Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài và đôi khi cả bên Việt Nam chỉ qua tâm nhiều đến hiệu quả tài chính. Bởi vì đứng về lợi ích riêng của nhà đầu tư thì hiệu quả cao nhất là lợi nhuận thu được. Nên họ chú ý đến những vấn đề thiết thực như doanh thu, chi phí, thuế, tiền thuê đất. Trong khi đó nhà nước khuyến khích nhiều hay ít một dự án FDI không chỉ căn cứ vào hiệu quả tài chính, mặc dù đó là một nhân tố làm tăng thu của Ngân sách Nhà nước, góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng điều phải quan tâm nhiều hơn để đánh giá một dự án FDI là hiệu quả kinh tế-xã hội của nó. Lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng lựa chọn các dự án và tính chất công nghệ. Nhà nước phải chú ý nhiều hơn nữa đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, lợi ích mà dự án có thể đưa lại hiệu quả tài chínhlà một yếu tố của hiệu quả kinh tế-xã hội trong một loạt các nhân tố khác. Không ít trường hợp có hiệu quả tài chính cao nhưng hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích kinh tế-xã hội, có lợi ích trước mắt nhưng lại có hại lâu dài.

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký và vốn thực hiện theo hình thức đầu tư của Singapo vào Việt Nam, 1988-2000. (tính tới ngày 23/02/2001 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) a- Tỷ trọng theo vốn đăng ký. b- Tỷ trọng theo vốn thực hiện. b. Cơ cấu đầu tư. *Đầu tư theo cơ cấu ngành. Các dự án của Singapo đã đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam , đặc biệt là các lĩnh vực như xây dựng khu đô thị mới, công nghiệp thực phẩm, xây dựng căn phòng - căn hộ… Bảng 6: Đầu tư của Singapo vào Việt Nam phân theo ngành,1988-2000. (tính tới ngày 31/12/2000 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký Tỷtrọng (%) Vốn thực hiện Tỷtrọng(%) Công nghiệp 96 1,401,724,800 20,78 745,480,935 37,37 Nông,lâm,ngư nghiệp 27 170,855,469 2,54 95,286,773 4,78 Dịch vụ Bao gồm: khách sạn, du lịch, xây dựng văn phòng, căn hộ, cho thuê, xây dựng khu đô thị mới và một số dịch vụ khác 113 5,172,354,013 76,68 1,154,012,290 57,85 Tổng số 236 6,744,934,282 100 1,994,779,998 100 Nguồn:Vụ QLDA - Bộ KH & ĐT Theo số liệu bảng 6, ta thấy đầu tư của Singapo tập trung vào lĩnh vực dịch vụ bao gồm xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, du lịch…với 113 dự án, chiếm 47,88% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam, vốn đăng ký đạt 5.172 triệu USD chiếm 76,68% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, vốn thực hiện 1.154 triệu USD chiếm 57,85% tổng vốn thực hiện. Có được kết quả đó là do xây dựng khu đô thị mới với 2 dự án, vốn đầu tư đạt 2.230 triệu USD chiếm 33% tổng vốn đầu tư, tuy nhiên, vốn thực hiện 394 nghìn USD chỉ đạt 0.02% so với vốn đăng ký-tốc độ giải ngân chậm. (nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là những vấn đề nội bộ phát sinh từ phía Việt Nam. Quá trình quy hoạch tổng thể đã được triển khai nhưng quy hoạch bộ phận vẫn chưa được quán triệt đến từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, vấn đề tái định cư cho các hộ dân ở khu vực cần quy hoạch đang gặp nhiều khó khăn. Một số hộ dân chấp nhận mức đền bù của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tán thành việc di chuyển định cư ở nơi khác. Song cũng có không ít hộ gây khó khăn, không chịu chuyển đi do những lý do về thay đổi thu nhập, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày hoặc không chấp nhận mức đền bù... Lĩnh vực công nghiệp thu hút 96 dự án, vốn đăng ký 1.401 triệu USD chiếm 20,78% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện 745 triệu USD, chiếm 37,37% tổng vốn thực hiện và chiếm 53,13% vốn đăng ký ở ngành công nghiệp (tốc độ giải ngân khá nhanh), doanh thu đạt 1. 965 triệu USD, giải quyết hơn 7000 lao động có công ăn việc làm (nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp dầu khí chỉ nhận được hai dự án đầu tư của Singapo với số vốn đăng ký 56 triệu USD nhưng vốn thực hiên đạt tới hơn 71 triệu USD ( nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH & ĐT). Như vậy, tốc độ giải ngân ở ngành dầu khí là rất nhanh. Sở dĩ có được thành tựu trên bởi vì công nghiệp dầu khí là một ngành đặc trưng có quy hoạch ngành cụ thể , có nhiều khâu, nhiều nấc như thăm dò, khai thác, lọc dầu…Cho nên, vốn thực hiện các dự án thuộc ngành chiến lược này là rất cao. Điều này cũng lý giải phần nào cho tiến trình giải ngân nhanh tại các ngành công nghiệp nói chung ở Việt Nam . Trong khi đó, ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp chỉ thu hút được một lượng đầu tư khiêm tốn từ đối tác Singapo. Nguyên nhân là do đầu tư của Singapo ở các tỉnh miền núi, nông thôn còn chưa đáng kể. Tuy vẫn là những địa bàn có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển nông-lâm nghiệp và có nhu cầu lớn về thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng do điều do điều kiện khó khăn, thiên tai, nguồn nhiên liệu không ổn định nên các dự án đầu tư nước ngoài của Singapo vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp ở các vùng này vẫn còn hạn chế.Vốn đăng ký 170 triệu USD chỉ chiếm 2,54% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện đạt 95 triệu USD chiếm 4,78% tổng vốn thực hiện. Nhìn chung, tốc độ giải ngân, số lượng dự án của Singapo vào các ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam là chưa đồng đều. Nếu như tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký của các ngành như GTVT - Bưu điện, CN nhẹ ...là 84%, 60% thì ngành Xây dựng, Xây dựng khu đô thi mới... chỉ đạt một con số khiêm tốn 22%, 0,02%. Hai dự án đối với các ngành CN dầu khí, Tài chính ngân hàng so với 50 dự án, 24 dự án ở các ngành CN nặng, XD văn phòng - Căn hộ( nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). * Đầu tư theo địa phương. Các dự án đầu tư của Singapo đã đầu tư vào 26 tỉnh và thành phố, tập trung chủ yếu vào các địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng...tạo nhiều công việc cho người lao động. Bảng 7 : Đầu tư của Singapo vào Việt Nam theo địa phương 1988-2001. (tính tới ngày 23/02/2001- chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Doanh thu (triệu USD) Lao động Hà Nội 31 2.795 392 74 2.765 TP Hồ Chí Minh 93 1.469 885 1.344 7.757 Bình Dương 41 446 283 188 2.429 Hà Tây 4 355 121 153 1.024 Quảng Ninh 3 62 37 167 657 Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua số liệu của bảng 7, cho thấy : Đứng vị trí thứ nhất là Hà Nội với 31 dự án, trong đó vốn đầu tư là 2.795 triệu USD chiếm 41,4% tổng vốn đầu tư của Singapo vào Việt Nam; vốn đầu tư thực hiện đạt 392 triệu USD, chiếm 14,02% vốn đầu tư, doanh thu 74 triệu USD và tạo việc làm cho 2.765 lao động. Vị trí thứ hai thuộc về thành phố Hồ Chí Minh với 93 dự án, trong đó vốn đầu tư là 1.469 triệu USD chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư của Singapo; đầu tư thực hiện 885 triệu USD đạt 60% so với vốn đăng ký ; doanh thu cao nhất với 1.344 triệu USD và giải quyết việc làm cho 7.757 lao động. Ngoài ra, các tỉnh như Bình Dương cũng đạt 446 triệu USD vốn đầu tư với 41 dự án, đầu tư thực hiện đạt 283 triệu USD, doanh thu cao và tạo nhiều việc làm cho người lao động (xem chi tiết bảng 8); Hà Tây, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh… cũng nhận được một số lượng lớn vốn đầu tư của Singapo. III. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo tại Việt Nam, giai đoạn 1988 - 2000 : 1.Kết quả đạt được . Hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã thực sự có tác động tích cực, có vị trí quan trọng, góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng một nền kinh tế công nghiệp hoá. Âm hưởng tích cực của loại hình hoạt động kinh tế này đang ngày càng rõ nét và lan rộng trên nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước ta. Singapo có đầu tư lớn vào Việt Nam, hiện đang đứng đầu các nước và lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (như đã nêu trên). Kết quả nảy trước hết là do chính sách hợp tác của Chính phủ Singapo đối với Việt Nam, cũng như của chính các công ty của Singapo có tiềm năng về tài chính và thị trường, quan tâm đến thị trường Việt Nam. Nhưng, bên cạnh đó còn có một yếu tố khá quan trọng là các công ty đa quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam thông qua chi nhánh của mình ở Singapo (như Coca-Cola, Pepsi...), góp phần quan trọng đưa tổng vốn đầu tư của Singapo vào Việt Nam tăng cao như hiện nay. Thực tế triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký còn ở mức khiêm tốn. Chuyển giao công nghệ ở mức trung bình hoặc thấp hơn so với trình độ công nghệ trên thế giới. Tính đến ngày 23/02/2001, tổng vốn thực hiện của dự án FDI của Singapo đạt 2.060 triệu USD. Tốc độ giải ngân của Singapo chỉ đạt khoảng 30%. Như vậy, tốc độ giải ngân còn thấp phản ánh tính khả thi của dự án và năng lực tài chính của chủ đầu tư chưa cao. Nguyên nhân là do các dự án lớn mới đầu tư 3-4 năm gần đây, thường đầu tư nhiều vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong khi tình hình nhu cầu thị trường bất động sản trong khu vực và Việt Nam giảm sút. Chỉ cần một dự án lớn về bất động sản (như dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long) chưa triển khai được đã kéo theo tỷ lệ vốn thực hiện chung của các dự án xuống thấp. Các dự án FDI của Singapo vào Việt Nam chủ yếu là chuyển giao công nghệ ở tầm trung bình và sử dụng nhiều lao động, rất ít công nghệ hiện đại điều này rất dễ làm Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ của Singapo. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo đã lại một số kết quả đáng khích lệ. Tính đến ngày 23/02/2001 thì doanh thu các dự án FDI của Singapo đạt 2.235 triệu USD; tăng thu ngoại tệ cho đất nước thông việc thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động (nguồn Vụ QLDA-Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Những kết quả này đã góp phần đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Trong năm 2000, nhìn chung các dự án triển khai tốt. Đã có 172 dự án (chiếm 70%) góp 1.994 triệu USD vào thực hiện, chiếm 20% cam kết ban đầu. Trong đó 126 dự án góp vốn đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có tổng doanh thu trong năm 2000 ước đạt 461 triệu USD, xuất khẩu đạt 50 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể hàng vạn lao động gián tiếp khác trong xây dựng cơ bản và dịch vụ. Mặc dù đầu tư lớn, có nhiều dự án đã di vào hoạt động nhưng các dự án của Singapo chưa tạo ra doanh thu lớn, vì nguyên nhân chính là các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ (như khách sạn, du lịch, xây dựng văn phòng căn hộ, xây dựng khu đô thị mới). Có nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia (Coca-Cola, Mercedes-Benz, Heineken...) không đầu tư trực tiếp từ nước mình mà thông qua các chi nhánh, công ty con ở Singapo đầu tư vào Việt Nam, nên mới biến hòn đảo Singapo nhỏ bé trở thành quốc gia đứng đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. 