Luận văn Đề xuất một số giải pháp xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Trang phụ bìa .2

Lời cam đoan.3

Danh mục các chữ viết tắt.4

Danh mục các bảng .5

MỞ ĐẦU.9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH .12

1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và công cụ phái sinh.12

1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán .12

1.1.2. Khái niệm về công cụ tài chính phái sinh .14

1.1.3. Phân loại công cụ phái sinh.16

1.1.4. Ứng dung của chứng khoán phái sinh.21

1.1.5. Thị trường chứng khoán phái sinh .24

1.2. Điều kiện để xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh.25

1.2.1. Điều kiện về quy mô của TTCK cơ sơ.25

1.2.2. Điều kiện về pháp lý.26

1.2.3. Điều kiện về thông tin trên thị trường.27

1.2.4. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật.28

1.2.5. Điều kiện về con người .28

1.3. Thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế .29

1.3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ.29

1.3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc.31

1.3.3. Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore .32

1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.33

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM.38

2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam.38

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển TTCK Việt Nam.38

pdf97 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần so với cuối năm 2008, mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam 45 là 618.668 tỷ đồng; Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 457 công ty, số lượng các nhà đầu tư tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt hơn 845.000 tài khoản; Cộng với việc các cổ phiếu niêm yết tăng giá mạnh so với thời điểm cuối năm 2008, thì chốt năm 2009 tổng giá trị vốn hóa thị trường bằng 37,6% GDP Bảng 2.2: Bảng tổng hợp về TTCK giai đoạn 2006 - 2009 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số công ty niêm yết, ĐKGD 193 253 342 457 Mức vốn hóa TTCK tỷ đồng (%/GDP) 22,7 43 16% 37,6% Số lượng công ty CK 20 63 91 100 Số lượng TK khách hàng 125.128 385.881 555.760 845.666 - Giai đoạn 2010 - 2012 Thị trường chứng khoán năm 2010 không tăng giảm mạnh mẽ như năm 2009 mà chỉ có những con sóng nhỏ, suy giảm mạnh nhưng phục hồi yếu. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tác động của kinh tế vĩ mô, việc ban hành Thông tư 13, sức ép lãi suất cũng như lực hút từ thị trường tiền tệ, bất động sản và vàng đã làm suy giảm đáng kể dòng tiền vào TTCK. Mặc dù các cổ phiếu có biến động rất lớn về giá, nhưng cả hai chỉ số HNX- Index và VN-Index không có những cơn “sóng” tăng đáng kể nào. Gần nửa đầu năm 2010 là chu kỳ tăng của chỉ số VN-Index, phần lớn thời gian còn lại Vn-Index ở mức 450-500 điểm. Hai đợt sụt giảm mạnh vào quý III đã khiến HNX-Index có 46 lúc chỉ còn xấp xỉ 97 điểm, còn Vn-Index cũng đã hai lần tìm đến mốc hỗ trợ 420 điểm. Mặc dù TTCK đã có sự phục hồi khá nhanh ở nửa đầu tháng 12, song sự phục hồi của các chỉ số chứng khoán cũng không cao nếu so sánh với thị trường chứng khoán quốc tế. Kêt thúc phiên giao dịch năm 2010, chỉ số VN Index đạt 484,66 điểm giảm hơn 10 điểm so với năm 2009. Năm 2011 cũng là một năm thật sự khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Năm, trong cả năm xu thế giảm điểm chiếm ưu thế mạnh, chỉ có khoảng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 và giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, các đợt tăng điểm này chỉ mang tính chất hoàn bù cho đợt giảm trước đó chứ không phải chuyển sang một xu thế mới. Những ngày cuối cùng của năm 2011, thị trường chứng khoán chứng kiến mức đáy sâu nhất trong lịch sử của HNX-Index tại mức 56 điểm (27/12/2011) và giảm 50% so với mức đỉnh trong năm và VN-Index cũng chính thức ghi nhận mức đáy 347 điểm (27/12/2011) và giảm 34% so với mức đỉnh trong năm. Về quy mô giao dịch thị trường cả năm, tổng khối lượng giao chứng khoán giao dịch (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) trên Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh đạt 8.303 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 160.395 tỷ đồng, tại Sở Hà Nội là 7.944 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 95.847 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 biến động khá mạnh. Cả hai chỉ số giá tổng hợp VN-Index và HNX-Index đều đi lên mạnh mẽ trong 4 tháng đầu năm và quay đầu giảm điểm trong suốt thời gian còn lại. Tính thanh khoản của thị trường biến động cùng chiều với chỉ số. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên cả hai sàn đều tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm và sụt giảm mạnh trong suốt thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 cho thấy tình trạng biến động ảm đạm kéo dài của thị trường. Trong năm 2012, lần đầu tiên HNX-Index xuất hiện phiên giao dịch có chỉ số xuống mức thấp nhất lịch sử 50,7 điểm (vào phiên ngày 6/11). HNX còn xuất 47 hiện hàng loạt cổ phiếu giá rẻ dưới 5.000 đồng. Những năm trước, giai đoạn đỉnh cao, HNX-Index từng có lúc vượt mốc 400 điểm. Trên sàn TP HCM, mốc 350 điểm của Vn-Index trong phiên giao dịch đầu tiên năm 2012 (3/1) đã ngay lập tức bị kéo xuống còn 348,11 điểm (12/1). Tuy nhiên, 5 tháng liên tiếp sau đó, chỉ số này tăng một mạch lên đỉnh 488,07 điểm (8/5/2012) trước khi bắt đầu xu hướng giảm. Kết thúc năm 2012, VN-Index đã tăng 17.7% so với cuối năm 2011 đứng tại 413.73 điểm; HNX-Index kém tích cực hơn khi giảm nhẹ 2.8% đứng ở mức 57.09 điểm. Trong năm 2012, Các SGDCK ra mắt Vn30-Index và HNX30-Index: Ngày 6/2/2012 HOSE bắt đầu áp dụng chỉ số VN30 (Vn30-Index) ra thị trường. Bộ chỉ số này đại diện cho 30 công ty niêm yết trên HoSE có giá trị vốn hóa lớn và thanh khoản cao và sẽ được xem xét thay đổi 6 tháng một lần. Đến ngày 9/7/2012, HNX cũng đưa vào vận hành bộ chỉ số HNX30 (HNX30-Index). HNX30-Index lấy ngày 3/1 làm mốc với điểm cơ sở là 100, áp dụng phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng và cũng được xem xét định kỳ 6 tháng một lần. Bảng 2.3: Bảng tổng hợp về TTCK giai đoạn 2010 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số công ty niêm yết, ĐKGD 642 694 710 Mức vốn hóa TTCK (%/GDP) 39 32 26.2 Số lượng công ty CK 105 105 102 Số lượng TK khách hàng 1.056,027 1.187,281 1.233.261 48 2.1.3. Những thành tựu và hạn chế của TTCK Việt Nam Những thành tựu đạt được Sau hơn 13 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã xây dựng được hệ thống khuôn khổ pháp lý tương đối đồng bộ, cấu trúc của thị trường chứng khoán từng bước được hoàn thiện, quy mô thị trường tăng trưởng mạnh, tạo ra một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp và thu hút các dòng đầu tư lớn trong và ngoài nước cho nền kinh tế. Bảng 2.4: Chỉ số Index, vốn hóa thị trường, tổng giá trị và khối lượng cổ phiếu và chứng chứng chỉ quỹ giao dịch các năm từ 2007 - 2009 2007 2008 2009 HN Index 323,55 105,12 168,17 VN Index 927,02 315,62 494,77 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 364.734 224.521 168.17 Tổng khối lượng giao dịch (cổ phiếu) 2.624.904.151 4.670.772.358 16.817.693.305 Tổng giá trị giao dịch (tỷ đồng) 269.592 183.293 627.026 (Nguồn: Báo cáo thống kê của UBCKNN) Hệ thống khuôn khổ pháp lý của thị trường: Năm 2007 đánh dấu việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực thi Luật Chứng khoán, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thị trường một cách đồng bộ. Các Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ chỗ là các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu đã được chuyển đổi thành SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Trung tâm 49 Lưu ký chứng khoán cũng chuyển đối sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các đơn vị này đã tăng quyền chủ động cho chính pháp nhân độc lập này trong việc tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động của thị trường Việt Nam. Năm 2009, UBCKNN đã xây dựng đề án và đưa vào triển khai thực hiện thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom) và thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt ở SGDCK Hà Nội nhằm từng bước tạo sự đồng bộ cho phát triển thị trường. Ngày 2/8/2007 quyết định số 128/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo đó phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó TTCK đóng vai trò chủ đạo,phấn đấu đến năm 2015 giá trị vốn hóa TTCK đạt 50% GDP và ñến năm 2020 đạt 70% GDP. Cung hàng hóa trên thị trường: Từ khi TTCK bắt đầu đi vào hoạt động khi đó chỉ có 2 tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh là REE và SAM thì đến hết năm 2012 trên TTCK Việt Nam đã có 710 tổ chức niêm yết trên 2 SGDCK, trong đó có 704 cổ phiếu và 6 chứng chỉ quỹ. SGDCK Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tổ chức được rất nhiều phiên đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, trong đó các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BVH), Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (PVF), Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí (DPM), Vietcombank (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thu về cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, SGDCK Hà Nội cũng đã tổ chức được những buổi đấu thầu trái phiếu với tổng giá trị trúng thầu đạt hàng trăm tỷ đồng. Cầu đầu tư chứng khoán: Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tiếp tục tăng cao, tính đến ngày 31/12/2012 đã có 1,233,261 tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư có tổ chức là 6170 tài khoản, tài khoản nhà đầu tư nước ngoài gần 1.500 tài khoản. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung: Mặc dù chỉ số thị trường sụt giảm nhưng tính thanh khoản của thị trường vẫn được duy trì tốt. Trong năm 50 2012, trên cả 2 sàn, tổng khối lượng giao dịch đạt 26,465 tỷ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với giá trị 327.054 tỷ đồng; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên ở mức hơn 1300 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch so với mức vốn hóa ở mức 42,81%. Bảng 2.5: Chỉ số Index, vốn hóa thị trường, tổng giá trị và khối lượng cổ phiếu và chứng chứng chỉ quỹ giao dịch các năm từ 2010 - 2012 2010 2011 2012 HN Index 114,24 58,74 57,09 VN Index 484,66 351,55 413,73 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 723.200 537.505 764.976 Tổng khối lượng giao dịch (cổ phiếu) 20.575.521.228 16.286.461.370 26.465.511.000 Tổng giá trị giao dịch (tỷ đồng) 619.995 255.427 327.504 (Nguồn: Báo cáo thống kê của UBCKNN) Hoạt động của hệ thống các định chế trung gian: Hệ thống các định chế trung gian phát triển mạnh với chất lượng dịch vụ, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ khách hàng ngày một cải thiện. Với 102 CTCK, hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận thị trường, 47 Công ty quản lý quỹ. Hai Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán được hoàn thiện về mô hình hoạt động, với trang thiết bị liên tục được nâng cấp, góp phần hỗ trợ hoạt động giao dịch và thanh toán cho TTCK. Hệ thống hạ tầng của thành viên giao dịch được cải thiện. Tính đến ngày 31/12/2012 đã có 95 công ty chứng khoáan được cấp phép gia dịch trực tuyến. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của thị trường quá nhanh, hệ thống công nghệ thông tin của công ty chứng khoán không đồng đều, hạ tầng của một số công ty chứng khoán nhỏ còn hạn chế đặc biệt là hệ thống đặt lệnh, lưu ký, thanh toán bù trừ nên gây khó khăn, trở ngại cho nhà đầu tư. 51 Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được nói trên, TTCK Việt Nam đến nay cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thị trường vẫn còn nhiều bất ổn, trong giai đoạn 2000 đến 2012, chỉ số VN Index đã đạt kỷ lục vào ngày 12/3/2007 là 1170,65 điểm tuy nhiên sau đó lại xuống rất thấp vào ngày 24/2/2009 chỉ số VN Index chỉ còn 234 điểm, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân năm 2007 là 1065,25 tỷ đồng/phiên, năm 2008 đạt 738,81 tỷ đồng/phiên, năm 2009 đạt 2.469,39 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên đến năm 2012 chỉ đạt 1.308,21 tỷ đồng/phiên. Năm 2012, chỉ số HNX Index đã xuống đến mức thấp nhất kể từ khi sàn chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động là 50,7 điểm vào phiên giao dịch ngày 6/11/2012. Số lượng nhà đầu tư có tổ chức chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng 0,5%), đa phần là nhà đầu tư cá nhân có tâm lý đầu tư theo đám đông nên khi thị trường tăng thì rất nhanh nhưng sau đó lại xuống cũng rất nhanh và ở những thời điểm này rất khó mua bán cổ phiếu làm cho tính thanh khoản của thị trường giảm. Ngoài ra về mặt chủ quan TTCK Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Tuy quy mô thị trường tăng cao, song quan hệ cung cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối Hệ thống danh mục sản phẩm trên thị trường còn nghèo nàn và đơn điệu chưa đáp ứng nhu cầu của NĐT. Hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động của thị trường còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn bảo mật cho nhà đầu tư. Tính công khai, minh bạch của thị trường thông qua việc công bố thông tin có được cải thiện nhưng chất lượng, nội dung và thời hạn công bố lại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cho thị trường. Chất lượng nghiệp vụ tư vấn, phân tích của các thành viên thị trường (chủ yếu là các CTCK) vẫn còn thấp. 2.2. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 52 2.2.1. Thị trường phái sinh hàng hoá Thị trường phái sinh hàng hóa (PSHH) trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ và ngày càng phát triển cùng với việc mở rộng giao thương và tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường PSHH chính thức xuất hiện từ giai đoạn 2005, 2006 với sản phẩm phái sinh hàng hóa của cà phê được giao dịch tại Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và đến năm 11/2010, Sàn giao dịch (SGD) hàng hóa Việt Nam chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC) được Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VietNam Coffee and Cocoa Association – Vicofa) đã tiến hành xây dựng bắt đầu vào tháng 11/2004, với kỳ vọng đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê. BCEC được thành lập theo Quyết định số 2278/QĐ-UBNN ngày 4/12/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, đây là một đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Thương mại Du lịch Đắc Lắc, BCEC chính thức khai trương đi vào hoạt động từ tháng 8/2008, thực hiện việc giao dịch mua bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai, gồm giao dịch mua bán giao và giao dịch mua bán giao sau. Tuy nhiên, đến nay, sau gần 5 năm thí điểm, hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đã không phát huy được hiệu quả như mong đợi, chưa thực sự là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà kinh doanh, giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới. Ngày 5/11/2009, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) cũng đã thành lập sàn giao dịch hàng hóa với sản phẩm ban đầu là thép và sau đó là đường. Sacom-STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có phần mềm giao dịch, bảng điện tử, hệ thống lưu ký và đặc biệt, sàn còn có Tập đoàn tài chính Sacombank đứng sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Sacom-STE cung cấp sản phẩm thép xây dựng và thép công nghiệp trên hợp đồng giao sau. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, Sacom - STE và các doanh nghiệp đã gặp không ít những băn khoăn và trăn trở trong việc lựa chọn mô hình và phương thức giao dịch. Sacom - STE sẽ cần nhiều thời gian hơn để chứng minh về khả năng hoạt động hiệu 53 quả của sàn trong thời gian dài. Vào ngày 01/11/2011, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX ) chính thức khai trương đi vào hoạt động, VNX đã niêm yết chính thức các hợp đồng tương lai đối với 4 mặt hàng là: cà phê (Robusta và Arabica), cao su RSS3 và thép cuộn cán nóng. Khách hàng đã từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua VNX và sàn này cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. Tuy nhiên năm 2012, hoạt động giao dịch tại VNX bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng do kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2012, VNX đã tạm ngừng hoạt động. Từ thực trạng hoạt động của giao dịch phái sinh hàng hóa ở trên, ta có thể thấy các sàn giao dịch trong nước hiện có chưa hội tụ đủ tiêu chuẩn là một Sở Giao dịch hàng hóa tập trung đúng nghĩa, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, hệ thống giám định Đa phần các sản phẩm phái sinh hàng hóa được niêm yết và giao dịch (như HĐTL cà phê (Robusta và Arabica), cao su (RSS3) và thép (HRC) ) vẫn chỉ dừng ở mức độ thăm dò, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế. 2.2.2. Thị trường công cụ phái sinh tiền tề Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh tiền tệ đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 14 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất dường như là những công 54 cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. - Hợp đồng quyền chọn + Quyền chọn ngoại tệ Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại hối phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Tuy nhiên, với quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2004, quyết định 17/1998/QĐ- NHNN đã phát sinh những hạn chế. Vì vậy, ngày 10/11/2004, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng để thay thế quyết định 17 và khắc phục những hạn chế này. Quyết định này có 55 những điểm mới như chính thức cho phép tất cả các tổ chức tín dụng được phép thực hiện các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần phải xin phép NHNN. Qua đó, thời điểm này NHNN đã chấm dứt thời gian thí điểm nghiệp vụ này. Đồng thời, quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa thuận. Quy định này là một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối giúp thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, tổ chức khác. Đây thực sự là một cơ hội cho các NĐT cá nhân có thêm một sân chơi mới trên thị trường tiền tệ. Quyền chọn ngoại tệ là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đứng trên giác độ là người bảo hiểm, các ngân hàng khi phát hành quyển chọn rất cần có số đông khách hàng để có thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa những người ký kết hợp đồng quyền chọn với ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay lượng khách hàng sử dụng nghiệp vụ quyền chọn là rất ít và trên thực tế các ngân hàng Việt Nam buộc phải ký lại hợp đồng quyền chọn nhận được với các ngân hàng nước ngoài giống như dạng tái bảo hiểm. Sở dĩ phải làm như vậy vì ngân hàng có số lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ quyền chọn quá ít và không đủ điều hòa rủi ro tỷ giá. Thêm vào đó, số lượng ngân hàng nội địa có khả năng tham gia nghiệp vụ quyền chọn còn ít nên việc tham gia quyền chọn với các ngân hàng nước ngoài là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, làm như vậy thì các ngân hàng Việt Nam sẽ không có lãi vì phí quyền chọn thu được từ khách hàng lại phải đóng ở mức tương đương cho các đối tác nước ngoài. Để có quyền chọn ngoại tệ DN phải trả một mức phí cho các NHTM. Mức phí này tùy thuộc vào từng thời điểm mà xu hướng ngoại tệ có biến động mạnh hay không, thời gian thực hiện hợp đồng dài hay ngắn. Trong thời gian đó nếu tỉ giá biến động có lợi cho DN thì DN thực hiện hợp đồng, còn nếu tỉ giá gây bất lợi thì DN được quyền hủy bỏ cam kết và họ đi mua, bán ngoại tệ bên ngoài cho hiệu quả hơn. Đương nhiên, tiền phí đã đóng DN phải chịu mất. Do chính sách tài chính quy 56 định chưa đầy đủ nên khoản phí mất này DN rất khó hạch toán. Vì vậy, nhiều DN hiện nay còn lúng túng không biết phải hạch toán phí quyền chọn vào đâu thì coi là hợp lệ. Bản thân các ngân hàng là người phát hành quyền chọn cũng gặp vướng mắc: Khi thu phí quyền chọn ngân hàng phải chịu khoản VAT là 10%, nhưng sau đó nếu ngân hàng tham gia tái bảo hiểm với ngân hàng nước ngoài thì không được khấu trừ khoản VAT 10% và vô hình chung đã làm cho ngân hàng bị lỗ ngay khoản VAT 10%. Về phần mình, các ngân hàng cũng thừa nhận, việc DN không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro cũng có lỗi của mình, vì đã không tư vấn đầy đủ cho khách hàng. Đa số các ngân hàng chỉ mới dừng ở khâu đáp ứng các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng chứ chưa đồng hành với DN bên bàn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hơn nữa hiện nay tỷ giá USD đã khá ổn định nên đa số các DN đều chọn USD làm đồng tiền thanh toán quốc tế. Được biết, tỉ trọng thanh toán bằng USD chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, còn lại 20% là các ngoại tệ khác. Khi tỉ giá ổn định sẽ giúp DN chủ động hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy hiếm có đơn vị tìm giải pháp quyền chọn ngoại tệ. khi DN nhập khẩu thiết bị, vật tư trả chậm, việc thanh toán thường kéo dài, nhưng mua quyền chọn ngoại tệ thời gian giới hạn rất ngắn nên DN rất khó thực hiện. Cho nên công cụ quyền chọn ngoại tệ hiện tại rất hiếm DN lựa chọn. Vì vậy hiện nay các hoạt động giao dịch quyền chọn tại các ngân hàng chưa thật sự sôi động. + Quyền chọn tiền đồng Việt Nam Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ngân hàng ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ (với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ).. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch những quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho 57 phép của NHNN. Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM. Tuy nhiên dịch vụ quyền chọn tiền đồng có đặc thù là ngân hàng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ 3, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn. Điều này khiến các Ngân hàng phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo hiểm bằng đồng tiền nào cho phù hợp. Dịch vụ này cũng chỉ tập trung chủ yếu phục vụ các DN kinh doanh XNK và phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tương đương là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và DN vừa và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này. Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa gặp những biến động lớn cho nên các DN chưa quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro. Họ quan niệm rằng tỷ giá thì có Nhà nước ổn định; lãi suất thì Ngân hàng Trung ương cũng không cho biến động mạnh và vì thế họ an tâm kinh doanh mà bỏ qua các chiếc lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ. Mức phí quyền chọn mà các NHTM đưa ra cho DN thời gian qua còn cao, chưa hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng. Vì thế, các DN tính toán không có lợi nên không muốn tham gia vào nghiệp vụ này, vì tham gia thì sẽ mất một khoản tiền trước mắt (khoản phí) mà không thấy rủi ro gì đáng kể. Vì vậy mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng không đáng kể. 58 Tuy nhiên đến tháng 03 năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273124_7936_1951330.pdf
Tài liệu liên quan