Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ bưu chính viễn thông 5

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông 19

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông tại một số địa phương và bài học để phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở tỉnh Nghệ An 24

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA 30

2.1. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An 30

2.2. Hiện trạng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An thời gian qua 38

2.3. Đánh giá chung về dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An 57

Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở NGHỆ AN 65

3.1. Dự báo về xu hướng, quan điểm và phương hướng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An 65

3.2. Những giải pháp chủ yếu 77

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ An là doanh nghiệp chiếm thị phần chủ yếu về dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Hệ thống mạng lưới bưu cục 1,2,3 đại lý xuống tận cơ sở phường, xã, thị trấn, đồng bằng, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Báo, tạp chí, công văn, bưu phẩm, bưu kiện cơ bản đảm bảo phục vụ đến khách hàng trong ngày. Tính đến cuối năm 2007: Có 803 điểm phục vụ, trong đó có 01 bưu cục cấp 1; 18 bưu cục cấp II; 381 bưu cục cấp III và đại lý, kiốt (có 30 điểm là đại lý điện thoại di động của Viettel), 403 điểm Bưu điện văn hoá xã. Bảng 2.5: Số lượng bưu cục, đại lý qua các năm TT Năm chỉ tiêu Số lượng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Bưu cục cấp I 1 1 1 1 1 1 1 2 Bưu cục cấp II 18 18 18 18 18 18 18 3 Bưu cục cấp III 110 110 110 102 112 123 126 4 Kiốt, đại lý 220 232 255 260 263 250 255 5 Điểm Bưu điện văn hoá xã 317 347 355 364 369 394 403 Tổng cộng 666 708 739 745 763 786 803 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2001-2007, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Bình quân 1 điểm phục vụ/2,06 km, thấp hơn khu vực Bắc Trung bộ (3,53km) và nhiều khu vực khác trong cả nước. Số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ: 3.866 người/1 điểm phục vụ, thấp hơn so với chỉ tiêu của cả nước, thể hiện năng lực phục vụ bưu chính bình quân của tỉnh là khá cao so với mức trung bình cả nước. Các dịch vụ về bưu chính được đa dạng hoá, mạng đường thư được mở rộng, tần suất chuyến thư tăng. Số lượng điểm bưu điện văn hoá xã không ngừng tăng qua các năm, đáp ứng ngày càng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, nhu cầu đọc báo của người dân. Có 402 điểm bưu điện văn hoá xã so với tổng số xã là 437, đạt tỷ lệ 91,99%. Nhiều điểm bưu điện văn hoá xã đã mở thêm dịch vụ thư chuyển tiền, Fax, chuyển phát nhanh EMS. Hình thức đại lý bưu điện phát triển nhanh, có 255 điểm đại lý, kiốt. Các đại lý chủ yếu tập trung khu vực dân cư, thành phố, trung tâm huyện. Lượng báo chí công ích được cung cấp đều tăng qua các năm, có 401/437 xã có báo đọc trong ngày, đạt 91,76%. Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phục vụ bưu chính cụ thể theo từng huyện, thành, thị trên địa bàn tính đến cuối năm 2007 TT Huyện Tổng số điểm Bán kính phục vụ bình quân (Km) Số dân phục vụ bình quân (Người) 1 TP Vinh 105 0,44 2.338 2 TX Cửa Lò 48 0,44 1.081 3 Diễn Châu 68 1,21 4.439 4 Yên Thành 49 1,92 5.785 5 Quỳnh Lưu 93 0,46 4.048 6 Nghi Lộc 40 1,78 5.817 7 Hưng Nguyên 28 1,42 4.702 8 Nam Đàn 41 1,80 5.455 9 Đô Lương 67 1,32 3.020 10 Thanh Chương 63 2,43 3.858 11 Anh Sơn 39 2,27 3.020 12 Nghĩa Đàn 46 2,31 4.384 13 Tân Kỳ 27 3,04 5.495 14 Quỳ Châu 22 4,13 2.671 15 Quỳ Hợp 21 3,97 6.424 16 Quế Phong 12 7,77 6.149 17 Con Cuông 17 6,30 4.863 18 Tương Dương 12 9,96 8.491 19 Kỳ Sơn 16 7,16 5.069 Tổng 803 2,62 3.972 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2001-2007, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Về mạng vận chuyển phát bưu chính Mạng đường thư ngày càng được mở rộng và tần suất chuyến thư tăng. Đường thư cấp 2 có 5 tuyến, lượt đi 486 km, về 486 km. Đường thư cấp III có 191 tuyến. Tổng số km đường thư: 2.464 km. Đường thư nội thị phát nhanh 5 đường. Nội thị 14 đường. Phương tiện vận chuyển. ô tô và xe máy. Mạng phát bao gồm phát nội thị và thị trấn, ngày phát 2 chuyến, đảm bảo chất lượng trên 99%. Số thùng thư công cộng 892 thùng. Hiện nay, tuyến đường thư đã được mở rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển phát thư. Lĩnh vực chuyển phát mà các doanh nghiệp chủ yếu tham gia là chuyển phát nhanh và chuyển phát nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp là đại lý cho các hãng chuyển phát nhanh nước ngoài như: DHL, Fedex… Về thị trường các dịch vụ bưu chính Hiện nay, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ bưu chính, bắt đầu có sự cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ. Các dịch vụ bưu chính đã được mở hầu hết ở các bưu cục cấp I, II, III và các điểm phục vụ gồm các dịch vụ về phát hành báo chí, bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế, chuyển phát nhanh EMS phát trong ngày, chuyển phát nhanh quốc tế bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, chuyển tiền nhanh trong nước, tiết kiệm bưu điện, điện hoa, phát hành báo chí, tem bưu chính, dịch vụ khai giá. Các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí truyền thống được mở ở tất cả các điểm phục vụ. Cụ thể một số dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ chuyển phát nhanh Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh ngoài Bưu điện Nghệ An còn có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh chuyển phát nhanh trong và ngoài nước Viettel, Công ty vận tải Hoa Phượng, Công ty chuyển phát nhanh Toàn cầu, Công ty Tiến thành, Saigon Postel… , là đại lý của các hãng chuyển phát nhanh nước ngoài như DHL, Fedex…Tuy nhiên, đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ này là Bưu điện Nghệ An. EMS được mở rộng tới 19 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Tỷ trọng doanh thu, sản lượng dịch vụ tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu EMS bình quân qua các năm đạt 44,74%. Dịch vụ EMS đã được nâng cao chất lượng, đầu tư xây dựng hệ thống theo dõi, định vị EMS trong nước và đi thẳng quốc tế để có ngay được thông tin cần thiết trả lời khiếu nại của khách hàng, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ đến bưu cục cấp 3, điểm bưu điện văn hoá xã. Các doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ Chuyển phát nhanh cạnh tranh với dịch vụ EMS, góp phần làm cho tăng chất lượng, tăng sản lượng. Dịch vụ tài chính Dịch vụ chuyển tiền nhanh là một dịch vụ chuyển tiền được tổ chức nhận gửi, chuyển, phát đến người nhận bằng phương tiện nhanh nhất đảm bảo chỉ tiêu toàn trình công bố. Do giá cước hợp lý, độ tin cậy và an toàn nên tốc độ phát triển hàng năm từ 20 - 30%. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 29 điểm phục vụ mở dịch vụ chuyển tiền nhanh, doanh thu, sản lượng của dịch vụ chuyển tiền nhanh qua các năm như trong bảng B.1.5. Sản lượng doanh thu dịch vụ chuyển tiền nhanh tăng qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 1998-2005 tăng bình quân 21,36%. Năm 2005, doanh thu tăng 32,17% so với năm 2004. Số điểm mở dịch vụ tiết kiệm bưu điện trên địa bàn tỉnh còn ít, đến năm 2005, mới chỉ có 20 điểm. Tuy nhiên, doanh thu dịch vụ Tiết kiệm bưu điện tương đối cao và tăng nhanh qua các năm. Bảng 2.7: Doanh thu, sản lượng dịch vụ chuyển tiền nhanh CH Ỉ TIÊU Đ ƠN V Ị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 ĐẾN T9/2008 Sản lượng 1000 Cái 2.041 5.600 8.900 13.500 18.200 22.300 25.000 34.0000 168.561 52.000 Triệu đồng 24.543 5.158 5.725 100.000 184.325 234.093 203.361 267.393 236.839 241.171 Doanh thu Triệu đồng 480 533 590 689 876 1.163 1.408 1.861 4.083 Tốc độ Tăng DT % 11,04 10,69 16,78 27,14 32,76 21,07 32,17 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2001-T9/2008, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Dịch vụ phát hành báo chí Trong lĩnh vực phát hành báo chí có Viettel, một số doanh nghiệp tư nhân và cá thể, một số báo phát hành thẳng trên địa bàn thành phố Vinh. Tuy nhiên, sự tham gia kinh doanh của các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực Bưu chính - phát hành báo chí mới xuất hiện trong những năm gần đây và doanh thu của các doanh nghiệp này còn thấp. Bảng 2.8: Doanh thu, sản lượng phát hành báo chí qua các năm CHỈ TIÊU ĐƠN V Ị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 ĐẾN T9/2008 Tổng sản lượng 1000 tờ 6.827 7.980 8.873 9.100 9.316 11.962 12.694 12.795 13.413 9.352 Báo chí TW “ 5.765 6.592 7.330 7.410 7.490 7.570 7.630 7.680 8.959 6.448 Báo chí Đ.Phương “ 1.062 1.388 1.543 1.690 1.826 3.964 4.559 4.530 3.827 2.715 Báo chí N.khẩu “ 0 0 0 0 0 18 21 0 0 0 Báo chí khác “ 0 0 0 0 0 428 505 585 627 188 Doanh thu Triệu đồng 4.571 5.674 6.546 7.536 10.518 12.433 14.877 18.114 19.924 4.673 Tăng doanh thu (%) 18,98 24,11 15,36 15,13 39,56 18,21 19,66 21,75 9,99 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 1997-T9/2008, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Doanh thu Phát hành báo chí hàng năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 20,06%, trong đó doanh thu Báo chí Trung ương chiếm phần lớn trong Doanh thu phát hành báo chí. Hàng năm, mạng lưới phát hành báo chí tỉnh Nghệ An được mở rộng tăng cả về số loại báo phát hành và sản lượng phát hành. Sản lượng Phát hành báo chí Bưu điện Nghệ An năm 2005 đạt 13.413.000 tờ các loại, tăng 618.000 tờ so với năm 2004 (chiếm 4,83%). Sản lượng báo chí năm 2005 tính theo đầu người đạt 4,425 tờ/người/năm tăng so với năm 2004 (4,22 tờ/người/năm). Đến nay đã có 401/436 (chiếm 91,97%) xã có báo đọc trong ngày; những xã còn lại ở vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn do đó báo đọc trong ngày là điều khó thực hiện. 100% Bưu điện các huyện, thành, thị đã đưa máy tính vào quản lý công tác phát hành báo chí và một số dịch vụ Bưu chính như: Tiết kiệm Bưu điện, EMS, chuyển tiền… Dịch vụ Internet Dịch vụ Internet được triển khai ở các bưu cục, đại lý, bưu điện văn hoá xã. Riêng ở các điểm Bưu điện văn hoá xã đã có 57/402 điểm có dịch vụ Internet, đạt 14,17%. 2.2.2.2. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ viễn thông Về Mạng lưới viễn thông Mạng chuyển mạch Tính đến cuối năm 2005, mạng chuyển mạch đã được trang bị 5 tổng đài Host (tổng đài trung tâm), bao gồm NEAX 61E, NEAX61S, 2 tổng đài AXE 810 (của Bưu điện Nghệ An) và 1 tổng đài công nghệ NGN của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) với 138 trạm vệ tinh. Trong đó, 4 host và 135 vệ tinh thuộc mạng chuyển mạch của Bưu điện Nghệ An với dung lượng 271.223 lines, dung lượng sử dụng 182.079 lines, đạt hiệu suất sử dụng trên 67%. Do được lắp đặt, nâng cấp phân cấp theo địa bàn và thời gian nên nói chung tổng thể mạng chuyển mạch chưa thật sự đồng bộ. Những thiết bị mới, hiện đại chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh, ở huyện chủ yếu là các tổng đài cũ được sử dụng lại từ cấp cao hơn. Phần lớn hệ thống thiết bị chuyển mạch là cơ sở hạ tầng thuộc Bưu điện Nghệ An quản lý và khai thác, các doanh nghiệp như: Viettel, Công ty Thông tin điện lực (EVN Telecom) hệ thống chuyển mạch được đầu tư với dung lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển các thuê bao di động và điện thoại cố định không dây. Mạng truyền dẫn Mạng lưới truyền dẫn bao gồm hệ thống quang, vi ba, visat, trong đó 100% các tuyến chính được quang hoá. Có các tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel dọc theo trục quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và tuyến đường Hồ Chí Minh, EVN có các tuyến cáp quang trên các tuyến tải điện. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có mạng truyền dẫn quang. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu do Bưu điện tỉnh quản lý, kết thành các mạch Ring nội tỉnh. Các đầu cuối quang khai thác trên mạng là ADM-STM4, ADM-STM1, các đầu cuối PDH tốc độ 34 Mbps. Truyền dẫn vi ba (vô tuyến) được sử dụng cho các đường truyền đến các tổng đài vệ tinh, ở vùng núi, và dùng làm dự phòng cho các tuyến cáp quang. Mạng truyền dẫn của EVN Telecom chủ yếu là các tuyến cáp quang chạy dọc theo đường điện cao thế 500kV, 220kV, 110kV và một số hệ thống cáp quang được thực hiện bởi Viettel, đưa tổng dung lượng đường truyền nội hạt 1.934 Mbps, tổng dung lượng đường truyền liên tỉnh và quốc tế đạt 480 Mbps. Tổng số cáp quang trên địa bàn tỉnh đạt 12.555 km. Phần lớn là cáp chôn, một số tuyến truyền dẫn về các huyện miền núi còn sử dụng cáp treo. Có 133 thiết bị đầu cuối quang, với số luồng truyền dẫn đạt 603 luồng E1. Mạng truyền dẫn Vi ba hiện có 70 trạm Viba với 64 luồng E1. Truyền dẫn Vệ tinh VSAT được triển khai chủ yếu ở các xã vùng núi cao, hiện tại có 22 trạm vệ tinh VSAT. Mạng ngoại vi Mạng ngoại vi hiện nay chủ yếu là của Viễn thông Nghệ An. Còn lại một số ít của Viettel mới triển khai vài năm lại nay. Tỉ lệ cáp gốc ngầm hoá còn thấp. Hiện có tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 290.412 đôi, trong đó số cáp ngầm đạt khoảng 1.116 km và số cáp treo đạt 10.142 km. Số cáp treo được treo chủ yếu trên cột thông tin Bưu điện, cột hạ thế điện lực ở dọc các tuyến giao thông liên xã. ở Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò và một số thị trấn trung tâm các huyện, mạng ngoại vi hầu hết đã được ngầm hoá số cáp gốc. ở địa bàn các huyện, xã còn lại, tỷ lệ ngầm hoá cáp gốc rất thấp thậm chí hoàn toàn là cáp treo. Tính theo số lượng km cáp, tỷ lệ cáp gốc đã được ngầm hoá chiếm tỷ lệ 29,18% (riêng tại thành phố Vinh chiếm tỷ lệ 75,48%). Việc triển khai hệ thống mạng ngoại vi hiện nay ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị cũng như quy hoạch về xây dựng, giao thông của địa phương. Việc đảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trong điều kiện chủ yếu là mạng cáp treo như hiện nay gặp nhiều khó khăn, cần phải nhanh chóng được ngầm hoá. Mạng di động Hiện tại toàn tỉnh có 53 đơn vị đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện, với tổng số máy phát là 656 máy. Trên địa bàn, kinh doanh dịch vụ điện thoại di động đã có 3 doanh nghiệp với 4 mạng di động gồm Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-Fonel. Các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile chiếm đa số thị phần, đây là các mạng sử dụng hệ công nghệ GSM, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng có hạn chế là khi số lượng thuê bao lớn gây nghẽn, khi cung cấp các dịch vụ gia tăng phải nâng cấp mạng, tốc độ truy nhập mạng hạn chế. Các mạng điện thoại công nghệ CDMA mới được triển khai cung cấp tại Nghệ An là mạng điện thoại di động S-Fone, E-phone, E-Mobile của EVN, đây là công nghệ hiện đại có khả năng khắc phục những hạn chế của hệ thống công nghệ GSM về bán kính vùng phủ sóng, dung lượng và tốc độ. Việc phát triển hệ thống công nghệ CDMA sẽ tạo ra một khả năng nhanh chóng mở rộng hệ thống thông tin di động và truy nhập với tốc độ cao, đặc biệt đối với vùng nông thôn và miền núi. Mạng Internet và VoIP Hiện tại trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp VDC và Viettel đã và đang triển khai cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet và VoIP. Cấu hình cơ bản của mạng XDSL chủ yếu của Bưu điện Nghệ An. 100% host và tổng đài vệ tinh tại trung tâm các huyện, thị được lắp thiết bị DSLAM, chiếm tỷ lệ 27,4% tổng số trạm chuyển mạch. Công ty Viễn thông quân đội Viettel triển khai các DSLAM cung cấp dịch vụ Internet từ cuối năm 2005, chủ yếu trên địa bàn thành phố Vinh. Thông qua hệ thống thiết bị của mình Bưu điện Nghệ An và Viettel đã phục vụ khá tốt nhu cầu đàm thoại liên tỉnh và quốc tế thông qua công nghệ VoIP. Hệ thống cung cấp các dịch vụ Internet băng thông rộng đã góp phần tạo thuận lợi cho việc truy nhập Internet trên địa bàn. Thông tin duyên hải Tại Nghệ An có Đài Bến Thuỷ, ngoài ra còn có các đài duyên hải của lực lượng biên phòng. Thực hiện các dịch vụ gồm trực canh cấp cứu nghề cá và hàng hải, phát bản tin thời tiết, thông tin trên biển. Hàng hải Được trang bị tốt theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, định vị, cứu nạn. Liên lạc theo chuẩn GMSS bằng các phương thức vệ tinh, HF, VHF. Vùng phủ sóng toàn cầu. Các tàu đánh bắt hải sản trang bị thiết bị liên lạc thô sơ, cả nước chỉ có 50% số tàu đánh bắt xa bờ có thiết bị ICOM, theo quy định bắt buộc phải có thiết bị ICOM, một số ít có thiết bị định vị GPS. Hạn chế do không có khả năng kinh tế và do trình độ ngư dân chưa sử dụng thành thạo các thiết bị liên lạc. Tần số vô tuyến điện dành cho tàu cá dải 26 - 27Mhz. Phát triển mạng lưới điện thoại Đến cuối năm 2005 Nghệ An đã hoàn thành chương trình 100% (473/473) số xã, phường, thị trấn) có máy điện thoại, trong đó 22 xã sử dụng công nghệ VSAT và 22 xã sử dụng công nghệ điểm - đa điểm, thể hiện sự phát triển không ngừng của ngành bưu chính viễn thông Nghệ An trong giai đoạn hội nhập. Từ năm 2002 - T9/2008, trung bình hằng năm số máy điện thoại tăng 41,59%. Năm 2006 có 254.051 máy điện thoại thì năm 2007 có 307.314 máy, tăng 20,96%, đạt 9,9 máy/100 dân. Tổng số máy điện thoại cố định có 294.480 máy, đạt 9,49 máy điện thoại cố định/100 dân. Đến nay (tháng 9 năm 2008) trên địa bàn tỉnh đã có tất cả 396.303 máy điện thoại các loại. Dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng ở tất cả các trung tâm huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Truy nhập Internet và dịch vụ VoIP đã được VNPT và Viettel cung cấp trong toàn tỉnh, dịch vụ Internet băng thông rộng đã được phổ biến tới trung tâm của tất cả các huyện trong tỉnh. Internet phát triển tương đối nhanh, năm 2006 Nghệ An có 2.080 máy thì năm 2007 có tới 12.827 thuê bao. Lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng. Từ năm 2002 trở về trước, kinh doanh viễn thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu là Vinaphone, Mobifone, Bưu địên Nghệ An của Tập đoàn VNPT. Từ năm 2003 đến nay, còn có Viễn thông quân đội (Viettel), Viễn thông Sài Gòn (S-Fone), Viễn thông Điện lực ENN Telecom. Tính đến nay, các doanh nghiệp mới đã tăng dần thị phần kinh doanh điện thoại và Internet, đặc biết là sự vương lên mạnh mẽ của Viettell như là một bài học điển hình trên nhiều phương diện, và thị trường viễn thông đã có những bước phát triển rất nhanh chóng, cạnh tranh mãnh mẽ, quyết liệt. Một trong những nguyên nhân khiến thị trường viễn thông ở Nghệ An đã và đang thực sự sôi động là do bước đầu đã tạo lập được điều kiện và môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường viễn thông và Internet một cách sâu rộng hơn, nhờ đó mà thị phần một số loại hình dịch vụ viễn thông và Internet của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng. Nghệ An có thể vượt mục tiêu tăng trưởng bình quân chung của cả nước về dịch vụ bưu chính viễn thông giai đoạn 2006-2010 là 10%/năm. Bảng 2.9: Phát triển máy điện thoại qua các năm NĂM PHÁT TRIỂN MÁY ĐIỆN THOẠI CÁC LOẠI TỔNG SỐ MÁY ĐIỆN THOẠI HIỆN CÓ GHI CHÚ Tổng số (Máy) So CK năm trước (%) Tổng số (Máy) So CK năm trước (%) 2002 110.085 2003 27.300 137.395 80.12 2004 16.570 60,59 153.965 139,86 2005 33.879 204,45 187.844 122 2006 66.207 195,42 254.051 135,24 2007 53.263 80,44 307.314 120,96 Đến T9/2008 88.989 167,07 396.303 128,95 Bình quân so CK năm trước (%) 141,59 121,19 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2001-2007, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Cũng do phải cạnh tranh để tồn tại nên các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn những công nghệ mới để có thể cung cấp những dịch vụ đa dạng, giúp cho người sử dụng có nhiều lựa chọn. Có thể khẳng định hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển hiện đại và đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng trước một bước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.2.3 Kết quả kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông 2.2.3.1. Kết quả kinh doanh dịch vụ bưu chính Từ năm 2002 đến năm 2007, doanh thu kinh doanh từ dịch vụ bưu chính hằng năm cơ bản đều tăng, tốc độ tăng doanh thu phát sinh trung bình đạt 13,19%. Bảng 2.10: Doanh thu, chi phí bưu chính qua các năm TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đến T9/2008 1 Tổng doanh thu - So CK năm trước Triệu đồng % 11.616 16.092 138,53 18.294 113,68 20.030 109,48 21.998 109,82 20.781 94,46 50.867 So CK năm trước tăng bình quân 13,19%/năm 3 Tổng chi phí - So CK năm trước Triệu đồng % 34.115 43.492 127.48 56.154 129,11 91.550 163,03 95.536 104,35 103.200 108,02 65..930 So CK năm trước tăng bình quân 126,40%/năm 4 Lợi nhuận Triệu đồng -22.50 -27.40 -37.86 -71.52 -73.54 -82.42 -15.06 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2002-T9/2008, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Tổng chi phí tăng qua các năm với tốc độ trung bình giai đoạn 2001-2007 là 17,81%. Tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Hằng năm, hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính nếu hạch toán riêng thì thua lỗ lớn, phải có sự bù đắp từ hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông. 2.2.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông Bảng 2.11: Doanh thu, chi phí dịch vụ viễn thông qua các năm TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh thu phát sinh So CK năm trước Triệu đồng % 198.437 288.920 145,59 387.326 134,05 430.050 111,03 501.173 116,53 623,936 124,49 2 Tổng chi phí So CK năm trước Triệu đồng % 121.435 154..813 127,48 205.416 132,68 253.858 123,58 316.215 124,56 322.992 102,14 3 Lợi nhuận Triệu đồng 134.11 181.91 176.19 184.96 300.94 134.11 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2002-2007, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Chi phí: Từ 2002-2007, tốc độ tăng chi phí kinh doanh dịch vụ viễn thông trung bình 22,08%, tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Doanh thu Từ năm 2002 đến năm 2007, doanh thu kinh doanh dịch vụ viễn thông qua các năm cơ bản đều tăng, tốc độ tăng doanh thu dịch vụ viễn thông phát sinh trung bình đạt 26,34%, tốc độ tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ viễn thông tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính. 2.2.3.3. Kết quả chung về kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông Chi phí Hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn những năm qua vẫn chưa tự cân đối được thu và chi. Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông vẫn phải bù đắp rất lớn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính. Doanh thu Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông qua các năm từ năm 2002 đến năm 2007 đều tăng, tốc độ tăng doanh thu phát sinh trung bình đạt 16%-18% /năm. Tính đến cuối năm 2007 tổng doanh thu bưu chính viễn thông đạt 844,717 tỷ đồng (trong đó doanh thu viễn thông đạt 623,936 tỷ đồng, chiếm 78,65%, doanh thu bưu chính đạt 20,781 tỷ đồng, chỉ chiếm ...%, còn lại là doanh thu từ dịch vụ khác và công nghệ thông tin). Hằng năm, các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông đóng góp vào ngân sách tỉnh và nộp lên các Tập đoàn, Tổng Công ty cấp trên trung bình khoảng 15 tỉ đồng. Tình hình nộp ngân sách và nộp lên Tập đoàn và tổng công ty được thể hiện qua những số liệu ở bản 2.12 dưới đây. Bảng 2.12: Nộp ngân sách dịch vụ viễn thông qua các năm TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Nộp ngân sách tỉnh Triệu đồng 8.939 9.299 2.387 5.364 6.176 9.875 2 Nộp lên Tập đoàn, Tổng Công ty Triệu đồng 3.561 6199 13.247 7.766 10.926 11.004 Nguồn: - Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nghệ An. - Báo cáo tổng kết các năm từ 2002-2007, Bưu điện tỉnh Nghệ An. Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính chưa có hiệu quả kinh tế, khối lượng bù lỗ hàng năm ngày càng lớn (năm 2002 lỗ 22,5 tỷ đồng; năm 2007 bù lỗ 82,42 tỷ đồng). Các doanh nghiệp viễn thông ở Nghệ An hoạt động với hiệu quả khá cao: năm 2003 lợi nhuận đạt 134 tỷ đồng, năm 2004 - 181,91 tỷ đồng; năm 2005 - 176,2 tỷ đồng; năm 2006 - 185 tỷ đồng; năm 2007 - 301 tỷ đồng, nhờ đó đã bù lỗ được cho hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính và làm cho dịch vụ bưu chính viễn thông về tổng thế là có hiệu quả. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở NGHỆ AN 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 2.3.1.1. Thành tựu Một là: Nghệ An là một trong những tỉnh có dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh và mạnh so với cả nước, phục vụ tốt cho sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về phát triển kinh tế, quản lý xã hội, nhiệm vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt, diễn tập quân sự, các hoạt động bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc gia, chống phá tội phạm, phục vụ kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh và cả nước…góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn phát triển. Hai là: Mạng lưới viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng khá cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ gia tăng mới, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao khả năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van cua Thong 9_11).doc1.doc
  • docbia lv.doc
Tài liệu liên quan