2. Những tồn tại và nguyên nhân. Không thể bất cứ ở đâu, thời gian nào hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đưa lại những kết quả mong muốn và nếu so với mục tiêu mà chúng ta đặt ra cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đâu phải dự án nào cũng đạt được. Điều này cũng là khó tránh khỏi đối với chúng ta ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, vừa làm, vừa học. Tiếp đến là thời kỳ mà nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài còn lớn, kinh nghiệm của chúng ta trong việc thu hút và sử dụng loại hình này còn ít, các cơ sở cho cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu thốn nên chúng ta chưa có điều kiện để lựa chọn, do đó có những dự án mặc dù chỉ đạt một hoặc một số mục tiêu nhưng hoàn cảnh buộc chúng ta vẫn phải chấp nhận. Có lẽ, đã đến lúc đòi hỏi chúng ta cần phải cố gắng khắc phục những hạn chế được rút ra từ thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam vừa qua. Những tồn tại đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Singapo nói riêng cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói chung. a.Công tác xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch thu hút vốn đầu tư của Singapo còn chậm, thiếu cụ thể, chất lượng chưa cao. Do quy hoạch chưa hoàn chỉnh, dự báo thiếu chuẩn xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường... nên đã dẫn đến tình trạng trong một số lĩnh vực số dự án được cấp giấy phép có tổng năng lực vượt xa so với nhu cầu. Đầu tư của Singapo ở các tỉnh miền núi, nông thôn còn chưa đáng kể. Do điều kiện khó khăn, thiên tai, nguồn nhiên liệu không ổn định nên các dự án đầu tư nước ngoài của Singapo vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp ở các vùng này vẫn còn hạn chế mặc dù là những địa bàn có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển nông-lâm nghiệp và có nhu cầu lớn về thu hút đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư của Singapo thường tập trung chủ yếu vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như Hà Nội , Thành Phố Hồ Chí Minh..., các khu công nghiệp đã thành lập do thiếu kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư Singapo. Nhiều khu công nghiệp ở miền Bắc và miền Trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp. Về phía các ngành, các địa phương vẫn còn tồn tại hiện tượng cạnh tranh giữa các ngành, các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số doanh nghiệp Singapo khi đến Việt Nam tìm hiểu các điều kiện đầu tư nhưng qua tiếp xúc với một số địa bàn và lĩnh vực cụ thể, họ có thể thấy “cách mời chào” khác nhau mặc dù vấn đề đó cùng một điều khoản trong luật đầu tư. Những hiện tượng “gây nhiễu” như vậy đôi lúc làm cho nhà đầu tư nước ngoài mất phương hướng, thậm chí còn làm cho họ giảm mất độ tin cậy vào sự nhất quán trong thực hiện một số điều khoản, quy định của Việt Nam. Tình trạng thiếu đồng nhất về quy hoạch cũng như cách kêu gọi vốn đầu tư giữa các ngành, địa phương đã trở thành yếu tố tác động tiêu cực, cản trở chiến lược kêu gọi, hướng dẫn đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng lãnh thổ của cả nước. b. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài của Singapo có một số bất hợp lý, hiệu quả của khu vực đầu tư chưa cao. Đầu tư nước ngoài của Singapo thường tập trung nhiều vào các địa phương có điều kiện thuận lợi và những ngành có dự kiến có thể thu lợi nhuận nhanh, các dự án nuôi trồng và chế biến nông sản, cơ khí chế tạo còn rất hạn chế. Những năm gần đây, xuất khẩu ở khu vực đầu tư của các doanh nghiệp Singapo tăng nhanh. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng gia công, lắp ráp điện tử, giá tri gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới không cao, chưa vững chắc. Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Singapo, ta có thể đánh giá một số vấn đề (đã bộc lộ hoặc đang tiềm ẩn), những ý định, mong muốn của các doanh nghiệp Singapo đối với những sản phẩm do doanh nghiệp của mình sản xuất ra. Có lẽ, khi nghiên cứu, tìm hiểu các điều kiện của nước ta để tính toán cho dự án đầu tư của họ nhìn nhận Việt Nam như một thị trường nhiều tiềm năng : số dân đông, sức mua hiện nay tuy còn ở mức thấp nhưng rất có triển vọng nâng cao trong tương lai… Họ cho rằng, thay vì việc sản xuất ở nước khác và muốn nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam thì phải thông qua nhiều điều kiện khó khăn, thuế nhập khẩu cao, bị động trong nắm bắt thị trường tiêu thụ hàng hoá…bằng đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng hoá tại Việt Nam. Điều này chiếm lĩnh thị trường khi hàng hoá cùng loại chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, hoặc có doanh nghiệp Việt Nam ở trình độ thấp sản xuất với giá thành cao hiện nay, vừa dành được ưu thế cạnh tranh trong tương lai khi sản phẩm của họ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam . Xuất phát từ những tính toán như vậy nên khi theo yêu cầu của ta, nhiều nhà đầu tư Singapo sẵn sàng cam kết và đồng ý ghi trong giấy phép là sản xuất hàng hoá phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp Singapo đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ đã lấy lý do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, tác động của khủng hoảng cũng như một số điều kiện bất khả kháng từ bên ngoài…để hướng sản xuất của họ vào thị trường Việt Nam , cứ từng bước như vậy, họ cố gắng làm giảm dần tính hiệu lực của một số điều khoản được ghi trong giấy phép đầu tư để rồi chuyền hướng từ sản xuất hướng về xuất khẩu sang sản xuất cho thay thế nhập khẩu. c. Quan hệ giữa phương thức góp vốn và lợi ích của các đối tác Singapo. Về phương thức và thực trạng thực hiện góp vốn là việc góp vốn của bên Việt Nam thường được thực hiện một lần ngay khi dự án bắt đầu triển khai xây dựng cơ bản, trong khi đó việc góp vốn của đối tác Singapo thường thực hiện rải rác trong một thời gian dài...Như vậy, có những thời kỳ tỷ lệ góp vốn thực tế của bên Việt Nam cao hơn phía Singapo, nhưng theo quy định vì lợi ích mà hai bên được hưởng cũng như vị thế trong điều hành hoạt động của liên doanh lại theo tỷ lệ thuận với phần vốn pháp định đã được ghi trong giấy phép đầu tư. Điều này một mặt gây thua thiệt cho bên Việt Nam cả về kinh tế lẫn quyền điều hành liên doanh, mặt khác, làm mất đi yếu tố kinh tế để ràng buộc và thúc đẩy bên nước ngoài thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng tiến độ. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trong hoàn cảnh thiếu thốn các nguồn lực khác, là cách tạo thêm điều kiện kinh tế để chúng ta tham gia liên doanh, nhưng có nhược điểm là khi cần khuyến khích đầu tư chúng ta tiến hành giảm giá tiền thuê đất điều này đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận giảm quy mô góp vốn của mình. Khi đang chiếm giữ một diện tích đất đai nào đó, họ sẵn sàng tìm kiếm, mời chào, kêu gọi đầu tư nước ngoài, bất chấp những dự án mà họ có kinh nghiệm và chuyên môn hay không. Kết quả, nếu dự án đầu tư trở thành hiện thực thì không những hoạt động của liên doanh đó rất kém hiệu quả mà cũng rất có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nước. Trên thực tế vừa qua, việc góp vốn bằng thiết bị, máy móc, nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật...bên Việt Nam chỉ mới có một số nhà xưởng, công trình cũ, số còn lại là của bên nước ngoài. Vì vậy, việc thu hút vốn nước ngoài, công nghệ, kỹ thuật hiện đại...là rất cần thiết. Nhưng một vấn đề đặt ra là trình độ kiểm tra chất lượng của các công nghệ đưa vào Việt Nam còn thấp, điều đó gắn liền với việc Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước cũng như của đối tác Singapo. d. Hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu đồng bộ và ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước. Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao; một số luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài thay đổi nhiều, một số trường hợp chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên đã làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định. Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, đẻ thêm quy trình, dẫn đến tình trạng “ trên thoáng, dưới chặt”. Một số chính sách mới của Chính phủ chậm đưa vào cuộc sống. Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm; thủ tục hành chính các cấp, nhất là thủ tục sau giấy phép, chậm được cải tiến; hiện tượng sánh nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng; thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà. Những việc trên đã làm biến dạng chính sách, làm xấu thêm môi trường đầu tư. Chủ trương tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, do còn những nhận thức khác nhau dẫn đến lúng túng, thiếu nhất quán trong hoạch định chính sách, trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến đầu tư nước ngoài nên đã tạo ra những khó khăn, tiêu tốn thời gian và tiền bạc của các nhà đầu tư nước ngoài mà điển hình là các doanh nghiệp Singapo. Nói tóm lại, để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa đầu tư nước ngoài của Singapo, yêu cầu đặt ra là phải xác định chủ trương, phương hướng và hệ thống các giải pháp hữu hiệu, tạo dựng một môi trường đầu tư về tổng thể có sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, giảm thiểu rủi ro để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Singapo nói riêng làm ăn có hiệu quả trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Chương III Triển vọng quan hệ hợp tác và một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo vào Việt Nam. I.triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Singapo : 1.Nhận định chung về tình hình kinh tế của một số nước trong khu vực Châu á và Việt Nam. Kinh tế khu vực được phục hồi với tốc độ khá kinh ngạc bắt đầu từ quý 3 năm 1999. Tốc độ tăng trưởng của toàn bộ khu vực là 6,4% vào năm 1999 và được các tổ chức tài chính – tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB dự báo sẽ tăng trên 6,5% trong năm 2000 và 2001. Bảng 8: Tăng trưởng GDP của một số nền kinh tế khu vực Đông và Đông Nam á Đơn vị : % Nước/Khu vực Thực tế(1) Dự báo World Bank(2) IMF(3) ADB(4) 1998 1999 2000 2001 2000 2001 2000 2001 Đông Nam á -8,5 2,9 4,7 5,2 Inđônêxia -13,2 0,2 4,0 4,0 4,0 5,0 3,5 5,0 Malayxia -7,5 5,4 8,0 6,0 6,0 6,0 7,8 7,0 Philipin -0,5 3,2 4,0 4,5 4,0 4,5 3,8 4,3 Thái lan -10,2 4,2 4,5 4,5 5,0 5,0 4,5 4,6 Việt Nam 4,4 4,8 5,0 4,5 4,5 5,4 6,0 6,5 NIEs -2,6 7,4 7,9 6,6 Hồng Kông -5,3 3,1 8,7 4,4 8,0 4,8 8,5 8,8 Hàn Quốc -6,7 10,7 8,5 6,5 8,8 6,5 8,0 6,0 Singapo 0,4 5,4 8,1 6,4 7,9 5,9 8,0 6,0 Đài Loan 4,6 5,4 6,6 5,9 6,5 6,0 6,8 6,3 Trung Quốc 7,8 7,1 8,0 7,5 7,5 7,3 7,5 7,2 Nhật Bản -2,8 0,3 1,9 2,0 1,4 1,8 1,5 2,0 Nguồn : (1) Asian Development Outlook Update - 9/2000- ADB (2) East Asia Brief - 9/2000 World Bank . (3) World Economic Outlook - 9/2000- IMF. Hai nước có nền kinh tế chuyển đổi là Trung Quốc và Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững từ 5,0- 8,0%. Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá (NIEs): Đài Loan, Hồng Kông đều đạt tốc độ tẳng trưởng cao từ 6,6 – 8,7%. Nhật Bản, Inđônêxia tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ dừng lại ở mức 1,9-4,0 ( xem bảng 9). 2. Tình hình kinh tế Singapo. Nền kinh tế của Singapo tăng trưởng mạnh trong quý I/2000 ở mức 9,8% so với cùng kỳ năm1999 và chậm lại trong quý II nhưng vẫn ở mức cao 8%, xu hướng giảm này vẫn tiếp tục giảm trong hai quý sau của năm 2000. Triển vọng ngắn hạn rất tích cực với mức tẳng trưởng mạnh, tăng trưởng trung bình 8% năm 2000 và giảm còn 6,0- 6,4% năm 2001. Tiêu dùng của người dân tăng từ 5,0% năm1999 lên khoảng 6,4% năm 2000, phản ánh niềm tin của người tiêu dùng. Tiêu dùng của Nhà nước ở mức cao hơn: 6,5%. Đồng nội tệ có phần giảm giá so với USD trong hai quý đầu năm xuất nhập khẩu đã phục hồi. Xuất khẩu, nhập khẩu lần lượt tăng trên 20% trong năm 2000 so với cùng kỳ năm 1999. Thặng dự thương mại trên GDP đạt trung bình khoảng 22,6% năm 2000 và 19,7% năm 2001 với giá trị thặng dư sẽ tăng thêm 9,6 tỷ USD trong năm 2000 và 5,1 tỷ trong năm 2001 (nguồn : Development Outlook Update) Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cú sốc dầu mỏ hiện nay, sự hạ cánh an toàn của nền kinh tế Hoa Kỳ và khả năng phục hồi của các nước Châu á. Bảng 9: Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapo Chỉ số kinh tế (%) 1997 1998 1999 2000 2001 Tăng trưởng GDP 8,4 0,4 5,4 8,0 6,0 Lạm phát 2,0 -0,3 0,4 1,5 2,0 Tăng trưởng XKHH -0,2 -12,1 4,6 3,5 5,3 Tăng trưởng NKHH 0,7 -23,1 8,9 7,9 8,8 Tài khoản vãng lai/GDP 17,9 25,4 25,3 22,6 19,7 Nguồn: Asia Development Outlook Update – 9/2000 – ADB. II. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Nhận thức được xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng mở rộng, đó là quá trình mà các nền kinh tế dân tộc tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương lợi dụng “những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới về di chuyển vốn, mở rộng thụ trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý để bổ xung và phát huy có hịu quả các lợi thế và nguồn lực trong nước”. Để thực hiện chủ trương trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại”. Trong đó FDI là hình thức quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong hoàn cảnh tích lũy nội bộ gần như con số 0, sử dụng viện trợ nước ngoài không có hiệu quả, cơ chế quản lý kém, sản xuất đình trệ, bộ máy hành chính cồng kềnh, quản lý tiền tệ kém dẫn đén lạm phát liên tục trong nhiều năm liền. Cuộc cải tổ giá-lương-tiền năm 1981 và năm 1985 kết thúc thất bại thảm hại. Đến giữa những năm 80 hình ảnh của nền kinh tế Việt Nam thật sự ảm đạm. Với tình trạng trên để giải quyết những khó khăn kinh tế, buộc chúng ta phải đổi mới. Tháng 12/1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc đổi mới xây dựng kinh tế ở Việt Nam. Từ việc nhận thức được đầy đủ đặc trưng quan trọng của thời đại hiện nay là xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nhà nước Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước với nước ngoài thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nươc trên thế giới-trong đó có hợp tác đầu tư. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII với quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” đã tạo điều kiện thật sự cho phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Những quan điểm, tư tưởng của Đảng đã được thể chế hóa trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996, gần đây nhất là Luật đầu tư nước ngoài có sửa đổi và bổ sung ban hành tháng 6 năm 2000. Đây là bộ luật phản ánh tính khuyến khích, hấp dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài. Dưới đây là những quan điểm và định hướng cơ bản của Nhà nước Việt Nam về tác động của FDI đối với kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. 1.Đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân. FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI chiếm vị trí quan trọng góp phần cải tiến dần cơ cấu kinh tế quốc dân. FDI “là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100194.doc
Tài liệu liên quan