Luận văn Điều tra tình hình nhiễm một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn số 1 Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo và biện pháp điều trị

Mục lục

Phần I

MỞ ĐẦU

 

1.1Đặt vấn đề 5

1.2. Mục tiêu của chuyên đề 6

1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 6

1.3.1. Điều kiện bản thân 6

1.3.2. Điều kiện cơ sở 6

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 6

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8

1.3.2.3. Tình hình chăn nuôi - thú y 10

1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề 16

1.5. Tổng quan tài liệu 16

1.5.1. Cơ sở khoa học 16

1.5.1.1. Cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn 16

1.5.1.2. Sinh lý sinh sản của lợn nái. 18

1.5.2. Căn bệnh. 19

1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái. 19

1.5.2.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái. 21

1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 24

1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 24

1.5.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 25

Phần II

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN VÀ

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

2.1. Đối tượng nghiên cứu. 27

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 27

2.2.1. Địa điểm tiến hành. 27

2.2.2. Thời gian tiến hành. 27

2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 27

2.3.1. Nội dung nghiên cứu. 27

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi. 27

2.4. Phương pháp nghiên cứu. 27

2.5. Phương pháp xử lí số liệu 28

PHẦN III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất. 29

3.1.1. Kết quả công tác phòng bệnh. 29

3.1.2. Tình hình dịch bệnh và kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn con. 29

3.1.3. Các công tác khác 31

3.1.3.1. Công tác giống. 31

3.1.3.2. Chăm sóc. 32

3.1.3.3.Chuồng trại: 37

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 37

3.2.1. Tình hình dịch bệnh và kết quả điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. 37

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận. 41

4.2. Đề nghị. 41

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình nhiễm một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn số 1 Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo và biện pháp điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện biện pháp phòng định kỳ 3 tháng một lần cho lợn nái bằng HANFLOR 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/1tấn thứ ăn. Hoạt chất chính là Flofenicol, tá dược vừa đủ 1kg dạng bột. Công dụng: Trị bệnh đường hô hấp cho lợn do nhiễm Actinobaccillus, Pasteurella, Mycoplasma. Kích thích tăng trọng và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn. Tình hình dịch bệnh. Công tác phòng bệnh được dặt lên hàng đầu nhưng trên đàn lợn của trại vẫn bị mắc một số bệnh thường gặp: * Bệnh viêm tử cung Bệnh xảy ra sau đẻ, có thể xảy ra ở những lợn nái sau khi phối giống, rất ít sảy ra ở lợn nái hậu bị. Do bị viêm niêm mạc tử cung, hoặc do tử cung bị nhiễm khuẩn. * Hiện tượng đẻ khó Đẻ khó xảy ra tương đối cao so với các bệnh thường gặp là do các nguyên nhân sau: Do chuồng chật; thiếu vận động; xương chậu lợn mẹ hẹp; lợn mẹ quá béo; khẩu phần ăn thiếu Ca, P; nái già yếu; dịch nước ối ít hoặc do thai to, thai ngược, thai chết... * Viêm vú - Do lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con chưa bú hết, sữa lưu lại là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhiễm. Nhiễm khuẩn cũng có thể do chấn thương bầu vú, chuồng bẩn, lợn con mọc răng nanh day vú. - Ngoài ra nếu bị viêm tử cung (âm đạo) cũng bị viêm vú kế phát. * Hội chứng mất sữa - Do mất cân bằng điều tiết hormone của cơ thể mẹ sau khi đẻ. - Do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn chứa độc tố và do một số bệnh truyền nhiễm khác. * Bệnh Lợn con phân trắng: Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng lâm sàn rất đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày ruột ỉa chảy và gầy sút nhanh. Bệnh thường sảy ra đối với lợn con sau khi sinh đến 45 ngày tuổi, và chủ yếu là giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1-21 ngày tuổi. Giai đoạn này lợn con có sức đề kháng kém, dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào bú sữa mẹ, thân nhiệt lợn con phụ thuộc nhiều vào yếu tố chăm sóc, quản lý và điều kiện môi trường. Vì vậy lợn mẹ kém ăn bỏ ăn, bị hội chứng MMA(viêm vú, viêm tử cung, mất sữa… ) lợn con thiếu sắt hoặc nhiệt độ không đảm bảo đều tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa của lợn con phát triển như E.coli, salmonella…gây rối loạn tiêu hóa và tiết dịch lên chất đạm trong sữa là czenin không tiêu hóa được thải ra ngoài nên phân có màu trắng. Ngoài ra trên đàn lợn nái và lợn con còn mắc 1 số bệnh như hen suyễn, viêm phôi, ghẻ,... Phác đồ điều trị của từng bệnh: * Bệnh viêm tử cung: - Oxytocine 20 - 40 UI/con/ngày để tử cung co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. + Dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày rửa một lần bằng dung dịch Han-iodine 10% 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội. + Lincomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, 1lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày. + Vitamin B1: 10ml. + Hanalgin-C: 10 ml Dùng liên tục 3 - 4 ngày cho lợn bị cấp tính 6 - 8 ngày cho lợn bị mãn tính, ngày tiêm 2 lần. * Bệnh viêm vú: - Kanamycin: 2,5ml/50kgP. - Lincomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, 1lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày. - Anagil: 10ml/con. - Hanalgin-C: 10 ml: 20 - 40 ml/con. Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, 3-5 ngày liên tục. * Hội chứng mất sữa: - Oxytocine 20 - 40UI/nái, ngày một lần. - Tăng cường thức ăn giàu đạm. - Nếu mất sữa do viêm vú, viêm tử cung thì dùng phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung. * Bệnh khó đẻ: - Trường hợp đẻ khó do rặn đẻ quá yếu cần tiêm Oxytocine 20 - 40 UI/nái - Tiêm kháng sinh chống viêm tử cung, phác đồ như bệnh viêm tử cung. * Bệnh lợn con phân trắng: - Hanflor 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/300kg thức ăn. - Hamcoli-Forte trộn vào thức ăn 50g/20kg thức ăn. - Hanceft tiêm 2ml/10kg thể trọng, tiêm cách nhật, liệu trình 3 ngày. 1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề - Nắm được số liệu, tình trạng bệnh sinh sản gặp ở đàn lợn sinh sản. - Biết vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào thực tiễn. - Hoàn thiện thêm kỹ năng tay nghề trong thời gian thực tập. - Nắm được phác đồ điều trị hiệu quả. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi - Đánh giá được hiệu quả phòng và trị bệnh sinh sản. 1.5. Tổng quan tài liệu 1.5.1. Cơ sở khoa học 1.5.1.1. Cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn Trong cơ quan sinh sản, bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình) và bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) . Bộ phận sinh dục ngoài. * Âm hộ (vulva): Âm hộ hay còn gọi là âm môn, nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hồi âm. Bên ngoài có 2 môi đính với nhau ở mép trên và mép dưới. Môi âm hộ có sắc tố đen, tuyến mồ hôi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi dính. * Âm vật (Clitoris): Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng. Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc âm vật. * Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis) Tiền đình là giới hạn giữa âm đạo và âm môn. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo. - Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm đạo, phía sau thông với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm mạc gấp lại thành một nếp. - Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh. - Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể hổng ở bao dương vật của con đực. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. Bộ phận sinh dục bên trong * Buồng trứng (Ovarium) Cấu tạo Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết. Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các hocmon: Estrogen, Progesterone, Oxytocin, Relaxin và Inhibin. Các hocmon này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng dược tiết bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ tử cung trong lúc sinh đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương chậu, làm dãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Vũ Đình Tôn, 2009) [3]. Trên buồng trứng có từ 70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bao chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng. Có 4 loại noãn nang trong buồng trứng: noãn namg nguyên thuỷ, noãn nang bậc một, noãn nang bậc hai, noãn nang bậc ba. Buồng trứng của lợn hình chùm dâu, có màu hồng vân, kích thước noãn bao thành thục 0,8 -1,2 cm. * Ống dẫn trứng (Oviductus) Ống dẫn trứng còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo buồng trứng. Đường kính ống dẫn trứng 0,2- 0,4 mm, được chia làm hai đoạn là ống dẫn trứng phía buồng trứng, ống dẫn trứng phía sừng tử cung. Cấu tạo Ống dẫn trứng (vòi Fallop) gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở ra để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng chiếm khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng tử cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn. 1.5.1.2. Sinh lý sinh sản của lợn nái. Lợn là động vật đa thai có khả năng sinh sản cao,tuổi động dục lần đầu: + Lợn nái nội: 4-5 tháng. + Lợn nái ngoại: 7-8 tháng. Không nên phối giống vào thời kỳ này vì cơ thể lợn chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ, thường bỏ 1-2 lứa đầu. Tuổi đẻ lần đầu: + Lợn ngoại: Tốt nhất là 12 tháng tuổi và không quá 18 tháng tuổi. + Lợn nội: tốt nhất là 9 tháng. + Thời gian mang thai 114 ngày, thời gian nuôi con 45-60 ngày. Đặc điểm động dục của lợn nái gồm 3 giai đoạn: + Trước khi chịu đực: Lợn thường ăn ít, kêu phá chuồng kích thích tìm đến lợn đực, âm hộ sưng mọng, đỏ; rất thích nhảy lên mình những con khác, nhưng không cho con khác nhảy lên người mình. + Giai đoạn chịu đực: Lợn đứng thẳng, quay lưng về phía chuồng nuôi, đứng như tư thế chờ phối, âm hộ chuyển sang màu tím, niêm dịch chảy ra nhiều, giai đoạn này nếu cho phối thì tỷ lệ thụ thai cao. + Giai đoạn sau chịu đực: Nái trở lại trạng thái bình thường, nếu cho phối giống thụ thai thì lợn ăn ngon, ngủ nhiều; da, lông bóng mượt và hay nằm sấp bụng. Nếu không thụ thai thì sau 21 ngày lợn lại động dục. 1.5.2. Căn bệnh. 1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái. * Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý - Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. - Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, gây viêm tử cung do xây xát. - Ngược lại thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm tử cung. - Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A sẽ gây sừng niêm mạc, sót nhau. * Chăm sóc quản lý vệ sinh Chăm sóc quản lý vệ sinh là khâu quan trọng. Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa giữ sạch sẽ thân thể lợn nái, thụt rửa tử cung khi sinh, sử dụng nườc sạch làm giảm tỷ lệ viêm tử cung. * Tiểu khí hậu chuồng nuôi Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ dễ đưa đến viêm tử cung. *   Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe Viêm tử cung dạng mủ lứa đẻ thứ 1và 2 chiếm 8,33%. Trên 4 lứa 58,33%.Lợn nái già sức khỏe kém, kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ đưa đến viêm tử cung. *   Kích dục tố Oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung tống sản dịch, nhau ra khỏi đường sinh dục làm giảm tỷ lệ viêm tử cung. *   Nhiễm trùng sau khi sinh *   Đường xâm nhiễm - Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là sự kém nhu động của ruột và nhất là táo bón. -  Xâm nhập có thể hướng từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu. -  Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu cũng là nguyên nhân gây nhiễm. Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật cơ hội thường xuyên có mặt trong chuồng nuôi. Lợi dụng lúc sinh sản tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập đường sinh dục gây viêm tử cung. Phân lập hệ vi trùng chủ yếu từ dịch viêm tử cung tại phòng xét nghiệm gồm có : - Staphylococus - E.Coli - Klebsiella - Staphylococus + E.Coli Sự lan tràn của bệnh trong đàn lợn thường do nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục trong khi lợn sinh và có thể do lợn đực truyền sang trong lúc phối, khi lợn đực bị nhiễm Streptococus, E.Coli…(Đặng Thanh Tùng, 2006) [5]. 1.5.2.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái. Viêm tử cung (Endometritis, Metritis) * Nguyên nhân: - Trong quá trình sinh đẻ, đặc biệt các trường hợp đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ, làm xây xát niêm mạc đường sinh dục cái. - Kế phát từ một số bệnh: Sát nhau, viêm âm đạo. - Công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo. * Triệu chứng: Lợn sốt 40 - 410C, lợn mẹ không cho con bú, dịch chảy ra ở âm hộ có màu trắng, màu đen nhạt, mùi hôi thối (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2000) [2]. * Điều trị: - Oxytocine 20 - 40 UI/con/ngày để tử cung co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài. + Dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày rửa một lần bằng dung dịch Iodine 10% 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội. + Streptomycin bột/lọ: 15 - 20 mg/1kgP. + Penicillin bột: dùng 20.000 UI/1kgP. + Vitamin B1: 10ml. + Vitamin C: 10ml Dùng liên tục 3-4 ngày cho lợn bị cấp tính 6 - 8 ngày cho lợn bị mãn tính, ngày tiêm 2 lần. + Hộ lý: Giữ sạch sẽ chuồng trại trong quá trình điều trị. Bệnh viêm vú * Nguyên nhân: - Do lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con chưa bú hết, sữa lưu lại là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhiễm. Nhiễm khuẩn cũng có thể do chấn thương bầu vú, chuồng bẩn, lợn con mọc răng nanh day vú. - Ngoài ra nếu bị viêm tử cung (âm đạo) cũng bị viêm vú kế phát. * Triệu chứng: Bầu vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, vắt những vú sưng thấy sữa vón cục; lợn nái sốt cao, bỏ ăn, nằm sấp, không cho con bú. Có khi bầu vú bị thâm đen, nóng (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2000) [2]. * Điều trị: - Kanamycin: 2,5ml/50kgP. - Penicillin: 20.000 – 30.000 UI/kgP. - Anagil: 10ml/con. - Vitamin C: 20 – 40 ml/con. Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, 3-5 ngày liên tục. Hội chứng mất sữa * Nguyên nhân: - Do mất cân bằng điều tiết hormone của cơ thể mẹ sau khi đẻ. - Do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn chứa độc tố và do một số bệnh truyền nhiễm khác. * Triệu chứng: - Bầu vú căng nóng, về sau teo nhão, bầu vú mềm như lợn nái không nuôi con. Lợn con theo mẹ gầy yếu, đói, hay kêu rít và day bầu vú nhưng lại bỏ bú ngay. Vì không có sữa lợn con yếu, dễ mắc bệnh, có khi dẫn đến tử vong do thiếu dinh dưỡng (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong; 2000) [2]. * Điều trị: - Oxytocine 20 - 40UI/nái, ngày một lần. - Tăng cường thức ăn giàu đạm. - Nếu mất sữa do viêm vú, viêm tử cung thì dùng phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung. Hiện tượng đẻ khó * Nguyên nhân: Do chuồng chật; thiếu vận động; xương chậu lợn mẹ hẹp; lợn mẹ quá béo; khẩu phần ăn thiếu Ca, P; nái già yếu; lượng oxytoxin tiết ra quá ít khi đẻ; hoặc do thai to, thai ngược, thai chết. * Triệu chứng: Lợn nái rặn đẻ nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối có lẫn máu màu hồng nhạt. Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi đưa tay vào kiểm tra thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to. * Điều trị: - Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, nếu đẻ khó do rặn đẻ quá yếu cần tiêm Oxytocine 20 – 40 UI/nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp đẻ khó do rặn đẻ quá yếu tiêm Oxytocine không có kết quả hoặc các cơn rặn vẫn diễn ra bình thường mà thai không ra được cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. - Sau khi can thiệp xong cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, sau đó chống viêm tử cung, âm đạo bằng kháng sinh: + Streptomycin bột/lọ: 15 – 20 mg/1kgP. + Penicillin bột: dùng 20.000 UI/1kgP. + Vitamin B1: 20ml. + Vitamin C: 20 ml Liệu trình: Tiêm 2 lần/ngày, 3-5 ngày liên tục. 1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Đặng Thanh Tùng (2006) [5] thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý, chăm sóc quản lý vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe,kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Các báo Khuyến Nông cũng có nhiều nghiên cứu về tình hình mắc các bệnh sinh sản của heo như: Theo khuyennongvn.gov.vn [12] thì bệnh bại liệt sau khi đẻ nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong thức ăn thiếu lượng canxi, phospho. Chuồng trại thiếu ánh sáng, nhất là ánh sáng buổi sáng, lợn không được tắm nắng nên cơ thể thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm. Theo agriviet.com.vn; [9] thì nguyên nhân hội chứng MMA là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA. Và cũng đưa ra những lý do mắc bệnh sản ở nái là do 2 nguyên nhân: + Điều kiện nuôi dưỡng: do khẩu phần thức ăn không cân đối (quá thiếu hoặc quá thừa), không đáp ứng theo nhu cầu phát triển của gia súc theo từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn hậu bị làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý sinh sản của heo nái. + Do sự di truyền từ cha mẹ. 1.5.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. Bệnh sinh sản gặp ở lợn nái không chỉ là mối quan tâm riêng của nước ta mà cũng có rất nhiều nghiên cứu mới về tình hình bệnh sinh sản ở nước ngoài như: Theo C. Bidwell và S. Williamson (2005) [7] đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản do virus, vi khuẩn... gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PPRS trên lợn nái sinh sản: Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh. Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng. Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ heo con bị hủy bỏ và chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu huỷ. Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch. Trong nhiều trường hợp, tay nghề và kinh nghiệm của người quản lý kỹ thuật là rất cần thiết. S. Boqvist và cs (1999) [8] đã tiến hành một cuộc khảo sát huyết thanh học được thực hiện giữa các con lợn nái ở đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam năm 1999 để điều tra các biến thể trong Seroprevalence leptospiral trong thời gian một năm. Trong khu vực này, bệnh trùng xoắn là loài đặc hữu và một Seroprevalence leptospiral đã được phát hiện trong đàn lợn ở đây. Trong nghiên cứu này, các huyết thanh của sáu serovars Leptospira được phân tích bằng các thử nghiệm vi ngưng kết cho 429 con lợn nái tại năm trang trại quy mô lớn của nhà nước được lấy mẫu trong khoảng thời gian khô, thời gian mưa và khô giai đoạn đầu. Các serovars có được L. interrogans serovar (sv), autumnalis chủng Akiyama A, L. interrogans sv Bratislava chủng Jez, L. interrogans sv icterohaemorrhagiae chủng Kantorowicz, L. interrogans sv Pomona chủng Pomona, và L. borgpetersenii sv tarassovi chủng Perepelitsin,. Các biến thể trong Seroprevalence trong một năm đã được tìm thấy cho Bratislava sv và icterohaemorrhagiae sv: các Seroprevalence cao trong thời gian khô so với thời kỳ mưa (p = 0,07 và p = 0,005, tương ứng) và thời kỳ đầu khô (p = 0,00006 và p = 0,0006, tương ứng). Đó là kết luận rằng trong khu vực, nơi có nguồn nước phong phú và động vật được chăn thả tự do có những biến thể rất quan trọng trong Seroprevalence leptospiral. Theo Andrew Gresham (2003) [6] điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus lợn và leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava). Phần II ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 2.1. Đối tượng nghiên cứu. - Lợn nái và lợn con theo mẹ tại Trại lợn số 1 - thuộc Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 2.2.1. Địa điểm tiến hành. - Trại lợn số 1 - thuộc Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo; Thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2.2. Thời gian tiến hành. - Thời gian thực tập: từ 01/01 đến 30/4/2011. 2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 2.3.1. Nội dung nghiên cứu. - Điều tra tỷ lệ cảm nhiễm bệnh sinh sản trên đàn lợn nái sinh sản tại trại giống số 1- Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo và xác định các tỷ lệ có liên quan. 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo lứa đẻ. Tỷ lệ bệnh lợn con phân trắng của lợn con. Kết quả điều trị bệnh. 2.4. Phương pháp nghiên cứu. - Trực tiếp theo dõi tình hình dịch bệnh tại điểm mô hình chăn nuôi lợn sinh sản và điều tra tình hình chăn nuôi ở các nông hộ trên địa bàn thực tập. - Thống kê đàn lợn sau khi sinh bằng cách lập sổ nhật ký theo dõi. - Xác định lợn nhiễm bệnh: kiểm tra lâm sàng. - Các chỉ tiêu theo dõi như sau: * Tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn nái sinh sản theo lứa đẻ: × 100 Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tổng số lợn điều tra (con) Tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái (%) = * Kết quả điều trị bệnh × 100 Tổng số nái khỏi bệnh (con) Tổng số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = 2.5. Phương pháp xử lí số liệu Xử lý theo phương pháp thống kê sinh học vật học và phần mềm Microsoft Excel PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất. 3.1.1. Kết quả công tác phòng bệnh. Bảng 3.1. Kết quả tiêm phòng 4 tháng đầu năm 2011 của Trại. Loại Vacxin Tuổi lợn Phòng bệnh và công dụng Liều (ml/con/lần) Tỷ lệ (%) Lợn con M+PAC Lúc 7 và 21 ngày tuổi Ho - Thở (suyễn) 1 100 DTL 25 ngày tuổi (lần 1) Dịch tả 1 100 THT 35 ngày tuổi Tụ huyết trùng 1 100 DTL 40 ngày tuổi (lần 2) Dịch tả lợn 1 100 APP 50-55 ngày tuổi Viêm phổi dính sườn 2 100 FMD 60-65 ngày tuổi Lở mồm long móng 2 100 Lợn nái DTL Tháng 3 (lần 1) Dịch tả lợn 1 100 Nguồn: Phòng Kỹ thuật Chú thích: THT: Tụ huyết trùng; DTL: Dịch tả lợn. LMLM: Lở mồm long móng Nhận xét: Công tác phòng bệnh được trại coi trọng và thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Chính vì vậy mấy năm gần đây trại không để xảy ra dịch, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho điều trị bệnh. 3.1.2. Tình hình dịch bệnh và kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn con. Nhìn chung do lợn mẹ được tiêm phòng vacxin có độ bảo hộ cao, lịch phòng bệnh chặt chẽ, phòng nhiều bệnh nên các bệnh đã được tiêm phòng ở lợn mẹ không xảy ra ở lợn con. Bên cạnh đó, các bệnh như: Viêm phổi, tiêu chảy vẫn thường xảy ra hàng năm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh này rất cao. Đạt được những kết quả trên là do Trại có đội ngũ kỹ thuật với tay nghề cao và nhiệt tình trong công việc đã phát hiện, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở mức độ chưa trầm trọng, hơn nữa thuốc thú y ngày càng nhiều, hoạt phổ rộng nên dùng một thuốc có thể chữa được nhiều bệnh. Trong quá trình thực tập, do giới hạn của đề tài và thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh trong 3 năm 2009, 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 của lợn con từ sơ sinh đến 35 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình mắc bện của đàn lợn sơ sinh được trình bày trong bảng : Bảng 3.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn sơ sinh của Trại lợn số 1 Công ty TNHH một thành viên Nông - Công Nghiệp Tam Đảo Tên bệnh Năm 2009 (n = 2515) Năm 2010 (n = 2301) 4 tháng đầu năm 2011 (n = 1044) Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con mắc Tỷ lệ (%) Phân trắng 544 21,63 484 21,03 219 20,98 Viêm phổi 159 6,32 161 7,00 65 6,23 Các bệnh khác 78 3,10 63 2,74 32 3,07 Tổng cộng 781 31,05 708 30,77 316 30,28 n: là số lợn theo dõi (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh ở đàn lợn con theo mẹ năm 2009 cao hơn năm 2010 và 2011 do thời tiết năm 2009 ẩm và mưa nhiều, lợn giảm sức đề kháng, làm dịch bệnh xảy ra gây chết nhiều lợn. Tuy công tác phòng chống dịch bệnh góp phần đáng kể vào hiệu quả an toàn dịch bệnh nhưng do thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho bệnh bùng phát. Bệnh lợn con phân trắng qua các năm như: Năm 2009 tỷ lệ mắc bệnh là 21,63%; năm 2010 là 21,03%; 4 tháng đầu năm 2011 là 20,98%. Số đầu lợn mắc bệnh có giảm nhưng vẫn còn cao gây thiệt hại về kinh tế. Bệnh viêm phổi hàng năm vẫn xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp hơn bệnh phân trắng lợn con. Tỷ lệ mắc bệnh qua các năm tương ứng là 6,32%; 7,00%; 6,23%. Bệnh viêm phổi gặp ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ thấp, theo chúng tôi có thể do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y tốt. Ngoài ra một số bệnh khác như viêm da, ghẻ, viêm khớp, sốt... vẫn xảy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclU416NG ngay 04.05.2011.doc
Tài liệu liên quan