Luận văn Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY 6

1.1. Đạo đức sinh thái và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái 6

1.2. Vai trò của đạo đức sinh thái với môi trường tự nhiên ở nông thôn hiện nay 19

Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY 41

2.1. Môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay 41

2.2. Thực trạng đạo đức sinh thái ở nông thôn Hà Nội hiện nay 67

2.3. Một số vấn đề đặt ra 79

Chương 3: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI

NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY 82

3.1. Quan điểm chung 82

3.2. Một số giải pháp cơ bản 90

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

 

 

 

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, khi rất nhiều cơ sở mở rộng sản xuất ngay tại gia đình thì tiếng ồn đã làm ảnh hưởng lớn đến người dân sống xung quanh. • Về chất thải rắn Tất cả các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều đang gặp khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn. Do đặc thù có nghề thủ công, rác thải tại các làng nghề không đơn thuần là rác sinh hoạt như các làng nông thôn khác mà còn có cả rác thải công nghiệp, tuy nhiên đa số vẫn theo truyền thống cũ là mỗi làng tự hình thành đống rác ngay cạnh làng. Chưa có làng nào có công tác vận chuyển rác thải đến bến đổ thải chung của thành phố. Hiện nay các bãi rác của nhiều xã như Bát Tràng, Liên Hà, Tâm Triều...do tùy tiện sử dụng không có quy hoạch và quy trình xử lý đúng phương pháp nên vừa gây ô nhiễm môi trường lại vừa làm xấu cảnh quản của làng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hiệu quả kinh doanh du lịch của làng nghề [66]. Đối với Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội) là tỉnh có 80% dân số sống bằng nghề nông, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai và tài nguyên để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và những ngành kinh tế khác. Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hà Tây lần thứ VIII cũng đã đề ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ''Tích cực chỉ đạo, nhân rộng thêm làng nghề, tạo thêm nghề mới hướng vào chế biến nông - lâm sản thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu...''. Hà Tây cũng là vùng đất có nhiều nghề và làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng đã được giao lưu trong và ngoài nước. Với nhận thức sâu sắc: Khôi phục duy trì, phát triển làng nghề ngành nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới là một trong các giải pháp quan trọng để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, việc tổ chức thực hiện các ngành các cấp trong tỉnh, các làng nghề đã dần thích nghi với điều kiện của kinh tế thị trường, các chính sách của nhà nước, của tỉnh nhằm khuyến khích hỗ trợ đối với nghề truyền thống được ban hành, thực thi là những nhân tố mang lại cho các làng nghề thủ công do những khó khăn trở ngại của thời bao cấp trước đây đã mai một nay được phục hồi phát triển như các nghề dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, mây tre giang đan Phú Nghĩa, Đông Phương, sơn khảm Ngọ Hạ, cỏ tế Phú Xuyên, điêu khắc Thanh Oai, Thêu Quất Động (Thường Tín)...thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh có sự đóng góp rất lớn của các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, công tác nhân cấy nghề mới được chú trọng và phát triển có hiệu quả. Hiện tại toàn tỉnh có 1116/1460 làng có nghề, trong đó có 210 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề của tỉnh, tổng giá trị sản lượng từ làng nghề đạt trên 3 ngàn tỷ đồng/năm. Làng nghề của Hà Tây được phân theo các nhóm sau: • Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Sản phẩm chính là tinh bột sắn, bã sắn, bã dong, xỉ than phát sinh từ các lò đốt than. - Nước thải: Nhu cầu nước cho sản xuất tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường rất lớn. Điểm đáng lưu tâm là nước thải sản xuất được tách riêng mà được thải chung với nước thải sinh hoạt, nước mưa. Nước thải làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có hàm lượng các chất hữu cơ cao, hàm lượng BOD và COD vượt 10 - 14 lần. Nước thải gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây chết cá trong các ao hồ, tiếp nhận nước thải và còn làm ảnh hưởng đến các vùng dân cư xung quanh. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp - Đại học xây dựng thì các bệnh thường gặp ở đây bao gồm bệnh đướng tiêu hóa, bệnh về mắt (37%), bệnh về hô hấp (19%), bệnh về da (31%) và các bệnh khác (13%). • Làng nghề dệt nhuộm: Sản phẩm chính là dệt nhuộm tơ tằm, vải các loại và in hoa. Điển hình có các xã Dương Nội, Vạn Phúc. Đa số các làng nghề dệt nhuộm đã có từ lâu và duy trì theo phương thức cha truyền con nối. Số hộ gia đình tham gia dệt chiếm từ 80 - 85%. Sản xuất của các làng nghề ở quy mô hộ gia đình và hợp tác xã. Máy móc phần lớn là thô sơ, lạc hậu, chủ yếu được sản xuất trong nước. Nhìn chung các thiết bị sản xuất đều làm việc gián đoạn, không đồng bộ, không theo một trình tự nhất định nào cả do có nhiều sơ đồ công nghệ khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và để dễ quản lý hơn, các khâu của sản xuất làng nghề đã từng bước được chuyên môn hóa. Ví dụ: việc thành lập các xí nghiệp kinh doanh, xuât khẩu ở Vạn Phúc, Dương Nội...đã đưa làng nghề sang cơ chế mới, thoát khỏi hình thức quản lý hợp tác xã kiểu cũ. Họ tự hạch toán kinh doanh, tự tìm việc làm, tự tìm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Xí nghiệp hỗ trợ các khâu kỹ thuật trong dây truyền mà từng hộ gia đình không có điều kiện lo được như guồng tơ, xe tơ, mắc dọc...Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là sợi, tùy theo loại sản phẩm mà loại sợi sử dụng cũng khác nhau, để dệt vải thô người ta sử dụng sợ tổng hợp polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton và dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co nhưng có thành phần cotton cao. Tại các làng nghề hầu như quá trình sản xuất chỉ dừng lại ở công đoạn tẩy trắng và hoàn thiện. Khảo sát các làng nghề dệt nhuộm bao gồm các xã Dương Nội, Vạn Phúc...khu vực này tập trung khá nhiều ngành nghề và xen kẽ với các nhà máy, xí nghiệp lớn như Len Hà Đông, nhuộm in hoa Hà Đông, nhà máy lắp ráp xe máy VMEP...tại 2 làng nghề này hầu hết các hộ gia đình không có khu sản xuất riêng, mà sản xuất ngay trong hộ gia đình. Nét đặc trưng về môi trường của làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc và Dương Nội gây tác động lớn đến môi trường là có tạo ra lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn. - Khí thải: Được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, các lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho qúa trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm...Do vậy, phần lớn các khí gây ô nhiễm là do quá trình đốt than, hơi hóa chất tại các khu vực tẩy nhuộm và bụi bông nhỏ lơ lửng sinh ra từ phân xưởng dệt, kéo sợi trong khu vực dệt. - Chất thải rắn: Các chất thải rắn trong công nghệ ươm tơ, dệt lụa chủ yếu là xơ nhộng, tơ vụn sinh ra quá trình ươm tơ, kéo sợi, vụn bông từ quá trình dệt, kéo sợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các lò hơi để cung cấp nhiệt cho công đoạn nấu, tẩy tạo ra một lượng sỉ than. - Tiếng ồn: Tiếng ồn sinh ra chủ yếu là do vận hành máy dệt và quấn sợi, do sự va chạm của thoi trong dệt thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi... - Nước thải: Nhu cầu nước cho sản xuất tại các làng nghề dệt nhuộm thường rất lớn. Chúng được sinh ra từ nhiều công đoạn khác nhau: từ sau công đoạn giũ hồ, nấu vải, xử lý axít, giặt tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa...trong đó nước sau sử dụng ở các công đoạn tẩy nhuộm....là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước rất lớn, vì nước thải có chứa nhiều hóa chất, thuốc nhuộm và đặc biệt có tính kiềm cao, hàm lượng chất rắn cao (chủ yếu là sơ sợi và các tạp chất tự nhiên có trong sơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước). Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động rất lớn và về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mặt hàng sản xuất và theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Đối với các làng nghề dệt nhuộm, do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm nên ô nhiễm chủ yếu là nước thải sản xuất có hàm lượng hóa chất và thuốc nhuộm cao. Hàm lượng COD trong các công đoạn tẩy và nhuộm thường vượt từ 3 - 8 lần tiêu chuẩn cho phép (380 - 890mg/l) độ màu vượt tiêu chuẩn nhiều lần (750Pt - Co). Các chỉ tiêu của nước thải cao làm mất khả năng tự làm sạch của các nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp - Đại học xây dựng thì các bệnh thường gặp ở đây bao gồm bệnh về đường hô hấp (10-20%), bệnh phụ khoa (10-30%), bệnh về mắt (10-20%), bệnh về đường tiêu hóa (10-20%) và các bệnh khác (10-20%). • Làng nghề cơ kim khí: Làng nghề cơ kim khí của Hà Tây được hình thành ở nhiều địa phương trong tỉnh nhưng chủ yếu là với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là những tổ hợp và gia công cơ khí, đúc cán thép phế liệu. Sản phẩm chính là hàng kim khí, đồ dân dụng, tạo phôi, bao điển hình có các xã Phùng Xá, Đa Sĩ,Thanh Thủy… Với trang thiết bị và phương tiện sản xuất hầu hết là cũ và lạc hậu, phần lớn là máy móc đã hết khấu hao từ các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp cũ thải ra. Nguyên liệu, vật liệu sử dụng chính là sắt thép phế liệu như vỏ ôtô, vật gia dụng, máy móc. Qua thực tế khảo sát có thể cho ta thấy các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế và gia công kim loại chủ yếu bao gồm: - Khí thải: Các loại khí thải độc hại như: CO, SO2, NOx được phát sinh từ quá trình cháy của tham của các lò nấu kim loại, quá trình hàn chập, quá trình mạ và hoạt động của các xưởng rút sắt dây. Nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm như hơi axít, kiềm, kim loại. - Bụi là vấn đề đáng quan tâm ở các làng nghề, lượng bụi chủ yếu phát tán từ các lò nung; quá trình làm sạch và gia công, vận chuyển nguyên liệu sản phẩm sau sản xuất. - Nước thải: Nước thải chủ yếu từ hai nguồn chính là do quá trình cán và nước thải do mạ kẽm. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải loại này là dầu mỡ, chất lơ lửng và một lượng nhỏ các kim loại nặng như Zn, Fe, Pb... Ngoài ra nước thải còn có độ pH thấp do đó có thể gây ô nhiễm tức thời nguồn tiếp nhận. - Chất thải rắn: Hoạt dộng của các cơ sở sản xuất thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn chủ yếu là tro xỉ từ than cháy và từ kim loại nóng chảy, bên cạnh đó quá trình phân loại cũng thải một lượng đáng kể rỉ sắt và vụn kim loại. - Tiếng ồn: Hầu hết các công đoạn của quá trình gia công kim loại đều gây ra tiếng ồn, nhưng các nguồn chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn là các máy độn dập, cắt góc và máy cán. Ngoài ra do quá trình bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm tại các cơ sở. - Nhiệt thừa: Các lò nung, lò ủ dạng hộp sử dụng than tại các cơ sở chính là nguồn gây ra các ô nhiễm nhiệt cục bộ tại các cơ sở. Quá trình bức xạ nhiệt tại các lò cũng như do các phôi thép được nung nóng trước khi cán đã tạo ra nhiệt độ cao tại khu vực sản xuất. Đối với làng nghề cơ kim khí, vấn đề ô nhiễm môi trường chính của loại hình làng nghề này là khí thải với các thành phần SO2, CO2, CO, NOx và bụi... lượng khí thải này tuy không lớn nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lao động và người dân xung quanh. Nước thải sản xuất của làng nghề này tuy không lớn nhưng có hàm lượng dầu mỡ và kim loại nặng rất lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước mặt và hệ thủy sinh của khu vực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4 lần, Ni2+ vượt tiêu chuẩn 8 lần, Zn vượt hơn 5 lần, hàm lượng Fe vượt tiêu chuẩn hơn 12 lần. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp - Đại học xây dựng thì các bệnh thường gặp ở đây bao gồm bệnh đường tiêu hóa, bệnh về mắt, bệnh về hô hấp, bệnh về da và các bệnh khác. • Làng nghề mây tre đan, sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ: Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mây giang tren đan, sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ phát triển ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Sản phẩm chính là mây tre đan, hàng sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ...điển hình ở các xã Phú Nghĩa, Duyên Thái, Sơn Đồng, Chàng Sơn, Hữu Bằng. Quan thực tế khảo sát cho thấy các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề mây tre đan, sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ chủ yếu: - Bụi và tiếng ồn: sinh ra từ công đoạn xẻ (đục, đẽo), bào (cưa cắt), mài... - Khí độc: Chủ yếu là khí SO2, được sinh ra từ công đoạn sấy lưu huỳnh và xông lưu huỳnh của làng nghề mây tre đan. - Hơi dung môi, sơn: Được sinh ra chủ yếu từ công đoạn sơn, bả các sản phẩm hàng điêu khắc, đục tượng. Đối với làng nghề mây tre đan, đặc điểm của làng nghề này là sử dụng rất nhiều lưu huỳnh để sấy và bảo quản sản phẩm, do đó nồng độ khí SO2 trong môi trường không khí rất cao vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp - Đại học xây dựng thì các bệnh thường gặp ở đây bao gồm đường tiêu hóa, bệnh về mắt (23%); bệnh về hô hấp (46%); bệnh về da (18%) và các bệnh khác (13%). • Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Sản phẩm gạch ngói thủ công được hình thành từ lâu đời. Hiện nay tỉnh Hà Tây có hàng trăm lò gạch thủ công còn tồn tại ở nhiều xã trong toàn tỉnh nhưng tập trung lớn tại các xã vũng bãi sông Hồng thuộc huyện Phú Xuyên, Đan Phượng, Phúc Thọ... Qua khảo sát quy trình sản xuất gạch chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm chính là khí thải và chất thải rắn, còn nước thải không đáng kể. - Khí thải: Hiện nay hầu hết các làng nghề sản xuất gạch ngói trong tỉnh sử dụng loại lò thủ công. Loại lò này có một nhược điểm rất lớn là tốn nhiên liệu (gấp khoảng 5 - 7 lần), chất lượng gạch không tốt, thời gian gạch ra lò lâu hơn rất nhiều so với lò Tuynen. Đặc biệt loại lò này có lượng khí thải ra rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng lớn tới cây trồng và sức khỏe người dân sống ở khu vực. Khí thải từ các lò nung gạch đốt than thừa các khí ô nhiễm như CO2, CO sinh ra trong phản ứng cháy và phản ứng thiêu kết. Lượng bụi sinh ra từ công đoạn vận chuyển và bốc dỡ sản phẩm chiếm một lượng không nhỏ. - Chất thải rắn: Quá trình sản xuất gạch sinh ra một lượng chất thải rắn với thành phẩn chính là các loại phế phẩm (gạch vỡ), xỉ than từ lò nung. Hiện tại hầu hết chất thải rắn đã được tận dụng lại để làm vật liệu xây dựng, lát đường nên chất thải rắn từ quá trình sản xuất gạch không còn. • Làng nghề chăn nuôi: Bao gồm các xã thuộc huyện Đan Phượng (xã Hồng Hà), xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai... Hà Tây là tỉnh có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất khu vực phía Bắc, tính đến tháng 4 năm 2006 đàn lợn là 1,3 triệu con, trâu bò là 166.982 con; đàn gia cầm 8,6 triệu con...theo thống kê chưa đầy đủ toàn tỉnh có trên 449.455 chuồng trại trong đó: chuồng trại hợp vệ sinh là 148.561 cái, chiếm 33% tổng số còn lại là các chuồng trại không hợp vệ sinh chiếm 67%. Trong một làng nghề chăn nuôi, với đàn gia súc 10.000 con để tạo ra 1.000 tấn thịt lợn hàng năm phải giải quyết 10.000 - 20.000 tấn phân và 20.000 - 30.000m3 nước tiểu và 50.000 - 200.000m3 nước rửa chuồng trại. Như vậy việc chăn nuôi đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho xử lý một lượng lớn phế thải bao gồm cả phế thải rắn và lỏng. Qua đợt khảo sát điển hình tại xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) và các xã của huyện Đan Phượng cho thấy tình hình chăn nuôi phát triển mạnh. Tại xã Cấn Hữu nhiều hộ gia đình nuôi từ 30 - 40 con lợn, bình quân các hộ trong xã nuôi từ 11, 12 con. Đặc biệt tại huyện Đan Phượng là huyện có diện tích và dân số nhỏ nhất tỉnh nhưng có tổng đàn lợn hàng năm 46.000con, đàn trâu bò 4.500 con, nhiều hộ có quy mô nuôi 50 con trở lên. Toàn huyện một năm xuất chuông khoảng 70.000 con lợn (sản lượng thịt khoảng 7.000 tấn/năm). Bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh. Với tình hình chăn nuôi phát triển, hàng ngày ước tính khoảng 175 tấn phân người và gia súc thải ra. Một số xã chăn nuôi như Tân Lập, Hạ Mỗ, Hồng Hà lượng phân lên đến 25 tấn/ngày. Do ruộng đất ít, lượng phân dùng bón ruộng không hết còn dư thừa rất lớn. Những phế thải của chăn nuôi gia súc ở các hộ nông dân thường xuyên bơm rửa đổ ra ven đường, cống rãnh, ao hồ công cộng gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ô nhiễm môi trường do phân nước tiểu trong chăn nuôi chủ yếu có liên quan đến việc thải nitơ và cácbon vào không khí và thấm vào đất. Về chất lượng môi trường không khí Theo kết quả quan trắc tiếng ồn tại các làng nghề Phùng Xá, Vạn Phúc, Hữu Bằng, Chàng Sơn (Thạch Thất) có mức ồn cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần. Đặc biệt tại các làng nghề Phùng Xá, Thanh Thùy do đặc điểm sản xuất cơ khí nên tại đây đã có thời điểm mức ồn lên đến 100dBA. Nồng độ bụi trung bình trong không khí tại các làng nghề về mùa khô lớn hơn giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5937 - 1995 từ 3 - 4 lần, điển hình độ ô nhiễm bụi nhiều nhất tại Phùng Xá (Thạch Thất) Thanh Thùy (Thanh Oai), Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức). Sự ô nhiễm mùi xảy ra tại các làng nghề cũng rất khác nhau về chủng loại và mức độ, phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sản xuất của các làng nghề. Điển hình về sự ô nhiễm mùi là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như Cộng Hòa (Quốc Oai), Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức). Tại các làng nghề này, do chưa có quy hoạch, quy định cụ thể về việc xả thải và thu gom các loại chất thải, bã thải sau sản xuất, nên xảy ra hiện tượng xả thải bừa bãi các loại bã nông sản. Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải, trong bã thải đã sinh ra mùi hôi thối, khó chịu và gây ô nhiễm mùi trên một khu vực rộng (có trường hợp trong phạm vi cả làng) Bên cạnh các làng nghề Cộng Hòa (Quốc Oai), Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức) thì tại các làng nghề Hữu Bằng, Chàng Sơn (Thạch Thất), Phú Nghĩa, Trường Yên (Chương Mỹ), Nhị Khê (Thường Tín), Phú Yên, Đại Thắng (Phú Xuyên)...ô nhiễm mùi sinh ra do quá trình sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất đồ gỗ, sơn mài, mây tre đan. Ô nhiễm mùi tại các làng nghề này xảy ra theo thời điểm và không liên tục, mùi gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là các loại dung môi hữu cơ được sử dụng trong quá trình sơn, đánh bóng và nhuộm các sản phẩm sau sản xuất. Về ô nhiễm khí thải, kết quả quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây cho thấy: Đối với khí CO, SO2 tại hầu hết các làng nghề đều có nông độ thấp hơn tiêu chuẩn quy định đối với môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937 - 1995). Một số làng nghề do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất như Dương Nội, La Khê, Vạn Phúc, Đa Sỹ, Phùng Xá, Ước Lễ...thì nồng độ khí CO và SO2 đã lớn hơn giới hạn cho phép (2-5 lần). Đặc biệt tại làng nghề Trường Yên (Chương Mỹ), dư sử dụng lưu huỳnh để sấy nhuộm các sản phẩm mây tre đan nên nồng độ khí SO2 đã vượt quá giới hạn cho phép trên 10 lần. Về chất lượng môi trường nước Nước thải làng nghề là một trong những vấn đề rất cấp bách hiện nay của tỉnh Hà Tây. Tại hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, do vậy toàn bộ các nguồn nước thải sinh ra đều được xả trực tiếp vào môi trường. Với lưu lượng và tính chất rất đặc trưng như lưu lượng nước thải lớn, hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm các thủy vực nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, tất cả các làng nghề vùng nông thôn Hà Nội (mới) đều dùng nước giếng khoan để phục vụ sản xuất sinh hoạt, chất lượng nước giếng khoan tại các làng nghề kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ngầm đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5044 - 1995). Tuy nhiên hàm lượng coliform là 24 MPN/100ml (gấp 8 lần), Dương Liễu (Hoài Đức) là 15MPN/100ml (gấp 5 lần). Vì vậy, cần hết sức quan tâm đến vấn đề xử lý vi sinh trước khi sử dụng các nguồn nước này do mục đích ăn uống và sinh hoạt. Đối với nước mặt, theo các kết quả phân tích mẫu nước mặt tại các làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông), Dương Liễu (Hoài Đức), Tân Hòa, Cộng Hòa (Quốc Oai), Phùng Xá (Thạch Thất) cho thấy, hiện nay các nguồn nước mặt của các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi các nguồn nước mặt tại các làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc, cơ kim khí Thanh Thùy (Thanh Oai), chế biến nông sản Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức), Tân Hòa, Cộng Hòa (Quốc Oai) bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và kim loại nặng (Cr và CN) là rất nghiêm trọng, so với giá trị giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5945 - 1995 các chỉ tiêu này vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp 100 lần. Nước thải làng nghề là một trong những vấn đề rất cấp bách hiện nay đối với Hà Tây (cũ). Tại hầu hết các làng nghề trong tỉnh đều chưa có các hệ thống xử lý nước thải do vậy toàn bộ các nguồn nước thải sinh ra đều được xả thải trực tiếp vào môi trường. Với lưu lượng và tính chất rất đặc trưn như lưu lượng nhiều, nồng độ chất ô nhiễm rất cao là nguyên nhân gây ô nhiễm các thủy vực nước mặt và các túi nước ngầm tiếp nhận một cách nhanh chóng và trầm trọng. Với đặc điểm như vậy nên nước thải làng nghề là một trong những áp lực rất lớn đối với môi trường nước trong tỉnh, đặc biệt các thủy vực lớn và các túi nước ngầm xung quanh khu vực có làng nghề. Sự ô nhiễm do các nguồn nước thải của các làng nghề gây ra có tính đặt trưng rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất chính của làng nghề. Cũng chính vì khu vực nông thôn Hà Nội là ngoại thành của thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội nên ngoài việc điều hoà môi trường không khí, giảm tải chất thải cho thành phố thì nhiệm vụ không thể thay thế được chính là nơi cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thành phố, đó là những sản phẩm nông sản mà người dân nuôi trồng quanh năm. Và để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì tính ra, trung bình một năm, các huyện ngoại thành sử dụng khoảng 35 nghìn tấn phân tươi (phân bắc) để chăm bón cây trồng, nhất là một số loại cây như rau, quả... Tại Từ Liêm, hằng năm các hộ nông dân đã sử dụng tới trên 12 nghìn tấn phân tươi phục vụ cho sản xuất, Gia Lâm khoảng 11 nghìn tấn. Việc sử dụng phân tươi để bón cho rau quả không những không đảm bảo vệ sinh tại nơi canh tác và mất vệ sinh môi trường đối với người sử dụng mà còn là nguồn gây ô nhiễm dòng nước mặt, nước ngầm tầng trên ở khu vực đó. Tuy vậy, vấn đề đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng lạm dụng và không thao tác đúng chỉ dẫn kỹ thuật các loại thuốc bảo vệ thực vật đang có xu hướng tăng lên. Các hộ nông dân đã sử dụng một lượng tương đối lớn thuốc trừ sâu bảo vệ cây trồng dẫn tới phá vỡ sự cân bằng môi trường hệ sinh thái nông nghiệp, hiệu quả phòng trừ giảm xuống. Theo kết quả điều tra, các vùng sản xuất rau an toàn tập trung có nguy cơ bị ô nhiễm ở Hà Nội có tổng diện tích hơn 1.000 ha là những vùng thiếu nước tưới sạch trong mùa khô, gần khu dân cư, nhà máy, khu công nghiệp. Các vùng sản xuất rau an toàn đang bị ô nhiễm, không đủ điều kiện sản xuất có tổng diện tích hơn 624 ha là những vùng sử dụng nước sông Tô Lịch, sông La Khê đang bị ô nhiễm để tưới rau, không có nguồn nước thay thế hoặc bị ảnh hưởng bởi khu vực nghĩa trang, khu chăn nuôi gia súc hoặc gần nhà máy gạch, bãi rác sinh hoạt…Tác hại lớn nhất là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, nước mặt và nông sản (có khả năng) vượt qua giới hạn cho phép, thực sự là một nguy cơ tiềm tàng. Chăn nuôi ở Hà Tây (cũ) có cơ cấu khá đa dạng và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Loại hình chăn nuôi phân bố tập trung theo vùng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi của từng địa phương, định hướng phát triển chăn nuôi của mỗi địa phương, sự hợp tác của các công ty trong và ngoài nước (Công ty Cổ phần Group, Japfa,...) đối với mỗi địa phương,... mà loại hình vật nuôi khác nhau. Điển hình có thể kể đến là chăn nuôi gia cầm tập trung ở các huyện Chương Mỹ (Tốt Động, Lam Điền, Trung Hòa, Tiên Phương, Chúc Sơn, Hoàng Diệu, Phụng Châu); Quốc Oai (Hòa Thạch, Phú Cát), Sơn Tây (Cổ Đông, Sơn Đông); Chăn nuôi thủy cầm tập trung chủ yếu ở Ứng Hòa (Viên An, Viên Nội, Vân Đình). Chăn nuôi gia súc nằm rải rác ở các huyện, thị nhưng nhiều nhất ở Sơn Tây (Cổ Đông, Sơn Đông), Ứng Hòa (Vạn Thái, Đội Bình), Quốc Oai (Thạch Thán, Hòa Thạch, Phú Cát), Đan Phượng (Tân Lập, Tân Hội, Đan Phượng); Chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở Ba Vì (Minh Châu, Tản Lĩnh). Trước đây, các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ trong gia đình (chăn nuôi một vài con gia súc; vài chục con gia cầm; một, hai con trâu, bò) nhằm tận dụng thức ăn thừa và các sản phẩm phụ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như cám gạo, rau cỏ. Các hộ chăn nuôi với số lượng nhỏ nên lượng chất thải phát sinh từ mỗi gia đình được quản lý, sử dụng làm phân bón cho cây trồng tương đối tốt và hiệu quả không gây tác động xấu đến môi trường. Chất thải rắn (phân, chấu, cám cưa,..) được thu gom và ủ làm phân chuồng phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước thải (nước tiểu, nước rửa chuồng trại) được thu gom vào các bể chứa và sử dụng để tưới cho cây trồng. Do đó lượng chất thải hầu hết được tái sử dụng theo một vòng tuần hoàn khép kín mà lượng chất thải phát tán ra môi trường xung quanh không đáng kể nên ít gây tác động xấu đến môi trường (theo quy trình VAC). Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế nói chung thì ngành chăn nuôi ở Hà Tây đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Các hộ chăn nuôi số lượng lớn và quy mô trang trại ngày càng nhiều, phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức phối hợp với các công ty nước ngoài (công ty cung cấp giống, thức ăn, cán bộ kỹ thuật, đầu ra và chịu các rủi ro do dịch bệnh gây nên,...). Số còn lại tự học hỏi, đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi theo quy mô công nghiệp. Chăn nuôi theo hình thức này phát sinh một lượng lớn chất thải, nước thải ở mỗi trang trại và chưa được quản lý, sử dụng hợp lý đã và đang gây ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng (gây ô nhiễm nguồn nước, gây các bệnh đường ruột, ...). Đặc biệt, có các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan