Luận văn Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ (2009 - 2015)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.3

MỞ ĐẦU.4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .6

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu. .6

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .7

5. Phương pháp nghiên cứu. .8

6. Kết cấu của luận văn .8

Chương 1. Chíến lược “tái cân bằng” của Mỹ và tình hình triển khai chiến lược đó ở

Đông Nam Á từ 2009 đến 2015 .10

1. Khái quát về Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á - TBD .10

1.1. Nguyên nhân ra đời .10

1.2. Về mục tiêu .11

1.3. Quá trình chuyển trọng tâm và những nội dung chính của Chiến lược chuyển

trọng tâm sang châu Á - TBD.13

1.4. Tình hình triển khai chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á .16

1.4.1. Mục tiêu chiến lược .16

1.4.2. Biện pháp .17

1.4.3. Tình hình triển khai chiến lược.18

1.5. Tác động của việc triển khai chiến lược “tái cân bằng” đối với hòa bình, ổn

định và phát triển của Đông Nam Á .29

Tiểu kết .34

Chương 2.Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến

lược “Tái cân bằng” của Mỹ (2009 - 2015).36

2.1. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines.36

2.1.1. Khái quát về chính sách đối ngoại của Philippines trước năm 2009.36

2.1.2. Điều chỉnh chính sách đối ngoại mới của Philippines dưới tác động của việc triển

khai chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á .37

2.1.2.1. Nhận thức của Philippines về chiến lược tái cân bằng của Mỹ và sự cần thiết

điều chỉnh chính sách đối ngoại .372

2.2. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar .57

2.2.1. Khái quát về chính sách đối ngoại của Myanmar trước 2009.57

2.2.2. Điều chính sách đối ngoại của Myanmar từ sau 2009 tới nay .58

Tiểu kết .70

Chương 3. Đánh giá về điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar.72

