Luận văn Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang

MỤCLỤC

CHƯƠNG 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

GIỚI THIỆU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.1.1. Sựcần thiết nghiêucứu đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.1.2. Căncứ khoahọc và th ực tiễn: . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.2.MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.2.1Mục tiêu nghiêncứutổng quát: . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.2.2.Mục tiêu nghiêncứucụ thể: . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.3.CÁC GIẢTHUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂUHỎI NGHIÊNCỨU: . . . 3

1.3.1.Các giả thuyếtcần kiểm định: . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.3.2. Câuhỏi nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐITƯỢNG NGHIÊNCỨUCỦA ĐỀTÀI: . . . . . . . 4

1.4.1. Phạm vi nghiêncứu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.4.2. Đốitượng nghiêncứu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.5.LƯỢC KHẢOTÀILIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI: . . . . . . . . 5

CHƯƠNG 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

PHƯƠNGPHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . . . . . . . . 6

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1.1.Các khái niệmcơbảnvề dulịch: . . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1.2. Dulịch sinh tháibềnvững: . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU: . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2.2.1. Phương pháp thu th ậpsố liệu: . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2.2.2. Phương pháp phân tíchsố liệu: . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2.2.3.Mô hìnhtổng thể đề tài nghiêncứu: . . . . . . . . . . . . . . 17

CHƯƠNG 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀMNĂNG PHÁT TRIỂN DULỊCHHẬU

GIANG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

3.1. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀCƠSỞVẬT CHẤT HẠTẦNG: . . . . . . . 18

3.1.1. Điều kiệntự nhiên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

3.1.2. Hệ th ốnghạtầngkỹ thuật: . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3.2. ĐIỀU KIỆN KINHTẾ - XÃHỘI:. . . . . . . . . . . . . . . . 23

3.2.1. Điều kiện kinhtế xãhội . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

3.2.2. Nguồn nhânlực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

3.3.THỰCTRẠNG HOẠT ĐỘNG DULỊCH: . . . . . . . . . . . . . 25

3.3.2. Doanh thu và GDP dulịch. . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

3.3.3. Đầutư phát triển dulịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

3.3.4. Cơsởvật chấtkỹ thuật dulịch . . . . . . . . . . . . . . . . 30

3.4.TÀI NGUYÊN DULỊCH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

3.4.1. Dulịch sinh thái, miệtvườn. . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

3.4.2. Các di tíchlịchsửvăn hoá. . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

3.4.3. Nghề thủ công truyền thống. . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

3.4.4. Lễhội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

CHƯƠNG 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ HÀI LÒNGCỦA DU KHÁCH ĐỐIVỚISẢN PHẨM

DULỊCH SINH THÁIHẬU GIANG . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

4.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂMVỀ DU KHÁCH : . . . . . . . . . . . . . . 44

4.1.1. Giới tính: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

4.1.2. Độ tuổi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

4.1.3. Nơicư trúcủa du khách: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

4.1.4. Thu nhậpcủa du khách: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

4.1.5.Mục đích chính đi dulịchcủa du khách: . . . . . . . . . . . . . 47

4.1.6. Nghề Nghiệp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48

4.1.7. Phương tiện du khách đến dulịchtạiHậu Giang : . . . . . . . . . . 49

4.1.8. Thời điểm dulịchcủa du khách: . . . . . . . . . . . . . . . 50

4.1.9. Phương tiện thông tin biết đến dulịch : . . . . . . . . . . . . . 51

4.1.10. Thói quen đi dulịchcủa du khách:. . . . . . . . . . . . . . 51

4.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂNTỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾNSỰ THAM

QUAN DULỊCH SINH THÁICỦA DU KHÁCH ĐẾNHẬU GIANG: . . . . . 53

4.2.1. Nhântốvềcơsởlưu trú: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

4.2.2. Nhântốvềsựhưởng thụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

4.2.3. Nhântốvềsự chi tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

4.3. ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ HÀILÒNGCỦA DU KHÁCH ĐỐIVỚI CÁCYẾU

TỐCẤU THÀNH NÊNSẢN PHẨM DULỊCH SINH THÁI ỞHẬU GIANG: . . . 56

4.3.1. Về kháchsạn, nhà nghỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

4.3.2. Về quàlưu niệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

4.3.3. Về món ăn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

4.3.4. Về phụcvụcủa nhân viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

4.3.6. Vềsứchấpdẫncủa các điểm dulịch: . . . . . . . . . . . . . . 61

4.3.7. Về hoạt động vui chơi giải trítại điểm: . . . . . . . . . . . . . 62

4.3.8. Về môi trườngtự nhiên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

4.4. KHẢNĂNG CHI TIÊUCỦA DU KHÁCH: . . . . . . . . . . . . . 64

4.4.1. Chi phívận chuyển trung bình/khách: . . . . . . . . . . . . . . 64

4.4.2. Chi phí ănuống trung bình/khách . . . . . . . . . . . . . . . 65

4.4.3. Chi phílưu trú trung bình/ khách: . . . . . . . . . . . . . . . 66

4.4.4. Chi phí mua quàlưu niệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

4.4.5. Chi phí vé vàocổng vàhướngdẫn viên hay nhân viên phụcvụ: . . . . . 67

4.4.6. Chi phí du hànhcủa du khách: . . . . . . . . . . . . . . . . 68

4.5. ĐÁNH GIÁSỰTHỎAMÃNVỀ CHI PHÍCỦA DU KHÁCH . . . . . . 71

4.5.1. Đốivới khách địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72

4.5.1. Đốivới khách trongnước . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

4.8. PHẢN ỨNGCỦA DU KHÁCH. . . . . . . . . . . . . . . . . 73

CHƯƠNG 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DULỊCH SINH THÁI ỞHẬU GIANG . . . . . . 75

5.1.TỒNTẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . . . . . . . . . . . . . . . . . 75

5.1.1. Tồntại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75

5.1.2. Ngu y ên nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75

5.2.CƠSỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77

5.2.1. Quan điểm, địnhhướng phát triểncủa ngành dulịchtỉnhHậu Giang . . . 77

5.2.2. Những đánh giá, quan điểm, nhận xétcủa du khách . . . . . . . . . 83

5.3. MATRẬN SWOT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87

5.3.1. Điểmmạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87

5.3.2. Điểmy ếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88

5.3.3. Cơhội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89

5.3.4. Thách thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90

5.3.5. Ma trận phân tích SWOT . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

5.4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN

DULỊCH SINH THÁI ỞTỈNHHẬU GIANG (dựa trên ma trận SWOT) : . . . . 93

CHƯƠNG6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

6.1.KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

6.2. KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105

pdf133 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nhiều người trong nước biết đến và hiện tại, giới trẻ Cần Thơ là nguồn du khách chủ yếu của Hậu Giang. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -46- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Bảng 4.1: NƠI CƯ TRÚ CỦA DU KHÁCH NHÓM KHÁCH NƠI CƯ TRÚ SỐ QUAN SÁT TỶ LỆ Người %/nhóm %/Tổng mẫu Nhóm 1 Hậu Giang 15 100 25 (Khách địa phương) Tổng cộng 15 100 25 Nhóm 2 1. TP.HCM 1 2,2 1,7 (Khách trong nước) 2. Bạc Liêu 1 2,2 1,7 3. Đồng Tháp 1 2,2 1,7 4. Bến Tre 1 2,2 1,7 5. Kiên Giang 2 4,4 3,3 6. Sóc Trăng 1 2,2 1,7 7. Cà Mau 2 4,4 3,3 8. Vĩnh Long 5 11,1 8,3 9. Cần Thơ 30 66,7 50 10. An Giang 1 2,2 1,7 Tổng cộng 41 100 75 Tổng cộng 60 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.1.4. Thu nhập của du khách: Thu nhập cá nhân là yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn việc đi du lịch cũng như sự chi tiêu của du khách. Dựa vào biểu bảng phân tích về mức thu nhập hàng tháng của khách du lịch (Bảng 4.2), ta thấy mức thu thập từ 1.500.000 đến 3.000.000 đồng là chiếm đa số trên cả hai đối tượng khách địa phương và nội địa. Xét từng đối tượng thì khách địa phương có mức thu nhập trên chiếm 46% trong tổng du khách địa phương. Mức thu nhấp dưới 1,5 triệu đồng chiếm 20% và cũng tương đương đối với số người có mức thu nhập từ 3 đến 4,5 triệu đồng, số mức thu nhập trên 4,5 triệu chiếm 14%; Đối với khách nội địa thì nhóm thu nhập 1,5 – 3 triệu chiếm 50% và từ 3 – 4,5 triệu đồng chiếm 29%. Nhìn chung, số khách du LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -47- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt lịch nội địa có mức thu nhập trung bình cao hơn khách địa phương. Điều này cũng hợp lý vì để đi du lịch thì chúng ta cần phải có tiền, đi càng xa thì cần nhiều tiền hơn. Do đó, khách du lịch từ tỉnh khách đến có mức thu nhập cao hơn khách địa phương là điều bình thường. Ngoài ra, mức thu nhập này cũng là cơ sở để chúng ta định giá của các dịch vụ du lịch, cũng như cung cấp cho du khách những dịch vụ tương xứng với khả năng của du khách. Bảng 4.2: THU NHẬP CỦA KHÁCH DU LỊCH THU NHẬP KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG KHÁCH NỘI ĐỊA SỐ QUAN SÁT (người) TỶ LỆ % SỐ QUAN SÁT (người) TỶ LỆ % Từ 1.500.000đ trở xuống 3 20 7 17 Từ 1.500.000 - 3.000.000đ 7 46 21 50 Từ 3.000.000 - 4.500.000đ 3 20 12 29 Từ 4.500.000 - 6.500.000đ 1 7 2 4 Trên 6.500.000đ 1 7 0 0 Tổng cộng 15 100 42 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.1.5. Mục đích chính đi du lịch của du khách: Mục đích du lịch sẽ được thể hiện qua chi tiêu. Do đó, xác định mục đích cũng là nhằm tìm ra nhóm khách để thỏa mãn nhu cầu, mục đích du lịch thực sự của họ. Qua phân tích trên, phần lớn là du khách trẻ. Số du khách này đa số đều đi du lịch với mục đích là thư giản, vui chơi là chính (Hình 4.3), chiếm 40 mẫu (66,7%), trong đó khách nội địa có chiếm 46,7%, và khách địa phương chiếm 20%. Tiếp theo, du khách đi du lịch Hậu Giang qua thăm thân nhân, bạn bè chiếm 16,7%. Mục đích du lịch là học tập, nghiên cứu chiếm 8,3% ; mục đích đi công tác chiếm 3,3%, và mục đích khác là 5%. Vậy là trong số khách đi du lịch Hậu Giang, không có người đi với mục đích là kinh doanh hay hội nghị, triển lãm. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -48- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt 0 12 1 0 1 0 15 28 9 20 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Học tập, nghiên cứu Du lịch Thăm người thân, bạn bè Kinh doanh Đi công tác Hội nghị, triễn lãm Khác Mục đích chính T ần số Khách trong nước Khách địa phương Hình 4.3: BIỂU ĐỒ MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH 4.1.6. Nghề Nghiệp : Để tìm hiểu rõ về nhu cầu của du khách, ta nên xét thêm về nghề nghiệp của họ. Mỗi nghề nghiệp cũng sẽ thể hiện ước muốn du lịch riêng của du khách. Dựa vào biểu bảng 4.3, ta thấy đa số du khách là viên chức nhà nước và nhân viên văn phòng, cụ thể được phân tích trên tổng số khách như sau : nhân viên chiếm 44,1%, viên chức nhà nước chiếm 18,6%, nhóm 5 là sinh viên, nội trợ chiếm 15,3%, nhóm lao động phổ thông chiếm 13,6% và nhóm ít nhất là những người tự kinh doanh chiếm 8,5%. Điều này cho thấy ta nên chú trọng vào nhóm khách là nhân viên, viên chức nhà nước trong việc đề ra các dự án vui chơi, giải trí, khu du lịch. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -49- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Bảng 4.3: BIỂU BẢNG NGHỀ NGHIỆP CỦA DU KHÁCH NGHỀ KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG KHÁCH TRONG NƯỚC TỔNG SỐ KHÁCH Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1- Viên chức nhà nước 6 40 5 11,4 11 18,6 2- Nhân viên 4 26,7 22 50 26 44,1 3- Tự kinh doanh 2 13,3 3 6,8 5 8,5 4- Lao động phổ thông 2 13,3 6 13,6 8 13,6 5- Sinh viên, nội trợ, không đi làm 1 6,7 8 18,2 9 15,3 Tổng cộng 15 100 44 100 59 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.1.7. Phương tiện du khách đến du lịch tại Hậu Giang : Phương tiện vận chuyển là yếu tố cấu thành chi phí du lịch của du khách. Tùy theo loại phương tiện và hình thức đi mà chi phí cho việc đi lại này nhiều hay ít. Hãy quan sát biểu đố phương tiện vận chuyển của du khách (hình 4.4) bên dưới để thấy rõ phương tiện mà họ sử dụng khi đến Hậu Giang. 16 38 0 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Xe ô tô Xe gắn máy Tàu Khác T ần số Hình 4.4: BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA DU KHÁCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -50- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Đa phần du khách đến Hậu Giang bằng xe gắn máy với 38 người (63,3%), kế đến là xe ô tô có 16 người (26,7%) và phương tiện khách là 10%. Không có du khách nào đến Hậu Giang bằng tàu du lịch. Đây là điểm hạn chế cần lưu ý vì Hậu Giang là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy nhưng thực tế thì không có du khách nào đến đây bằng tàu. Do đó, chúng ta cần chú ý trong việc đề ra giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý. 4.1.8. Thời điểm du lịch của du khách: Thời gian là yếu tố ràng buộc rất lớn đến việc đi du lịch. Nhiều người có tiền nhưng họ khó có thể đi đây đi đó vì không có thời gian rỗi cho việc này hay thời gian rất ít, không thể đi xa hơn ngoài nơi họ đang sống và làm việc. Do đó, sẽ có nhiều thời điểm du lịch khác nhau tùy vào nghề nghiệp của từng người. Biểu đồ 4.5 sẽ cho ta thấy rõ về các thời điểm đi du lịch khác nhau cùng với cường độ của nó. 32 19 12 7 0 5 10 15 20 25 30 35 Cuối tuần Lễ, tết Nghỉ hè Khác T ần số Hình 4.5: BIỂU ĐỒ THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH Thời điểm thường đi du lịch của du khách là yếu tố quan trọng trong việc xác định tính thời vụ của du lịch. Dựa vào biểu đồ trên, cho thấy số du khách thường đi vào cuối tuần chiếm đa số với 32 người ( 45,7%) ; kế đến là vào dịp lễ, tết với 19 người (27,1%) ; vào dịp nghỉ hè là 12 người (17,1%), và số du khách thường đi vào dịp khác là 7 người (10%) như thời gian rãnh rỗi, hay thích thì đi,… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -51- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt 4.1.9. Phương tiện thông tin biết đến du lịch : Hiểu thói quen con người sẽ là yếu tố quan trọng để ta thỏa mãn nhu cầu của một ai đó, cũng như muốn tiếp cận đến một đối tượng bất kỳ dễ dàng hơn. Và phần này, chúng ta sẽ thấy rõ những người du lịch đến Hậu Giang, họ thường được biết qua kênh thông tin nào ? (Hình 4.6). 51 10 0 2 1 7 0 10 20 30 40 50 60 Bạn bè, người thân Quảng cáo, báo, đài, internet Cẩm nang du lịch Công ty du lịch Tờ rơi, Brochure Khác T ần số Hình 4.6: BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN BIẾT ĐẾN DU LỊCH Như trong các công cụ marketing có đề cập đến một kênh thông tin hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất, đó là “truyền miệng”. Đúng như vậy, đa số du khách biết đến du lịch Hậu Giang đều qua bạn bè, người thân giới thiệu, chiếm 51 người (71,8%), kế đến là thông qua quảng cáo, tiếp thị trên báo, đài, internet, chiếm 10 người (14,01%); thông qua công ty du lịch có 2 người chiếm 2,8%; thông qua tờ rơi, brochure chỉ có 1 người; thông qua kênh thông tin khác thì có 7 người chiếm 9,9%. Việc xác định phương tiên thông tin biết đến du lịch của du khách rất quan trọng cho việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh du lịch Hậu Giang đến với mọi người. 4.1.10. Thói quen đi du lịch của du khách: Như phần trên có nói về sự quan trọng của việc nắm bắt được thói quen của con người. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu xem nhóm du khách Hậu Giang sẽ thường đi du lịch với ai ? Vì sao ? Vì đây cũng là yếu tố quyết định đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -52- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt sự chi tiêu của du khách. Như nhiều nhà nghiên cứu có nói sự quyết định chi tiêu của con người thông thường qua bạn bè, người thân là chính . Dựa vào biểu bảng bên dưới, ta thấy hầu hết du khách thường đi du lịch với bạn bè, hàng xóm hơn hết, kế đến là đi với gia đình và đồng nghiệp, còn lại là cho những yếu tố khác, cụ thể như sau : đi cùng bạn bè, hàng xóm chiếm 42,9% trên 91 quan sát của 60 mẫu ; đi với gia đình chiếm 31,9% ; đi với đồng nghiệp chiếm 14,2% ; còn lại là đi trường hợp đi một mình chiếm 5,5% và trường hợp khác chiếm 5,5%. Bảng 4.4:.NGƯỜI ĐI CÙNG DU KHÁCH NGƯỜI ĐI CÙNG DU KHÁCH KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG KHÁCH TRONG NƯỚC TỔNG SỐ QUAN SÁT Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%) 1. Gia đình 6 27,3 23 33,4 29 31,9 2. Bạn bè, hàng xóm 9 40,9 30 43,5 39 42,9 3. Đồng nghiệp 3 13,6 10 14,5 13 14,2 4. Đi một mình 2 9,1 3 4,3 5 5,5 5. Khác 2 9,1 3 4,3 5 5,5 Tổng cộng 22 100 69 100 91 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn Bên cạnh việc xác định du khách thường đi du lịch cùng ai thì việc xác định số ngày lưu trú lại khi đi du lịch Hậu Giang cũng rất quan trọng vì qua yếu tố này cũng thể hiện phần nào về chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm du lịch Hậu Giang. Biểu đồ bên dưới (hình 4.7) cho thấy rõ là đa số du khách đến Hậu Giang là đi trong ngày chiếm 87%, số du khách lưu trú lại 1 đêm chỉ 10%, còn du khách lưu trú nhiều hơn 1 ngày, 1 đêm chỉ chiếm rất ít là 3%. Điều này phản ánh phần nào về sản phẩm du lịch Hậu Giang chưa được tốt, cần phải có chính sách thu hút du khách ở lại qua đêm lâu hơn. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -53- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Đi trong ngày 87% 1 ngày 1 đêm 10% Nhiều hơn 1 ngày 1 đêm 3% Hình 4.7: BIỂU ĐỒ THỜI GIAN LƯU TRÚ CỦA DU KHÁCH 4.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM QUAN DU LỊCH SINH THÁI CỦA DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG: Trong phần này, ta sẽ tiến hành phân tích các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đi du lịch sinh thái của du khách đến Hậu Giang. Đồng thời cũng để kiểm định giả thuyết 1 như đã được đề cập trong chương 1. Để đảm bảo về mặt ý nghĩa của các nhân tố, thông thường số quan sát ít nhất phải gấp 4 – 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Do đó, trong đề tài này, em đã phân tích với cỡ mẫu là 60 mẫu. Sau khi chạy hàm phân tích nhân tố về mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi du lịch sinh thái, ta thấy kiểm định Bartlett test với significance P.value = 0.000 < a = 5% (xem phụ lục 2, trang 114, bảng 10). Nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0 hoàn toàn (H0: các biến không có tương quan) và chấp nhận giả thuyết H1 hoàn toàn (H1: có tương quan giữa các biến). Ta có bảng tính điểm các nhóm nhân tố như trong bảng 4.5. Dựa vào bảng 4.5, ta có điểm nhân tố của 3 nhân tố như sau: F1 = 0,38X1 + 0,853X2 + 0,833X3 + 0,737X4 F2 = 0,575X5 + 0,476X6 + 0,730X7 + 0,495X8 + 0,832X9 F3 = 0,698X10 + 0,701X11 + 0,737X12 + 0,578X13 Trong 3 phương trình trên, ta thấy biến X2 có điểm hệ số cao nhất (=0,853), kế đến là X2 (=0,833) nghĩa là nhà nghỉ, khách sạn sang trọng hay nhà nghỉ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -54- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt trong vườn sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến nhân tố chung. Và nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đối với nhân tố chung là biến X1 (=0,38) tức là món ăn. Bảng 4.5: BẢNG TÍNH ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG CỦA DU KHÁCH KHI THAM QUAN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HẬU GIANG STT YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHÂN TỐ 1 2 3 1 Món ăn 0.380 0.401 0.318 2 Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng 0.428 0.115 0.698 3 Nhà nghỉ trong vườn sinh thái 0.135 0.104 0.701 4 Nhà dân -0.415 -0.023 0.737 5 Cảnh quan, kiến trúc nơi đến 0.853 0.165 0.163 6 Môi trường tự nhiên, khí hậu 0.833 0.188 0.067 7 Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ 0.346 0.397 0.578 8 Phương tiện vận chuyển 0.737 0.251 0.056 9 Hoạt động vui chơi giải trí 0.458 0.575 0.178 10 Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội 0.267 0.476 0.263 11 An toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm) 0.206 0.730 -0.121 12 Giá tour và giá dịch vụ bổ sung 0.207 0.495 0.149 13 Các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng -0.055 0.832 0.109 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.2.1. Nhân tố về cơ sở lưu trú: Ta có hàm nhân tố như sau: F1 = 0,38X1 + 0,853X2 + 0,833X3 + 0,737X4 Trong đó: F1: Nhân tố về cơ sở lưu trú. X1: Món ăn. X2: Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng. X3: Nhà nghỉ trong vườn sinh thái. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -55- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt X4: Nhà dân. Cơ sở lưu trú là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đi du lịch của du khách đến Hậu Giang. Trong đó biến X2 có hệ số cao nhất ( = 0,853), thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nhà nghỉ, khách sạn sang trọng là cao nhất lên nhân tố chung F1 . Và biến X1 là món có ảnh hưởng thấp nhất lên nhân tố cơ sơ lưu trú. 4.2.2. Nhân tố về sự hưởng thụ Ta có hàm nhân tố như sau: F2 = 0,575X5 + 0,476X6 + 0,730X7 + 0,495X8 + 0,832X9 Trong đó: F2: Nhân tố về sự hưởng thụ. X5: Cảnh quan, kiến trúc nơi đến. X6: Môi trường tự nhiên, khí hậu. X7: Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ. X8: Phương tiện vận chuyển. X9: Hoạt động vui chơi giải trí. Hệ số W9 = 0,832 đã nói lên sự quan trọng của yếu tố hoạt động vui chơi giải trí cũng như sự ảnh hưởng của nó là cao nhất trong nhóm nhân tố hưởng thụ. Kế đến là yếu tố hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ ảnh hưởng cao thứ hai lên F2. Yếu tố môi trường tự nhiên, khí hậu là ảnh hưởng thấp nhất trong nhóm hưởng thụ. 4.2.3. Nhân tố về sự chi tiêu Ta có hàm nhân tố như sau: F3 = 0,698X10 + 0,701X11 + 0,737X12 + 0,578X13 Trong đó: F3: Nhân tố về sự an toàn. X10: Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội. X11: An toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm). X12: Giá tour và giá dịch vụ bổ sung. X13: Các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -56- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Trong nhân tố về sự chi tiêu này thì yếu tố Giá tour và giá dịch vụ bổ sung ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số là W12 = 0,737 và thấp nhất là yếu tố các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng. Yếu tố về sự an toàn ảnh hưởng cao thứ hai trong nhân tố sự chi tiêu. 4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở HẬU GIANG: Trong phần phân tích nhân tố trên, ta đã kiểm định được giả thuyết 1 là cơ sở lưu trú là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với du khách tham quan du lịch sinh thái Hậu Giang. Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm định giả thuyết 2 đó là du khách có hài lòng với du lịch sinh thái Hậu Giang không? Trước hết, chúng ta hãy quan sát bảng 4.6 thể hiện tổng số điểm trung bình về mức độ hài lòng của du khách. Nhìn chung, du khách đến Hậu Giang đều hài lòng với hầu hết các yếu tố, ngoại trừ yếu tố quà lưu niệm và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm là du khách ít hài lòng. Trong đó an toàn là yếu tố du khách hài lòng nhiều nhất. Tuy nhiên, các yếu tố này chỉ ở mức đánh giá hài lòng theo du khách, không có yếu tố nào được đánh giá trên 4, vượt quá mức hài lòng. Điều này đã thể hiện rõ là du lịch sinh thái Hậu Giang thực sự chưa tốt lắm. Khách đến chủ yếu là để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng lại thiếu hoạt động vui chơi cho khách thư giãn. Ngay cả những yếu tố cảnh quan thiên nhiên cũng chẳng làm hài lòng du khách tối đa. Để thể hiện rõ hơn về những điều mà du khách hài lòng và không hài lòng, chúng ta hãy đi sâu vào phân tích mức độ hài lòng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch sinh thái ở Hậu Giang này. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -57- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Bảng 4.6: BẢNG TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DLST HẬU GIANG STT TIÊU CHÍ ĐIỂM NHẬN XÉT (Thang điểm từ 1-5) Không hài lòng Hài lòng 1 Khách sạn, nhà nghỉ. 3,04 2 Quà lưu niệm. 2,50 3 Món ăn. 3,42 4 Phục vụ của nhân viên. 3,31 5 An toàn (tính mạng lẫn thực phẩm). 3,98 6 Sức hấp dẫn của các điểm du lịch. 3,00 7 Hoạt động vui chơi giải trí tại điểm. 2,81 8 Môi trường tự nhiên. 3,73 9 Khác 3,00 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.3.1. Về khách sạn, nhà nghỉ: Như trong phần phân tích nhân tố thì ta đã xác định cơ sở lưu trú là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến du khách. Quan sát bảng 4.7, ta thấy số du khách đều hài lòng với du lịch sinh thái Hậu Giang trên 60% trong cơ cấu độ tuổi. Số du khách khá hài lòng chiếm trên 20%, và rất hài lòng là 2,2%. Thế nhưng, số du khách chưa hài lòng chiếm khoảng 15%. Như vậy, điều này thể hiện khách sạn, nhà nghỉ ở Hậu Giang cũng còn chưa tốt. Tuy nhiên, đối với một tỉnh mới vừa chia tách cách đây 3 năm thì kết quả hài lòng của du khách như vậy cũng là rất tốt. Đây là dấu hiệu tốt trong việc phát triển sản phẩm du lịch nói chung và DLST nói riêng và ngày càng thu hút du khách nhiều hơn. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -58- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Bảng 4.7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ VỚI ĐỘ TUỔI ĐVT: % MỨC ĐỘ ĐỘ TUỔI TỔNG HÀI LÒNG 18 - 24 25 – 40 41 – 60 Trên 60 Không hài lòng 0 3,7 20 0 4,4 Ít hài lòng 0 18,5 0 0 11,1 Hài lòng 75 51,9 80 100 62,2 Khá hài lòng 25 22,2 0 0 20 Rất hài lòng 0 3,7 0 0 2,2 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.3.2. Về quà lưu niệm: Trong phân tích tổng quát thì quà lưu niệm là yếu tố được đánh giá có mức độ hài lòng thấp nhất. Yếu tố này đã thực sự không thu hút và làm hài lòng du khách gần xa. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua biểu bảng 4.8. Bảng 4.8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ QUÀ LƯU NIỆM VÀO NHÓM KHÁCH ĐVT: % MỨC ĐỘ NHÓM KHÁCH TỔNG HÀI LÒNG Địa phương Trong nước Không hài lòng 21,4 19,4 20 Ít hài lòng 14,3 25 22 Hài lòng 50 47,2 48 Khá hài lòng 7,1 8,3 8 Rất hài lòng 7,1 0 2 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn Số du khách đã chưa hài lòng với quà lưu niệm ở các điểm du lịch Hậu Giang có tới trên 40%. Trong đó số du khách trong nước không hài lòng chiếm gần phân nửa, còn du khách địa phương không hài lòng chiếm khoảng 35%. Nguyên nhân có thể là do nền kinh tế Hậu Giang còn yếu kém, nhà nước phải LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -59- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt chăm lo chú trọng cho việc phát triển nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa để phát triển nền kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo. Do đó, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho du khách còn rất hạn chế là điều không thể tránh khỏi. 4.3.3. Về món ăn: Đây là yếu tố không thể thiếu trong sản phẩm du lịch vì đây là nhu cầu tất yếu mọi người đều cần ngay cả không đi du lịch. Thế nhưng, đây lại là yếu ít ảnh hưởng nhất đối với du khách tham quan du lịch sinh thái trong phần phân tích nhân tố trên. Như vậy, mức độ hài lòng của nó như thế nào đối với du khách Hậu Giang? Hãy xem bảng 4.9. Bảng 4.9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ MÓN ĂN VỚI ĐỘ TUỔI ĐVT: % MỨC ĐỘ ĐỘ TUỔI TỔNG HÀI LÒNG 18 - 24 25 - 40 41 - 60 Trên 60 Không hài lòng 6,3 6,9 0 0 5,3 Ít hài lòng 6,3 3,4 9,1 0 5,3 Hài lòng 43,8 41,4 36,4 0 40,4 Khá hài lòng 37,5 34,5 54,5 100 40,4 Rất hài lòng 6,3 13,8 0 0 8,8 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn Du khách cảm thấy chưa hài lòng về món ăn chỉ chiếm 10,6%, còn lại là du khách hài lòng hay rất hài lòng đối với món ăn ở điểm du lịch Hậu Giang. Tuy nhiên có sự chênh lệch theo cơ cấu độ tuổi, vì đa số du khách thuộc độ tuổi trẻ từ 18 đến 40 tuổi, còn du khách có tuổi cao hơn chiếm rất ít nhưng họ lại dễ hài lòng với món ăn. Kết quả này cho thấy du khách rất dễ hài lòng với món ăn vì theo phân tích thì yếu tố món ăn ít ảnh hưởng đến du khách nhất. Do đó, kết quả như vậy cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay thường đòi hỏi nhu cầu về món ăn rất cao, nên việc được nhóm du khách trẻ hài lòng là dấu hiệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -60- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt tốt để cải thiện món ăn tốt hơn trong việc hình thành sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng. 4.3.4. Về phục vụ của nhân viên: Về thái độ phục vụ của nhân viên có sự chênh lệch trong đánh giá được phân theo nhóm khách (Bảng 4.10), trong đó nhóm địa phương có sự chưa hài lòng (20%) cao hơn nhóm trong nước (13,3%). Xét chung trên tổng số mẫu điều tra thì số du khách chưa hài lòng chiếm 15%. Đây là một chỉ số khá cao nhưng cũng dễ hiểu được vì sao như vậy? Như ta biết đấy nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch của nước ta còn rất ít và mỏng, số nhân viên qua đào tạo chiếm chưa được quá bán của cả nước. Do đó, với một tỉnh mới tách ra thì sự thiếu nhân viên chuyên nghiệp là điều bình thường. Mặt khác, số du khách khá hài lòng về nhân viên phục vụ cũng rất cao chiếm 41,7%, điều này cũng thể hiện sự lạc quan trong đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, yếu tố về nhân lực là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đối với du khách, nên cần phải khắc phục và nâng cao hơn nữa trong việc nâng cao đội ngũ nhân viên phục vụ du khách. Bảng 4.10: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH ĐVT: % MỨC ĐỘ NHÓM KHÁCH TỔNG HÀI LÒNG Địa phương Trong nước Không hài lòng 13,3 2,2 5 Ít hài lòng 6,7 11,1 10 Hài lòng 33,3 40 38,3 Khá hài lòng 40 42,2 41,7 Rất hài lòng 6,7 4,4 5 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.3.5. Về sự an toàn: Yếu tố về an toàn được phân chia theo giới tính vì giữa nam và nữ có sự đánh giá khác nhau về sự an toàn. Một điều đáng mừng là không có sự không hài lòng về yếu tố này, số người ít hài lòng chỉ chiếm 5% trên tổng số mẫu quan sát (Bảng 4.11), còn lại là hài lòng và khá hài lòng. Đặc biệt là có sự đánh giá rất hài LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -61- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt lòng của du khách chiếm tới 26,7%. Xét về giới tính thì nam giới có sự đánh giá về hài lòng nhiều hơn là nữ giới, và rất hài lòng chiếm 37,8% theo cơ cấu giới tính trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 8,7%. Như vậy, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về yếu tố sự an toàn theo giới tính, là một trong những yếu tố thu hút du khách. Bảng 4.11: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ AN TOÀN VÀO GIỚI TÍNH ĐVT: % MỨC ĐỘ GIỚI TÍNH TỔNG HÀI LÒNG NAM NỮ Ít hài lòng 2,7 8,7 5 Hài lòng 13,5 26,1 18,3 Khá hài lòng 45,9 56,5 50 Rất hài lòng 37,8 8,7 26,7 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.3.6. Về sức hấp dẫn của các điểm du lịch: Thắng cảnh thiên nhiên hay cảnh quan kiến trúc độc đáo thực sự là yếu tố hấp dẫn thu hút du khách. Qua bảng 4.12, ta thấy nhóm du khách theo từng nhóm tuổi đều có sự đánh giá mức độ hài lòng trở lên. Nhưng, số khách chưa hài lòng chiếm cũng không thấp (22%). Trong nhóm này thì nhóm du khách ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi có sự không hài lòng chiếm đa số. Trong phần phân tích đặc điểm của du khách thì nhóm khách này là nhóm khách chiếm phần lớn và có thu nhập khá cao. Do đó, nhóm du khách này không hài lòng về một yếu tố bất kỳ nào cũng là điều cần chú ý, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách du lịch của tỉnh. Nguyên do cho yếu tố này có thể là vì cảnh quan ở các điểm du lịch chưa được cải tạo, trang trí và chăm sóc đúng mức, những vườn cây ăn trái chưa đa dạng, chưa thực sự hấp dẫn và cho du khách tham gia vào hoạt động hái trái cây. Vì vậy, nên cần phải có những giải pháp cụ thể để thu hút du khách nhiều hơn. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -62- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt Bảng 4.12: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VỚI ĐỘ TUỔI ĐVT: % MỨC ĐỘ ĐỘ TUỔI TỔNG HÀI LÒNG 18 - 24 25 - 40 41 - 60 Trên 60 Không hài lòng 0 3,3 18,2 0 5,1 Ít hài lòng 17,6 13,3 27,3 0 16,9 Hài lòng 58,8 60 36,4 0 54,2 Khá hài lòng 23,5 20 9,1 100 20,3 Rất hài lòng 0 3,3 9,1 0 3,4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn 4.3.7. Về hoạt động vui chơi giải trí tại điểm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan