Luận văn Điều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2002 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% (GPD chung của cả nước năm 2007 là 8,5%). Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng, đồng thời là địa phương chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước (khoảng 25% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước). Bên cạnh đó Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hàng năm đều tăng khá

doc182 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CS. được bố trí theo cơ cấu: phòng CSĐTTP về TTXH: 271 đồng chí, các đội CSĐTTP về TTXH quận huyện và Đội 3-PC25: 1.003 đồng chí. Trong đó: -Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có 271 đồng chí ( 5 đồng chí chờ nghỉ chính sách và bệnh dài hạn, thực tế tham gia công tác 266 đồng chí), được cơ cấu thành 9 đội công tác, cụ thể: +Ban chỉ huy Phòng: 5 đồng chí/c (gồm 1 trưởng phòng và 4 phó phòng) +Đội 1: Tham mưu, hướng dẫn nghiệp vụ cơ bản và hướng dẫn XLHCxử lý hành chính : 38 đồng chíđ/c. +Đội 2: Phòng ngừa và đấu tranh với bọn tội phạm có tổ chức : 29 đồng chí đc. +Đội 3: Phòng ngừa và đấu tranh chống cướp giật : 30 đồng chí đc. +Đội 4: Phòng ngừa và đấu tranh chống trộm cắp, lừa đảo : 32 đồng chí đc. +Đội 5: Phòng ngừa và đấu tranh chống TNXH, BBPNbuôn bán phụ nữ, trẻ em : 25 đồng chíđ/c. +Đội 6: Truy bắt đối tượng TN : 13 đồng chíđ/c. +Đội 7: Hướng dẫn điều tra trọng án : 33 đồng chí đ/c +Đội 8: Hướng dẫn điều tra thường án: 25 đồng chíđ/c +Đội 9: Phòng ngừa đấu tranh và hướng dẫn điều tra các vụ trọng án cchưa rõ thủ phạm : 36 đồng chíđ/c. Lực lượng chủ công trong điều tra các vụ án trộm cắp nói chung và trong vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân nói riêng của Phòng CSĐTTP về TTXH là Đội 4 (phòng ngừa và đấu tranh chống trộm cắp, lừa đảo) đối với các vụ án chưa rõ thủ phạm, và Đội 8 (Hướng dẫn điều tra thường án) đối với vụ án đã rõ thủ phạm. -Các đội CSĐTTP về TTXH quận huyện và Đội 3-PC25 có 1.003 đồng chí được biên chế tại 25 đơn vị gồm: Quận 1: 57 đồng chí; Quận 2: 28 đồng chí; Quận 3: 44 đồng chí; Quận 4: 28 đồng chí; Quận 5: 39 đồng chí; Quận 6: 47 đồng chí; Quận 7: 36 đồng chí; Quận 8: 45 đồng chí; Quận 9: 38 đồng chí; Quận 10: 65 đồng chí; Quận 11: 44 đồng chí; Quận 12: 25 đồng chí; Quận Phú Nhuận: 33 đồng chí; Quận Bình Thạnh: 78 đồng chí; Quận Tân Bình: 50 đồng chí; Quận Tân pPhú: 43 đồng chí; Quận Gò Vấp: 48 đồng chí; Quận Thủ Đức: 42 đồng chí; Huyện Hóc Môn: 25 đồng chí; Huyện Củ ChiCC: 33 đồng chí; Huyện Nhà Bè: 23 đồng chí; BHuyện Bình ChánhC: 45 đồng chí; Quận Bình Tân: 56 đồng chí; Huyện Cần Giờ: 21 đồng chí và Đội 3-PC25: 10 đồng chí. Đối với công an quận huyện, hai tổ điều tra án được phân công điều tra tất cả các loại án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra công an cấp huyện, vì vậyu hai tổ điều tra án có chức năng điều tra vụ án trộm cắp nói chung và trong vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân nói riêng;: cụ thể: tổ điều tra án chưa rõ thủ phạm điều tra các vụ án chưa rõ thủ phạm, tổ điều tra an rõ điều tra các vụ án đã rõ thủ phạm. Đối với công an các quận huyện chưa thành lập tổ điều tra án chưa rõ thủ phạm thì tổ trinh sát địa bàn đảm nhận điều tra các vụ án chưa rõ thủ phạm. - Về trình độ: Trong số 1.274 cán bộ, chiến sĩ CSĐTTP về TTXH trên địa bàn, có trình độ nghiệp vụ được đánh giá ở các tiêu chí sau: Trong số 271 CBCS của Phòng CSĐTTP về TTXH có: Trình độ văn hóa: + Đại học : 120 đồng chí + Tốt nghiệp cấp 3 : 140 đồng chí + Chưa TN cấp 3 : 11 đồng chí Trình độ nghiệp vụ: + Đại học : 68 đồng chí + Trung học : 131 đồng chí + Sơ học : 54 đồng chí Trong số 1.003 đồng chí đội CSĐTTP về TTXH quận huyện và Đội 3-PC25 có: Trình độ văn hóa: + Đại học : 250 đồng chí + Tốt nghiệp cấp 3 : 739 đồng chí + Chưa TN cấp 3 : 14 đồng chí Trình độ nghiệp vụ: + Đại học : 147 đồng chí + Trung học : 720 đồng chí + Sơ học : 77 đồng chí -Về chức danh điều tra viênĐTV Trong số 271 CBCS của Phòng CSĐTTP về TTXH có 68 đồng chí Điều tra viênĐTV, cụ thể: +Điều tra viênĐTV cao cấp : 12 đồng chí +Điều tra viênĐTV trung cấp : 38 đồng chí +Điều tra viênĐTV sơ cấp : 18 đồng chí Trong số 2711.003 CBCS của đội CSĐTTP về TTXH quận huyện và Đội 3-PC25 có 254 đồng chí Điều tra viênĐTV, cụ thể: +Điều tra viênĐTV trung cấp : 80 đồng chí +Điều tra viênĐTV sơ cấp : 174 đồng chí Bảng số 7: Thống kê quân số lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an Thành phố Hồ Chí Minh Năm Tổng số Trình độ văn hóa Trình độ nghiệp vụ Bình Thạnh Quận 1Chức danh ĐTV Quận 3 Gò Vấp Bình Tân Đại học Tốt nghiệpTN cấp 3 Chưa TN cấp 3 Đại học Trung học Sơ học Tổng số Cao cấp Trung cấp Sơ cầp Phòng CSĐTTP về TTXH 271 120 140 11 68 131 54 68 12 38 18 Đội CSĐTTP về TTXH công an quận huyện 1003 250 739 14 147 720 77 254 80 174 1274 370 879 25 215 851 131 322 12 118 192 (Nguồn: Phòng PC14– CATP Hồ Chí Minh) Qua số liệu thống kê trên cho thấy đội ngũ cán bộ chiến sỹ cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội được đào tạo cơ bản, đa số được đào tạo nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, đa số các Điều tra viênĐTV đã có trình độ đại học, nhiều đồng chí có thâm niên, kinh nghiệm, khả năng trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ. Cũng như tình hình chung của lực lượng làm công tác điều tra trên toàn quốc, hiện nay tình trạng quá tải án vẫn diễn ra thường xuyên, theo số liệu thống kê tổng hợp hình hình án hình sự (bảng 1) và tình hình nhân sự lực lượng điều tra viênĐTV (bảng 7) cho thấy trong 56 năm (từ năm 2002 đến năm 20067) trung bình mỗi năm một điều tra viênĐTV phải thụ lý điều tra khoảng 22,26 vụ án các loại. Bên cạnh đó lực lượng chuyên trách điều tra án trộm cắp tài sản nói chung và trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân nói riêng chỉ được tổ chức tại phòng CSĐTTP về TTXH (đội 4 và đội 8) còn tại đội CSĐTTP về TTXH công an quận huyện không tổ chức riêng lực lượng làm công tác điều tra loại án này, việc phân công cán bộ điều tra phụ thuộc trực tiếp vào Ban chỉ huy đội và Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra. Từ thực trạng quá tải án và việc phân công lực lượng làm công tác điều tra dẫn đến tâm lý không ưu tiên và xem nhẹ các loại “thường án” như án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân, đặc biệt là đối với các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dân truy xét có thiệt hại ít nghiêm trọng. Thực trạng đó kéo theo sự sơ sài, không tiến hành đầy đủ các hoạt động điều tra. Lực lượng Điều tra viênĐTV cùủa công an quận huyện phần lớn là điều tra viênĐTV sơ cấp (chiếm đến 68,51% số điều tra viênĐTV) vì vậy mặt bằng nghiệp vụ chuyên môn chưa cao, các việc áp dụng các nghiệp vụ chiến thuật điều tra, kỹ thuật hình sự và nghiệp vụ trinh sát có mặt hạn chế, thậm chí một số Điều tra viênĐTV không thể kiểm tra công tác khám nghiệm hiện trường, càng không thể chỉ huy cuộc điều tra tại hiện trường. 2.1.4.1. Phòng CSĐTTP về TTXH - CATP Hồ Chí Minh 2.1.4.2. Lực lượng CSĐTTP về TTXH – công an các quận, huyện thuộc CATP Hồ Chí Minh. 2.1.5 Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với các lực lượng khác trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở. l2.1.5.1. Quan hệ giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với các lực lượng nghiệp vụ. 2.1.5.2. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với Viện kiểm sát, Toà án và với các ngành liên quan trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở. 2.2.2. Vận dụng phương pháp Các biện pháp điều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Giai đoạn điều tra ban đầu. 2.2.1.1a. Tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân: Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình phát hiện và điều tra tội phạm, có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả các hoạt động tiếp theo trong quá trình phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm. Hoạt động trên của CQĐT Công an Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên quy định của một số văn bản pháp lý sau: các điều 101,102,103 của Bộ luật tố tụng hình sựBLTTHS quy định về những vấn đề tố giác và tin báo về tội phạm, trường hợp người phạm tội tự thú và trách nhiệm giải quyết của CQĐT; điều 5 phần II Chỉ thị số 11/CT-BNV của bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) ra ngày 09/05/1989 quy định về việc giải quyết đơn tố giác và tin báo về tội phạm như sau: “…đơn trình báo, tố giác về tội phạm mà công dân gởi đến công an Phường xã phải chuyển ngay đến Cơ quan CSĐT quận, huyện giải quyết”. -Những tin báo, tố giác về những vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trong thời gian gần đây trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ những nguồn phổ biến sau: +Nguồn tin do người bị hại, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc những người thân, người sống cùng với người bị hại trình báo, số lượng tin theo nguồn này tương đối lớn chiếm hơn 80% tổng số vụ xảy ra. +Nguồn tin do những công dân phát hiện ra hành vi phạm tội hoặc phát hiện một người hoặc một nhóm người có biểu hiện nghi vấn vừa thực hiện vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân. Nguồn tin này thường do người dân phát hiện vụ trộm đang xảy ra, trong nhiều trường hợp còn bắt được người thực hiện hành phạm tội. +Nguồn tin từ các hoạt động của các lực lượng, cơ quan bảo vệ pháp luật như: qua công tác tuần tra của lực lượng công an cơ sở, lực lượng dân phòng, dân quân địa phương; qua các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản như điều tra cơ bản địa bàn, tuyến, đối tượng, công tác sưu tra… Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm giết người trong nhàtrộm cắp tài sản tại nơi ở công dân, các lực lượng tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm đã chú ý làm rõ: +Thời gian địa điểm xảy ra vụ việc? +Ai phát hiện đầu tiên, thời gian và trường hợp phát hiện, đĐến hiện trường bằng cách nào, ở vị trí nào, hay do đâu mà biết thông tin về vụ trộm cắp, lai lịch số điện thoại của người báo tin … +Những tài sản bị mất. +Đã nhìn thấy những gì ở hiện trường, thủ phạm có để lại những dấu vết, tài sản gì tại hiện trường không? +Còn có ai nhìn thấy, biết được sự việc xảy ra hay không, có thể tìm họ ở đâu? +Hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn, đã bảo vệ hiện trường chưa? -Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân nói riêng thuộc chức năng của nhiều bộ phận của Công an thành phố, những bộ phận này tiến hành các biện pháp phù hợp với luật định để tiếp nhận, kiểm tra, xử lý những tin báo, tố giác về tội phạm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, theo thống kê của phòng PC16, cho thấy các cơ quan, đơn vị, nhận được tin báo đầu tiên khi có vụ án xảy ra, cụ thể ở bảng sau: Bảng số 8: Thống kê phân tích số lượng tin báo, tố giác tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân đến với cơ quan Công an các cấp Đơn vị tiếp