3.1. So sánh sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước

chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ .72

3.1.1. Những điểm chung .72

3.1.2. Những điểm riêng của từng nước.76

3.2. Những tác động đối với an ninh, phát triển của khu vực.80

3.2.1. Tác động tới mỗi nước trên .80

3.2.2. Tác động đối với an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á .82

3.2.3. Tác động đối với ASEAN.84

3.3. Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar

đối với Việt Nam và khuyến nghị .86

3.3.1. Tác động đối với Việt Nam .86

3.3.3. Một số khuyến nghị về quan hệ của Việt Nam với Philippines và Myanmar.93

Tiểu kết .96

Kết luận.97

PHỤ LỤC.101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.115

pdf37 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ (2009 - 2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương mạnh nhằm tạo ra môi trường chính trị và kinh tế thuận lợi cho Mỹ, đồng thời tăng cường an ninh khu vực cũng như duy trì phát triển kinh tế bền vững. Thứ năm, tạo điều kiện để mở rộng can dự mạnh mẽ vào khu vực vì mục tiêu phát triển “dân chủ và nhân quyền”, giải quyết các thách thức xuyên quốc gia, bao gồm cả các mối đe dọa về an sinh và biến đổi khí hậu4. 3 Samuel J.Locklear, (2013), Statement before the Senate Armed Services Commitee on U.S. Pacific Command Posture, Washington, 09/04/2013. 4 Trần Quang, Đánh gíá Chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – TBD, ngày 05 tháng 12 năm 2014, - cuu - my/4078 - danh - gia - chien - luoc - tai - can - bang - cua - my - tai - cha - a - thai - binh – duong. 13 - Mục tiêu cơ bản, lâu dài: (1) Đưa các nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu; (2) Khôi phục vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ và làm bá chủ thế giới5. 1.3. Quá trình chuyển trọng tâm và những nội dung chính của Chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - TBD - Quá trình chuyển trọng tâm: Ngay từ khi Tổng thống Obama nhậm chức (2009), các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ đã bắt đầu đánh giá lại môi trường chiến lược toàn cầu, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khu vực châu Á - TBD. Mốc đánh dấu một tuyên bố chính thức hơn về quá trình chuyển trọng tâm sang khu vực của Chính quyền Mỹ được Ngoại trưởng H.Clinton công khai trong bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” trên tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy)/Mỹ tháng 11.2011, trong đó khẳng định Mỹ cần phải chuyển hướng chiến lược sang châu Á - TBD và đưa ra sáu biện pháp cụ thể6. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ B. Obama cũng tuyên bố về việc Mỹ “quay trở lại” châu Á - TBD trong bài phát biểu tại Hội nghị APEC (2011 tổ chức ở Hawai) và nhân chuyến thăm Úc (cuối năm 2011). Tại Hội nghị an ninh thường niên (4.2012), các quan chức cố vấn an ninh của Mỹ đã đề xuất thay thế thuật ngữ “chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á”, “quay trở lại châu Á” thành thuật ngữ “tái cân bằng”. Ngay sau đó (tháng 11.2012), Tổng thống Obama công bố Chỉ thị chiến lược “duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho Bộ Quốc phòng trong Thế kỷ 21”, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bố trí sự hiện diện quân sự tại châu Á - TBD. Chiến lược “Tái cân bằng” được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L. Panteta công khai tuyên bố trong bài phát 5 PGS, TS Nguyễn Thị Quế, Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với châu Á – TBD, ngày 20 tháng 1 năm 2016, - te/item/1264 - chien - luoc - xoay - truc - tai - can - bang - cua - my - doi - voi - chau - a - thai - binh - duong.html 6 Hilary Clinton (2011), America's Pacific Century, Foreign Policy, Honolulu, 11/2011. 14 biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri La/Singapore năm 20127 và thuật ngữ “tái cân bằng” được coi là nguyên tắc xuyên suốt trong báo cáo quốc phòng bốn năm một lần của Mỹ (QDR) - 2014 (tháng 3.2014). Trong các năm từ 2012 - 2014, các quan chức hàng đầu của Mỹ cũng đã tiến hành một loạt các cuộc điều trần tại Quốc hội về chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - TBD, trong đó có cuộc điều trần của Tư lệnh PACOM, Đô đốc Samuel Locklead và Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng M. Scaparoti (25.03.14) trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về tiến trình thưc̣ hiêṇ “Tái cân bằng” của Mỹ. - Về thời gian thực hiện: Chính quyền Mỹ khẳng định, việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - TBD là một quá trình lâu dài, kéo dài hàng chục năm. Những động thái gần đây chỉ là những điều chỉnh bước đầu của Chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực nhằm thăm dò thái độ cũng như sự phản ứng của các nước trong khu vực. - Về nội dung chiến lược: Chiến lược xoay trục về châu Á của chính quyền Obama bao gồm mấy nội dung chính sau: + Tăng cường quan hệ đồng minh an ninh song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines trên cơ sở duy trì đồng thuận về chính trị với những giá trị cốt lõi của quan hệ đồng minh. + Duy trì quan hệ đồng minh để linh hoạt đối phó với những thách thức cũng như tận dụng cơ hội mới. Bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin để răn đê mọi sự khiêu khích. + Tăng cường quan hệ với các nước mới nổi và các quốc gia tiềm năng như Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Malaysia và một số quốc gia khác. 7 Leon Panetta (2012), The U.S. Rebalance Towards the Asia - Pacific, Shangri - La, Singapore, 02/06/2012. 15 + Tăng cường can dự vào các thể chế khu vực thông qua đầy đủ vào các diễn đàn và tổ chức khu vực như ASEAN, APEC, EAS và đóng vai trò tích cực trong xây dựng chương trình nghị sự của các diễn đàn này. + Mở rộng quan hệ, thương mại và đầu tư đối với khu vực thông qua APEC, G20 và TPP để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường minh bạch và thực hiện cam kết thương mại. + Tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực, một mặt hiện đại hóa các mối quan hệ quân sự với đồng minh ở Đông Nam Á. Mặt khác tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. + Thúc đẩy các nước tiến hành cải cách nhằm tăng cường dân chủ, nhân quyền và tự do chính trị theo kiểu Mỹ và phương Tây8. - Các biện pháp thực hiện: + Về chính trị - ngoại giao: Mỹ tăng cường củng cố liên minh quân sự song phương truyền thống và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn với các đối tác đang nổi lên. Ngay từ nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama, chiến lược “tái cân bằng” đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Thực tế này phần nào được thể hiện quan các chuyến thăm tới khu vực châu Á - TBD của lãnh đạo cấp cao Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ tham gia hàng loạt các sáng kiến hợp tác của các cơ chế đa phương ở châu Á, như: Thúc đẩy vấn đề năng lượng, y tế qua sáng kiến LMI; đầu tư và thương mại thông qua APEC; tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu thông qua ASEAN. Đồng thời, Mỹ cũng đẩy mạnh và nhân rộng các sáng kiến mới như lập quỹ tài trợ, cải thiện tính liên tục của nguồn cung sản phẩm + Về quốc phòng - an ninh: Mỹ thắt chặt hơn các liên minh quân sự song phương với các nước châu Á - TBD. Từ năm 2012, Mỹ khẳng định tái bố trí sức mạnh hải quân theo hướng tăng cường triển khai tàu sân bay, tuần dương, 8 PGS, TS Nguyễn Thị Quế, Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với châu Á – TBD, ngày 20 tháng 1 năm 2016, - te/item/1264 - chien - luoc - xoay - truc - tai - can - bang - cua - my - doi - voi - chau - a - thai - binh - duong.html 16 tàu khu trục và tàu ngầm ở TBD. Trong chính sách của mình, đến năm 2020, Mỹ sẽ thay đổi tỷ lệ lực lượng Hải quân hiện diện giữa hai khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương thành 40% và 60% để can dự nhanh hơn, chủ động hơn vào diễn biến tình hình tại TBD. Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tạo cơ hội cho Mỹ đẩy mạnh can dự về quân sự thông các cuộc tập trận chung, triển khai thêm trang thiết bị quân sự đến Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ thể hiện rõ lập trường ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Senkaku... + Về dân chủ, nhân quyền: Thúc đẩy cải cách chính trị, cổ súy giá trị dân chủ, nhân quyền theo các chuẩn mực của phuong Tây. Một mặt, Mỹ khẳng định không thể và không muốn áp đặt hệ thống giá trị Mỹ lên nước khác, mặt khác, Mỹ lại cho rằng có những giá trị nhất định mang tính phổ biến mà các nước cần tôn trọng. Mỹ thúc đẩy các nước tiến hành cải cách chính trị, truyên bá, cổ súy các giá trị dân chủ... thông qua việc nêu đậm những nội dung này trong phát triển các quan hệ song phương. + Về kinh tế thương mại: Theo đuổi chiến lược hai mũi nhọn về kinh tế tại khu vực. Mỹ sử dụng chính sách ngoại giao hỗ trợ tăng trưởng và can dự về kinh tế để hỗ trợ các ưu tiên trong chính sách ngoại giao của họ. Chính quyền Obama xác định TPP là trọng tâm chủ chốt trong chính sách thương mại của Mỹ tại châu Á - TBD, là nền tảng của chiến lược „tái cân bằng‟ ở khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng đã hoàn tất ký FTA với Hàn Quốc; đang đàm phán với Đài Loan và Ấn Độ về TIFA9. 1.4. Tình hình triển khai chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á 1.4.1. Mục tiêu chiến lược Khu vực Đông Nam Á được cho là nơi hội tụ dủ các thách thức và cơ hội đối với Mỹ trong bảo vệ lợi ích quốc gia; là chìa khoá chiến lược của Mỹ 9 TIFA: Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Đài Loan, Ấn Độ. 17 tại châu Á – TBD... nên Mỹ xác định Đông Nam Á là tâm điểm của chiến lược khu vực, cùng với Đông Bắc Á là trọng tâm của chiến lược “tái cân bằng” tại châu Á - TBD nhằm duy trì vị thế, vai trò lãnh đạo thế giới và địa vị siêu cường của Mỹ. Đồng thời là khu vực ngăn chặn trực tiếp tham vọng cạnh tranh vị trí siêu cường thế giới với Mỹ của Trung Quốc. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á gồm: (1) Không cho phép nước nào bá quyền tại khu vực; (2) Không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào; (3) Bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các tuyến đường biển; (4) Bảo vệ quyền mậu dịch và đầu tư của Mỹ; (5) Ủng hộ đồng minh và các nước bạn bè; (6) Truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng; (7) Không để khu vực trở thành căn cứ địa của khủng bố10. Từ đó, Mỹ chủ trương: (1) Can dự toàn diện, sâu rộng vào khu vực và để củng cố quan hệ đã có, lôi kéo, xây dựng quan hệ mới, đưa các nước vào vòng ảnh hưởng và nằm trong quỹ đạo của Mỹ; (2) Mở rộng hợp tác ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quốc phòng để hình thành “vòng cung chiến lược”, bao vây, kiềm chế Trung Quốc và phục vụ cho chiến lược của Mỹ; (3) Khuếch chương “giá trị Mỹ” tại khu vực; (4) Nâng cao sự hiện diện về chính trị, quân sự ở Đông Nam Á; (5) Kiềm chế, tiến tới đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á nhằm tái lập ảnh hưởng ưu thế cuả Trung Quốc trong khu vực; (6) Khai thác các cơ hội từ quá trình hội nhập khu vực của ASEAN; (7) Tranh giành vai trò dẫn dắt quá trình hội nhập kinh tế Đông Á. 1.4.2. Biện pháp Tổng thống B. Obama, ngay từ khi bước vào Nhà trắng đã thể hiện quyết tâm khôi phục lại sức mạnh, uy tín và vị thế vủa nước Mỹ. Ông chú trọng hơn đến cái gọi là “sức mạnh mềm” mà nước Mỹ đã lãng quên trong thời kỳ Tổng 10 Phạm Hoàng Tú Linh, “Chính sách đối với Đông Nam Á của Chính quyền B.Obama (2009 - 2016)”, Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học, Đại học KHXH&NV, tháng 3/2016. 18 thống G. Bush trước đó. Tổng thống Obama đã nêu rõ chính sách của chính quyền mới là “Nước Mỹ sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế”. Ông hứa hẹn “nước Mỹ sẽ tìm kiếm sự hợp tác và hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc”11. Chính vì vậy, “sức mạnh mềm” trở thành một biện pháp quan trọng trong thực thi chính sách đối ngoại mới của Mỹ thay vì quá coi trọng “sức mạnh cứng” của chính phủ tiền nhiệm. Nhờ những nỗ lực đổi mới trong chính sách đối ngoại với các quốc gia khác cùng với việc khuyếch trương và truyền bá các sản phẩm văn hóa Mỹ, Mỹ đã đạt được được nhiều thành quả. 1.4.3. Tình hình triển khai chiến lược Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Đông Nam dưới thời Tổng thống Obama đã có sự điều chỉnh lớn nhằm phục vụ tối đa cho lợi ích của Mỹ, cũng như giúp Mỹ tiến gần hơn đến với khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Mỹ đã thực hiện chính sách cởi mở hơn với đối với Đông Nam Á thông qua việc áp dụng phương thức “quyền lực thông minh”. Chiến lược đó được thực hiện thông qua những hoạt động chính sau: - Thúc đẩy và nâng cấp quan hệ với ASEAN: Hiện nay Mỹ có một cơ chế hợp tác riêng đối với ASEAN thông qua việc Cơ chế ASEAN + 1 (ASEAN + Mỹ). Cơ chế này được xây dựng trên cơ sở các cuộc gặp cấp cao hàng năm giữa hai bên, bắt đầu từ tháng 11/2009 và được chính thức hóa tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ họp tại Brunei tháng 11/2013. Mỹ cũng gia tăng can dự vào các cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN đóng vai trò trung tâm. Ngoài việc tiếp tục tham gia đều đặn hội nghị hàng năm của ARF, Mỹ đã chủ động ký TAC để có thể được chấp nhận tham gia vào cơ chế Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ là một trong những đối tác đối thoại đầu tiên cử đại sứ đến ASEAN (2009). Mỹ tích cực, chủ động gia 11 Mark E. Manyin (2009), U.S - Việt Nam Relations in 2009: Curent Issues and Implications for U.S policy, congressional research service, the library of congress, USA. 19 tăng gắn kết với ASEAN thông qua các cơ chế hợp tác đã có, cố gắng tạo ra dấu ấn hợp tác giữa hai bên; tận dụng cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo ASEAN nhằm tăng cường lòng tin, nắm ý định và kịp thời hướng lái quan điểm của các nước ASEAN phục vụ cho ý đồ của Mỹ. Bên lề các hội nghị của khu vực, Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước Đông Nam Á, như hội đàm với lãnh đạo các nước trong khu vực bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - TBD (2009), Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ASEAN bên lề Hội nghị ADMM+ lần thứ 2 (2013) Trong các lần tiếp xúc, Mỹ thường xuyên khẳng định quan điểm thân thiện hữu nghị với ASEAN, cam kết duy trì, thúc đẩy các cơ chế song phương, đa phương, ủng hộ Hiến chương ASEAN, hỗ trợ nội lực hội nhập của ASEAN, thống nhất kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch hợp tác sau 2015 Mỹ mong muốn, khuyến lệ ASEAN đoàn kết, thống nhất và ngày càng liên kết theo hướng thể chế hoá, xây dựng cơ chế nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Tất cả các hoạt động đó nhằm mục đích lôi kéo ASEAN về phía Mỹ, tách các nước đó khỏi Trung Quốc, hay ít nhất là trung lập họ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á. Những nỗ lực của Mỹ đã nhận được những phản hội tích cực của ASEAN và đa số các nước thành viên Hiệp hội. Bởi vì chính ASEAN cũng mong muốn Mỹ tái hiện diện và can dự tích cực hơn với khu vực, nhằm tăng cường hơn nữa, quan hệ ASEAN - Mỹ. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN họp tại Kuala Lumpur (tháng 11/2015), ASEAN và Mỹ đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược‟‟ - một cấp độ rất cao trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại. - Khởi động lại quan hệ đồng minh với Thái lan, Philippines: Một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là củng cố và liên kết các đồng minh ở khu vực, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường phối hợp đối phó với các mối đe 20 dọa và thách thức an ninh truyền thống, cũng như phi truyền thống trong thế kỷ 21. Mỹ xác định có năm đồng minh chủ chốt ở khu vực cần phải củng cố và “hiện đại hóa” quan hệ gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Ngoại trưởng H. Clinton nhấn mạnh: “Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan giữ vai trò trụ cột trong chuyển hướng chiến lược của Mỹ đối với châu Á - TBD... và Mỹ cần duy trì và nâng cấp các liên minh này cho phù hợp với một thế giới đang thay đổi”12. Các mối quan hệ này giúp tăng cường sự hiện diện quân sự và chính trị của Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ nắm vai trò lãnh đạo ở khắp khu vực. Các quan hệ đồng minh đó cũng hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến quân sự của Mỹ. Do vậy, Mỹ không chỉ nâng tầm và hiện đại hóa quan hệ đồng minh với các nước đó mà còn trợ giúp để phát triển sức mạnh quân sự, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc... để có đủ khả năng và thực lực trong phối hợp với Mỹ, cũng như răn đe quân sự với những hoạt động khiêu khích, đe dọa hay thách thức từ quy mô quốc gia cho đến các phần tử phi chính phủ13. Để thực hiện được mục tiêu này, Mỹ chủ trương đàm phán và hiện đại hóa các thỏa thuận an ninh với các đồng minh, cụ thể hóa các điều khoản hợp tác, trách nhiệm của các bên và sự hợp tác trong cả thời bình cũng như thời chiến. Trong đó biện pháp cụ thể với Thái Lan và Philippines như sau: + Với Philippines: Mỹ coi quan hệ với Philippines đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo ổn định, thịnh vượng ở Tây TBD, chủ trương hiện đại hóa quan hệ với Philippines để đối phó với nhưng thách thức của thế kỷ 21. Theo đó, Mỹ cam kết giúp đỡ Philippines nâng cao năng lực đối phó với thảm họa và sẵn sàng hỗ trợ nhanh nhất về nhân lực, phương tiện và hàng hóa cứu trợ cho Philippines khi cần; hỗ trợ mạnh mẽ cho Philippines trong việc tăng cường sức mạnh quân sự để “ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ đến từ bên 12 Hilary Clinton (2011), America's Pacific Century, Foreign Policy, Honolulu, November 2011 13 Samuel J.Locklear, (2013), Statement before the Senate Armed Services Commitee on U.S. Pacific Command Posture, Washington, 9 April 2013. 21 trong và đánh bại sự xâm lược từ bên ngoài; tiêu biểu là ủng hộ Philippines giải quyết vấn đề Biển Đông, thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác quan trọng với Philippines, trong đó có Hiệp ước phòng thủ chung; tìm kiếm cơ hội tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippines, bao gồm: triển khai luân phiên lực lượng; đẩy mạnh chuyển giao các loại vũ khí trang bị cho Philippines; bố trí lực lượng máy bay không người lái và máy bay trinh sát ở Philippines. Bên cạnh đó, Mỹ đã cùng với Úc và Nhật Bản, hai đồng minh khác của Mỹ trong khu vực, cùng cấp các trang thiết bị và dịch vụ đi kèm hỗ trợ thành lập trung tâm giám sát Biển Đông và giúp Philippines đẩy nhanh qúa trình hiện đại hóa quân đội. + Với Thái Lan: Dù tình hình Thái Lan giai đoạn từ 2009 - 2015 liên tiếp xảy ra bất ổn (thay 3 đời Thủ tướng, xảy ra một cuộc đảo chính quân sự), nhưng Mỹ vẫn khẳng định coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Thái Lan, dù phe phái chính trị nào lên nắm quyền ở nước này. Vì thế, Mỹ đã phản ứng chiếu lệ đối với cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Thái Lan, Mỹ ký kết các thỏa thuận song phương; tìm kiếm cơ hội sử dụng các căn cứ quân sự tại Thái Lan; mở rộng quy mô cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng” (Cobra Gold); tăng cường chuyển giao các loại vũ khí cho Thái Lan Tuy nhiên, Mỹ cũng sẵn sàng sử dụng các biện pháp cứng rắn nhằm răn đe Chính quyền Thái Lan, nếu nước này có các hoạt động đi ngược với lợi ích của Mỹ trong khu vực. Bằng chứng là, khi Chính phủ “thân Thaksin” có xu hướng ngả theo Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, cũng như không ủng hộ các chính sách của Mỹ đối với khu vực, như khi Chính phủ Dinh - lắc có ý định hợp tác với Trung Quốc xây dựng kênh đào Cra qua eo đất miền Nam Thái Lan Mỹ đã làm ngơ cho quân đội Hoàng gia Thái Lan đảo chính và loại bỏ hoàn toàn “thế lực thân Thaksin”. Từ mối quan hệ đồng minh chiến lược trên, Mỹ tiến hành đẩy mạnh thiết lập các cơ chế hợp tác ba bên trong đó ít nhất là có một đồng minh của Mỹ, mở rộng 22 quan hệ với các “đối tác chiến lược tiềm năng” ở khu vực. Mục tiêu của Mỹ là hình thành “vòng cung” chiến lược từ Đông Bắc Á, xuống Đông Nam Á và Nam Á để bảo đảm cho “các lợi ích chiến lược" của Mỹ. Trong “vòng cung chiến lược” này, Mỹ chú trọng tăng cường đối tác an ninh với Đài Loan, Singapore, New Zealand, Malaysia, đồng thời thúc đẩy quan hệ với các “đối tác chiến lược tiềm năng” như Indonesia, Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ... Mỹ cũng chú trọng quan hệ với các nước thuộc châu Đại Dương, các quốc đảo TBD và Ấn Độ Dương. Đối với các đối tác này, mục tiêu của Mỹ là tăng cường sự hiện diện quân sự, phối hợp trong các hoạt động đối phó với an ninh phi truyền thống, cứu trợ, cứu nạn... Biện pháp của Mỹ là tiến hành đồng bộ giữa quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hóa - xã hội, từng bước thúc đẩy quan hệ quốc phòng - an ninh để tranh thủ sự dủng hộ của cả chính quyền cũng như người dân nước sở tại đối với sự hiện diện của Mỹ trên mọi mặt. Mỹ thúc đẩy chủ trương liên kết, liên minh các đồng minh với nhau và giữa các đồng minh với các đối tác, trong đó Mỹ giữ vai trò nòng cốt, theo hình thức hợp tác “trục nan hoa”, với nguyên tắc Mỹ là trục còn các đồng minh, đối tác là các “nan hoa” hợp tác gắn kết với “trục” chính. Mục tiêu của cấu trúc quan hệ “trục nan hoa” nhằm: (1) Tập hợp lực lượng đồng minh để phối hợp chính sách và hành động thúc đẩy lợi ích, đảm bảo an ninh và đối phó với các mối đe doạ chung; (2) phối hợp chính sách với các nước có cùng mối quan tâm nhằm thống nhất hành động can dự vào các cơ chế đa phương ở khu vực; (3) thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển, giảm thiểu lệ thuộc vào các thế lực kinh tế mới nổi; (4) tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiệp đồng giữa các đồng minh, đối tác để đối phó với các thách thức ở khu vực, kiềm chế các đối thủ.. - Tiếp cận và phát triển quan hệ với tất cả các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam: Ngay sau khi 23 chính quyền của Tổng thống Obama chính thức bước vào nhiệm kỳ thứ nhất, bà Hilary Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ đã lựa chọn châu Á, trong đó có một số quốc gia Đông Nam Á làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du đến châu Á. Hành động này của Ngoại trưởng Mỹ đã phá vỡ truyền thống chọn châu Âu hoặc Trung Đông cho chuyến công du đầu tiên của các Ngoại trưởng Mỹ trước đó. Trong chuyến thăm Indonesia và Philippines (2012), Ngoại trưởng Hilary Clinton nhấn mạnh: Mỹ coi ASEAN là trung tâm đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế ở châu Á - TBD. Tháng 11.2012, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Obama sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 là Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia và Myanmar) nhằm tăng cường và phát triển quan hệ với khu vực trên tất cả các lĩnh vực bao gồm cả chính trị, an ninh và kinh tế. Đặc biệt, Chính quyền Mỹ đã khôi phục và tăng cường quan hệ với nhiều đối tác trước đây Mỹ chưa chú trọng tới, trong đó có Myanmar, Lào và Việt Nam. Các quan chức cấp cao của Mỹ đã tiến hành các chuyến thăm tới những nước mà trong nhiều thập kỷ qua, chưa từng có quan chức cấp cao nào đặt chân tới. Những động thái này thể hiện quyết tâm can dự vào hầu hết các ngõ ngách của thế giới. Chuyến thăm Myanmar và Campuchia (11.2012) của Tổng thống Obama là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đương chức Mỹ tới hai nước này. Mỹ tích cực can dự, cổ súy cho tiến trình dân chủ ở Myanmar thông qua nhiều kênh: Can dự chính trị thông qua các chuyến thăm câp cao; nới lỏng cấm vận; hậu thuẫn mạnh mẽ cho lực lượng dân chủ ở Myanmar; nối lại viện trợ, quan hệ thương mại - đầu tư, tài chính. Chuyến thăm Lào của Ngoại trưởng Mỹ cũng là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Mỹ có một ngoại trưởng đương chức đặt chân đến tất cả 11 nước Đông Nam Á, kể cả Đông Timor. Động thái này cho thấy Mỹ chú trọng phát triển quan hệ một cách toàn 24 diện với hầu hết các nước, không chỉ là các đồng minh và đối tác quan trọng, mà cả với những nước nhỏ, yếu nhưng có vị trí địa chiến lược trọng yếu như Lào, Myanmar và Việt Nam. - Thiết lập cơ chế hợp tác Mỹ - Hạ lưu Mê Công: Mỹ tích cực hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Họ cũng là quốc gia rất tích cực đề xuất các sáng kiến hợp tác với các nước vùng Hạ lưu sông Mê Công. Điều này được giới nghiên cứu nhận thức như một sự trở lại khá linh hoạt và mềm dẻo của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Theo họ, đằng sau sự “trở lại” của Mỹ, còn là sự thể hiện ý đồ đối trọng với Trung Quốc tại Đông Nam Á nói chung và tiểu vùng sông Mê Công nói riêng. Tháng 7 - 2009, thông qua nhiều kênh khác nhau, phía Mỹ đề nghị tổ chức cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao các nước hạ lưu Mê Công và Mỹ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và ARF. Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ chính thức công bố “Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công” (US - Lower Mekong Initiative - LMI). tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phuket (Thái Lan). Mục đích của sáng kiến là đẩy mạnh hợp tác, trợ giúp về môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng của Mỹ đối với các nước thuộc Hạ lưu sông Mê Công, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Các nước Mê Công đã hoan nghênh sáng kiến hợp tác trên cảu Mỹ và cho rằng sáng kiến đó là kịp thời và bổ sung cho các cơ chế khác hiện có. Phía Mỹ đánh giá cao sự ủng hộ của các nước Hạ lưu Mê công và coi đây là một cuộc gặp mang tính lịch sử mở ra một cơ chế hợp tác mới. Mục tiêu địa - chính trị của sáng kiến này là đối trọng với Trung Quốc tại khu vực Tiều vùng Mê Công. Năm 2010, Mỹ tiếp tục đưa ra Tầm nhìn LMI - 2025 với khoản kinh phí hỗ trợ triển khai lên tới hàng chục triệu USD; tích cực thúc đẩy đàm phán và thống nhất “Kế hoạch chống khủng bố trên sông Mê Công”; cam kết xây dựng, phối hợp thực hiện 06 chương trình 25 hợp tác LMI14. Ngoài ra, lấy lý do bảo vệ môi trường, Mỹ đã gay gắt chỉ trích Trung Quốc thiếu tinh thần hợp tác trong bảo vệ môi trường tiểu vùng như xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính sông Mê Công gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nước hạ nguồn... Động cơ đằng sau sự chỉ trích đó của Mỹ là khoét sâu bất đồng giữa Trung Quốc và các quốc gia hạ nguồn sông Mê Công. - Tham gia vào EAS, ADMM+ và tíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004777_1_6708_2002884.pdf
Tài liệu liên quan