Luận văn Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức các định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, với

những ưu thế củanó đã đực khẳng định, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học như

là một quy luật tất yếu. Theo xu hướng chung của việc ứng dụng công nghệ vào dạy

học trên TG hiện nay, công nghệ phải được sử dụng như là một phương tiện dạyvà

học, chú trọng đến việc làm thế nào để HS có thể phát huy tốt những ưu điểm của

công nghệ vào việc tìm kiếm,xử lí, trao đổi, xuất bản thông tin, phục vụ cho việc

học tập của mình, chứ khôngchỉ đơn thuần coi CNTT là phương tiện hỗ trợ cho giảng

dạy của GV hay coi công nghệ như là một công cụ riêng thuần túy trong lĩnh vực

công nghệ.

pdf141 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức các định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong mỗi chủ đề học tập, chú trọng đến việc giúp HS thực hiện những bài tập lớn gắn liền với thực tiễn, bao trùm nội dung kiến thức và có “tính mở”. Những bài tập này thường được thực hiện trong thời gian dài, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập của HS. Thậm chí những bài tập này có khi là nội dung chủ chốt của chủ đề học tập mà giải quyết nó đồng nghĩa với việc hoàn thành nội dung học tập của chủ đề. Để giải quyết được các bài tập như vậy, HS cần nghiên cứu kĩ các kiến thức cơ bản của chủ đề học tập cũng như các kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác liên quan, đồng thời vận dụng sáng tạo những kiến thức đó cũng như huy động kiến thức kinh nghiệm của bản thân trong học tập. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình dạy học này. Ví dụ: Khi học tập phần kiến thức về động học, có thể giao cho HS thực hiện bài tập tổng quát: bố trí các biển báo, đèn giao thông ở một vài tuyến đường nào đó sao cho lưu lượng xe đi lại trên các tuyến hợp lý, tránh ùn tắc giao thông. Thực hiện bài tập này, HS phải tìm hiểu nhiều vấn đề có liên quan, chẳng hạn HS cần phải biết: Lưu lượng xe đi lại trên các tuyến đường; khoảng cách giữa các giao lộ; vận tốc trung bình, vận tốc tức thời của các phương tiện tham gia giao thông; tìm hiểu các loại biển báo giao thông, cần bố trí các đèn xanh, đèn đỏ, biển báo quy định tốc độ, thời gian dừng của các phương tiện tại các nút giao thông là bao nhiêu? Gia tốc của các xe trong mỗi lần dừng – đi có ảnh hưởng như thế nào? … Hay một ví dụ khác: khi dạy học kiến thức phấn năng lượng, có thể giao cho HS các bài tập: Hãy tìm hiểu các dạng năng lượng và nguồn năng lượng phục vụ cho cuộc sống của chúng ta? Hay: chúng ta phải làm gì và bằng cách nào để đáp ứng được nhu cầu về năng lượng trong tương lai? Hay: bạn có biết nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện? Các máy cơ đơn giản?… Như vậy, thông qua việc thực hiện những bài tập lớn, những dự án học tập gắn liền với thực tiễn như vậy, HS sử dụng nhiều kiến thức cơ bản ở nhiều lĩnh vực và biết vận dụng nó một cách sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Các khái niệm cơ bản cũng từ đó dần dần hoàn thiện ở HS, rèn luyện được cho HS ý thức cộng tác làm việc trong một nhóm, các kĩ năng tìm kiếm, thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin. Khi hoàn tất bài tập, HS phải thiết lập được bài trình bày trước khán giả (lớp học), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện tính tự tin cũng như diễn đạt ý kiến của HS trước công chúng…. Bên cạnh đó, thông qua những bài tập như vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức cộng đồng cho HS không còn mang tính giáo điều, sách vở và áp đặt, việc học tập được xem như một phần của cuộc sống chứ không còn là một công việc tách bạch, đơn điệu. 1.4.4. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề. Có thể nói cách dạy học theo chủ đề có những đặc trưng cơ bản sau: Các kiến thức cần truyền đạt cho HS được khai thác từ những chủ đêà học tập mà nội dung của nó có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau. Các kiến thức cần dạy nằm trong một cấu trúc tổng thể với sự liên hệ chặt chẽ với nhau, việc nhận thức của HS đối với những kiến thức đó được định hướng một cách logic dựa trên hệ thống câu hỏi, từ những câu hỏi khái quát cho đến những câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Khai thác tối đa kiến thức kinh nghiệm của HS, dồn nó thành sức mạnh trong học tập. Kiến thức mang đến cho HS gần gũi với thực tiễn, quá trình học tập không gò ép, cưỡng bức, ban phát, mà tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo triển vọng học tập, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tình cảm, tính tích cực, ý chí, kể cả bản năng của người học để đạt mục đích học tập và phát triển cá nhân. Tối đa hóa sự tham gia của người học, hạn chế đến mức tối thiểu quyết định và can thiệp, áp đặt của người dạy trong quá trình học tập. Phương thức chủ đạo là dựa trên những câu hỏi định hướng, những yêu cầu đã được thỏa thuận giữa GV và HS, người học có thể tự hoạt động cá nhân để nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự biểu hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện trong môi trường luôn được kích thích động cơ và đảm bảo tối đa quyền tự do trong lựa chọn, quyết định, ứng xử, hoạch định, làm việc, thay đổi, cải thiện trong các yếu tố học tập. Phát huy được tính chủ động, tự tin, tự khẳng định, tự thúc đẩy và tự vận động của người học, xu hướng năng động và cải biến của hành động học tập. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của cá nhân. Khai thác được các phương tiện, công cụ học tập, óc tò mò, ham hiểu biết của HS. Đảm bảo được tính mềm dẻo và thích ứng cao của giáo dục đối với người học, với đặc điểm cá nhân và nhân cách của họ (nhu cầu, tình cảm, giá trị, mục đích). Rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề. Hệ thống kiến thức được lưu giữ chặt chẽ, gắn với thực tiễn cuộc sống, thiết thực với việc học tập của HS. Bên cạnh những ưu điểm, cách tiếp cận dạy học theo chủ đề cũng gặp phải những khó khăn hạn chế cả về yếu tố chủ quan lẫn khách quan: Khi khai thác các chủ đề, các câu hỏi HS đưa ra có thể vượt ra khỏi phạm chương trình, GV khó đưa đến cho HS một câu trả lời thỏa đáng. HS phải được học tập và sinh hoạt trong một môi trường sư phạm mà việc học phải thật sự là nhu cầu của HS, theo nhu cầu của HS và hướng vào HS. Người GV phải năng động, sáng tạo và là những người có vai trò nhất định trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung chương trình học tập của HS. 1.5. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT. 1.5.1. Một số hình thức sử dụng CNTT trong dạy học. [24] Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất cũng như hình thức tổ chức học tập của HS mà việc ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai một cách khác nhau. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ vào dạy học có thể dựa trên các căn cứ: hình thức tổ chức lớp học; hình thức tiếp cận CNTT; Căn cứ vào hình thức tổ chức lớp học: Các hình thức tổ chức lớp học có sử dụng CNTT có thể chia làm ba loại: Lớp học có một máy tính và một máy chiếu (Projector) dành cho GV, có thể có kết nối Internet. Lúc này, máy tính và máy chiếu được sử dụng như một công cụ trình chiếu. Cách học tập của HS vẫn thiên về cách học tập truyền thống, nhưng hiệu quả học tập của HS được nâng cao hơn nhờ những ưu thế của máy tính như: Tạo sơ đồ, trình chiếu các đoạn phim, các mô phỏng, đồ thị, xử lí số liệu,… Lớp học có nhiều hơn một máy tính, bao gồm một máy tính giáo viên kèm theo hệ thống chiếu và một số máy tính cho HS, có thể có kết nối Internet. Cách thức học tập là hoạt động nhóm. Một số nhóm làm việc với bảng tính, một số nhóm làm việc với SGK, một số nhóm khai thác Internet, một số nhóm làm bài tập, sau đó các nhóm phối hợp các hoạt động. Lớp học trong phòng máy tính, có cổng nối Internet và một số thiết bị khác như máy chiếu, máy in, máy scan, … Thầy giáo là người đưa ra các chủ đề, dự án học tập, nêu nhiệm vụ, giới hạn thời gian, trình bày các bài trình diễn mẫu, đưa ra các tiêu chí đánh giá, … HS hoạt động độc lập hoặc theo nhóm, cuối hoạt động (nhóm) HS trình bày các sản phẩm, tự đánh giá và tổng kết … Căn cứ vào hình thức tiếp cận CNTT: có thể xét dưới hai hình thức: Thứ nhất, CNTT như một phương tiện chủ yếu hỗ trợ cho GV (thiết kế các bài giảng điện tử). Trong đó, GV dùng MVT cùng với các thiết bị ngoại vi để thiết kế bài giảng, mô phỏng các thí ghiệm, trình chiếu các đoạn phim minh họa, tính toán, vẽ đồ thị, … để trình chiếu, thuyết trình trước HS, HS đóng vai trò như là những khán giả hơn là những người đang tự giác hoạt động khám phá tri thức thật sự. Cách tiếp cận CNTT này phù hợp đối với việc giáo dục truyền thông hơn là đối với việc khuyến khích HS phát huy tính tích cực, tự lực, tự tìm tòi khám phá, … trong học tập. Mặc dù cách tiếp cận này đã khá lạc hậu , song với những quốc gia mà điều kiện kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, việc giảng dạy kiến thức còn mang nặng tính chất hàn lâm, bác học, với phương pháp giảng dạy đặc trưng là thuyết giảng thì cách tiếp cận này vẫn tỏ ra có nhiều ưu điểm, và dường như đây là cách tiếp cận tất yếu. Thứ hai, CNTT như một công cụ, phương tiện hỗ trợ cho việc học tập của HS. Đây cũng là cách tiếp cận CNTT ở nhiều nuớc phát triển hiện nay. Theo cách tiếp cận này, HS sử dụng CNTT – truyền thông như là phương tiện, là công cụ để tiếp nhận, trao đổi, xuất bản thông tin. Với cách tiếp cận này, đòi hỏi ở HS có kỹ năng nhất định về sử dụng MVT cũng như phải có vốn ngoại ngữ nhất định mới có thể phát huy được hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó, người GV phải là người có thể làm chủ được các thiết bị hỗ trợ cho việc dạy học, là người có thể sử dụng CNTT – truyền thông như là công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy của mình. 1.5.2. Vị trí, vai trò của CNTT đối với quá trình đổi mới PPGD ở nước ta hiện nay. [24] Cùng với sự phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT – Truyền thông và sự phát triển của khoa học giáo dục, việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp công nghệ vào dạy học đã và đang được quan tâm đặc biệt ở mọi quốc gia trên thế giới nhằm kết hợp và phát huy được tính ưu việt của công nghệ hiện đại vào trong giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT cũng là một chủ đề lớn được Unesco chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI,ø Unesco dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục trên thế giới một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT trong những năm sắp tới. Đối với nước ta, việc sử dụng CNTT trong dạy học cũng đã và đang là vấn đề mang tính chất thời sự. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Công Triêm, Mai Văn Trinh, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Quang Lạc, Phan Gia Anh Vũ,… đã công bố cũng như nhiều cuộc hội thảo về sử dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông, được tổ chức với những quy mô khác nhau ở nhiều nơi như Hà Nội, Thành phố HCM, Vinh, Huế, Đồng Nai … và theo đánh giá ban đầu về hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong dạy học ở một số trường THPT như Ngôi Sao (TP HCM), Lương Thế Vinh (Đồng Nai), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng),…thì việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy đã chứng tỏ ưu thế của nó. Do đó nghiên cứu triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học đang là hướng đi đúng đắn. Vai trò, vị trí to lớn của CNTT đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn ở nước ta ngày càng được khẳng định. 1.5.3. Một vài nhận xét, đánh giá việc sử dụng CNTT vào giảng dạy ở Việt Nam trong thời gian qua: Do chương trình, nội dung học vấn phổ thông chưa có sự đổi mới cơ bản, chương trình học còn nặng về trang bị một hệ thống khái niệm khoa học chủ chốt (nội dung bài học chủ yếu là xây dựng các khái niệm, định luật, …); hình thức tổ chức dạy học theo kiểu lớp – bài, nội dung các bài học khá hoàn chỉnh và tương đối độc lập với nhau, nên cách tiếp cận CNTT còn thiên về phía GV, MVT được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ giảm thiểu công việc của GV, giảm thời gian cơ học (viết, vẽ, …) trên lớp là chính, chưa phát huy được vai trò của công nghệ đối với việc học tập của HS. Do nội dung nặng về xây dựng kiến thức, các phần mềm hỗ trợ đựơc sử dụng để mô phỏng thay cho các thí nghiệm, vẽ hình, các quá trình vi mô, … bằng cách này, MVT có tác dụng làm cho quá trình tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, chất lượng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này khá xa so với quan niệm tiên tiến về sử dụng CNTT vào dạy học trên TG: CNTT được sử dụng như phương tiện, hỗ trợ cho HS trong việc tìm kiếm, khai thác, cập nhật, xử lý thông tin, là nơi cập nhật, trao đổi thông tin, là phương tiện đắc lực để giúp HS thực hiện ý tưởng của mình khi giải quyết một vấn đề nào đó… 1.5.4. Sử dụng CNTT trong dạy học theo chủ đề. Sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phương pháp, các cách tiếp cận dạy học mới. Việc tích hợp công nghệ hiện đại vào giáo dục để phát huy những ưu điểm không thể chối cãi của nó đã, đang và cần phải được quan tâm đúng mức. Dạy học theo chủ đề, với những đặc trưng của nó, là cách tiếp cận dạy học có thể huy động được sức mạnh của công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc học tập, thiết kế, trình bày ý tưởng của HS và GV. Công nghệ có vai trò quan trọng đối với việc dạy học theo chủ đề. Theo mô hình này, CNTT được tiếp cận như một công cụ, phương tiện hỗ trợ cho HS tiếp nhận, xử lý, trao đổi, xuất bản thông tin. Chẳng hạn: HS sử dụng những phần mềm như soạn thảo văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu để thực hiện các bài tập như phác họa, soạn thảo các bài luận, phân tích số liệu và lưu trữõ thông tin đã thu thập được. Thư điện tử, diễn đàn và những ứng dụng trực tuyến khác làm cho việc giao tiếp và hợp tác với thế giới bên ngoài lớp học trở nên dễ dàng hơn. Hệ thống mạng cung cấp những địa chỉ truy cập tới các nguồn tài nguyên, viện bảo tàng, thư viện và những định vị vật lý từ xa cho việc điều tra nghiên cứu,.... HS có thể tạo ra những bài luận điện tử về nghệ thuật, âm nhạc, hay bài luận tổng hợp; tham gia vào mô phỏng hay thế giới ảo; làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực sự hay nâng cao sự hiểu biết toàn cầu. Và tất cả công việc có thể được xuất bản lên mạng để trình bày với những khán giả thực sự, không chỉ đơn thuần là GV, lớp học hay trường học.[53] 1.5.5. Tại sao lại lựa chọn dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT?[48] Một lợi ích tức thời của mô hình dạy học này là thúc đẩy HS phát huy một cách tối đa kiến thức kinh nghiệm và tính tự giác của mình trong học tập. Nó cung cấp những cơ hội cho HS theo đuổi sự quan tâm và những câu hỏi của chính mình và quyết định họ sẽ tìm những câu hỏi như thế nào và giải quyết vấn đề ra sao. Dạy học theo chủ đề cũng cung cấp những cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực học, thay vì trong từng môn học cô lập hoặc sự thiết đặt nhân tạo, trong cùng thời điểm HS kết hợp và vận dụng được nội dung của những kiến thức khác nhau trong quá trình học tập. Thêm vào đó, HS bị thu hút vào việc thực hiện giải quyết những vấn đề thực tiễn, làm tăng kinh nghiệm giá trị trong việc thiết lập lí tưởng và mục đích riêng của họ. Điều này giúp HS có ý thức tự lập và tự điều khiển việc học của mình. Người học có thêm cơ hội để tìm ra những kiến thức có liên quan và sử dụng chúng trong những chủ đề sau này. Dạy học theo theo mô hình này làm cho HS làm việc hợp tác với bạn bè và với GV trong môi trường lấy HS làm trung tâm - nơi màø người học được khuyến khích khám phá nhiều đề tài khác nhau mà họ yêu thích. Những chủ đề có chiều sâu, tổng hợp và phức tạp sẽ thách thức HS và kích thích họ đào sâu hệ thống kiến thức. Họ sẽ cần giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sắp đặt và tự đánh giá những kĩ năng của mình. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS tự đánh giá về kết quả thu được. Điều này làm cho HS tập trung vào việc học và cho phép họ thấy được sự tiến bộ của mình. Sự tự định giá sẽ giúp cho HS ý thức về thành tựu đạt được và có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học. Người học có thể thấy sự liên hệ giữa bài học với thực tiễn, điều này sẽ thúc đẩy việc hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn. HS thích học hơn khi việc học tập mang lại ý nghĩa. Dạy học theo chủ đề thích nghi với nhiều môn học. Nó cung cấp cho người học cơ hội để có tiếng nói về việc họ học gì và học như thế nào trong khi xây dựng động cơ hướng đến việc giải quyết vấn đề. Dạy học theo chủ đề, vùng với sự hỗ trợ của CNTT giúp hình thành ở HS những kĩ năng thật sự cần thiết cho người chủ nhân của đất nước như: khả năng thu thập, tìm kiếm, xử lí, trao đổi thông tin, làm việc hợp tác với người khác,... Đồng thời huy động ở HS trí thông minh đa năng. Xã hội chúng ta định giá những cá nhân có thể giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, sử dụng sức mạnh đa chiều, vì thế tại sao chúng ta không khuyến khích HS làm thế? Trong lớp học, dạy học theo chủ đề cung cấp nhiều cơ hội đặc biệt cho GV để xây dựng những mối quan hệ với các HS và quan hệ giữa HS với nhau. Cách dạy học truyền thống chủ yếu hướng vào trang bị các khái niệm khoa học cơ bản và ngôn ngữ logic cho HS. Điều này chỉ phù hợp với số lượng ít HS có thiên hướng khoa học. Trong khi phần đông HS cảm thấy chán nản khi khi phải học theo cách học như vậy. Dạy học theo chủ đề cho phép GV kết hợp nhiều cách dạy và học trong quá trình dạy học, giúp đỡ người học trong việc phát huy tất cả trí thông minh của họ, làm cho việc học trở thành một phần trong cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần là để chuẩn bị cho cuộc sống. 1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thông qua cách tiếp cận mục tiêu chương trình, căn cứ mục tiêu chương trình giáo dục các môn khoa học nói chung và môn vật lí nói riêng qua các thời kỳ và tìm hiểu mục tiêu giáo dục các môn khoa học trên thế giới hiện nay, chúng tôi đã phân tích, so sánh và rút ra những kết luận tóm tắt sau: Để đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học tự nhiên ở nước ta hiện nay, cần coi trọng đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo, từ đó có cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như cách thức kiểm tra đánh giá một cách phù hợp, theo kịp với giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng đổi mới mục tiêu chương trình môn khoa học ở các nước trên thế giới hiện nay coi trọng việc cân bằng giữa kiến thức khoa học với hình thành các tiến trình khoa học và rèn luyện cho HS các kĩ năng tiến trình khoa học (như quan sát, phân tích, tổng hợp, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin, làm việc hợp tác, …). Nội dung chương trình các môn khoa học đang có xu hướng tích hợp theo các chủ đề học tập. Theo đó, cách tiếp cận dạy học theo chủ đề cũng được quan tâm và phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, với những ưu thế của nó đã đực khẳng định, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học như là một quy luật tất yếu. Theo xu hướng chung của việc ứng dụng công nghệ vào dạy học trên TG hiện nay, công nghệ phải được sử dụng như là một phương tiện dạy và học, chú trọng đến việc làm thế nào để HS có thể phát huy tốt những ưu điểm của công nghệ vào việc tìm kiếm, xử lí, trao đổi, xuất bản thông tin, phục vụ cho việc học tập của mình, chứ không chỉ đơn thuần coi CNTT là phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy của GV hay coi công nghệ như là một công cụ riêng thuần túy trong lĩnh vực công nghệ. Thông qua tìm hiểu, phân tích và tổng hợp, chúng tôi đã góp phần làm rõ thêm sự hình thành và phát triển của cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, nêu lên được một số nét mới và những đặc trưng cơ bản của cách tiếp cận dạy học này. Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, GV có điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, phát huy được kiến thức kinh nghiệm của HS và gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Dựa trên những nét đặc trưng cơ bản đã được chỉ ra (xem mục 1.4.4) có thể nói đây là cách tiếp câïn dạy học đang được đánh giá cao và cần được quan tâm phát triển và áp dụng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN CHO GIẢNG DẠY KIẾN THỨC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.1. PHÂN TÍCH KIẾN THỨC PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO SGK 2.1.1. Hệ thống kiến thức chủ yếu: Đây là phần cuối của chương trình cơ học 10, nên sử dụng tất cả các kiến thức đã học trong các chương trước. Như tiêu đêà của phần này, HS được học những quy luật quan trọng nhất của cơ học, đó là các định luật bảo toàn. Để nghiên cứu các định luật bảo toàn HS học thêm nhiều khái niệm mới và được bổ sung vào những kiến thức đã biết ở mức độ sâu hơn, định lượng hơn so với chương trình THCS. Đó là các khái niệm: động lượng, công, công suất, động năng, thế năng, lực thế, cơ năng nói riêng và năng lượng nói chung.[16] Trong SGK cũ, nội dung phần này được tách làm hai chương là bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng, còn trong SGK mới, các định luật được tập trung vào một chương như tên gọi, trong đó gồm có định luật bảo toàn động lượng, ĐLBT cơ năng và ĐLBT năng lượng. Cấu trúc và thứ tự trình bày cũng như nội dung kiến thức của SGK mới có một số thay đổi và những điểm khác biệt. Cụ thể bài thế năng được trình bày riêng sau bài động năng và khái niệm thế năng đàn hồi được khai thác sâu hơn. Sau khi học định luật bảo toàn cơ năng và bảo toàn năng lượng, HS được khảo sát cụ thể bài toán va chạm như là một vận dụng của hai định luật: bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng. Phần cuối trong SGK mới là một phần hoàn toàn mới so với SGK cũ: bài các định luật Kepple và chuyển động của vệ tinh. Tổng quát hơn các định luật Newton, các định luật bảo toàn không chỉ bổ sung cho phương pháp động lực học khi giải bài toán cơ học mà còn thay thế hoàn toàn trong một số trường hợp khi không thể áp dụng được các định luật Newton. Kiến thức mà HS học trong chương này cũng gắn liền với những ứng dụng thực tiễn trong kĩ thuật và đời sống, vì năng lượng luôn là khái niệm quan trọng nhất, bao hàm mọi hiện tượng thiên nhiên và thực tế đời sống của con người. Nhìn chung, kiến thức ở phần này mang tính trừu tượng và khái quát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH048.pdf