Luận văn Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 5

1.1. Cơ cấu kinh tế và yêu cầu về vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5

1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng đòn bẩy tín dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29

Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN 34

2.1. Thực trạng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 34

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn dưới tác động của vốn tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 43

2.3. Đánh giá về tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn 52

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN 64

3.1. Định hướng vốn tín dụng Ngân hàng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 64

3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn 75

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ cấu của các thành phần kinh tế mạnh, những thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các hộ cá thể, một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả đã dẫn tới cơ cấu tổng mức bán lẻ trên thị trường thay đổi rõ rệt. Năm 2000 thành phần kinh tế nhà nước chiếm 22,9%, thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 76,4% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm có 0,3%. Nhưng đến năm 2005, thành phần kinh tế nhà nước chiếm 3,76%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 96,08% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,17%. Cơ cấu này sẽ còn thay đổi nhiều đối với thành phần kinh tế nhà nước. Bảng 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 [4, tr.4] 2000 2001 2002 2003 2004 2005 D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) D.thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng mức bán lẻ hàng hoá 1015 10000 1300,31 100 1720 100 1992,15 100 2393,62 100 2609 100 - Kinh tế nhà nước 22,9 101,37 7,8 187,14 10,88 324,26 16,28 199,33 8,33 98,1 3,76 - Kinh tế ngoài nhà nước 76,4 1184,77 91,12 1532,87 89,12 1667,53 83,71 2160,71 90,27 2506,46 96,08 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,3 14,17 1,09 0,36 0,02 33,58 1,4 4,44 0,17 Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh tham gia hoạt động thị trường nội địa cũng bị chững lại và có chiều hướng giảm sút, tuy vậy các doanh nghiệp này cũng đã thực hiện tốt việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có hơn 450 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có liên quan tới hoạt động thương mại và gần 10.000 hộ kinh doanh cá thể, chiếm 80% thị phần bán lẻ với nhiều mô hình, phương thức kinh doanh đa dạng, tại Thành phố bước đầu hình thành các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn... Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của kinh tế cá thể tăng mạnh, năm 2001 là 773,11 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 đã là 2.131,29 tỷ đồng tăng 2,8 lần. Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 31,61%. Hơn nữa, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, chính sách đường biên đã được thắt chặt hơn, hàng hoá vào nước ta qua con đường tiểu ngạch không còn dễ dàng như trước đồng thời việc quản lý chống trốn thuế, lậu thuế của các cơ quan chức năng trên địa bàn ngày càng được phát huy có hiệu quả, do đó việc buôn bán trên thị trường kém sôi động hơn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn. Với từng ngành hàng cụ thể, cũng có sự thay đổi qua các năm cả về cơ cấu và tốc độ phát triển. Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đòi hỏi những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có mẫu mã, kiểu dáng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, ở một số tầng lớp dân cư thị hiếu tiêu dùng ngày càng đổi theo hướng tới ăn ngon mặc đẹp và tiêu dùng nhiều hàng xa xỉ dẫn tới cơ cấu ngành hàng thay đổi qua các năm, phù hợp với thị hiếu chung của toàn xã hội. Chẳng hạn với ngành lương thực thực phẩm năm 2000 ngành hàng này chiếm 11,29% trong tổng doanh thu bán lẻ trên địa bàn nhưng đến năm 2005 ngành hàng này đã chiếm tới 23,76%. Số lượng tăng của ngành hàng này không chỉ đơn thuần về số lượng mà chủ yếu tăng doanh thu về hàng hoá chất lượng cao. Bảng 2.2: Chi tiết các mặt hàng bán lẻ [4, tr.1] 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lương thực, thực phẩm 114,61 126,54 158,56 297,13 330,20 619,82 2. Hàng may mặc 204,67 226,07 248,23 253,81 242,13 463,34 3. Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 137,22 151,50 162,12 164,16 121,32 180,37 4. Văn phòng phẩm, văn hoá, giáo dục 15,99 17,61 32,32 50,32 63,02 78,13 5. Gỗ và vật liệu xây dựng 80,14 88,56 128,94 137,34 104,40 163,89 6. Phương tiện đi lại 87,77 84,68 57,60 125,12 88,30 95,92 7. Xăng dầu các loại 167,64 245,02 230,00 238,93 271,60 367,82 8. Sửa chữa xe có động cơ 13,69 15,16 20,08 22,00 23,00 19,7 9. Hàng hoá khác 193,27 344,92 682,15 703,19 1149,65 980 Như vậy, có thể thấy thị trường nội địa tuy phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, các thị trấn còn ở thị trường nông thôn mức độ phát triển chậm. Cơ sở vật chất của các cửa hàng khu vực thuộc hệ thống doanh nghiệp chung này đã xuống cấp nghiêm trọng, số mới được Bộ thương mại và Tỉnh đầu tư thì quá ít, hoạt động chưa hiệu quả... Tóm lại về mạng lưới của thương nghiệp dịch vụ, hợp tác xã mua bán trên địa bàn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ lẻ mang tính tự phát, không theo định hướng, chưa đảm bảo tuân thủ theo các qui định của pháp luật. - Thực hiện các mặt hàng chính sách xã hội: Bảng 2.3: Một số mặt hàng chính sách chủ yếu [33, tr.5] ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Muối i ốt tấn 3.149,70 3.575 2.870,79 3.170 3.700 4.308 Dầu hoả lít 1.196.9 1.041 915 877 700 514 Giấy viết 30,34 41,5 34,9 37,8 32 Các mặt hàng chính sách xã hội, mặt hàng thiết yếu như dầu lửa, muối iốt, giấy vở, các mặt hàng đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Do nhu cầu thắp sáng bằng điện lưới quốc gia đã dần dần thay thế việc thắp đèn dầu nên mặt hàng dầu lửa năm 2000 thực hiện là 1.196,9 tấn đã có xu hướng giảm xuống 514 tấn vào năm 2005. Các mặt hàng trên đều được đưa đến các điểm bán hàng tại trung tâm cụm xã, chợ khu vực và bán đúng giá quy định, đã đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn. - Thực hiện thu mua chế biến nông sản: Với các mặt hàng thu mua, mặc dù Nhà nước đã có chính sách trợ cước vận chuyển cho từng mặt hàng, song kết quả thực hiện quá thấp so với dự kiến kế hoạch. 2.2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu Với lợi thế riêng có của mình Lạng Sơn đã và đang trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và qua Trung Quốc đi các nước Đông - Tây Âu. Đặc biệt sau khi có những thay đổi cơ bản về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá qua biên giới Lạng Sơn càng trở nên sôi động. Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 700 triệu USD (trong đó nhập khẩu là 200 triệu USD. Giai đoạn 2001 - 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh giảm mạnh, từ 618,5 triệu USD năm 2001 xuống 229 triệu USD năm 2003; kim ngạch xuất khẩu giảm từ 500 triệu USD (năm 2000) xuống còn 40 triệu USD (năm 2003); kim ngạch nhập khẩu giảm từ 200 triệu USD (năm 2000) xuống còn 189 triệu USD (năm 2003). Từ năm 2003, để tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu được thuận lợi, các cơ quan chức năng của Tỉnh luôn có hướng dẫn điều chỉnh phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân, tránh tình trạng xuất nhập ồ ạt gây ách tắc hàng hoá, một số trạm kiểm soát không cần thiết đã được loại bỏ... Do vậy kim ngạch xuất nhập khẩu đang dần dần ổn định và tăng dần qua các năm; năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 303 triệu USD đến năm 2005 con số này đã tăng lên 380 triệu USD; trong đó xuất khẩu tăng từ 90 triệu USD lên 104 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 213 triệu USD lên 276 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 đạt bình quân 416,8 triệu USD chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các Tỉnh biên giới với Trung Quốc. - Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc ngành đạt thấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 chỉ đạt 108,4 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 75,93 triệu USD; nhập khẩu đạt 32,47 triệu USD); năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc ngành chỉ đạt 13,6 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 0,87 triệu USD, nhập khẩu đạt 12,73 triệu USD). Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 bình quân đạt 52,3 triệu USD/ năm. Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2005 [33, tr.5] Qua phân tích trên cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu 2 năm trở lại đây tiếp tục có sự tăng trưởng khá nhưng sự tăng trưởng này chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp ngoài địa bàn, các doanh nghiệp, thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh thời kỳ 2000-2005 [33, tr.5] Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng kim ngạch XNK qua địa bàn 700 618,5 270,4 229 303 380 - Xuất khẩu 500 412,7 115,4 40 90 104 - Nhập khẩu 200 205,8 155 189 213 276 Trong đó kim ngạch XNK các doanh nghiệp trực thuộc 108,4 112,96 33,097 25,4 20,59 13,6 Nguyên nhân dẫn tới kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút là do có sự biến động mạnh về thị trường trong và ngoài nước, do sự thay đổi chính sách xuất nhập khẩu từ phía Trung Quốc, sự thay đổi cơ chế điều hành của chính phủ. Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trường. Việc cắt giảm thuế quan theo tiến trình hội nhập AFTA cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tổ chức thu mua tiêu thụ hàng sản xuất tại địa phương để xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thị trường chưa có một chiến lược lâu dài và ổn định. Các mặt hàng thu mua tiêu thụ được trợ cước vận chuyển thường đạt thấp hơn kế hoạch đề ra trong các năm. Các sản phẩm sản xuất chưa có sự bứt phá, vẫn đang ở dạng cầm chừng, chưa có thị trường mới. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam do chưa tiếp xúc hoặc đàm phán trực tiếp được với các doanh nghiệp và đầu mối lớn có nhu cầu xuất khẩu mà đều phải thông qua các doanh nghiệp và thương nhân trung gian của tỉnh biên giới Quảng Tây nên dẫn tới việc ép giá, hạ thấp phẩm cấp hàng hoá, để thu lợi nhuận gây thua thiệt cho doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam. Hàng hoá xuất nhập khẩu sang Trung Quốc đa dạng về chủng loại. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là cao su, dầu dừa, thuỷ hải sản đông lạnh và khô, hoa quả tươi, một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như xà phòng giặt, bánh kẹo, đồ gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ... Hàng xuất khẩu của địa phương gồm: Hoa hồi, dầu hồi, nhựa thông, ván sàn tre, quặng sắt, quặng barit,... Mặt hàng xuất khẩu địa phương còn quá ít cả về số lượng và chủng loại, chưa tạo được nguồn hàng lớn, ổn định. Bảng 2.5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 2000-2005 [33, tr.5] Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 - Cá khô, cá muối tấn 2.610 11.029,4 3.091 1.200 1.250 - Nhân hạt điều tấn 18.106,5 2.003 1.595 1.098,5 956 - Hoa quả tươi các loại tấn 190.358 170.563 150.091 116.586 126.000 138.000 - Hoa quả khô các loại tấn 82.307 42.953 33.634 39.930 43.000 47.000 - Ván sàn tre m2 5.598 10.224 6.409 15.518 6.500 15.000 - Hoa hồi khô tấn 1.250 1.550 537 362 550 600 Trong đó hàng thu gom chế biến tại địa phương tr.USD 13,5 14 13,5 13,3 15 17,25 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước như gạch chịu lửa, than điện cực, vật tư thiết bị phục vụ công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, công nghiệp xi măng, giao thông - vận tải, các loại hoá chất thuốc trừ sâu... Bảng 2.6: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc [33, tr.5] Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Than điện cực 5.597,6 474,6 635 983 1.235 1.262,9 Gạch chịu lửa 3.241 5.636 4.956,7 2836,5 2900 2791,4 Thuốc trừ sâu 5.636,1 220 116 104,5 2.2.1.3. Hoạt động của các thành phần kinh tế - Doanh nghiệp nhà nước: Đến năm 2005, có 7 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc ngành trong đó có công ty vật tư tổng hợp do không đủ điều kiện cổ phần hoá, uỷ ban nhân dân Tỉnh đã thông báo thực hiện phá sản doanh nghiệp. Còn lại 6 doanh nghiệp hoạt động nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, các chỉ tiêu kế hoạch đạt thấp nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu, bên cạnh đó, việc phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh nội địa cũng còn nhiều bất cập. Ngoài công ty cổ phần chợ, công ty cổ phần du lịch xuất nhập khẩu, công ty cổ phần sản xuất và thương mại hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả, các công ty khác đều rất khó khăn trong hoạt động, trong đó công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại thì không còn hoạt động xuất nhập khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên ngoài những yếu tố khách quan thì lợi thế về kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương không còn như thời kỳ mới mở cửa, trong khi đó các doanh nghiệp địa phương lại thiếu tính chủ động tích cực trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, phát triển các mặt hàng mới, thay đổi phương thức kinh doanh, chậm đổi mới tư duy trong kinh doanh cho phù hợp với xu thế hội nhập. Mặt khác hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào các tỉnh khác nhưng lại chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để liên doanh, liên kết đầu tư, để chủ động có nguồn hàng xuất khẩu. Việc khai thác chế biến hàng xuất khẩu ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tổ chức điều hành và quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp không ổn định, còn hạn chế, còn tỏ ra lúng túng khi có biến động của thị trường. - Kinh tế ngoài quốc doanh: Trong những năm gần đây thành phần này phát triển khá mạnh. Năm 2004 trên địa bàn Tỉnh có trên 400 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch hoặc có liên quan tới hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch, trong đó có 187 công ty trách nhiệm hữu hạn, 144 doanh nghiệp tư nhân, 74 công ty cổ phần, trên 80 chi nhánh văn phòng đại diện, 27 dự án đầu tư nước ngoài, 27 hợp tác xã dịch vụ thương mại và trên 7000 hộ kinh doanh cá thể. Riêng năm 2005 đã thành lập mới 123 doanh nghiệp(gồm 34 công ty trách nhiệm hữu hạn, 36 doanh nghiệp tư nhân và 52 công ty cổ phần với số vốn đăng ký 616 tỷ đồng [54, tr.5]. Tính đến hết năm 2005 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh là 1.486,5 tỷ đồng, vốn bình quân đạt 2,7 tỷ đồng trên một doanh nghiệp, trong đó có 52% doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 6000 lao động. Tổng số hợp tác xã là 255 hợp tác xã, vốn điều lệ là 53 tỷ đồng, trong đó hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm 48,4%, giải quyết việc làm cho 4500 lao động. Số hộ kinh doanh cá thể đến năm 2005 khoảng 10000 hộ, 65% tập trung ở thành phố Lạng Sơn, 35% ở các huyện, các hộ kinh doanh đa ngành nghề, hình thành tự phát và hoạt động theo luật doanh nghiệp [54, tr.6]. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Đến nay có 28 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 92,4 triệu USD, vốn thực hiện 26 triệu USD, trong đó có 7 dự án đang hoạt động ổn định, 5 dự án hoạt động cầm chừng, 9 dự án đang tiến hành các thủ tục về đầu tư xây dựng, 7 dự án chưa triển khai, giải quyết việc làm cho 1000 lao động [54, tr.5]. Như vậy có thể thấy kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ không đáng kể. 2.2.1.4. Hoạt động kinh tế cửa khẩu Sau khi thực hiện chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/1997/QĐ - TTg(QĐ-TTg) ngày 11/9/1997 và Quyết định số 53/ 2001/QĐ -TTg ngày 11/ 9/ 2001 của Thủ tướng chính phủ, Lạng Sơn đã tích cực chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của khu vực kinh tế cửa khẩu tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch của toàn quốc với thị trường Trung Quốc. Các cửa khẩu Lạng Sơn đã phát huy vai trò trung tâm trung chuyển hàng hoá, dịch vụ quan trọng với Trung Quốc. Chỉ tính riêng 5 năm từ 2000 - 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt 2.120,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới của các tỉnh phía Bắc, tổng thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu đạt gần 2800 tỷ đồng. Từ 2000 - 2005, đầu tư khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam (mốc 16) - huyện Văn Lãng, thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc, đã có 165 dự án được đầu tư, hình thành và đưa vào sử dụng 100 dự án với tổng số vốn của các dự án hình thành là 507,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,4% tổng vốn [56, tr.5]. Năm 2005 tiếp tục đầu tư tại khu vực Đồng Đăng, cửa khẩu Chi Ma và một số cặp chợ khác. Hiện nay tại các khu vực Tân Thanh, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Cốc Nam, Chi Ma hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư khá đồng bộ, làm thay đổi hẳn bộ mặt các khu kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động thương mại, dịch vụ, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và củng cố quốc phòng an ninh. Sự thực hiện Quyết định 748/ QĐ-TTg và quyết định 53/ QĐ-TTg cho phép mở rộng đối tượng xuất nhập cảnh qua biên giới với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, bằng hộ chiếu, giấy thông hành và chứng minh nhân dân đã thu hút lượng khách du lịch khá lớn từ các tỉnh trong nước đến Lạng Sơn, sang Trung Quốc và khách du lịch từ Trung Quốc vào Lạng Sơn đi các tỉnh khác trong nước. Bên cạnh đó việc triển khai các chính sách đối với kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động văn hoá xã hội và cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Đánh giá về hoạt động kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2000 - 2005, cho thấy diện mạo của khu kinh tế ngày càng thay đổi và đã trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và hỗ trợ, thúc đẩy các vùng khác phát triển. Như vậy có thể thấy kinh tế cửa khẩu phát triển đã có tác động mạnh mẽ đến thị trường nội địa, hoạt động du lịch và các dịch vụ khác. Tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đối với Lạng Sơn trong những năm qua, đây là động lực chính để phát triển dịch vụ thương mại, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2.1.5. Hoạt động xúc tiến thương mại Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại đã được các ngành và các doanh nghiệp quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, tích cực chủ động mở rộng quan hệ với thị trường Trung Quốc và tiếp cận một số thị trường khác nhằm tìm kiếm đối tác tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, nhưng do nhiều nguyên nhân, kết quả đạt được chưa cao, ngoài sản phẩm rượu Mẫu Sơn đã đăng ký thương hiệu. Tỉnh đã phối hợp với phòng thương mại công nghiệp Việt Nam hoàn thành dự án ngân hàng dữ liệu Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và đang triển khai hình thành kênh thông tin giữa Lạng Sơn và Quảng Tây Trung Quốc. Hơn nữa việc thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại du lịch thuộc Sở Thương mại và Du lịch vào tháng 3/ 2004 là tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới. Năm 2004, đã tổ chức tốt hội chợ thương mại thường niên tại địa phương, đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế như các hội chợ tại Hà Nội, Hải Phòng, hội chợ ASEAN - Trung Quốc tại Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc. Tham gia hội đàm với các địa phương ở Trung Quốc, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài để giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Lạng Sơn nhất là về lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch như các nhà đầu tư Hàn Quốc, Mỹ tạo điều kiện cho các đối tác các bên gặp gỡ, trao đổi, hợp tác và ký kết hợp đồng kinh tế. Năm 2005, đã tổ chức hội chợ triển lãm Lạng Sơn - Hữu Nghị 2000. Đây là hội chợ triển lãm trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia 2005, thu hút gần 300 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và 50 gian hàng triển lãm thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong 55 năm qua, có quy mô lớn nhất ở Lạng Sơn từ trước đến nay. Trung tâm xúc tiến thương mại - du lịch phối hợp với phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công khoá đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; nhằm giúp các học viên tham gia nắm bắt được kỹ năng nghệ thuật lãnh đạo, các học thuyết và quan điểm lãnh đạo tiên tiến đang được ứng dụng trong kinh doanh hiện đại, các phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp thành công trên thế giới; giúp giải quyết được nhiều vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ xử lý trong hoạt động xuất nhập khẩu, các chiến lược marketing hướng tới thị trường xuất khẩu, đặc biệt là cách tạo dựng thương hiệu hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.2.2. Về hoạt động dịch vụ du lịch 2.2.2.1. Về lượng khách du lịch Từ năm 2000 đến nay, nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp các ngành có liên quan, dịch vụ du lịch đã có những khởi sắc đáng kể; lượng khách đến Lạng Sơn với nhiều loại hình như công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đầu tư buôn bán, tham gia du lịch ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn, năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 180.000 lượt khách, trong đó 60.000 lượt khách quốc tế thì đến năm 2005 đã tăng 961.000 lượt khách, trong đó có 127.000 lượt khách quốc tế. Khách nội địa trong thời gian này cũng tăng từ 120.000 lượt lên 833.000 lượt. Khách quốc tế đến Lạng Sơn chủ yếu là khách Trung Quốc. Tốc độ tăng về lượng khách quốc tế còn thấp so với tốc độ gia tăng lượng khách du lịch nói chung và tỷ trọng cơ cấu khách quốc tế còn ở mức thấp so với tổng lượng khách du lịch. Mức tăng hàng năm với khách quốc tế là 16,86%/ năm, và 30,3%/ năm đối với khách nội địa. Ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế giai đoạn 2000 - 2005 là 3,3 ngày với khách nội địa bình quân là 1,8 ngày. Bảng 2.7: Lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000-2005 [33, tr.5-6] Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lượng khách du lịch lượt người 180.000 215.000 520.000 543.000 781.000 961.000 Trong đó: + Khách quốc tế lượt người 60.000 50.000 76.000 68.000 106.500 127.000 Ngày lưu trú khách quốc tế ngày 3 3 3 4 4 3 + Khách trong nước lượt người 120.000 165.000 444.000 475.000 674.500 833.000 Ngày lưu trú khách nội địa ngày 2 2 1 2 2 2 Lượng khách du lịch do đơn vị trực thuộc thực hiện lượt người 52.000 94.000 120.000 140.000 217.300 265.000 Trong đó khách quốc tế lượt người 18.800 18.056 41.000 30.000 58.000 69.000 Khách nội địa 33.200 75.944 79.000 110.000 159.300 196.000 Riêng các doanh nghiệp trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch năm 2000 thực hiện được 52.000 lượt khách đến năm 2005 con số này đã tăng lên 265.000 lượt khách, tăng 5,1 lần. Khách du lịch đến Lạng Sơn chủ yếu là khách nội địa chiếm 86,8%. Số khách nội địa tăng nhiều qua các năm song số đến và về trong ngày chiếm tỷ lệ khá cao, một phần do giao thông thuận tiện, một phần do chưa tạo được nhiều điểm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của khách ở lại nhiều ngày. 2.2.2.2. Doanh thu du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch Theo quan điểm của Tổ chức Du lịch thế giới thì doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển hành khách và từ các dịch vụ khác. Trên thực tế, thì tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động cùng thu. Theo số liệu thống kê của cục thống kê Lạng Sơn, năm 2001 doanh thu từ du lịch của tỉnh Lạng Sơn đạt 29,5 tỷ đồng, năm 2004 con số đó đã tăng lên 80 tỷ đồng. Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn nhiều bước phát triển mới của dịch vụ du lịch Lạng Sơn Bảng 2.8: Doanh thu dịch vụ du lịch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001-2005 [33, tr.8] Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Dịch vụ du lịch 29,5 100 47,3 100 62,0 100 80,0 100 98,6 100 - Doanh thu phục vụ lưu trú 20,32 68,88 28,82 60,94 43,45 70,08 56,2 70,26 68,9 68,88 - Doanh thu bán hàng ăn uống 9,15 31,01 9,87 20,86 13,26 21,38 17 21,25 21,3 21,6 - Doanh thu dịch vụ lữ hành 0,03 0,11 8,61 18,2 5,29 8,54 6,8 8,49 8,4 8,52 Theo bảng thống kê ta thấy, tỷ trọng doanh thu về lưu trú có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2001, là 68,88%, năm 2004 con số đó là 70,26%. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt khoảng 20,61%, điều này chứng tỏ quy mô và số lượng các cơ sở lưu trú cũng tăng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ lữ hành có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2005, theo số liệu thống kê của Sở Thương mại và Du lịch tính trung bình một ngày mỗi khách du lịch quốc tế chi 240.000 đồng, khách nội địa chi tiêu bình qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan