Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp

Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao.

Giai đoạn 2003 - 2007, vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý tăng dần qua các năm, năm 2003 là 2.370 tỷ đồng bằng 86,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 là 4.064 tỷ đồng (88,40%) và năm 2007 là 6.230 tỷ đồng bằng 83,79% tăng cao nhất giai đoạn. Năm 2007 vốn do Trung ương quản lý là 505 tỷ đồng, chiếm 6,79% nguồn vốn đầu tư do Trung ương quản lý có xu hướng giảm dần. Vốn FDI là 700 tỷ đồng bằng 9,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này đang có chiều hướng tích cực và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Do vậy tỉnh Bắc Ninh cũng đang tiếp tục rà soát, triển khai quy hoạch bổ sung, quy hoạch mới các khu, cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện thuê đất, mở rộng quy mô sản xuất.

 

doc130 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 9,4 %; sản lượng lúa từ 318.708 tấn năm 1997 tăng lên 441.416 tấn năm 2000, bình quân mỗI năm tăng 10,9%. Đến năm 2005 , diện tích gieo trồng cây thực phẩm là 10.729ha, tăng 23% so với năm 2000 và tăng 31,1% so với năm 1997; năm 2007 là 10.351 ha tăng giảm so với diện tích gieo trồng năm 2005 (giảm 3,6%) Nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bắc Ninh đóng góp hơn 40% GDP toàn tỉnh hàng năm, đến năm 2003 còn thu hút 784,41 nghìn lao động, tương đương 77,21% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ yếu của hơn 87% dân số sống ở nông thôn. Đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp cũng bao gồm cả vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi, chiếm trên 40% lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Quy mô vốn đầu tư vào nông nghiệp tại Bắc Ninh lớn và chiếm tỷ trọng cao so với mức bình quân cả nước đã phản ánh những nỗ lực của tỉnh nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vốn tín dụng trung và dài hạn dành cho nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 63% tổng nguồn vốn này và tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2003: 57,5 tỷ đồng năm 1998; 144,3 tỷ đồng năm 1999 (tăng 150,9%); 242,2 tỷ đồng năm 2000 (tăng 67,8%); 324,6 tỷ đồng năm 2001 (tăng 34%); 426,2 tỷ đồng năm 2002 (tăng 31,3%); 590,7 tỷ đồng năm 2003 (tăng 38,6%) đến năm 2007 là 612,7 tỷ đồng (tăng 3,72%). Cơ giới hoá trong nông nghiệp đã có những thay đổi rõ rệt. Đến hết năm 2006, toàn tỉnh có 2.560 máy cày các loại sử dụng trong nông nghiệp, tăng gấp 2,4 lần năm 1997, bình quân 100ha có 6 máy cày (cả nước là 5,4 máy). Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều trạm bơm đầu mối, trạm bơm nội đồng lớn như: Tân Chi II, Văn Thai, Kim Đôi II. . .tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu đã tăng lên gần 70%. Những năm gần đây máy tuốt lúa chủ yếu là đạp chân thì nay đã được thay thế bằng động cơ điện, thậm trí nhiều hộ gia đình đã mua máy tuốt liên hợp chạy bằng động cơ diezen, dễ cơ động, vận chuyển trên đồng. Việc vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản. . .cũng được cơ giới hoá từng phần đến năm 2006 khu vực nông thôn đã có 2.490 xe ôtô vận tài và xe công nông. Mạng lưới điện nông thôn được hiện đại hoá và mở rộng, với 100% xã, phường có điện lưới và gần 100% số hộ gia đình dùng điện, Bắc Ninh đã hoàn thành cơ bản điện khí hoá nông thôn. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng số lượng máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp, máy chế biến nông sản và phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp, nông thôn diễn ra vẫn còn chậm chạp, mang nặng tính tự phát. . . Quy mô nguồn vốn đầu tư vào nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần hàng năm, do vậy cơ cấu đầu tư về lĩnh vực này cũng có xu hướng giảm theo vốn đầu tư dần song còn chậm: Vốn đầu tư giảm là 252,8 tỷ đồng (bằng16,6%) năm 2003 xuống còn 66,3 tỷ đồng (bằng 2,0%). Bảng 11: Vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư XDCB do địa phương quản lý phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001-2007 (giá hiện hành). Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số: 343,0 474,7 678,6 667,7 696,8 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 252,8 199,7 72,3 61,8 66,3 Cơ cấu đầu tư (%) Tổng số: 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 16,6 10,5 4,6 2,4 2,0 2.2.1.2 - Lâm nghiệp: Do diện tích đất lâm nghiêp ít, rừng tập trung của Bắc Ninh là rừng trồng và hầu hết là rừng cảnh quan môi trường, phải quản lý, giữ gìn lâu dài nên sản lượng lâm sản khai thác không lớn, chủ yếu là từ cây phân tán. Từ 1997-2006 toàn tỉnh đã khai thác được 54.488m3 gỗ, 24.602 ster củI, 4,9 triệu cây tre, 38 tấn song mây, 587 tấn sấu, trám. . . Giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng giảm dần qua các năm, nhất là từ năm 2000 đến nay. Theo giá cố định năm 1994, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 1997 đạt 9,35 tỷ đồng, năm 2000 là 11,9 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 giảm xuống còn 6,58 tỷ đồng và năm 2005 còn 5,77 tỷ đồng, năm 2006 còn 5,76 tỷ đồng. Bình quân mỗI năm từ 1997-2006 giảm 7,49%, trong đó trồng và nuôi rừng giảm 10%; khai thác lâm sản giảm 7,58%. 2.2.1.3. Thuỷ sản: Ngày 20/6/2001 Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ra Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lúa - cá, đây là bước đột phá quan trọng làm cho sản xuất thuỷ sản phát triển nhanh, góp phần tích cực nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Quy mô diện tích và sản lượng thuỷ sản thu hoạch hàng năm tăng nhanh. Năm 1997, Bắc Ninh có 2.792 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản 5,26 nghìn tấn. Đến năm 2007 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 4.986 ha, gấp 1,78 lần năm 1997. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản không chỉ tăng nhanh mà còn tăng cao nhất trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Theo giá cố định năm 1994, từ 58,1 tỷ đồng năm 2000 đã tăng lên 151,6 tỷ đồng năm 2005 và 203,0 tỷ đồng năm 2007 gấp 3,4 lần so với năm 2000. Bình quân mỗi năm từ 1997-2007 tăng là 19,35%. Trong đó giá trị nuôi trồng luôn có tốc độ tăng cao hơn mức bình quân chung của ngành thuỷ sản, bình quân mỗi năm từ 1997-2007 tăng là 27,51%. 2.2.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh sau thời gian tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng được tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên. Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng cũng dần tăng về quy mô và tỷ trọng: 30,57% năm 1998; 31,30% năm 1999; 33,97% năm 2000; 34,65% năm 2001; năm 2002 đạt 31,68% và năm 2003 là 39,36%, đến năm 2007 vốn đầu tư cho lĩnh vực này là: 50,4%. Giai đoạn 2001-2007: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tuy thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao. Năm 2001 tăng 24%, năm 2002 tăng 34,69%, năm 2003 tăng 20,46%, năm 2004 tăng 25,44%, năm 2005 tăng 27,54%, năm 2006 tăng30,28% và năm 2007 tăng 32,99%, bình quân mỗI năm tăng 27,9%. Điểm đáng chú ý trong phát triển công nghiệp giai đoạn này là sự vươn lên mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân. Năm 2000, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này chiếm 10,34% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, năm 2001 đã tăng lên 16,16%, năm 2005 là 27,49% và năm 2007 là 25,95%. Năm 2005, giá trị sản xuất theo giá thực tế của kinh tế tư nhân là 3.676,6 tỷ đồng gấp 13 lần năm 2000 và đến năm 2007 là 7.124,5 tỷ đồng gấp 25,2 lần năm 2000, bình quân mỗI năm tăng 20,14%. Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2007 phân theo hình thức quản lý. Đơn vị tính:Tỷ đồng Phân theo hình thức quản lý 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số: 2.740 3441 4.597 5.985 7.435 - Trung ương quản lý 160 151 90 382 505 - Địa phương quản lý 2.370 3.260 4.064 4.922 6.230 - Đầu tư trực tiếp NN 210 30 443 681 700 Cơ cấu vốn đầu tư (%) Tổng số (%): 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Trung ương quản lý 5,85 4,38 1,95 6,38 6,79 - Địa phương quản lý 86,49 94,73 88,40 82,23 83,79 - Đầu tư trực tiếp NN 7,66 0,87 9,63 11,37 9,41 Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao. Giai đoạn 2003 - 2007, vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý tăng dần qua các năm, năm 2003 là 2.370 tỷ đồng bằng 86,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 là 4.064 tỷ đồng (88,40%) và năm 2007 là 6.230 tỷ đồng bằng 83,79% tăng cao nhất giai đoạn. Năm 2007 vốn do Trung ương quản lý là 505 tỷ đồng, chiếm 6,79% nguồn vốn đầu tư do Trung ương quản lý có xu hướng giảm dần. Vốn FDI là 700 tỷ đồng bằng 9,41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này đang có chiều hướng tích cực và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Do vậy tỉnh Bắc Ninh cũng đang tiếp tục rà soát, triển khai quy hoạch bổ sung, quy hoạch mới các khu, cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện thuê đất, mở rộng quy mô sản xuất. Bảng 13: Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh STT Tên KCN DT quy hoạch DT đất xây dựng nhà máy DT thu hồi theo QĐ DT đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%) 01 Tiên Sơn 349 239,26 330,3 172,00 71,89 02 Quế Võ 402 283,47 402 185,08 65,29 03 Đại Đồng-Hoàn Sơn 272,11 189,38 272,11 119,70 63,21 04 Quế Võ mở rộng 300 202,07 133,26 55,26 27,35 05 Tân Hồng - Hoàn Sơn 61,36 44,44 60,5 44,44 100,00 06 Yên Phong 1 351,33 220,57 191,2 104,21 47,25 07 VSIP Bắc Ninh 485 343,7 384,56 27,5 8,00 08 Quế Võ 2 272,57 184,049 120 09 Thuận Thành 3 140 105,38 140 Mới khởi công Tháng 3/2008 10 Nam Sơn - Hạp Lĩnh 402,5 241,00 100 Mới hoàn thành quy hoạch Tổng: 3.035,87 2.053,32 2.133,93 708,19 34,49 2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý. Theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn địa phương quản lý (Tỉnh điều hành; Huyện, xã điều hành) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bảng 14 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007 theo hình thức quản lý (giá hiện hành). Đơn vị: Tỷ đồng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổg số 1.443 1.445 1.404 1.426 1.812 1.916 2.740 3.441 4.597 5.985 7.435 Phân theo hình thức quản lý TW 53,4 61,9 279,2 410,6 408,6 217,6 160 150,8 90 382,2 505,3 Địa phương 605,0 722,1 1078,0 997,1 1395,5 1676,2 2369,7 3260,2 4063,9 4922,3 6229,9 ĐTNN (FDI) 784,8 661,3 46,8 18,6 7,8 22,2 210,7 29,9 443,4 680,6 700 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh1997-2007) Bảng 15: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007 theo hình thức quản lý Đơn vị tính: % 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 T. số - 0,13 -2,84 1,56 27,0 5,73 43,0 25,5 33,5 30,1 24,2 Phân theo hình thức quản lý TW - 15,91 51,05 47,06 -0,49 -46,75 -26,48 -5,75 -40,32 24,66 32,20 Địa phương - 19,35 49,28 -7,51 39,95 20,11 41,37 37,57 24,65 21,12 26,56 ĐTNN (FDI) - -15,74 -92,93 -60,26 -58,07 184,61 849,09 -85,81 1382,9 53,49 2,85 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh1997-2007) Nguồn vốn Trung ương quản lý bao gồm vốn của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn tỉnh. Các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ ngành chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và đầu tư công cộng, phát triển đô thị loạI III. Nhìn chung nguồn vốn này có chiều hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Bắc Ninh: 53,4 tỷ đồng năm 1997 (3,7%); 410,6 tỷ đồng năm 2000 (28,79%); 90 tỷ đồng năm 2005 (1,96%); 505,3 tỷ đồng năm 2007 (6,79%) Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007 phân theo hình thức quản lý Đơn vị tính: % 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 T. số 100,0 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Phân theo hình thức quản lý TW 3,70 4,28 19,88 28,79 22,54 11,35 5,84 4,38 1,96 6,38 6,79 Địa phương 41,92 49,97 76,78 69,92 77,02 87,48 86,48 94,74 88,40 82,24 83,79 ĐTNN (FDI) 54,38 45,76 3,33 1,30 0,43 1,16 7,68 0,87 9,64 11,37 9,41 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh1997-2007) Cùng với sự giảm dần của nguồn vốn do Trung ương quản lý là sự gia tăng khá mạnh mẽ về quy mô và tỷ trọng nguồn vốn do địa phương quản lý, giai đoạn 1997-2000 có sự tăng giảm thất thường tăng từ 605-997,1 tỷ đồng (khoảng 41%-70%), đặc biệt đến giai đoạn 2001-2007 tăng khá mạnh mẽ nguồn vốn này, tăng từ 1.395,5 tỷ đồng (77,02%) năm 2001; 3.260,2 tỷ đồng (94,74%) năm 2004; 6.229,9 tỷ đồng (83,79%) năm 2007. Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng tăng; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao. Tính chung cho cả giai đoạn 1997-2007, tổng vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý là: 27.319,9 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 81,2 % tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. 2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành. Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong tổng số 26.114 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2007 được phân chia thành: (1) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát và quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định. Hai khoản vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của tỉnh Bắc Ninh trong cả giai đoạn 2002 - 2007 lên tới 13.507 tỷ đồng, chiếm tới 51,72 % tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. (2) Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường .Tổng nguồn vốn này của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2002- 2007 là 12.607 tỷ đồng, chiếm 48,28%. Bảng 17 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2007 theo yếu tố cầu thành (giá hiện hành). Đơn vị: Tỷ đồng Yếu tố cấu thành 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số: 1.916 2.740 3.441 4.597 5.985 7.435 1. VĐT XDCB & Sửa chữa lớn TSCĐ 1.278 1.687 2.001 1.833 2.953 3.755 Trong đó: vốn XDCB do ĐP quản lý 1.176 1.526 1.899 1.567 2.620 3.304 2. Vốn lưu động bổ sung 3. VĐT PT khác 638 1.053 1.440 2.764 3.032 3.680 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2007) Bảng 18: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2007 theo yếu tố cầu thành (giá hiện hành). Đơn vị: % Yếu tố cấu thành 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số: 5,73 43,0 25,5 33,5 30,1 24,2 1. VĐT XDCB & Sửa chữa lớn TSCĐ - 32,00 18,61 -8,4 61,10 27,15 Trong đó: vốn XDCB do ĐP quản lý 29,76 24,44 -17,49 67,19 26,10 2. Vốn lưu động bổ sung - 3. VĐT PT khác - 65,04 36,75 91,94 9,69 21,37 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2007) Bảng 19: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2007 theo yếu tố cầu thành (giá hiện hành). Đơn vị: % Yếu tố cấu thành 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số: 100 100 100 100 100 100 1. VĐT XDCB & Sửa chữa lớn TSCĐ 66,71 61,57 58,15 39,87 49,34 50,50 Trong đó: vốn XDCB do ĐP quản lý 92,02 55,69 55,18 34,08 43,77 44,44 2. Vốn lưu động bổ sung - - - - - - 3. VĐT PT khác 33,29 38,43 41,85 60,13 50,66 49,50 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2007) Căn cứ vào số liệu thống kê có thể thấy: Giai đoạn 2002 - 2007, cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh có sự cân bằng giữa vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản và vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực khác. Điều này là do, giai đoạn trước năm 2003 tỉnh Bắc Ninh tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị tập trung cho trung tâm tỉnh là Thành Phố Bắc Ninh với những hạng mục, công trình lớn. Đến giai đoạn 2003-2007 tỉnh tập trung đầu tư các công trình nhỏ ở cấp huyện và chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực xã hội như xoá đói giảm nghèo, ô nhiễm môi trường, các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt ở giai đoạn này nguồn vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản chủ yếu do nguồn vốn địa phương quản lý và có xu hướng tăng mạnh, nhìn vào số liệu tại bảng 13 cho thấy: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở cả giai đoạn. Năm 2003 là 1.526 tỷ đồng bằng 55,69%, năm 2004 là 1.899 tỷ đồng bằng 55,18%, năm 2005 là 1.567 tỷ đồng bằng 34,08%, năm 2006 là 2.620 tỷ đồng bằng 43,77%, năm 2007 là 3.304 tỷ đồng bằng 44,44%. Số liệu trên cho thấy một phần do công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại Bắc Ninh được thực hiện ngày một hiệu quả nên tiết kiệm vốn đầu tư cho xã hội, đặc biệt là vốn Nhà nước. Vốn cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2003 là 1.053 tỷ đồng bằng 38,43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn, năm 2004 là 1.440 tỷ đồng bằng 41,85%, năm 2005 là 2.764 tỷ đồng bằng 60,13%, năm 2006 là 3.032 tỷ đồng bằng 50,66% và năm 2007 là 3.680 tỷ đồng bằng 49,50%. Điều này hứa hẹn sự gia tăng đáng kể của khoản mục đầu tư này trong tương lai góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, xoá mù chữ, tập trung phát triển nguồn nhân lực. Xu hướng biến đổi về cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh theo yếu tố cấu thành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vốn được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng của các chương trình, công trình, dự án. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY 3.1. Những kết quả đạt được. 3.1.1. Tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 4 năm (1997-2000) và 5 năm (2001-2005) có ý nghĩa rất quan trọng của một tỉnh vừa mới được tái lập. Giai đoạn 1997-2000 là quãng thời gian tập trung mọi nguồn lực để ổn định và xây dựng nền móng cho một không gian kinh tế mới. Tiếp theo là kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2001-2010, là bước tạo đà cho mục tiêu “ Trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 “. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Ninh cũng gặp nhiều khó khăn: Điểm xuất phát thấp, kinh tế yếu kém vốn có của một tỉnh là thuần nông, cùng chịu ảnh hưởng xấu của nền kinh tế cả nước do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á, chiến tranh “dầu mỏ” và thiên tai nghiêm trọng xảy ra, . . .Tất thảy đã đặt kinh tế - xã hội của tỉnh trước những thử thách quyết liệt. Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng và văn hiến tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Đại hộI Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI. Cụ thể: Những năm qua, nhip độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh luôn đạt ở mức cao, giai đoạn 1996-2000 đạt 11,6%. Liên tục từ năm 2001-2005, tổng sản phẩm trong tỉnh luôn tăng trưởng ổn định ở mức từ 13,61% đến 14,04%. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 15,65% . Đây là một thành quả đáng khích lệ đối với tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện mới tái lập còn gặp nhiều khó khăn. Đồ thị 02: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội, GDP bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2007 Đồ thị 03: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh Bắc Ninh theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (%) Năm 1997 Năm 2007 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua khá tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP nhanh đặc biệt giai đoạn 1997-2000. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp của Bắc Ninh giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 38 % năm 2000, từ 34,1 năm 2001 xuống còn 18,6 năm 2007. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 24% năm 1997 lên 35,6 % năm 2000, từ 37,5 năm 2001 lên 51% năm 2007. Tỷ trọng khu vực dịch vụ lại giảm đi từ 31,3% năm 1997 xuống 27,9% năm 2005 điều này chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, nhưng đến 2007 tỷ trọng trong khu vực dịch vụ bắt đầu có biến động tăng lên 30,4%. Cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch đúng định hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Kết quả chuyển dịch càng được thể hiện rõ nét hơn sau khi thực hiện Nghị quyết TW3, TW5 khoá IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 23,7% năm 1997 lên 35,67% năm 2000 và 45,92% năm 2005, 51% năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp giảm đáng kể từ 45,05% năm 1997 xuống còn 37,96% năm 2000 và 26,26% năm 2005, 18,6% năm 2007; khu vực dịch vụ ổn định từ 27-31%. Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn đạt nhịp độ tăng trưởng cao và giữ vai trò “đầu tầu” trong tăng trưởng kinh tế. Bảng 20: Tổng sản phẩm toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng; % Chỉ ti êu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1.GDP giá thực tế 3.980 4.653 5.603 6.876 8.331 10.504 13.068 2.GDP giá so sánh 1994 2.838 3.232 3.672 4.179 4.766 5.483 6.342 3.Tốc độ tăng trưởng, % 14,07 13,87 13,61 13,82 14,04 15,05 15,65 4.GDP b.quân đầu người USD/người 280 315 370 441 526 649 788 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2007) GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tê) giai đoạn 2001 - 2007 cũng tăng lên không ngừng: năm 2001 là 280 USD/người, năm 2005 là 526 USD/người và đến năm 2007 là 788 USD/người gấp 2,8 lần năm 2001. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng từ 484 tỷ đồng năm 2003 lên 1.357 tỷ đồng vào năm 2006, và năm 2007 là 1.634 tỷ đồng tăng gấp 3,4 lần năm 2003 do vậy tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ ngân sách cũng tăng dần. Bảng 21: Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu: 484 841 944 1.357 1.634 Trong đó: - Thu từ các DNQD TW 143 185 172 171 194 - Thu từ các DNQD ĐP 9 15 19 18 24 - Thu từ DN có vốn ĐTNN 40 36 81 137 159 - Thu khu vực ngoài QD 42 75 91 135 239 - Thu lệ phí trước bạ 10 19 18 28 37 - Thu thuế sử dụng đất NN 1 1 1 1 1 - Thu thuế nhà đất 3 3 4 6 8 - Thu thuế thu nhập cá nhân 5 6 9 21 39 - Thu xổ số 2 3 6 9 11 - Thu phí và lệ phí 16 20 21 23 15 - Thu tiền sử dụng đất 86 335 328 437 553 - Thu tiền thuê đất 2 14 2 2 11 - Thu phí qua xăng dầu 9 15 15 12 15 - Thu khác 82 8 17 52 60 (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2007) Kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng khá cao và ổn định tạo điều kiện tăng thu nhập và tích luỹ. Tổng dư nợ tiền gửi tiết kiệm hàng năm (tính ở thời điểm 31/12 hàng năm) liên tục gia tăng mạnh mẽ: năm 2003 là 2.928,8 tỷ đồng; năm 2004 là 3.808,9 tỷ đồng (tăng 30%); năm 2005 là 4.962,1 tỷ đồng (tăng 30,2%); năm 2006 là 6.361,5 tỷ đồng (tăng 28,2%); năm 2007 là 10.432,2 tỷ đồng (tăng 63,9%) (Xem bảng 9). Đây là cơ sở để gia tăng vốn cho đầu tư phát triển, nhất là trong khu vực dân cư và tư nhân. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng Nhà nước trung và dài hạn cũng liên tục tăng lên qua các năm; đồng thời khả năng thu hồi nợ tín dụng cũng được bảo đảm, vốn thu hồi hàng năm đạt khoảng 90% vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn không đáng kể. Về phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả cao trên nhiều ngành, lĩnh vực. Ngành Công nghiệp và xây dựng có bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng của giai đoạn 1997-2007 bình quân đạt trên 4.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân là 31,89%. Điều này cũng đã tạo đà cho ngành dịch vụ phát triển tương đối mạnh ở Bắc Ninh, giá trị sản xuất ngành dịch vụ của giai đoạn 1997-2007 đạt trên 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân là 14,30%. Sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng từng bước đi lên. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 25,3%/năm. Giá trị sản xuất (theo giá thực tế), năm 1997 là 645,6 tỷ đồng, năm 2007 đạt 27.455,4 tỷ đồng, tăng gấp hơn 42 lần năm 1997. Nếu chia thành hai giai đoạn 1997-2000 và 2001-2007 sẽ thấy rõ hơn qui mô và kết quả đạt được của ngành công nghiệp. Bảng 22: Tổng sản phẩm toàn xã hội tỉnh Bắc Ninh phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2003- 2007 (giá hiện hành). Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu phân theo ngành, lĩnh vực 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nông - lâm nghiệp 1.533 1.806 2.010 2.053 2.232 2. Thuỷ sản 92 134 178 185 205 3. Công nghiệp khai thác mỏ 3 7 9 14 10 4. Công nghiệp chế biến 1.911 2.429 3.025 4.172 5.443 5. SX, PP điện, nước 71 86 107 142 180 6. Xây dựng 474 551 685 873 1.034 7. Thương nghiệp, sửa chữa 310 398 546 704 931 8. Khách sạn, nhà hàng 44 58 71 58 75 9. Vận tải, kho bãi & TTLL 200 243 288 459 565 10. Tài chính, tín dụng 93 133 181 256 370 11. Khoa học và công nghệ 5 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2559.doc
Tài liệu liên quan