Luận văn Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cbql công ty TNHH đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU . 7

1. Lý do chọn đề tài luận văn.7

2. Mục đích (Các kết quả) nghiên cứu.8

3. Phương pháp nghiên cứu .8

4. Nội dung của luận văn:.8

Luận văn gồm 3 chương .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN

LÝ DOANH NGHIỆP .9

1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý yếu tố quyết định chủ yếu chất lượng quản

lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên .9

1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DN.17

1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

doanh nghiệp.34

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CỦA CÔNG TY

ĐẦU TƯ PTCN VÀ TMVN . 52

2.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả

hoạt động của Công ty Đầu tư PTCN và TMVN .52

2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm của từng loại.59

2.1.2 Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại.60

2.2 Đánh giá tình hình chất lượng ĐN CBQL ở Công ty đầu tư PTCN và TM

VN.64

2.3 Những nguyên nhân của chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư PTCN

và TMVN chưa cao.67

2.3.1 Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách thu hút ban

đầu CBQL giỏi của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt

Nam.67

2.3.2 Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý hạn chế của phương pháp đánh giá

thành tích và mức độ hấp dẫn thấp của chính sách đãi ngộ cho các loại

CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam.71

2.3.3 Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách hỗ trợ đào

tạo nâng cao cho từng loại CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và

thương mại Việt Nam.77

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cbql công ty TNHH đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trong 5 năm tới Đề xuất cho công ty...trong 5 năm tới 1. Thu nhập tháng bình quân, trVNĐ 2. Cơ cấu (%) các loại thu nhập: Tlương-Tphụ cấp-Tthưởng 3. Quan hệ thu nhập bình quân của 3 loại nhân lực CLC 4. Thoả mãn nhu cầu ưu tiên Cán bộ quản lý giỏi là người có nhiều thành công và mức sống từ khá trở lên, lao động phần lớn trí óc. Do vậy, thứ tự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu của cán bộ quản lý có phần khác với của đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ; của đội ngũ công nhân, nhân viên bán hàng: nghiêng nặng hơn về phía chất lượng vật chất, đánh giá đúng, công khai thừa nhận mức độ tham gia đóng góp trí tuệ của họ vào thành công chung của doanh nghiệp Về mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho các loại cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý diều hành doanh nghiệp có hai loại cần luôn được quan tâm đầu tư đào tạo nâng cao trình độ là: loại cán bộ theo chiều dọc - những cán bộ đứng đầu các cấp quản lý và loại cán bộ quản lý các bộ phận chức năng. Trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý doanh nghiệp. Suất chi hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ lại phải đủ lớn thì mức độ hấp dẫn mới cao. Suất hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ phải cao hơn của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một tương lai thì mức độ hấp dẫn mới cao hơn. Đào tạo lại phải được tổ chức quy cũ, khoa học. Đào tạo nâng cao cho các loại cán bộ quản lý của Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 49 doanh nghiệp là nhu cầu, đòi hỏi thường xuyên. Khi chính sách đào tạo nâng cao trình độ của doanh nghiệp hướng theo tất cả các loại cán bộ quản lý doanh nghiệp, mỗi loại có số lượng hợp lý, suất chi toàn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đào tạo nào trong hoặc ngoài nước là chính sách có mức độ hấp dẫn cao. Để đánh giá và đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý doanh nghiệp phải tính toán, trình bày và so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công nhất các chỉ số: số lượt – cán bộ được hỗ trợ đào tạo; %, suất hỗ trợ; tổng tiền và nguồn tiền hỗ trợ...Khi đó người cán bộ quản lý của doanh nghiệp sẽ thực sự hứng khởi, có động cơ học tập đúng đắn và đủ mạnh, tìm cách khoa học nhất để thực sự nâng cao trình độ. Sau khi trình bày các số liệu phản ánh thực trạng, tính toán trị số, so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công, đánh giá đánh giá mức độ hấp dẫn của từng nội dung của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty...ta tập hợp các kết quả vào bảng sau Bảng 1 19 Tổng hợp kết quả lý giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL của công ty.. Nội dung của chính sách hỗ trợ đào tạo Thực trạng của công ty Thực trạng của ĐTCT thành công nhất Đánh giá mức độ hấp dẫn 1. Số lượt cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ bình quân hàng năm; Tỷ lệ. 2. Cơ cấu (%) các nguồn tiền chi cho đào tạo 3. Mức độ (%) hỗ trợ 4. Suất hỗ trợ, trVNĐ 5. Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ, trVNĐ; % so với GTGT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 50 Sau khi luận giải đề xuất đổi mới từng nội dung của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty...ta tập hợp các kết quả vào bảng sau Bảng 1 20 Tổng hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty Như vậy, nhân tố trực tiếp, quan trọng nhất của chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là mức độ hấp dẫn của các chính sách đối với cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Cần nắm bắt được nội dung của từng chính sách. Cần biết và so sánh từng nội dung của từng chính sách với của doanh nnghiệp cùng loại trong cùng thời gian thu hút được nhiều cán bộ quản lý giói mới thấy rõ mức độ hấp dẫn của các chính sách cán bộ của doanh nghiệp đang được nghiên cứu. Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp nhận thức được vị trí, vai trò của quản lý chiến lược và quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp; đột phá đầu tư cho hoạch định kinh doanh và quyết liệt tổ chức thực thi tốt các chính sách về thu hút ban đầu và chính sách sử dụng cán bộ quản lý giỏi, chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý doanh nghiệp thì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Nội dung của chính sách hỗ trợ đào tạo Thực trạng của công ty ... Của ĐTPT thành công trong 5 năm tới Đề xuất cho công ty trong 5 năm tới 1. Số lượt cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ bình quân hàng năm; Tỷ lệ. 2. Cơ cấu (%) các nguồn tiền chi cho đào tạo 3. Mức độ (%) hỗ trợ 4. Suất hỗ trợ, trVNĐ 5. Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ, trVNĐ; % so với GTGT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 51 mới cao; khi đó chất lượng các công việc quản lý, chất lượng các quyết định quản lý, chất lượng các yếu tố kinh doanh được đảm bảo; hoạt động của doanh nghiệp mới đúng hướng, được vận hành và phối hợp nhịp nhàng; mức độ rủi ro, lãng phí thấp; sức cạnh tranh của sản phẩm đầu ra trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp dần được cải thiện; hiệu quả kinh doanh mới cao bền lâu. Và chỉ khi đó tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới bền vững. Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 52 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PTCN VÀ TMVN 2.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Đầu tư PTCN và TMVN Công ty TNHH Đầu tư phát triên công nghệ và thương mại Việt Nam (gọi tắt là VNTECHCO) được thành lập vào năm 2012 theo giấy phép kinh doanh số 0105998184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. VNTECHCO là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, lắp đặt thiết bị và máy móc trong dây chuyền tự động hóa nhà máy cho các nhà máy thuộc các khu công nghiệp. Công ty TNHH Đầu tư phát triên công nghệ và thương mại Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế như: SMC (Nhật), Hitachi (Nhật), Autonics (Hàn Quốc), Numatics (Mỹ), Emerson (Mỹ), Koganei (Nhật), Omron (Nhật), Fuji (Nhật), Panasonic (Nhật), Toyota Boshoku (Nhật), Nikkiso (Nhật), Takahata (Nhật), UHM (Thái Lan), P&Tel (Hàn Quốc) Các dịch vụ tư vấn, thiết kế do Công ty thực hiện luôn được các Chủ đầu tư đánh giá cao. Công ty mong muốn được mở rộng phát triển quan hệ hợp tác với đối tác là các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực tư vấn, đầu tư và xây dựng thực hiện các dự án ngành công nghiệp và dân dụng góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. - Vốn điều lệ của Công ty : 5.000.000.000 đồng - Tổng số nhân viên trong công ty: 25 người Lĩnh vực hoạt động của Công ty: - Tư vấn thiết kế hệ thống tự động hóa - Lắp đặt thiết bị, cung cấp vật tư Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 53 SƠ ĐỒ CÔNG TY Hình 2 1 Sơ đồ công ty Để đảm bảo điều hành tốt mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam thành lập các phòng ban như sau: (Chức năng nhiệm vụ của các Đơn vị được cụ thể được trích Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị của Công ty). Phòng Kế toán, HCNS Bộ phận kế toán: - Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức hệ thống thống kê, hạch toán kế toán và công tác tài chính phục vụ có hiệu quả cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Thực hiện các công tác liên quan đến các nguồn lực tài chính, kế hoạch thu chi tài chính của Công ty. Lập kế hoạch thu, chi tài chính và các báo cáo về hoạt động tài chính cho công việc kiểm toán hàng năm. - Đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ các công việc thống kê, cân đối kế toán tài chính theo quy định của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác có liên quan tài chính của Công ty. - Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm soát việc thực hiện các quy định về kế toán, thống kê, hạch toán nội bộ của các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo các đơn vị Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 54 trong Công ty thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước và Công ty về chế độ thống kê kế toán – tài chính; - Đảm bảo thực hiện thu, chi tài chính đúng chế độ hiện hành của nhà nước và các quy định nội bộ của Công ty. Thực hiện việc nộp thuế, bảo hiểm xã hội, y tế và các nghĩa vụ khác theo quy định đối với Nhà nước; - Thực hiện thanh quyết toán các hợp động kinh tế đối với các đối tác làm việc với Công ty sau khi các dự án hợp tác triển khai hoàn thiện. - Tổ chức thực hiện kiểm kê, đánh giá tài sản Công ty theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc. - Thực hiện kiểm toán nội bộ, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình hoạt động tài chính của Công ty, đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng doanh thu, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. - Giám sát tài chính các hoạt động liên quan ở các đơn vị nội bộ trong Công ty. - Ban hành thanh toán tiền lương, các công việc thu chi khác của Công ty; Bộ phận HCNS - Nghiên cứu xác lập cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty và các đơn vị trong Công ty. Xây dựng kế hoạch lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty; - Quản lý công tác tổ chức – cán bộ theo quy định phân cấp quản lý. Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty theo quy định của Nhà nước và Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển Công ty được ban hành theo sự phê duyệt của Giám đốc. Lập các Văn bản, Quyết định, Quy chế về công tác tổ Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 55 chức – cán bộ, nhân sự và liên quan theo phê duyệt của Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành; - Quản lý hồ sơ nhân sự theo phân cấp quản lý quy định. Thực hiện các thủ tục về tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản hồ sơ nhân sự và tổ chức thực hiện đánh giá cán bộ theo quy định của Công ty; - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong Công ty. Chuẩn bị và đề xuất để cấp có thẩm quyền đề bạt, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty. Lựa chọn đề cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại Công ty hoặc đi đào tạo tại đơn vị bên ngoài do cơ quan hợp tác tổ chức (tham quan, học tập, nghiên cứu trong và ngoài nước); - Lập kế hoạch “Lao động – Tiền lương”, xây dựng và đăng kí “Định mức lao động, đơn giá tiền lương, nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Quản lý và theo dõi tình hình thực hiện công tác về lao động, tiền lương, thu nhập trong Công ty theo các tháng, quý, năm. Tổng hợp phân tích báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động, tiền lương; - Quản lý thực hiện chế độ “Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác của nhà nước và các quy định của Công ty” có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động; Ngoài ra, quản lý và tổ chức thực hiện các công tác khác như: Công tác quân sự, an ninh chính trị, các công tác đoàn thể, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tệ nạn, bão lụt, phong trào quyên góp ủng hộ, công tác thi đua khen thưởng... - Thực hiện công tác quản lý cổ đông theo: “Quy chế quản lý cổ đông và chuyển nhượng cổ phần của Công ty”; Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 56 - Các công tác hành chính của Công ty như: quản lý con dấu, quản lý công văn, bố trí sắp xếp kế hoạch họp hành, hội nghị, y tế. Phòng Kinh doanh, Dự án - Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chiến lược phát triển ngành có liên quan để định hướng hoạt động và kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh trước mắt và lâu dài của Công ty. - Phát hiện, tìm hiểu và tạo quan hệ với các đối tác, các chủ đầu tư và tiếp cận thị trường mục tiêu nhằm tìm kiếm cơ hội ký kết dự án và thương thảo hợp đồng kinh tế cho Công ty. - Tổng hợp, cân đối, lập kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và kế hoạch dài hạn về sản xuất, kinh doanh và các mặt hoạt động khác của Công ty. - Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo về Công ty. - Tổng hợp, phân tích, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các mặt hoạt động khác của Công ty theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc. - Cập nhận các thông tin, bao gồm cả các văn bản pháp lý có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. - Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực cạnh tranh khi có yêu cầu của Công ty. - Lập kế hoạch ứng dụng và phát triển mạng tin học nội bộ Công ty, thực hiện mua sắm, nâng cấp hay sửa chữa thay thế các trang thiết bị trong Công ty. Theo dõi và quản lý hệ thống mạng máy tính làm việc, mạng Internet, thiết bị tin học, phổ biến, hướng dẫn và cài đặt các phần mềm bản quyền cho Công ty. Theo dõi hoạt động và xử lý các sự cố của các máy tính, máy in trong Công ty. Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 57 - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực Marketing quản lý thị trường. - Thường xuyên theo dõi để nắm bắt sự biến động của thị trường về nhu cầu đầu tư dự án công nghiệp, giá cả thị trường. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện theo kế hoạch được giao hoặc các công việc đột xuất theo yêu cầu cùa Công ty. - Tham mưu đề xuất các hình thức quảng cáo về Công ty, chào hàng và các phương thức cạnh tranh. - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch, phương thức thực hiện tham gia thầu các dự án, phân giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Công ty. - Nghiên cứu mở rộng lĩnh vực tư vấn, liên doanh, liên kết, đa dạng hoá các lĩnh vực tư vấn thiết kế công nghiệp cho Công ty và đưa ra các phương án đầu tư hợp lý. Phòng Thiết kế - Tính toán, lựa chọn công nghệ, thiết bị và lập dây chuyền công nghệ sản xuất cho các công trình sản xuất và phụ trợ liên quan. - Tính toán các quá trình công nghệ sản xuất, cân bằng vật chất, năng lượng, tiêu hao Lựa chọn thiết bị, quy mô sản xuất. - Tính toán, thiết kế lắp đặt các thiết bị máy móc, các hệ thống cơ khí hoá cho công trình. - Lập các yêu cầu thiết kế cho các bộ môn liên quan, bao gồm: thiết kế thiết bị; thiết kế điện – đo lường – tự động hóa, - Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình thiết kế, quản lý chất lượng các sản phẩm tư vấn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kỹ thuật trong Công ty. Tham gia đề xuất và thực Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 58 hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế theo chương trình nâng cao chuyên môn cho các kỹ sư trẻ trong Công ty theo yêu cầu. - Tổ chức thực hiện công tác thẩm tra kỹ thuật, pháp lý các Hồ sơ thiết kế, Dự án đầu tư và các hồ sơ tài liệu kỹ thuật khác do các bộ môn, đơn vị lập, ký và đóng dấu “Đã kiểm soát” vào hồ sơ, bản vẽ trước khi trình Giám đốc duyệt và in ấn xuất bản ban hành. - Thu thập, khai thác, hướng dẫn sử dụng các thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phổ biến, áp dụng trong Công ty. - Chủ trì lập các Quy định nội bộ về Giám sát tác giả, Tư vấn giám sát công trình xây dựng theo quy định của Nhà nước - Các công tác tư vấn liên quan đến Thiết bị công nghiệp. - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của công ty trình Giám đốc đã duyệt. - Quản lý, theo dõi công tác nghiên cứu khoa học, sở hữu công nghiệp, sáng chế, phát minh và cải tiến kỹ thuật trong Công ty. - Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kỹ thuật về xây dựng, kiến trúc trong Công ty. Tham gia đề xuất và thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế theo chương trình nâng cao chuyên môn cho các kỹ sư trẻ trong Công ty theo yêu cầu; - Thiết kế cung cấp điện động lực, chiếu sáng, chống sét tiếp địa, đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp - Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, hệ thống truyền dẫn số liệu và hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cứu hoả - Thiết kế hệ thống kiểm tra, đo lường, điểu khiển và theo dõi quá trình công nghệ của các dây chuyền sản xuất. Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 59 - Thiết kế các hệ thống lạnh, trạm lạnh và tự động hóa các tòa nhà. - Các công tác tư vấn liên quan đến Điện – Đo lường. - Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thiết kế cho các kỹ sư mới vào nghề còn non kém kinh nghiệm. - Tổ chức thực hiện các dự án môi trường và đánh giá tác động môi trường của các dự án sản xuất công nghiệp theo quy định. - Thẩm tra các dự án về môi trường, báo cáo các đánh giá tác động môi trường liên quan do các cơ quan, đơn vị khác lập khi có yêu cầu thẩm tra. 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm của từng loại Tư vấn thiết kế Lập hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công cho các công trình ở nhiều lĩnh vực có quy mô khác nhau bao gồm: - Thiết kế công nghệ và lắp đặt đường ống. - Thiết kế điện - đo lường - tự động hóa. - Thiết kế chế tạo thiết bị. - Lập dự toán - tổng dự toán. Tư vấn quản lý dự án - Hỗ trợ chủ đầu tư trong việc tư vấn quản lý dự án, gồm: - Tư vấn chủ đầu tư thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. - Thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. - Thẩm tra tổng mức đầu tư và tổng dự toán. - Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu. - Tư vấn giám sát; kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng. - Hướng dẫn vận hành chạy thử, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Các dịch vụ mới đang nghiên cứu và phát triển của công ty - Mua sắm vật tư thiết bị, máy móc và thi công xây dựng công trình. Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 60 - Tổng thầu EPC, xây dựng công trình chìa khóa chao tay (turnkey contract)... - Sản xuất vật liệu mới, gia công chế tạo phục vụ thi công công trình: Composite, sơn nền, chế tạo máy thiết bị công nghệ: máy sàng rung, máy tạo hạt... 2.1.2 Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại Với đặc thù kinh doanh sản phẩm – dịch vụ tư vấn thiết kế công trình công nghiệp do đó, phạm vi đối tượng khách hàng của Công ty là rất lớn: lĩnh vực dân dụng, lĩnh vực công nghiệp (chế tạo, lắp ráp tại các nhà máy thuộc các khu công nghiệp...), điện năng lượng, công nghiệp nhẹ, kho vận... Khách hàng của Công ty được xác định là chủ đầu tư, nhà thầu chính hay cơ quan thẩm định cho các dự án đầu tư. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì trong nhu cầu đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất là rất lớn trong. Hàng loạt các dự án đã và đang được trình lên Chính phủ, Bộ Công thương và đã được phê duyệt như: dự án Sam Sung Thái Nguyên với tổng mức đầu tư là 2.000.000.000 USD, Bridgestone tại KCN Đình Vũ Hải phòng với tổng mức đầu tư là 500.000.000 USD... Có thể chia nhóm đối tượng khách hàng của Công ty như sau: Như vậy, khách hàng của công ty chủ yếu là người đại diện cho chủ đầu tư. Họ có những nhu cầu chung và riêng; những hiểu biết cụ thể riêng. Những cán bộ quản lý của công ty có quan hệ công việc với họ cần được đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc, giao kết tốt với loại khách hàng này. Bên thẩm định là đơn vị có tư cách pháp nhân được pháp luật công nhận và có nhiệm vụ giúp cho chủ đầu tư đưa ra quyết định nên lựa chọn hình thức tư vấn nào cho hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất. Đó thường là các đơn vị trung gian được chủ Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 61 đầu tư thuê, nhằm mục đích phân tích và đánh giá dự án đầu tư xây dựng, phương án kỹ thuật và chi phí tài chính được đưa ra của đơn vị tư vấn và tiến hành rà soát, lựa chọn phương án sao cho dự án đầu tư đó phải có hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư. Đây là đơn vị có chuyên môn cao, nắm vững nghiệp vụ về đấu thầu và quy trình liên quan đến đầu tư xây dựng. Để thuyết phục được bên thẩm định thì Công ty luôn đặt ra cho mình yêu cầu cần có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, đội ngũ CBQL hiểu biết tường tận các lĩnh vực mà mình tham gia tư vấn kỹ thuật đầu tư. Đơn vị tổng thầu: là các đơn vị trúng thầu EPC (thiết kế, thi công, cung cấp thiết bị) các dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi đó Công ty sẽ tham gia với tư cách là nhà thầu phụ thực hiện tư vấn kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, cung cấp thiết bị hoặc thi công. Các đơn vị tổng thầu thường là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước hoặc các công ty nước ngoài, khi các đơn vị này nhận được các dự án EPC có quy mô lớn, họ sẽ tìm đến một đơn vị tư vấn kỹ thuật trong nước để hợp tác và Công ty đã và sẽ là điểm đến lựa chọn thích hợp. Từ các đặc điểm trên, ta nhận thấy đối tượng khách hàng chính của Công ty bao gồm: - Các nhà tổng thầu xây dựng (doanh nghiệp thi công xây dựng công trình). - Các đơn vị thẩm định có nhu cầu tính toán, tư vấn về dự án đầu tư. 2.1.3 Đặc điểm công nghệ Do phạm vi sản phẩm ngành rộng lớn nên học viên không nêu được hết các đặc điểm công nghệ tất cả các sản phẩm trong ngành. Trong luận văn này, Em xin nêu ra qui trình công nghệ vận hành và sử dụng thiết bị tự động hóa, cụ thể là khí nén như sau: Trong công nghệ tự động hóa hiện tại, khí nén đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó không những hạn chế được sức lao động của con người mà còn là môi trường sạch. Trong một nhà máy công nghiệp luôn có một khu xưởng tạo khí nén thông qua các Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 62 máy nén khí. Lượng khí này được làm sạch sơ bộ và sấy khô sau đó đưa vào các bình chứa lớn. Kết nối từ bình chứa này với nhà máy là các hệ thống đường ống chính, sau khi vào nhà máy, tại mỗi bộ phận cần hệ thống khí nén hoạt động sẽ có các đường ống nhỏ hơn dẫn khí. Thông qua hệ thống điều khiển PLC, máy tính, các van điều khiển sẽ điều khiển các cơ cấu chấp hành (xylanh) làm việc theo yêu cầu của nhà máy. Hoạt động cơ bản được mô tả theo hình sau: Hình 2 2 Sơ đồ hệ thống khí nén Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Nguyễn Anh Tuấn CH QTKD-BK 2011A PTTT 63 Hệ thống tự động điện-khí điển hình ( hình ) có thể chia làm các nhóm phụ thực hiện các chức năng cụ thể: 1. Sản xuất khí: Máy nén 2. Chuẩn bị khí: Bộ làm mát, bộ lọc đường ống chính, bộ làm khô, bộ lọc, bộ điều chỉnh áp, bộ cấp dầu, bộ tự động xả 3. Tích trữ khí: Bình tích khí, đường ống 4. Truyền dẫn khí: Đường ống, ống, đầu nối 5. Điều khiển: Rơ le, timer, công tắc, PLC, van. 6. Công suất: Xi lanh, động cơ, cơ cấu xoay 7. Phản hồi: Cảm biến, công tắc giới hạn, cảm biến áp suất, bộ chỉ thị, đồng hồ và công tắc 8. Xả khí Bộ giảm âm, bộ làm sạch khí xả, bầu ngưng tụ Từ đặc điểm công nghệ hoạt động của công ty chúng ta rút ra cán bộ quản lý của công ty cần được đào tao các chuyên ngành kỹ thuật như: thiét bị cơ khí, Truyền động thủy lực-khí nén, cơ – điện tử, kỹ thuật điện.. 2.1.4 Tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam Sau 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã dần ổn định về tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh và đã có được các mối quan hệ ngày càng to lớn với các đơn vị đối tác trong và ngoài nước, về cơ cấu tổ chức và phương hướng cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để từng bước được phát triển đi lên. Công ty đã xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể là: Thực hiệm đảm bảo một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273531_672_1951412.pdf
Tài liệu liên quan