nhận tin báo Số tin báo Tỷ lệ (%) Công an phường xã 5.546 81,34 Đội CSĐTTP về TTXH quận huyện 1.089 16,10 Phòng CSĐTTP về TTXH 174 2,56 (Nguồn: Phòng PC16– CATP Hồ Chí Minh) -Tin báo được tiếp nhận tại công an phường xã: Theo số liệu thống kê tại bảng 8, công dân chủ yếu tố giác tội phạm tại Công an phường, xã (81,354%) vì đây là cấp Công an cơ sở, gần dân thuận tiện cho việc báo tin, tố giác tội phạm, đồng thời trách nhiệm của Công an phường, xã cũng là lực lượng có trách nhiệm tiếp nhận tin để giải quyết. Trong thời gian qua, nhìn chung cấp Công an phường, xã đã cơ bản thực hiện được công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy còn tồn tại nhiều trường hợp Công an phường nhận tin báo về tội phạm trộm cắp nhưng không hướng dẫn sơ bộ cho người báo tin giữ nguyên hiện trường, không lập biên bản như qui định hoặc có lập biên bản cũng chỉ mang tính chất hình thức, chiếu lệ, sau đó không tiến hành phân loại nên không xử lý được thông tin, có nơi chỉ làm nhiệm vụ chuyển tin cho Cơ quan Cảnh Ssát Điều Ttra. Không ít trường hợp, do tính chất của vụ án nghiêm trọng, Công an Pphường không thể đảm bảo trình độ nghiệp vụ để xử lý các tình huống trong việc tiếp nhận tin báo nên nhiều đầu mối quan trọng đã bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến việc phát hiện, thu thập dấu vết và truy nóng theo các thông tin tại hiện trường, trong khi đó 81,354% các vụ án là do Công an phường tiếp nhận và xử lý ban đầu. Điều này phần nào lý giải tỷ lệ điều tra khám phá án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân rất thấp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, do tin trộm cắp tài sản là loại tin thường nhật, nên tâm lý của người tiếp nhận cho đó là các vụ việc lặt vặt (đặc biệt đối với những vụ có giá trị tài sản bị chiếm đoạt không lớn). Có trường hợp Công an cấp phường không thông báo các thông tin đó cho Cơ Qquan Điều Ttra mà giữ lại để tự giải quyết", đến khi không giải quyết được mới báo cho CQĐT CQĐT. Chính vì vậy khi CQĐTCQĐT nhận được tin báo thì hiện trường đã bị xoá hoặc bị xáo trộn nhiều không thể khám nghiệm được. -Tin báo được tiếp nhận tại Cơ quan điều traCQĐT cấp quận huyện: Trong điều kiện thông tin liên lạc phát triển như hiện nay, lượng tin báo, tố giác tội phạm khá phổ biến chiếm 16,10% số lượng tin báo. Những tin này phần lớn khi có vụ trộm xảy ra người bị hại thường báo thẳng (bằng điện thoại) đến Công an quận huyện (qua đội CSĐTTP về TTXH hoặc trực ban công an quận, huyện) sau đó mới làm đơn trình báo. Nguồn tin này có ưu điểm là thông tin được nắm bắt kịp thời giúp cho việc triển khai lực lượng nhanh chóng khám nghiệm hiện trường, điều tra khám phá, có lực lượng tiến hành điều tra có chuyên môn sâu. Bên cạnh đó cũng có nhược điểm là thông tin bước đầu thường là vắn tắt do chưa được xác minh nên độ chính xác không cao, có những tin khi xác minh thì không phải là vụ việc phạm tội, việc triển khai bảo vệ hiện trường thường là không được kịp thời vì khoảng cách xa nơi xảy ra vụ án hoặc có thông tin đến Công an cấp cơ sở thì phụ thuộc rất nhiều vào việc kịp thời nhận thông tin. -Tin báo được tiếp nhận tại phòng CSĐTTP về TTXH: Tỷ lệ tin báo do phòng CSĐTTP về TTXH nhận được không lớn, bên cạnh đó thường không thuộc thẩm quyền điều tra của cấp phòng nên phần lớn sau khi tiếp nhận phòng CSĐTTP về TTXH chuyển về công an quận huyện thụ lý hoặc hướng dẫn người dân đến trình báo tại cơ quan công an có thẩm quyền gần nhất. Phòng CSĐTTP về TTXH chỉ thụ lý những vụ án có giá trị tài sản bị mất từ hai trăm triệu đồng trở lên, gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Từ thực tiễn trên có thể thấy, việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở của của công dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua còn một số hạn chế như: Việc tiếp nhận tin báo tội phạm chưa kịp thời, nhiều trường hợp chưa thực hiện đầy đủ những qui định của pháp luật về công tác này. Việc phân loại, thống kê, lưu trữ tin báo về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân để theo dõi, phục vụ cho công tác thống kê hình sự chưa được tiến hành thường xuyên. Việc xử lý tin chưa chủ động, nhiều trường hợp tiếp nhận, xử lý tin báo không đảm bảo về mặt thời gian chưa đúng thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết theo qui định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự . Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, Qua phân tích nguồn của tin báo và các đơn vị nhận tin báo ta thấy, lực lượng CSĐTTP về TTXH nhận được tin báo về vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân chủ yếu từ công an phường, xã. Tuy nhiên công an phường, xã và cơ quan Cảnh sát điều tra cấp quận huyện chưa được quán triệt tốt tinh thần, nội dung các văn bản qui định về thẩm quyền điều tra và tiếp nhận, xử lý tin báo về tội phạm. Cho nên dẫn đến tình trạng _______20,15% số tin mà cấp phường, xã tiếp nhận đã không được báo cáo kịp thời cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, đến khi Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận được tin thì hiện trường đã bị xáo trộn, mất dấu vết gây khó khăn rất lớn cho hoạt động điều tra. Thứ hai, tin báo tội phạm do quần chúng nhân dân chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra chậm so với thời gian xảy ra vụ việc nên thường bị động trong việc xử lý tin. Người bị xâm hại về tài sản, vì trong tình trạng tâm lý bất ổn nên thường tự ý lục soát kiểm tra tài sản và không báo ngay cho cơ quan Công an hoặc nhiều trường hợp phải tìm đúng Cảnh sát khu vực mới báo tin; và không ít trường hợp do lơ là trong quản lý tài sản mà sau một thời gian dài mới phát hiện bị mất tài sản và thông báo đến cơ quan Công an rất chậm trễ. Trong những trường hợp này, quá trình kiểm tra, xác minh thường không tìm ra dấu vết do sinh hoạt gia đình làm đảo lộn hiện trường và do qua thời gian, các dấu vết bị mất đi. Thứ ba, do năng lực chuyên môn và tính chủ động trong xử lý tin báo tội phạm ở một số Công an phường, xã và điều tra viênĐTV còn hạn chế. 2.2.1.2b. Bảo vệ, khám nghiệm hiện trường. *Bảo vệ hiện trường: là việc tiến hành các biện pháp ngăn ngừa những tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường nói chung, dấu vết vật chứng nói riêng cũng như ghi nhận những thông tin và thay đổi ở hiện trường có liên quan đến vụ việc xảy ra. Mục đích của BVHTBảo vệ hiện trường là làm cho hiện trường không bị thay đổi, tạo điều kiện cho việc KNHTkhám nghiêm hiện trường được tiến hành thuận lợi. Hiện trường của những vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân là nơi chứa đựng nhiều dấu vết phạm tội và thủ phạm nhưng cũng rất phức tạp. Hiện trường càng được bảo vệ nguyên vẹn thì việc khám phá hiện trường càng đạt hiệu quả. Vì vậy, sau khi tiếp nhận tin báo cần bảo vệ hiện trường và nhanh chóng đưa lực lượng đến khám nghiệm hiện trường, đảm bảo cho lực lượng này những điều kiện vật chất, phương tiện cần thiết. Việc khám nghiệm càng sớm bao nhiêu thì càng có khả năng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Thực tế cho thấy, công tác BVHTbảo vệ hiện trường trong hầu hết các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều do lực lượng Công an phường phụ trách. Đây là nhiệm vụ đặc trưng và thường xuyên của lực lượng Công an phường trong giai đoạn điều tra