Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên

MỤC LỤC

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 3

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 5

1.2. Phân vùng địa vật lý 7

1.3. Phân vùng khí hậu 7

1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 11

1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 13

1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 17

1.7. Tình hình về nghiên cứu đồng cỏ trồng 28

1.8. Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 30

CHưƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33

2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ 33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33

2.1.2. Tình hình xã hội huyện Đại Từ 36

2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn 36

2.2.1. Điều kiện tự nhiên 37

2.2.2. Điều kiện xã hội 40

CHưƠNG 3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1. Đối tượng nghiên cứu 42

3.2. Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 42

3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 42

3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43

3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ 50

CHưƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái 51

4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 52

4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 53

4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 54

4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn 56

4.2.1. Thảm cỏ ven sông 56

4.2.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 67

4.2.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 79

4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điể m nghiên cứu 89

4.3. Thực nghiệm trồng cỏ 91

4.3.1. Kết quả thực nghiệ m trồng cỏ 91

4.3.2. Về chất lượng cỏ trồng 92

4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã 93

4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi 93

4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 96

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2. Đề nghị 99

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 106

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, phân tích một số chỉ tiêu hoá học, tìm hiểu một số mô hình chăn nuôi để từ đó đề xuất phương hướng phát triển cây thức tại địa phương. Chúng tôi cũng tiến hành trồng thử nghiệm một loài cỏ có đặc tính sinh thái là ưa ẩm và có nguồn gốc là cỏ mọc dại mới được đưa về trồng tại Bắc Ninh. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau: 3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương Thu thập số liệu vùng nghiên cứu từ các cơ quan chức năng của xã Hùng Sơn và huyện Đại Từ về: Dân số, đất đai, khí hậu, thủy văn, mùa vụ, các kiểu thảm thực vật, tình hình chăn nuôi đại gia súc 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên. 3.2.2.1. Lập tuyến điều tra: Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, đất, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau, để xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu thực vật theo tuyến đi. Có 2 tuyến điều tra: Tuyến 1 từ xóm Táo – Đồng Cả - Đồng Trũng; tuyến 2 từ xóm Hàm Rồng – Đá Mài – Vân Long. 3.2.2.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Để thống kê thành phần loài, từ đó đánh giá về độ đầy của loài trong quần xã, đánh giá vai trò từng loài trong quần xã, nghiên cứu về sinh khối, chất lượng của các loài cỏ (theo phương pháp của Hoàng Chung 2008). Chúng tôi đã lập các ô tiêu chuẩn (1m2/1 ô) tạm thời trong các vùng có địa hình, thảm thực vật đặc thù. Tại các điểm này có lấy mẫu đất có độ sâu 0 - 15cm. 3.2.2.3. Phương pháp điều tra trong dân: Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống môi trường, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, năng suất/ ha cây. 3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. 3.2.3.1. Nghiên cứu sinh khối: Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần: Phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các nhóm: Hoà thảo, Xa thảo, cây Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây gỗ, bụi,.. sau đó sấy khô, cân và tính giá trị trung bình. Phần khô và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết chung, cũng cân tươi và khô. 3.2.3.2. Xác định dạng sống: Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo phương pháp của Hoàng Chung (2004). 3.2.3.3. Đánh giá chất lượng cỏ: Chúng tôi lấy là bánh tẻ của một số loài cỏ ưu thế của từng điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích các chỉ tiêu nước, vật chất khô, prôtêin, lipit, đường và chất xơ. a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ Cỏ sau khi lấy về cân tươi ngay, sau đó phơi khô không khí trong phòng thí nghiệm và cân để có được trọng lượng khô không khí. Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050C trong vòng 30 phút, sau để nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0.0001 gam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác 0.0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C (+ 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050C (Chú ý: Thời gian để đạt được nhiệt độ 1050C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không vượt quá 30phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng cân phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô. Từ đó tính được %VCK trong cỏ tươi. b. Xác định hàm lượng lipit trong cỏ: Nguyên lý: Chiết xuất lipit ra khỏi nguyên liệu bằng cách đun trực tiếp trong dung môi hữu cơ và tiếp tục rửa cho đến hết chất béo trong nguyên liệu, cân trực tiếp chất béo được chiết ra. * Các bƣớc tiến hành Bước 1: Chuẩn bị ống chiết mẫu - Rửa sạch ống chiết mẫu và cho vào 2 viên đá sủi, đánh số ống chiết bằng bút viết kính. - Sấy ống chiết ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 2 giờ. - Chuyển nhanh ống chiết mẫu sang bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng sau đó đem cân và ghi lại kết quả, chính xác đến 1mg. Bước 2: Chuẩn bị mẫu thử - Mẫu phân tích được nghiền nhỏ theo (điều 7) - Cân khoảng 2gram mẫu cho vào cốc lọc giấy. - Đặt cốc lọc lên giá đỡ và cho vào ống chiết. - Cho ether vào ống chiết đến ngập mẫu thử. - Lắp ống chiết đã có mẫu vào máy và ngâm mẫu qua đêm Bước 3: Chiết mẫu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Cho tiếp ether vào ống chiết cho đến vạch sẵn - Bật công tắc điện máy chính, bộ điều khiển, máy bơm. - Mở nước làm lạnh để nước chảy vào hệ thống sinh hàn - Cài đặt chương trình chạy mẫu - Với dung môi hữu cơ là Ether petroleum (300 – 600) chạy ở nhiệt độ 150 0 C, cài cụm bảo vệ an toàn cho chế độ chạy là 2000C. Thời gian công phá mẫu là 30 phút (đun trực tiếp nguyên liệu trong dung môi hữu cơ), thời gian rửa rải là 1giờ 30phút (rửa rải cho đến hết chất béo trong nguyên liệu). Tổng thời gian chiết mẫu là 2 giờ. - Kết thúc quá trình chiết máy tự động thu hồi ether ra bình chứa trong máy. - Lấy ống chiết mẫu có chứa chất béo ra cho vào tủ sấy ở 1050C trong vòng 30phút. - Chuyển nhanh ống chiết mẫu sang bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng sau đó đem cân và ghi lại kết quả, chính xác đến 1mg. c, Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ theo Heenerberg – Stohmann: + Đánh dấu túi lọc bằng bút không bị xoá trong dung môi. Cân túi lọc (ghi w1.1) sau đó chỉnh cân về không (ấn phím TARE). + Túi đối chứng: Cân ít nhất 1 túi không và cho vào cùng phân tích (ghi w1.2), điều này cho phép xác định sai số xảy ra đối với độ ẩm và khối lượng của túi. + Cân khoảng 1g mẫu cho thẳng vào túi lọc (ghi w2). Mẫu cân phải cho sát đáy túi. + Hàn miệng túi trong khoảng 4mm tính từ miệng túi bằng dụng cụ hàn túi. Dàn đều mẫu trong túi vào khay chứa túi của máy ANKOM. Sử dụng tất cả chín khay mà không quan tâm đến số túi phân tích. Đặt cả trục chứa các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 khay mẫu vào buồng phân tích, đặt khối sắt hình trụ trên khay thứ 9 không chứa mẫu để dìm toàn bộ khay xuống. + Khi phân tích 24 túi lọc, đổ vào đó 1.900 – 2.000 ml dung dịch axit có nhiệt độ ổn định cho đến khi ngập túi lọc. Nếu phân tích ít hơn 20 túi, cho theo tỉ lệ 100ml axit/ 1túi(tối thiểu phải có 1.500ml). + Công phá 40 phút bằng dung dịch axit sunfuric (NaOH) 0.255 + 0.005N, sau đó rửa nước cất 2 lần (mỗi lần 5phút). + Công phá 40 phút bằng dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0.131 + 0.005 N, sau đó rửa bằng nước cất tất cả 3 lần. + Tháo túi lọc khỏi khay, bóp nhẹ cho bớt nước thừa. Cho túi vào cốc thuỷ tinh thể tích 250ml, cho thêm acetone. + Trải đều túi lọc để khô không khí. Cho vào tủ sấy đặt nhiệt độ 1050C, sấy trong vòng 2-4 giờ. (Chú ý: Không cho túi lọc vào tủ sấy trước khi acetone khô hết). + Sau khi sấy khô, lấy túi lọc ra cho vào bình hút ẩm. Để nguội và cân (ghi w3). Tính lượng xơ và khoáng của mẫu bằng công thức w4: w4 = w3 – w1.1 + Đưa cả túi đối chứng và túi chứa mẫu vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 0 C trong vòng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân (ghi w5.1 là khối lượng chén + khoáng của mẫu, w5.2 là khối lượng chén + bao đối chứng sau đốt). Tính lượng khoáng thực sự của mẫu như sau: w5 (w5.1 – wCM) – (w5.2 – wCĐC) Trong đó: wCM là khối lượng chén dùng đốt mẫu. wCĐC là khối lượng chén dùng đốt bao đối chứng. - Tính toán kết quả: Hàm lượng xơ thô tính bằng % theo công thức sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 100 2 54    w ww X (3.3) Trong đó: X: Hàm lượng xơ thô (%). w2: Khối lượng mẫuphân tích tính bằng gam. w4: Khối lượng chất xơ + khoáng sau khi lọc ete, axit, bazơ và acetone. w5: Khối lượng tro của chất xơ sau khi nung. d. Phương pháp phân tích hàm lượng Protein thô theo phương pháp MicroKjeldan: - Cách tiến hành: Giai đoạn công phá mẫu: + Bƣớc 1: Cân mẫu: Mẫu được xấy khô ở nhiệt độ 50-600, sau đó nghiền nhỏ. Tiến hành: Cân chính xác và cẩn thận bằng cân phân tích (có độ chính xác 0.0001) 1-1.5g mẫu cho vào bình công phá (trước khi cho mẫu đã cân vào ống thì ta phải cho vào ống 1 viên xúc tác trước), sau đó cho vào 10ml H2SO4 đậm đặc, bịt chặt ống đốt mẫu bằng giấy thiếc và ngâm qua đêm. Chú ý: Để tăng độ chính xác khi phân tích, chúng ta phải bố trí 1 ống Kjeldahl đối chứng chỉ có chất xúc tác và 10ml H2SO4 đậm đặc mà không có mẫu phân tích, tiến hành tất cả các bước như mẫu phân tích thật. + Bƣớc 2: Công phá mẫu: Nhiệt độ cần cho quá trình công phá là 3800C, thời gian công phá là 40 phút. Khi quá trình công phá đã được ta đợi nhiệt độ của ống Kjeldahl hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường rồi đưa vào chưng cất. Giai đoạn chưng cất và phân tách Amoniac sau khi công phá: Sau khi công phá xong ta tiến hành chưng cất trên máy cất đạm tự động Garhardt. Máy tự động hút dung dịch NaOH, H3BO3 và nước cất. Thời gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 chưng cất là 5 phút (chú ý khi chạy máy phải đủ lượng nước làm lạnh), dung dịch sau chưng cất có mầu xanh. Giai đoạn xác định lượng amoniac giải phóng ra sau quá trình chưng cất: Để xác định được lượng amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0.1N đến khi nào dung dịch chuyển sang màu tím nhạt là được, từ lượng axit H2SO4 0.1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ chúng ta tính được lượng đạm có trong mẫu. - Tính kết quả: Dựa trên lượng axit sunfuaric 0.1N tính ra hàm lượng Prôtein có trong mẫu. e. Phương pháp xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Bertrand: - Cách tiến hành: Công đoạn tách, chiết và thủy phân: Cần một lượng mẫu cỏ sao cho khi pha xong có hàm lượng từ 4 – 10% đường. Mẫu cỏ được cắt nhỏ rồi nghiền mịn, sau đó thêm vào khoảng 50ml nước, đung cách thủy ở 800C trong 15 phút, để nguội khử tạp chất rồi định mức đến thể tích cần thiết (100 – 150ml) cả bã, lọc lấy dịch trong. Dung dịch này chỉ phân tích được hàm lượng đường khử (monosaccarit). Tiến hành phân tích: Lấy 10ml dung dịch Fehling A và 10ml dung dịch Fehling B cho vào cốc có dung tích 225cc, đun sôi, thêm 10ml dung dịch phân tích và khoảng 20ml nước sôi. Dung dịch phía bên phải có màu xanh, nếu không phải làm lại với lượng dịch lọc ít hơn. Nhưng tổng thể tích dung dịch cuối cùng trong cốc phải bằng 50ml. Sau đó kết tủa qua nhiễu, giữ kết tủa trong cốc, tráng bằng nước cất sôi một vài lần, sao cho hết màu xanh trên phễu lọc, hòa tan tủa trong cốc bằng 30ml dung dịch Fe2(SO4)3. Lấy bình hứng ra và chuẩn độ bằng dung dịch KmnO4 0,1N, dến khi xuất hiện màu hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 3.2.3.4. Đối với mẫu đất: - Xác định độ pH KCl theo phương pháp đo bằng máy pHmeter: Cho vào bình thuỷ tinh 5g đất đã qua rây 1mm, sau đó thêm vào 25 ml KC l (1N), lắc trong 10 phút rồ i ngâm qua đêm, lắc lại và đo trên máy Meter đọc trị số pH ở trên máy. - Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin: Cân 0,2 gam đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó thêm 5ml dung dịch K2C2r2O7 (0,4N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh. Sau đó đặt bình trong nồ i Parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt độ 170 - 1800C trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn màu xanh. Để nguộ i dung dịch rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất chia làm 2-3 lần tráng phễu và bình và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng Kali Bicrômmat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả. - Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl: Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian 20 - 30 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02N, dung dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả. - Xác định lượng lân tổng số (P2O55%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ: Lấy 5ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thuỷ tinh, chỉnh độ pH đến 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm 10ml H2SO4 5N, thêm 1,25ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun cách thuỷ trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc là P2O5. - Xác định hàm lượng Kali tổng số (K2O%) theo phương pháp quang phổ phát xạ: Nguyên tắc của phương pháp này thu bức xạ nguyên tử Kali phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 ra dưới tác dụng kích thích của ngọn lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy hồ quang phổ nhiễm xạ thu được phổ bức xạ. Cường độ vạch phổ tỷ lệ với nồng độ nguyên tố kali trong mẫu. Đo cường độ vạch phổ ta tính được nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8-3, độ nhạy vạch là 0,01% 3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ: Để giải quyết những khó khăn về thức ăn thô xanh chúng tôi đã trồng thử nghiệm một loài cỏ có nguồn gốc là cỏ tự nhiên của Việt Nam, lần đầu tiên được một gia đình nuôi bò ở Bắc Ninh đưa vào trồng, có tên là cỏ Thừng hay cỏ Dày, đây là loài cỏ ưa ẩm, thường mọc bờ mương hay bờ đường có thân rễ dài. Chúng tôi đã đưa về trồng trên đất ruộng tại thị trấn Đại Từ từ ngày 20/5/2008 với diện tích là 60m2. Trước khi trồng có bón lót bằng phân gà 1kg/m 2, tưới ẩm. Cứ khoảng 60 ngày chúng tôi tiến hành cắt cỏ để tính năng suất, cắt cánh gốc khoảng 5cm. Sau mỗi lần cắt có tưới nước, làm cỏ, bón phân NPK 3g/m 2. Chúng tôi cũng đem mẫu cỏ đi phân tích các chỉ tiêu VCK, protein, lipit, chất xơ, khoáng, đường để so sánh với cỏ Voi về giá trị dinh dưỡng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái Mục đích của phân vùng sinh thái là để sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất do đó cần phải điều tra cơ bản, đánh giá tổ hợp các yếu tố sinh thái tại mỗi vùng, dựa vào đó mà chia ra các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Đồng thời trên cơ sở phân chia các tiểu vùng có thể đề xuất các phương án sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái. * Nguyên tắc: Để phân chia các tiểu vùng sinh thái của xã Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí cho phân vùng sinh thái và phân vùng kinh tế, bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và những tác động của con người lên môi trường. * Những căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái. Để phân chia các tiểu vùng sinh thái thì yếu tố khí hậu là quan trọng hàng đầu nhưng do sự thay đổi về khí hậu trong phạm vi xã là không lớn vì vậy được coi là giống nhau. Ở đây chúng tôi đã sử dụng một số tiêu chuẩn làm căn cứ để phân chia các tiểu vùng như sau: - Địa hình: Bao gồm độ cao so với mặt sông,độ dốc, hướng phơi rộng hay hẹp. - Đất đai: Căn cứ vào hàm lượng mùn, pH, N, P, K để phân thành 4 cấp: Đất tốt, đất trung bình, đất xấu, đất rất xấu. - Thảm thực vật: Là tự nhiên hay cây trồng, và cây gì là chủ đạo. Ở đây chúng tôi chỉ điều tra ở mức xác định xem có bao nhiêu tiểu vùng tồn tại trong giới hạn một xã, chưa có đủ điều kiện để vẽ ranh giới giữa các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 tiểu vùng sinh thái. Các tiểu vùng thuộc hệ thống sông suối, ao hồ, cũng chưa được chúng tôi đề cập đến trong luận văn này. * Tiêu chuẩn dùng để phân loại các tiểu vùng sinh thái. 1. Địa hình: - Độ cao: Dưới 10m so với mặt sông, từ 10 – 50m, trên 100m trở lên. - Độ dốc: Dưới 50, từ 5 – 150, trên 150. - Độ rộng: Dưới 5 ha,trên 5 ha. - Hướng phơi: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Bắc, Đông Nam… 2. Đất: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) phân thành 4 cấp bao gồm tốt, trung bình, xấu ,rất xấu. - Đất tốt: Gồm đất phù sa, đất thịt, mùn từ 4% trở lên; pHKCL: 6 – 7; N trên 0,25%; P2O5 trên 0,1%, K2O từ 0,4% trở lên. - Đất trung bình: Đất có tỉ lệ cát hơi cao, đất sét, mùn từ 1,8 đến dưới 4%; pHKCL: 5,5 – 7,5. N từ 0,09 – 0,25%; P2O5 từ 0,05 – 0,1; K2O từ 0,2 đến dưới 0,4%. - Đất xấu: Tỷ lệ cát rất cao, mùn từ 0,8 đến dưới 1,8%; pHKCL từ 4,0 – 5,4. N từ 0,04 – 0,08%; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2. - Đất rất xấu: Nhiều cát sỏi hay đá ong, mùn dưới 0,8%, pHKCL dưới 4,0; N dưới 0,04%; P2O5 dưới 0,04%, K2O dưới 0,2%. Trường hợp có sự sai lệch thì mùn và pH được chọn làm chuẩn cứng. 3. Thảm thực vật và tác động của con người: - Thảm thực vật tự nhiên: Rừng, thảm cây bụi, thảm cỏ, … - Rừng trồng. - Cây trồng (lúa 1 vụ, lúa 2 vụ, ngô…) - Đất bỏ hóa 4. Thủy văn: Có nguồn nước quanh năm, đủ nước trong mùa hè, thiếu nước quanh năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái a. Vùng đất bằng có độ cao dƣới 10m so với mặt sông - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng dưới 5ha, đất tốt, có nguồn nước quanh năm, trồng lúa hai vụ. - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng dưới 5ha, đất tốt, đủ nước trong mùa hè, trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu. - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất trung bình, đủ nước quanh năm, trồng 2 vụ lúa. - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 2 vụ lúa. - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu (ngô). - Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ hoang hóa. b. Vùng đất bằng có độ cao trên 10m và dƣới 50m so với mặt sông. - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng dưới 5ha, đất tốt, có nguồn nước quanh năm, trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu. - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng dưới 5ha, đất trung bình, có nguồn nước quanh năm, trồng lúa 2 vụ. - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng dưới 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1vụ màu. - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu. - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất trung bình, có nước trong mùa hè, chuyên trồng màu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 - Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông, rộng trên 5ha, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ hoang hóa. c. Vùng đất có độ dốc dƣới 15 0 - Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, gần nguồn nước, trồng 1 vụ lúa - Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, trồng màu, cây ăn quả, cây lâu năm khác. - Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, thiếu nước quanh năm, chuyên trồng chè. - Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5h, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ hoang hóa, trồng rừng. - Đất dốc dưới 150, rộng trên 5h, đất xấu, thiếu nước quanh năm, trồng rừng. d. Vùng đất có độ dốc trên 15 0 Đất chủ yếu là đất trung bình hoặc đất xấu, thiếu nước quanh năm nên chỉ dùng để trồng cây chè, một số ít trồng cây ăn quả như vải hoặc trồng rừng, rừng phục hồi tự nhiên, đồi cỏ, guột, đồi Sim. 4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 cao so với mặt sông dưới 10m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại tốt có hàm lượng mùn 4,27%; pHKCL 6,2; N 0,27%; P2O5 0,4%; K2O 1,25%. Nước đủ quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 5,5 tấn/ha, bao gồm xóm Táo, xóm Xuân Đài, xóm Trung Hòa, xóm Đồng Trũng. - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt sông trên 10m và dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,71%; pHKCL 5,6; N 0,17%; P2O5 0,07%; K2O 0,25%. Nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 đủ quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 5,1 tấn/ha, bao gồm xóm Đồng Cả, xóm Phú Thịnh. - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt sông trên 10m và dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại xấu có hàm lượng mùn 1,67%; pHKCL 3,69; N 0,06%; P2O5 0,035%; K2O 0,09%. Nước đủ quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 4,8 tấn/ha, bao gồm xóm Liên Giới, xóm An Long. - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt sông trên 10m và dưới 50m, rộng dưới 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 2,89%; pHKCL 4,69; N 0,06%; P2O5 0,07%; K2O 0,18%. Nước đủ quanh năm, với những vùng trồng 3 vụ trong đó có 2 vụ lúa và 1 vụ màu, lúa có năng suất khoảng 5,5 tấn/ha, ngô trồng xen giữa 2 vụ lúa năng suất có thể đạt 4 tấn/ha. Trong nhóm tiểu vùng này có những vùng chỉ chuyên trồng màu như trồng hoa, rau. Thu nhập từ trồng hoa có thể đạt 120 triệu/ha, năng suất rau (nói chung) đạt 9,5 tấn/ha, bao gồm: xóm Xuân Đài, xóm Trung Hòa, xóm Đồng trũng, xóm Phú Thịnh, xóm Táo. - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%; pHKCL 5,7; N 0,12%; P2O5 0,078%; K2O 0,36%. Nước đủ quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 5tấn/ha, bao gồm xóm Hàm Rồng, xóm Vân Long. - Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc trên 150 , cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại xấu có hàm lượng mùn 1,12%; pHKCL 2,9; N 0,19%; P2O5 0,026%; K2O 0,2%. Đất thiếu nước, chủ yếu là trồng chè và trồng keo, bao gồm xóm Đá Mài, xóm Gò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn Để đánh giá thực trạng nguồn thức ăn gia súc của xã Hùng Sơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần loài, dạng sống, năng suất chất lượng các thảm cỏ của một số tiểu vùng đặc trưng như thảm cỏ ven sông, thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên, thảm cỏ dưới rừng. 4.2.1. Thảm cỏ ven sông Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống tại các điểm như sau: 4.2.1.1. Thành phần loài Trong quá trình điều tra chúng tôi thu được 38 loài thuộc 17 họ. Đây chưa phải là những thống kê đầy đủ nhưng cũng là những loài phổ biến thường gặp ở thảm cỏ ven sông. Bảng 4.1. Thành phần loài trong các thảm cỏ ven sông TT Tên khoa học Tên địa phương Điểm NC DS GT CT 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 Polypodiophyta Ngành Dƣơng xỉ (1) Schizaeaceae Họ bòng bong 1 Lygodium flexuosum L.Sw Bòng bong leo + + + 11 Ho (2) Woodsiaceae Họ ráng gỗ nhỏ 1 Diplazium esculentum Retz.Sw Rau dớn + + + 14 Ho Angiospermae Ngành hạt kín Dicotyledoneae Lớp 2 lá mầm (3) Amaranthaceae Họ rau rền 1 Amarauthus spinonus L. Rền gai + + 16 Ke (4) Apiaceace Họ hoa tán 1 Centella asiatica (L) Urb Rau má + + + 15 Ke Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 (5) Asteraceae Họ cúc 1 Ageratum conyzoides L Cỏ cứt lợn + + + 16 Ke 2 Artemisia japonica Thumb Ngải cứu dại + + 10 Ke 3 Calotis gaudichandii Gagn Cúc dại + + 7 Ke 4 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + 10 Ke 5 Xanthium inaequilaterum DC Ké đầu ngựa + + + 16 Ho 6 Wedelia chinensis L. Sài đất + + 16 (6) Caesalpiniaceae Họ vang 1 Banhinia alba Ham Cây móng bò + + 3 Ho (7) Commeliniaceae Họ thài lài 1 Commelina communis L Thài lài + + + 11 Ho (8) Convolvulaceae Họ khoai lang 1 Ipomoea batalas (L) lamK Khoai lang + + 11 TB 2 Ipomoeachrysoides (Kerr) Ham Bìm bìm + + 3 Ho (9) Euphorbiaceae Họ thầu dầu 1 Phyllanthus.Urnaria L Chó đẻ + + + 4 Ho 2 Croton tiglium L Bã đậu + 2 Ho 3 Breynia fruticosa (L) Hook.f Bồ cu vẽ + 2 TB (10) Fabaceae Họ đậu 1 Arachis hypogea L Lạc + + + 17 To 2 Dunbaria podocarpa Kutz Đậu dại + + 11 To (11) Malvaceae Họ bông 1 Sida rhombifolia L Ké hoa vàng + + 6 Ke 2 Urena lobata L Ké hoa đào + + 6 Ke (12) Solanaceae Họ cà 1 Solanum indicum Cà gai + + 6 Ho 2 Solanum torvum Sw Cà lông + + 4 Ho (13) Minosaceae Họ trinh nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 1 Mimosa pudica L Trinh nữ + + + 1 Ho (14) Verbenaceae Họ cỏ roi ngựa 1 Clerodendron cyrtophyllum Turcez Bọ mảy + + 8 Ho (15) Rubiaceae Họ cà phê 1 Hedyotis multiglomerulata (Pitard) Cỏ lạc vừng + + 17 Ke Monocotyledoneae Lớp 1 lá mầm (16) Cyperaceae Họ cói 1 Cyperus esculentus L Củ gấu + + + 10 Ke 2 Fimbristylis annua L Cỏ lông lợn + + 10 Ke (17) Poaceae Họ lúa 1 Chrysopogon aciculatus Trin Cỏ may + + + 15 To 2 Cynodon dactylon (L) Rers Cỏ gà + + + 18 To 3 Digitaria abludens Roem ex Sth Cỏ chân nhện + + 12 To 4 Eleusine indica (L) Gaertn Cỏ mần trầu + + 10 To

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc205.pdf
Tài liệu liên quan