 Ra rễ 16 35 25-28 Vươn lá 7-12 45 31 Đẻ nhánh 9-16 33 25-31 Bắt đầu phân hoá đòng 15 - - Làm đòng 15-20 38 - Nở hoa 22 35 30-33 Chín 12-18 30 20-25 (Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp Bộ NN và PT NT. NXB Khoa học và kỹ thuật HN 2009) Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C, sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nếu nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28- 350C thì lúa sinh trưởng nhanh, nảy mầm nhanh nhưng chất lượng kém. Khi nhiệt độ cao hơn 350C vào lúc phân bào giảm nhiễm hoặc kéo dài hơn một giờ vào lúc nở hoa thì làm tỉ lệ lép của lúa cao lên. + Ánh sáng ánh sáng là nhân tố cần thiết cho sự phát triển của thực vật xanh, nó rất cần thiết cho quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, nuôi sống cây. Sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cây lúa thể hiện qua hai khía cạnh: cường độ ánh sáng liên quan đến sự quang hợp; số giờ chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_407_1545_1869946.doc
Tài liệu liên quan