tại hiện trường. Thực hiện nhiệm vụ BVHTbảo vệ hiện trường, lực lượng Công an phường thường triển khai một số công tác sau: - Khoanh vùng khu vực hiện trường. - Yêu cầu gia đình và những người khác có mặt tại hiện trường không lục lọi, di chuyển đồ vật, sờ mó, xem xét các đồ vật trong khu vực hiện trường. - Thu thập những thông tin ban đầu. - Nếu cần thiết có thể phối hợp tiến hành truy tìm thủ phạm theo dấu vết nóng và truy tìm đồ vật, tài sản. Qua nghiên cứuứ và trao đổi với các đồng chí là công tác điều tra tại công an quận huyện được biết công tác bảo vệ hiện trường còn tồn tại một số bất cập như: +Tin báo về vụ trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân thường được tiếp nhận vào ban đêm (đặc biệt đối với các trường hợp quả tang) hoặc ngoài giờ hành chính. Trong khi đó lực lượng công an ở các Phường, xã trên địa bàn “rất mỏng”còn khá mỏõng (đối với công lực lượng ứng trực an các phường nội thành lực lượng ứng trực ngoài giờ chỉ khoảng từ 35 đến 4102 đồng chí, công an các phường, xã ngoại thành từ 3 đến 5 đồng chí). Điều này dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát hết hiện trường gây ảnh hưởng đến giai đoạn điều tra tiếp theo nhất là việc phát hiện và ghi nhận các dấu vết vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm do lực lượng CSĐT tiến hành. - Thứ hai: Xuất phát từ tâm lý “tò mò” trong nếp sống nên người dân thường tụ tập đông đúc tại hiện trường để xem làm mất trật tự thậm chí làm phương hại đến các dấu vết, vật chứng tại hiện trường. Vì thế càng tăng thêm khó khăn cho lực lượng Công an phường trong giai đoạn ban đầu khi chưa có sự hỗ trợ của đội CSĐT tội phạm về TTXH của Công an quận, huyện. - Thứ ba: Trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của lực lượng Công an phường, lực lượng dân phòng cũng như điều kiện vật chất phục vụ cho công tác BVHTbảo vệ hiện trường còn rất hạn chế. Hơn nữa tâm lý chung của các chiến sỹ chỉ tập trung bảo vệ khu vực chính, ghi nhận về tài sản bị mất và đặc điểm đối tượng mà không đủ phương tiện, lực lượng hoặc không chú trọng đến việc theo dõi người và phương tiện đi ra từ hiện trường (trong đó có thể có thủ phạm) và thường không quan tâm đến việc bảo vệ các khu vực phụ cận của chỗ ởnơi ở vốn là nơi tồn tai tại rất nhiều dấu vết phản ánh thông tin về thủ đoạn hoạt động phạm tội của đối tượng mà những dấu vết này rất dễ bị thay đổi, mất mát hoặc bị làm giảm giá trị chứng minh khi bị tác động ngoại lực. Khi lực lượng khám nghiệm hiện trường đến hiện trường thì việc trước tiên cần sơ vấn người bị xâm hại về tài sản và những người biết việc để xác định những biện pháp cấp bách cần tiến hành ngay. Qua trao đổi với một số Điều tra viênĐTV thường được phân công thụ lý loại án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân được biết: Sau khi đến hiện trường, trong một số trường hợp thì công việc đầu tiên là nghe lực lượng BVHTbảo vệ hiện trường báo cáo tình hình hiện trường (đã có thay đổi hay chưa, lực lượng bảo vệ đã tiến hành những biện pháp gì, kết quả ra sao…). Sau đó Điều tra viênĐTV chủ trì sẽ sơ vấn những người bị xâm hại về tài sản và những người biết việc về nội dung sự việc xảy ra. Đặc biệt, Điều tra viênĐTV rất chú trọng thu thập tin tức về số lượng và đặc điểm tài sản bị mất; đặc điểm đối tượng, hướng chạy trốn, thời gian chạy trốn cũng như đặc điểm phương tiện sử dụng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, Điều tra viênĐTV sẽ lựa chọn và quyết định tiến hành những biện pháp cấp bách, thường là: - Truy lùng thủ phạm theo dấu vết nóng - Truy tìm đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án - Kết hợp với trinh sát thông báo thông tin đến mạng lưới bí mật - Quyết định phạm vi bảo vệ hiện trường - Lựa chọn phương pháp và địa điểm ưu tiên khám nghiệm hiện trường Việc truy lùng thủ phạm và truy tìm đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thường được lựa chọn nếu người bị xâm hại về tài sản và người biết việc cho rằng: thủ phạm mới rời khỏi hiện trường hoặc biết rõ thủ phạm hoặc biết được đặc điểm quần áo, giày dép, dáng người, phương tiện mà thủ phạm sử dụng để thoát khỏi hiện trường. Điều tra viênĐTV quyết định phương pháp khám nghiệm và triển khai việc khám nghiêệm hiện trường trong trường hợp người bị xâm hại về tài sản không biết rõ thời gian bị mất tài sản, đặc điểm số lượng đối tượng; những người biết việc cũng không cung cấp được những thông tin về đặc điểm đối tượng và Điều tra viênĐTV có cơ sở cho rằng hiện trường vụ trộm cắp để lại dấu vết mà CQĐT có thể phát hiện, thu lượm và cần tiến hành ngay để phục vụ cho quá trình điều tra, và đây là loại hiện trường cần phải khám nghiệm. Qua nghiên cứu cho thấy: chỉ có 20 đến 25% hồ sơ có thể hiện việc sơ vấn ban đầu đối với người bị xâm hại về tài sản và người biết việc (thể hiện qua bBáo cáo đề xuất của Điều tra viênĐTV), qua đó điều tra viênĐTV có căn cứ để xác định có khám nghiệm hiện trường hay không (chủ yếu do người bị xâm hại về tài sản và người biết việc xác định thời điểm mất trộm đã quá lâu hoặc thuộc trường hợp hiện trường không cần thiết khám nghiệm. Qua đó cho thấy hoạt động sơ vấn ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao xuất phát từ những điều kiện khách quan hoặc từ tâm lý chủ quan của Điều tra viênĐTV không coi trọng hoặc bỏ qua hoạt động này. *Khám nghiệm hiện trường: Tổng hợp thông tin từ người bị xâm hại về tài sản, người biết việc và lực lượng bảo vệ hiện trường, kết hợp với việc quan sát hiện trường và các thông tin trinh sát khác, Điều tra viênĐTV sẽ lựa chọn và quyết định phạm vi, phương pháp và thời điểm khám nghiệm hiện trường. Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra do Điều tra viênĐTV chủ trì được quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự; đó là quá trình thu thập các dấu vết, các thông tin liên quan đến tội phạm tồn tại ở hiện trường làm cơ sở để phát hiện tội phạm và xác định người phạm tội. + Một điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án; + Một cán bộ kỹ thuật hình sự; + Một hoặc hai cán bộ trinh sát điều tra hình sự; +; +; +. Theo quy định số 06 ngày 25/04/1986 của Bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) về công tác điều tra tại hiện trường, lực lượng cần huy động đến hiện trường trong các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở công dântrộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân thường có: điều tra viênĐTV trực tiếp thụ lý vụ án; cán bộ kỹ thuật hình sự từ 1 đến 2 người; cán bộ trinh sát tham gia từ 2 đến 3 người; Cảnh sát khu vực (hoặc Công an xã, nơi xảy ra vụ án); Đại diện VKS nhân dân cùng cấp; Một đến hai người chứng kiến. Tuy nhiên thực tế tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến hiện trường thường gồm 1 Điều tra viênĐTV, 1 đến 2 cán bộ điều tra, 1 cán bộ chuyên phụ trách công tác kỹ thuật hình sự thuộc Đội điều tra tổng hợp (tiến hành xem xét đánh giá hiện trường và thu thập dấu vết vật chứng) và một số cán bộ Công an phường cùng với lực lượng Dân phòng làm công tác BVHTbảo vệ hiện trường. Với lực lượng triển khai như trên sẽ gặp rất nhiều vướng mắc khi hiện trường có nhiều vấn đề phát sinh, có yêu cầu tiến hành các biện pháp cấp bách ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi ở của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan