Luận văn Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 4

1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5

1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp 6

1.1.2.2.Gia công quốc tế 7

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 10

1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia 10

1.1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài quốc gia 12

1.2.Tổng quan chung về ngành Dệt may Việt Nam 14

1.2.1.Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 14

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 15

1.3. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 18

1.3.1. Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 18

1.3.2. Thách thức và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 20

1.3.2.1.Thách thức 20

1.3.2.2. Cơ hội 21

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 24

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 24

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007 24

2.1.1.1. Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu 24

2.1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 28

2.1.2.3. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu 30

2.1.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 33

2.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 35

2.1.2.1. Những kết quả đạt được 35

2.1.2.2. Những mặt hạn chế 37

2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 39

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 43

2.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 43

2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 43

2.2.1.2. Mặt hàng xuất khẩu 46

2.2.1.3. Hình thức xuất khẩu 47

2.2.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 48

2.2.1.5. Đối thủ cạnh tranh của Công ty 52

2.2.2. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 – 2007 54

2.2.2.1. Những kết quả đạt được 54

2.2.2.2. Những mặt hạn chế 55

2.2.2.3. Nguyên nhân những mặt hạn chế 57

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 60

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ Phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2010 - 2015 60

3.1.1. Phương hướng phát triển 60

3.1.2. Mục tiêu phát triển 61

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 62

3.2.1. Giải pháp từ phía Công ty 62

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may 62

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm 63

3.2.1.3. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường 66

3.2.1.4. Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực quản lý 69

3.2.1.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm 70

3.2.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam 72

3.2.3. iải pháp từ phía nhà nước 73

3.2.3.1. Đầu tư phát triển nguyên phụ kiện phục vụ ngành dệt may 73

3.2.3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại 75

3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực 78

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 85

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay còn chưa cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Băngladet. Trong đó, các yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam đó là: + Giá bình quân của hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Đơn cử, tại thị trường Mỹ, đơn giá bình quân hàng dệt may của Trung Quốc là 1,51 USD/m2, Indonesia: 2,59 USD/; Thái Lan là 2,13 USD/m2, Bangladesh: 2,15 USD/m2 và Ấn Độ: 1,87 USD/m2... còn đơn giá bình quân hàng dệt may Việt Nam là 3,03 USD/m2 cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Giá sản phẩm cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là chất lượng hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá còn thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy, đây sẽ là một bất lợi cho hàng dệt may Việt Nam nếu không tạo ra được những lợi thế cạnh tranh mới. + Thương hiệu sản phẩm hàng dệt may chưa khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gia công thuê cho nước ngoài nên phải sử dụng thương hiệu nước ngoài để tiếp cận thị trường tiêu dùng các nước nên hầu như người tiêu dung nước ngoài không biết đến đó là các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có thương hiệu riêng hết sức khiêm tốn, hầu hết chưa có sự đầu tư tương ứng cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Điều này thể hiện qua ngân sách chi cho hoạt động này còn thấp đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu. Trong các doanh nghiệp hoạt động dệt may, đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm 4% tỷ trọng trên doanh thu còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 – 1% trên doanh thu hàng năm trong khi đó trên thế giới thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu chiếm ít nhất 10% doanh thu. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp là xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE) còn hầu hết đều xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này đó là năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài của các doanh nghiệp dệt may không đủ lớn, các công ty lớn liên doanh nước ngoài chủ yếu không quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài. + Năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay vẫn còn chưa biết đến hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực ERP - một hệ thống giúp doanh nghiệp xây dựng một cách hiệu quả hoạt động sản xuất xuất khẩu của mình đồng thời đang được rất nhiều các đối thủ cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam áp dụng. + Thị trường lao động của ngành không ổn định dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thường xuyên phải tuyển dụng lao động theo thời vụ, lao động tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó doanh nghiệp thường phải mất chi phí đào lại nên chất lượng thường không cao ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không ổn định nguồn nhân lực đã khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá nhân công để thu hút nguồn lao động gây lãng phí nguồn nhân lực làm cho chi phí sản phẩm tăng cao ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, tình trạng thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp dệt may cũng là nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm do chưa tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu. + Cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành dệt may tuy đã có những tiến bộ nhưng nhìn chung còn lạc hậu và chậm đổi mới. Mặc dù trong một vài năm gần đây, trong chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã chú trọng đánh kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại được đầu tư có chiều sâu như nhà máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quy Stork, máy in lưới phẳng Buser ở công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3, hệ thống xử lý trước – xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và công ty 28 song nhìn chung phần lớn ngành nhuộm – in hoa- xử lý hoàn tất của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Do đó, năng suất lao động không cao, chất lượng chưa thật tốt, sử dụng nhiều hóa chất thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các máy móc và thiết bị ngành dệt may sử dụng còn kém thân thiện với môi trường, gây ô nhiễm và mất nhiều chi phí trong công tác xử lý nước thải. Vì vậy, để có sự phát triển bền vững, đạt tăng trưởng kinh tế cao, ngành dệt may Việt Nam cần chuyển mạnh từ công nghệ và thiết bị truyền thông sang loại hình sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên. - Hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước sản xuất hàng dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Băngladest, Campuchia, Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ. Ở trong nước, các doanh nghiệp dệt may luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động cho sản xuất, giá nhân công ngày càng cao dưới sức ép tăng lương tương xứng với các ngành khác. Ngoài ra, hàng dệt may Việt Nam còn gặp phải một số những bất lợi trên một số thị trường xuất khẩu. Đơn cử, tại thị trường Nhật Bản trong năm 2008, thuế suất của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này vẫn là 10%, trong khi 6 nước ASEAN khác (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Thái Lan) đã được hạ xuống 0% do đáp ứng được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn". (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 2.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Năm 2003, Công ty bắt đầu sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường, đối tác xuất khẩu song Công ty đã chủ động dựa vào các mối quan hệ bạn hàng từ các hoạt động và dịch vụ hiện tại để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm dệt may. Kết quả năm 2003, Công ty xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch 457,2 nghìn USD. Trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của công ty liên tục tăng mạnh, trung bình tăng 26,52%/năm. Điều này cho thấy, sản xuất dệt may xuất khẩu là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể năm 2004, kim ngạch hàng dệt may của Công ty đạt 672,14 nghìn USD tăng 47,01% so với năm 2003; năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 814,25 nghìn USD tăng 21,14% so với năm 2004 và đạt 960,54 nghìn USD năm 2006 tăng 17,96% so với năm 2005. (Nguồn: Trích Bảng 2.6) Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003 - 2007 Năm Kim ngạch (nghìn USD) Tỷ lệ (%) 2003 457,2 - 2004 672,14 47,01 2005 814,25 21,14 2006 960,54 17,96 2007 1.152,27 20,17 (Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 – 2007) Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Nghìn USD (Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 – 2007) Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng có nhiều sự thay đổi lớn. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, ngành dệt may được đối xử bình đẳng hơn trên các thị trường, cạnh tranh một cách lành mạnh đã giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thu hút được thêm nhiều hợp đồng gia công thông qua lợi thế về giá nhân công rẻ. Cùng với xu hướng đó, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong năm 2007 có nhiều thuận lợi, số lượng các đơn đặt hàng gia tăng đã làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty đạt mức kim ngạch trên 1,1 triệu USD tăng 20,17% so với năm 2006 khẳng định vị trí của Công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. 2.2.1.2. Mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng dệt may xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng gia công đơn giản, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng nhiều lao động. Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu là quần áo nam nữ, quần áo trẻ em, áo jacket, áo khoác, dệt thoi. Trong đó, các mặt hàng quần áo trẻ em và dệt thoi của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, mặt hàng quần áo trẻ em là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Công ty đạt 451,82 nghìn USD chiếm 39,21% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng dệt thoi đạt 254,14 nghìn USD chiếm 22,05% do tại thị trường xuất khẩu chính của Công ty là thị trường EU nhu cầu nhập khẩu về mặt hàng này tăng. Tiếp theo là áo Jacket đạt 215,76 nghìn USD chiếm 18,72%; áo khoác đạt 124,56 nghìn USD chiếm 10,82% và cuối cùng là quần áo nam nữ đạt 105,9 nghìn USD chiếm 9,19%. (Nguồn: Báo cáo chi tiết mặt hàng năm 2003 -2007) Bảng 2.7: Mặt hàng dệt may xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Nghìn USD Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Quần áo trẻ em - 267,53 312,72 396,14 451,82 Áo khoác 278,13 147,36 134,36 102,32 124,65 Quần áo nam nữ 179,07 121,52 125,93 107,86 105,9 Áo Jacket - - 114,07 184,77 215,76 Dệt thoi - 135,73 127,17 169,45 254,14 (Nguồn: Báo cáo chi tiết mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 -2007) Chất lượng các sản phẩm dệt may của Công ty nhìn chung là khá cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hiện nay, Công ty đang tăng dần tỷ lệ sử dụng các nguyên vật liệu trong nước phục vụ cho quá trình sản xuất để nâng cao giá trị gia công đồng thời Công ty ban đầu có sự nghiên cứu về thiết kế sản phẩm thông qua hoạt động đầu tư cho cán bộ tham gia tìm hiểu về thiết kế thời trang, tìm hiểu mẫu mã sản phẩm trên thế giới. 2.2.1.3. Hình thức xuất khẩu Hình thức xuất khẩu hàng dệt may chính của Công ty là gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Theo đó, Công ty sẽ nhập khẩu nguyên vật liệu ở nước ngoài rồi tiến hành xuất khẩu lấy phí gia công. Quá trình gia công của Công ty bao gồm: - Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác kinh doanh thông qua việc thu thập thông tin từ văn phòng đại diện ở nước ngoài, cơ quan thương vụ và đại sứ quán của Việt Nam, thông qua sự giới thiệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành, thông qua website Công ty và việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế ở trong nước. - Tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng gia công trong đó việc ký kết hợp đồng được thực hiện qua hai giai đoạn. Thứ nhất, ký kết hợp đồng không chính thức: bên đặt gia công đưa ra các yêu cầu về mẫu mã, tài liệu kỹ thuật về mẫu mã sản phẩm cho Công ty tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu sau đó Công ty gửi hàng mẫu đã sản xuất trở lại cho bên gia công. Nếu sản phẩm mẫu đạt yêu cầu thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng chính thức. - Công ty tổ chức thực hiện hợp đồng trong đó quá trình sản xuất được tiến hành đồng thời qua hai giai đoạn. Thứ nhất, trên cơ sở yêu cầu của bên gia công, Công ty tiến hành ký kết hợp đồng mua nguyên liệu. Thứ hai, tiến hành thiết kế mẫu chuyển sang sơ đồ cắt tạo ra bán thành phẩm rồi đưa vào dây chuyền và quy trình công nghệ may. - Công ty thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu và chỉ định của bên gia công cuối cùng tiến hành thanh toán hợp động xuất khẩu theo phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng. Hình 2.5: Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh Đàm phán ký kết hợp đồng Tổ chức ký kết hợp đồng chính thức Tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu Mua nguyên vật liệu Tổ chức sản xuất gia công xuất khẩu Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu (Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty năm 2007) 2.2.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Những năm đầu tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may do còn thiếu kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thị trường có quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty như Đài Loan, Nga. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đài Loan đạt 278,7 nghìn USD chiếm 60,95% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga đạt 169,5 nghìn USD chiếm 39,05%. Sang năm 2004, do đặc điểm về nhu cầu của thị trường và tình hình sản xuất, Công ty ngừng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga song Công ty đã mở rộng, tìm kiếm và bước đầu xuất khẩu sang thị trường EU đạt 403,28 nghìn USD chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan năm 2004 bị giảm sút chỉ còn 268,89 nghìn USD giảm 6,5% so với năm 2003 chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan ngày càng giảm từ mức 134,36 nghìn USD năm 2005 xuống còn 103,19 nghìn USD năm 2006. EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty với kim ngạch ngày càng gia tăng từ mức 594,4 nghìn USD năm 2005 lên 721,42 nghìn USD năm 2006. Điều này cho thấy đây là một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm dệt may của Công ty trong thời gian tới. Đặc biệt năm 2005, Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu sang Nam Mỹ với mức kim ngạch tăng từ 85,49 nghìn USD năm 2005 lên 135,93 nghìn USD năm 2006 và đạt 184,34 nghìn USD vào năm 2007 (tăng 35,61% so với năm 2006). Công ty xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ chủ yếu sang các thị trường Achentina, Brazil, Mexico. Đây là những thị trường mới mở song kim ngạch ngày càng tăng lên cho thấy đây sẽ là những thị trường tiềm năng của Công ty trong thời gian tới. (Nguồn: Báo cáo chi tiết mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 - 2007) Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Nghìn USD Năm Đài Loan Nga EU Nam Mỹ 2003 Kim ngạch 287,7 169,5 - - Tỷ trọng (%) 62,92 37,08 - - 2004 Kim ngạch 268,89 - 403,25 - Tỷ trọng (%) 40,15 - 59,85 - 2005 Kim ngạch 134,36 - 594,40 85,49 Tỷ trọng (%) 16,5 - 72,99 10,51 2006 Kim ngạch 103,19 - 721,42 135,93 Tỷ trọng (%) 10,74 - 75,1 14,16 2007 Kim ngạch 114,22 - 853,71 184,34 Tỷ trọng (%) 9,91 - 74,11 15,98 (Nguồn: Báo cáo chi tiết mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 - 2007) Hình 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm 2005 - 2007 Năm 2005 Năm 2007 (Nguồn: Báo cáo chi tiết mặt hàng xuất khẩu của Công ty năm 2003 -2007) Năm 2007, với những nỗ lực trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty đã vượt mức con số 1 triệu USD. EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty đạt 853,71 nghìn USD, chiếm 74,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong đó Công ty xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Tây Ban Nha, tiếp theo là thị trường Nam Mỹ với 184,34 nghìn USD chiếm 15,98%. Thị trường Đài Loan bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm liên tiếp giảm sút với 114,22 nghìn USD tăng 10,69% so với năm 2006, chiếm 9,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty. Về chủng loại, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang EU các mặt hàng quần áo trẻ em, áo jacket, dệt thoi, dệt kim; xuất khẩu sang Đài Loan quần áo nam nữ, áo khoác và xuất khẩu sang Nam Mỹ các mặt hàng áo Jacket, quần áo nam nữ. Các sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng hơn nhu cầu của thị trường và sự tin cậy của khách hàng. 2.2.1.5. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Các doanh nghiệp trong nước Ngành dệt may hiện nay trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng, hoạt động sản xuất và xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ với số lượng các doanh nghiệp tham gia tăng lên một cách nhanh chóng. Tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may mới được hơn 5 năm (2003 – 2008), nên tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh chưa nhiều, Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ hàng không sẽ gặp không ít những khó khăn khi tham gia vào một môi trường rộng lớn và sự cạnh tranh gay gắt. Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các doanh nghiệp trong nước vốn đã có kinh nghiệm và quan hệ làm ăn lâu dài trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Điển hình như Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) không chỉ là một tập đoàn lớn trong nước mà Vinatex còn được biết đến là một trong những tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Trong quá trình hoạt động của mình, Vinatex luôn quan tâm tới việc đầu tư để đồng bộ hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Vinatex đã thành lập các trung tâm hoặc công ty giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hàng chục các công ty con, công ty cổ phần tham gia giao dịch để đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp này ngày càng lớn mạnh, có khả năng tài chính lớn phục vục cho hoạt động đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp này thường đã khẳng định được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường trong nước do xây dựng được một hệ thống các chi nhánh phân phối sản phẩm trên toàn quốc để giới thiệu sản phẩm. Đơn cử như các công ty: may Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Thăng Long và các công ty dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, Phong Phú, Nam Định... là những tên tuổi đã được hầu hết người tiêu dùng biết đến và đã được kiểm nghiệm về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, đây là một khó khăn rất lớn đặt ra đối với Công ty khi muốn thâm nhập vào hệ thống phân phối trong nước. Một điểm khác nữa trong quá trình cạnh tranh hiện nay đó là cùng với xu thế phát triển của mẫu mốt ngày nay, để nắm bắt và theo kịp được với nhu cầu và thị hiếu, hầu hết các doanh nghiệp trên đã có sự đầu tư cho công tác thiết kế thời trang và xác định phát triển thiết kế là tạo ra lợi thế riêng có và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may sẽ ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài Đối thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ các nước vốn đã có kinh nghiệm và chiếm ưu thế lớn về xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng ladesh, Mỹ, EU…. và trong khối ASEAN là Inđônêsia. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh lớn của dệt may Việt Nam khi tại những nước này cũng có một phần lợi thế tương đồng với Việt Nam trong sản xuất hàng dệt may về một nguồn cung lao động lớn và giá rẻ. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường có ưu thế mẫu mã sản phẩm phong phú, chất lượng đảm bảo và giá thành thấp. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nhà cung cấp các mặt hàng quần áo trẻ em lớn nhất trên thế giới – mặt hàng Công ty xuất khẩu chính sang thị trường EU. Còn các doanh nghiệp Ấn Độ có ngành công nghiệp phụ liệu và đội ngũ thiết kế phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi từ nguồn nguyên liệu, thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý doanh nghiệp tốt, tài chính mạnh… Bên cạnh đó, các sản phẩm của các nước này rất đa dạng, mẫu mã luôn được thay đổi nên có thể đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng từ thấp đến cao. Ngoài ra, Công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may tại chính thị trường nước xuất khẩu. Bên cạnh các yếu tố cạnh tranh về giá, chất lượng mẫu mã sản phẩm, khả năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm… thì sự cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn bởi đây là các doanh nghiệp có được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước và được người tiêu dùng tại thị trường đó bảo vệ. Do đó, đây sẽ là một trở ngại lớn khi thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù, ngành dệt may Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty nói riêng vẫn có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ vào yếu tố lao động rẻ và phát triển ngành công nghiệp hóa dầu nên chủ động được nguyên liệu song vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước này khi mà các doanh nghiệp tại các quốc gia trên đã đi trước và nắm bắt được sự phát triển ngành dệt may đi đôi với công tác thiết kế thời trang cho sản phẩm. Đó sẽ là một bất lợi lớn hiện nay đối với công ty khi chưa có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và nắm bắt kịp với xu hướng thời trang trên thế giới. 2.2.2. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 – 2007 2.2.2.1. Những kết quả đạt được - Kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng gia tăng trung bình tăng 26,52%/năm. Thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng đặc biệt Công ty đã tiếp cận được với thị trường EU- thị trường được coi là khó tính đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty chiếm trên 70% tỷ trọng thị trường. Đây không chỉ là một thị trường lớn mà còn đầy tiềm năng đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng. Do đó, Công ty trong chiến lược phát triển của mình cần nâng cao hơn nữa khả năng cung ứng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, tiêu chuẩn và thị hiếu cho các khách hàng tại thị trường này. - Công tác xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm hơn. Nhận thức được vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại đối với hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, Công ty đã có sự tham gia tại các hội chợ triển lãm do hiệp hội ngành hàng tổ chức để quảng bá và giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty bước đầu đã có sự đầu tư cho công tác tìm hiểu thị trường và tìm kiếm khách hàng thông qua việc đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong ngành để mở rộng mối quan hệ, tìm hiểu thông tin bạn hàng; cử cán bộ đi công tác nước ngoài nhằm tìm hiểu sâu hơn về thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh. 2.2.2.2. Những mặt hạn chế - Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Công ty còn rất nhỏ bé. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt cao nhất mới trên 1,1 triệu USD, chiếm 0,014% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đây là một con số còn rất khiêm tốn. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty chưa thật sự chiếm được vị trí lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh đó, giá trị đem lại từ hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may của Công ty còn thấp, giá trị gia công chỉ chiếm từ 10 -15% kim ngạch xuất khẩu. - Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty còn mất cân đối. Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm từ 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi đó các nước như Đài Loan chỉ chiếm khoảng 10%; thị trường Nam Mỹ chiếm khoảng 15% và có xu hướng ngày càng giảm. Điều này cho thấy, công tác xúc tiến thương mại tại các thị trường Đài Loan, Nam Mỹ của Công ty còn thiếu được quan tâm đúng mức. Mặc dù thị trường EU là một thị trường nhập khẩu lớn hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam song việc tập trung xuất khẩu quá nhiều vào một thị trường sẽ làm tăng tính rủi ro của Công ty và sự phụ thuộc lớn vào nhu cầu, tình hình kinh tế chính trị tại thị trường đó. - Công ty chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại thương hiệu AIRSERCO của Công ty chỉ được biết đến thông qua các sản phẩm khăn cung cấp cho Tổng công ty Hàng Không Việt Nam phục vụ cho những chuyến bay mà chưa có sự quảng bá sản phẩm hay phân phối sản phẩm ra tiêu thụ tại thị trường trong nước. Sản phẩm mặc dù được sử dụng phần lớn nguyên liệu trong nước song số lượng sản xuất ra còn nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm may mặc và dệt thoi của Công ty được sản xuất hoàn toàn là tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, không có sự tiêu thụ tại thị trường trong nước do đó thương hiệu sản phẩm chưa được xây dựng và biết đến. - Việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm còn thiếu tính chủ động. Sự tham gia của Công ty chủ yếu là theo giấy mời của hiệp hội ngành hàng, hầu hết là các hội chợ quốc tế trong nước do đó bị hạn chế khả năng tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời việc tìm hiểu về thị trường, chính sách nhập khẩu, thị hiếu và nhu cầu của thị trường nước ngoài bị hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức, hình thức tham gia dẫn tới tình trạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC
Tài liệu liên quan