Luận văn Định hướng và một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về tình hình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp 2

I- Tổng quan về đầu tư 2

1- Khái niệm về đầu tư 2

2- Vai trò của đầu tư phát triển 2

3- Đầu tư phát triển cho sản xuất nông nghiệp 3

II- Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 5

III. Kinh nghiệm xây dựng về một số chính sách đầu tư nông nghiệp một số nước 8

Chương II: Thực trạng về chính sách đầu tư với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt nam 11

A. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 11

I. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triễn sản xuất nông nghiệp Việt nam giai đoạn 1990 - 1995 11

II. Chính sách đầut tư nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2001 14

B THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUA CÁC NĂM 17

I Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kì 1990-1995 17

1 Chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn 17

2 Cơ sở hạ tầng nông thôn 19

3. Chính sách đầu tư vốn thời kỳ 1990 - 1995 21

4. Thành tựu đạt được trong nông nghiệp 24

II. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1996 - 2001 28

1. Chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn 28

2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn 34

3 Chính sách đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp 40

4.Một số chính sách đầu tư gián tiếp 46

5. Những kết quả đạt được trong nông nghiệp

III. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt nam 53

1. Khó khăn về vốn tín dụng nông thôn 55

2. Cơ cấu kinh tế nông thôn 56

3. Về cơ sở hạ tầng nông thôn 57

C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 60

I. Tài sản cơ sở vật chất và giá trị sản lượng 60

II. GDP nông nghiệp và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ 64

Chương III: Định hướng và một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt nam 71

I. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Việt nam từ 2001 - 2005 71

II. Định hướng chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới ( từ nay đến 2005) 74

III. Một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt nam 78

1. Giải pháp cho vốn đầu tư nông nghiệp nông thôn 78

2. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn 71

3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn 83

4. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu 88

5. Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt nam từ nay cho đến 2005 90

Kết luận 93

Danh mục tài liệu tham khảo 94

 

 

 

 

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97. Năm 1999 lại giảm 0,4% chỉ còn 7,4% so với năm 1998. Như vậy vốn đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư còn ít và thay đổi trong từng năm, vì vây Nhà nước cần có chính sách, biện pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ vốn vay mở rộng thị trường giá cả trong và ngoài nước, năng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện các chương trình quốc gia và các chương trình mục tiêu dành cho nông thôn. Cùng với việc tăng mạnh hơn mức đầu tư hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước cho nông thôn, nông nghiệp (nguồn vốn Ngân sách năm 1999 dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tăng 50% so với 1998), đồng thời Nhà nước sẽ có chính sách và biện pháp khuyến khích mạnh mẽ tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm ngư nghiệp và các ngành nghề trên địa bàn nông thôn. Để khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn cần có chính sách hỗ trợ vốn và các yếu tố đầu vào của sản xuất, nghiên cứu tăng cường chức năng của Ngân hàng nông nghiệp hiện nay thành Ngân hàng phát triển vốn nông thôn để vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ ở nông thôn, vừa giúp Nhà nước tổ chức có hiệu quả các nguồn và kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất và xử lý kịp thời khi xảy ra những sự cố tín dụng bất thường. Tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn từ 9% hiện nay lên 25%-30% trong tổng nguồn vốn cho vay của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người sản xuất. Trước mắt cần xử lý tập trung các nguồn cho vay dài hạn và trung hạn của chương trình quốc gia 327 tạo việc làm và các nguồn khác. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở rộng cho vay phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong nông thôn đặc biệt ưu tiên cho vay phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. 3.3 Chính sách tín dụng với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp và nền kinh tế thị trường ở địa bàn nông thôn. Việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn là điều kiện cần và đủ trong việc thực hiện chiến lược hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Tín dụng ngân hàng góp phần quan trong trong việc giải quyết vấn đề "vốn đầu tư " cho sản xuất, một điều kiện đầu tiên mang tính chất quyết định trong phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bởi lẽ tín dụng ngân hàng thúc đẩy và mở rộng quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vốn tín dụng ngân hàng là nhân tố trực tiếp góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hoá: là nguồn tài trợ quan trọng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học kỹ thuật, đưa sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất lớn với sản phẩm chứa nhiều hàm lượng khoa học kỹ thuật; là nhân tố giải quyết các nhu cầu xã hội của nông thôn, tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm bớt nghèo đói trong nông thôn; là nhân tố góp phần vận dụng và khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên đất đai và lao động; là nhân tố giúp người lao đông trong sản xuất nông nghiệp nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế; là yếu tố quan trọng phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới trong sản xuất nông nghiệp; là yếu tố góp phần hạn chế và xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn... Trong giai đoạn này, nhằm khuyến khích phát triển sản xýt nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy qua trình chuyển từ nền sản xuất tự cấp tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, từ nền sản xuất nhỏ manh mún và lạc hậu trong nông nghiệp sang nề sản xuất với quy mô lớn hơn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong lĩnh vực tín dụng đã có nhiều chính sách khuyến khích quan trọng như: - Chính sách khuyến khích cho vay các hộ sản xuất nhằm phát triển thành phần kinh tế nông hộ. Dư nợ cho vay liên tục tăng với tốc độ bình quân 30%/năm. Đến cuối năm 1999, số hộ được vay vốn lên tới trên 4 triệu. - Chính sách khuyến khích cho vay thu mua lương thực nhằm tập trung được khối lượng lương thực lớn, cân đối tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và bình ổn giá cả, đảm báo có lợi cho người sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay tăng nhanh: Đến cuối năm 1999 daonh số cho vay thu mua lương thực lên tới trên 12000 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 1993. - Chính sách khuyến khích cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Chính sách khuyến khích cho vay phát triển các cơ sở chế biến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Đến cuối năm 1999, tổng mức dư nợ đã lên đến khoảng trên 3000 tỷ đồng. - Chính sách khuyến khích cho vay hộ nghèo để sản xuất nhằm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến cuối năm 1999, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt khoảng 4000 tỷ đồng. - Chính sách khuyến khích cho vay để thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm khác như để nhập khẩu phân bón, phát triển đành bắt cá xa bờ, làm nhà trên cọc... Mặc dù tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua có nhiều nét khởi sắc, song tín dụng ngân hàng đối với sản xuất nông nghiệp đang còn phải đương đầu với những khó khăn và thách thức rất lớn. Những khó khăn này một mặt là bản chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đông thời cũng xuất phát từ sự chưa phù hợp trong cơ chế kinh tế nên đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn khi phải đáp ứng yêu cầu vừa phát triển sản xuất nông nghiệp vừa mở rộng và phát triển tín dụng ngân hang. Do vậy hiện nay, để mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, cần phải có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ như: + Tăng cường và tập trung hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. + Đa dang hoá các hình thức cho vay, đặc biệt cần áp dụng nhiều hình thức cho vay mới phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp + Mở rộng đối tượng cho vay + Chính sách lãi xuất góp phần khuyến khích đầu tư của người sản xuất nông nghiệp + Mở rộng mạng lưới cung cấp các dịch vụ tín dụng ngân hàng, cái tiến hồ sơ và các thủ tục vay vốn cho nông hộ + Các giải pháp hỗ trợ 4. Một số chính sách đầu tư giáp tiếp 4.1 Về đầu tư cho khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi Để giữ gìn và phát triển các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ người sản xuất trong việc duy trì và nhân rộng các giống cây, con tốt, phù hợp với từng địa phương, khu vực như: Chương trình kỹ thuật - Kinh tế và công nghệ sinh học; Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi; Quy định về bảo hộ giống cây trồng vật nuôi; một số chính sách phát triển giống thuỷ sản; các đề án phát triển cây, con có thị trường thuận lợi như ngô, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá, dầu ăn, cà phê, bò sữa, lợn.. Riêng năm 2001, Nhà nước đã bổ xung 50 tỷ đồng hỗ trợ cho nông dân về giống cây con vật nuôi. Các chính sách hỗ trợ đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trong trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên hiệu quả của chính sách còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo ra được những vùng chuyên canh lớn và tạo ra sản phẩm có giá trị thương phẩm cao. 4.2 Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống Những năm gần đây, một số chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề đẫ được triển khai và thực hiện như: khuyến khích phát triển các làng nghề ở nông thôn, cho phép để lại tiền thuê đất cho ngân scáh xã để đầu tư kết cấu hạ tầng ở nông thôn; chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, và các dự án sản xuất nông nghiệp. Các chính sách đó đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Tuy vậy, vấn đề đổi mới công nghề, thiết bị sản xuất, nạn ô nhiễm môi trường, thị trường tiêu thụ... vẫn luôn bức xúc, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ. 4.3 Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình Kinh tế trang trại đã và đang phát triển mạnh mẽ, đây là mô hình tổ chức và quản lý phù hợp, năng động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã có chính sách tài chính khuyến khích các chủ trang trại vẫn còn mang tính tự phát, chất lượng hàng hoá chưa cao, khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn bị động, khả năng cạnh tranh vẫn còn hạn chế. 4.4 Chính sách ưu đãi về thuế Các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ở địa bàn nông thôn được hưởng khá nhiều ưu đãi về thuế như: miễn thuế hoạt động buôn chuyến, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với cơ sở sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống và rau quả tươi, giảm thuế GTGT đối với các doanh nghiệp sản xuất đường... Có thể thấy ưu đãi về thuế được áp dụng cho nhiều đối tượng với mức ưu đãi khá cao song hiệu quả chưa được như mong muỗn do nhiều nguyên nhân nhưng có phần do quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, số thuế phải nộp rất thấp, một số không nộp được thuế nên cũng không có gì để hưởng miễn giảm, thậm chí một số không nhỏ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có số nợ đọng lớn, không có khả năng trả nợ buộc Chính phủ đã phải có quyết định xoá nợ tồn đọng. Các trang trại, hộ gia đình cũng là đối tượng đựoc hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, chủ yếu là thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), các chính này không chỉ nhằm giải quyết khó khăn cho các hộ nghèo, mà còn khuyến khích các hộ giầu tập trung vốn cho đầu tư phát triển. Cụ thể như: cho phép xoá nợ đọng thuế SDĐNN từ năm 1999 về trước đối với các hộ khó khăn không có khả năng nộp thuế, giảm miễn thuế SDĐNN khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, miễn giảm thuế SDĐNN cho vùng lũ lụt, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Chỉ tính riêng năm 2001, Chính phủ cho phép tiếp thục thực hiện miễn, giảm thuế SDĐNN như: miễn thuế cho hộ nghèo, hộ SXNN ở các xã thuộc chương trình 135 và giảm 50% thuế SDĐNN cho diện tích đất trồng lúa và cà phê. Những năm gần đây, để tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và dân cư ở khu vực nông thôn tăng cường tích tụ vốn cho đầu tư phát triển, mức thuế sản xuất nông nghiệp trong tổng thu Ngân sách Nhà nước cũng giảm dần qua các năm, nhất là từ năm 2000, cụ thể như sau: năm 1998: 1950 tỷ đồng; 1999:1970 tỷ đồng; 2000: 1770 tỷ đồng; 2001: 800 tỷ đồng. 4.5 Chính sách ưu đãi về tiền thu từ đất Chính sách về giao đất, cho thuê đất nông, lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sưtb dụng lâu dài, ổn định, theo đó các tổ chức, cá nhân được giao đất hoặc được thuê với nhiều ưu đãi. đất sử dụng vào các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bước đầu phát huy hiệu quả hơn, thu nhập tăng trên một đơn vị diện tích... Tuy vậy, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất nhưng các địa phương vẫn thiếu quy hoạch cụ thể cho các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện, thị trấn nhằm tạo điều kiện tiền đề phát triển công nghiệp địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4.6 Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề bức xúc đối với sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như công nghiệp chế biến ở nước ta. Những năm gần đây, chúng ta đã có các chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm như: một số biện pháp tiêu thụ lúa gạo vụ Đông xuân năm 1999-2000 ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, quyết định về tạm trữ cà phê, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu nông sản phẩm. Tuy nhiên, các chính sách hiện có mới chỉ dừng ở mức xử lý khó khăn tạm thời, để giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần có chính sách đầu tư cho chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo lập thị trường. 4.7 Chính sách kinh tế xã hội đối với nông nghiệp và nông thôn Các chính sách kinh tế xã hội chủ yếu tập trung vào các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong những năm qua, nhiều chương trình đã đựoc triển khai thực hiện như: chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, chương trình trung tâm cụm xã miền núi, chương trình 135, chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, chương trình xoá mù chữ... những chương trình này góp phần hỗ trợ về đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, ổn định đời sống nhân dân. 5. Những kết quả đạt được trong nông nghiệp Nông nghiệp phát triển liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng cao và toàn diện. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, thuỷ sản 8,4%, lâm nghiệp 2,3%. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã tư 27,2% năm 1995 giảm xuống 24,3% năm 2000; trong đó, nông nghiệp đã từ 22,4% GDP giảm xuống còn 19,9% GDP, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm cây trồng và vật nuôi có năng suất và hiệu quả kinh tế cao; lâm nghiệp giữ ở mức 1,3% GDP năm 2000; thuỷ sản chiếm khoảng 3% GDP. Vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng 24,4%/năm, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư xã hội. Riêng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 23,5%. Nét nổi bật là sản lượng lương thực quy thóc bình quân mỗi năm tăng 1,6 triệu tấn, năm 2000 đạt 35,7 triệu tấn, đủ cho tiêu dùng trong nước, dự trữ và xuất khẩu với số lượng lớn. Diện tích một số cây công nghiệp bình quân hàng năm tăng khá như cao su tăng 7,9%, chè 6,1%, cà phê 22,6%,hạt tiêu 28,5%, mía 6,1%, cây ăn quả 10,3%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 đạt trên 1,4 triệu tấn; bằng 1,4 lần so với năm 1995. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá nhanh; giá trị ngành sản xuất thuỷ sản chiếm khoảng 15% giá trị sản xuất toàn ngành nông , lâm, ngư nghiệp; sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 6,3%/năm, trong đó sản lượng nuôi trông tăng13,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng bình quân năm 19%/năm, chiếm 34% kin ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp và khoảng 10% kin ngạch xuất khẩu cả nước. Công tác định canh định cư đạt nhiều kết quả, khoảng 700 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số được định canh định cư và hơn 1,2 triệu người đang đượchưởng lợi qua đầu tư các dự án định canh định cư. Cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, trong 5 năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 200 công trình thuỷ lợi. Năng lực tưới tăng thêm 100 nghìn ha, tạo nguồn nước tăng 200 nghìn ha, năng lực tiêu tăng 200 nghìn ha. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng, góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2000 hơn 90% diện tích gieo trồng lúa đã sử dụng gần 70 giống lúa mới; ngô lai chiếm 56% diện tích, bông lai chiếm 80%, giống mía mới có năng suất cao chiếm 16% diện tích. Bò lai Sind chiếm 12%, lợn có tỷ lệ nạc cao (45-50% nạc) chiếm 20%. Hơn 30 viện nghiên cứu khoa học và nhiều cơ sở sản xuất giống cây, con được hình thành. Riêng ngành thuỷ sản có hơn 3300 cơ sở sản xuất tôm giống và cá giống, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các vùng. Các loại máy móc dùng trong nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần, tầu đánh cá xa bờ hiện có hơn 5800 chiếc, nhiều công việc nặng nhọc được cơ giới hoá, tạo điều kiện tăng năng suất và giảm sức lao động. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1995 lên hơn 4,3 tỷ USD năm 2000, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngành nghề nông thôn được khôi phục và phát triển, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô lớn, tập trung gắn với công nghiệp chế biến hình thành, tạo thế và lực mới cho kinh tế nông nghiệp, nông thô. Đến nay đã có 400 nghìn ha cao su, 410 nghìn cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, 86 nghìn ha chè ở Trung du, miền núi phía Bắc, Lâm Đồng. Nhiều vùng cây ăn quả có diện tích lớn đã hình thành. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng diện tích cây lương thực từ 75,9% (1995) xuống còn 72,3% (1999), năm 2000 còn 70,9%. Một số sản phẩm đã vươn lên tự túc được một phần nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu. Bông xơ năm 1999 đáp ứng 7,1% nhu cầu, năm 1999 đáp ứng 11% nhu cầu; năm 2000 đáp ứng12% nhu cầu (nhu cầu 60 nghìn tấn, không kể cho gia công). Đường mía từ năm 1999 đáp ứng nhu cầu, không phải nhập. Năm 2000, sản xuất 1 triệu tấn đường trong đó có 750 nghìn tấn đường công nghiệp, xuất khẩu khoảng 150-200 nghìn tấn. Ngành nghề nông thôn được mở rộng. Hàng trăm làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển tạo điều kiện để tăng việc làm phi nông nghiệp. Cơ cấu GDP nông nghiệp toàn nền kinh tế giảm từ 25,1% năm 1996 xuống 23,5% năm 2000. Điều kiện về ăn, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, thu nhập, đời sống của nhiều vùng nông thôn từng bước được cải thiện. Bộ mặt kinh tế, xã hội một số vùng nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt, hàng triệu hộ nông dân đã trở nên giàu có. Hộ nông thôn có nhà kiên cố, có ti vi, rađiô, xe đạp, xe máy, quạt điện tăng lên nhiều. Hộ đói nghèo từ 25% năm 1996 giảm xuống còn 13% năm 1999, năm 2000 còn 11%. Một số sản phẩm sản xuất bình quân đầu người cả nước năm 2000 so với năm 1995 tăng khá, trong đó lương thực tăng 1,22 lần, thịt lợn hơi tăng 1,27 lần, trứng tăng 1,30 lần. Tỷ lệ người biết đọcc, biết viết, tốt nghiệp đại học, trung học, dạy nghề tăng lên. Các sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao và nhiều phong tục, lễ hội truyền thống tốt đẹp của nông thôn được phục hồi và phát triển. Trong 5 năm 1996-2000, hơn 477,86 nghìn nhân khẩu đã được di dân đến các vùng kinh tế mới, giải quyết việc làm cho trên 234 nghìn lao động, tạo điều kiện để sản xuất, sinh hoạt, đời sống bước đầu được ổn định. Khoảng 700 nghìn đồng bào dân tộc ít người được định canh định cư và hơn 1,2 triệu người đang được đầu tư qua các dự án định canh định cư. Nhiều vùng biên giới đã được rà soát bom mìn, cơ sở hạ tầng được nâng cấp nên đời sống của người dân bước đầu được cải thiện. Quan hệ sản xuất đã có sự thay đổi cơ bản về chất là điều kiện quan trọng để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Hộ gia đình đã được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ. Họ có toàn quyền quyết định phương hướng sản xuất, mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm trên ruộng đất của mình làm nên đã đem hết sức lao động và sáng tạo. Đã có hơn 1,5 triệu hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi. Kinh tế trang trại đã xuất hiện và phát triển khá nhanh. Đến nay đã có khoảng 11,5 vạn trang trại, chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, trong đó có nhiều trang trại có đất nông nghiệp hàng trăm ha, thậm chí hàng nghìn ha. Đây là một loại hình sản xuất có hiệu quả trong nông nghiệp. Các Hợp tác xã cũ đang được tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã mới. Hàng trăm Hợp tác xã, tổ hợp tác mới được thành lập và làm ăn có hiệu quả. Nông, lâm trường quốc doanh đã có nhiều cải tiền mạnh trong việc giao khoán vườn cây, đàn gia súc cho hộ nông dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn chưa đựng nhiều yếu tố chưa vững chắc làm cho tăng trưởng của ngành thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào thiên tai. Nhiều sản phẩm vẫn đang được Nhà nước trợ cấp dưới nhiều hình thức như bù lãi suất, bù giá, bù cước vận chuyển; khả năng cạnh tranh sẽ khó khăn nếu nguồn ưu đãi này không còn. Một số sản phẩm chưa nhiều nhưng đã bắt đầu dư thừa. Nhiều loại nông sản không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nhất là việc tồn dư quá mức các hoá chất bảo vệ thực vật. Khả năng hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế còn yếu đang là thách thức cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh kém cả trong thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu quy mô lớn như rau, quả, thịt. Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô nên giá thường thấp hơn giá quốc tế. Một số sản phẩm có thị trường trong nước nhưng giá cao như đường, sữa, bông, ván nhân tạo. Quan hệ sản xuất cần được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới. Hộ gia đình hiện nay là chủ lực nhưng để sản xuất hàng hoá với quy mô lớn thì kém hiệu quả vì đất ít, vốn ít, công nghệ và kỹ thuật đơn giản, lạc hậu. Hợp tác xã đã được chuyển đổi nhiều nhưng mới nặng về hình thức. Nông, lâm trường quốc doanh tuy đã có chuyển biến mạnh nhưng hiệu quả còn kém. Sản xuất theo kiểu trang trại đã xuất hiện và phát triển khá nhanh những vẫn còn quá ít. Thu nhập, đời sống, trình độ văn hoá, dân trí của cộng đồng dân cư nông thôn nói chung còn thấp, nhiều vùng rất thấp, đói nghèo một số vùng còn cao, nhiều nơi đang là vấn đề bức xúc. Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị có xu hướngngày càng doãng ra. Thu nhâp, đời sống của nông thôn nhìn chung còn thấp, nhất là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê mức chênh lệch này năm 1994 là 2,6 lần; 1996 là 2,7 lần; các đô thị lớn tương ứng là 3,2 lần và 3,5 lần. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), mức chênh lệch này năm 1990 là 5 lần; năm 1997 là 8 lần. Phần lớn cán bộ xã, thô, bản chưa đượcđào tạo, thậm chí ở các vùng miền núi còn không biết chữ. Môi trường một số vúng đã bị ô nhiễm. Đất lâm nghiệp và đất để trồng cây công nghiệp cũng như nguồn lợi biển chưa được đành giá đầy đủ. Rueng vẫn còn bị phá. Nhiều làng nghề, nhiều nguồn nước, nhiều dòng sông bi ô nhiễm. Việc đanh cá bằng các phương tiện huỷ diệt vẫn tồn tại đang tiếp tục làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. So với mục tiêu Đại hội VIII, trong số 22 chỉ tiêu chủ yếu, đã đạt và vượt 12 chỉ tiêu (tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm, ngư nghiệp, sản lượng lương thực, sản lượng đường mật các loại, sản lượng thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản, trồng rừng mới, năng lực tưới tăng thêm, năng lực tiêu úng tăng thêm, tỷ lệ huyện có điện, tỷ lệ xã có điện, tỷ lệ hộ xem truyền hình, tỷ lệ hộ nghèo ), còn 10 chỉ tiêu không đạt chủ yếu là các chỉ tiêu về cơ cấu cây con, chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng (các chỉ tiêu này đòi hỏi vốn lớn mới thực hiện được). So với 5 năm 91-95, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành thời kì 96-2000 đạt thấp hơn (91-95 là 6,1%, 96-2000 là 5,8%).Tuy tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực giai đoạn này thấp hơn 91-95, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng 1,62 triệu tấn/năm. Một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao hơn 91-95 như lương thực, chè búp khô, cà phê nhân, hạt điều, thuốc lá, hạt tiêu, thịt bò hơi, thịt trâu hơi, thịt gia cầm, cá biển khai thác, tôm khai thác. So với một số nước trong khu vực, mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 90-95 (từ 72,3% xuống 69,7%) đạt mức tương đương như của Trung Quốc, ấn Độ, Philippin (giảm 3%), nhưng thấp hơn của Hàn Quốc (giảm 4,6%), Malaysia và Thái Lan (giảm 4,7%). Năng suất lao động của ta còn thấp và tăng chậm, hiện ở mức thấp nhất so với các nước nói trên. Năm 1970 năng suất lao động của Trung Quốc thấp hơn của Việt Nam, năm 95 đã gấp 1,2 lần so với Việt Nam. Năm 1970 năng suất lao động của Hàn Quốc chỉ gấp 2 lần Việt Nam, nhưng năm 95 đã gấp 6 lần. Xuất khẩu trên 1 ha đất nông nghiệp của năm 97 cao hơn Trung Quốc, Philippin, nhưng chỉ bằng 60% của Thái Lan. Công tác xoá đói giảm nghèo đã được thực hiện rộng rãi và trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đạt được nhiều kết quả. Từ khi có chủ trương xoá đói giảm nghèo (năm 1992) đến nay, Nhà nước đầu tư thông qua chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo khoảng trên 21 nghìn tỉ đồng, trong đó 5 năm (1996-2000) vào khoảng 15.000 tỉ đồng; đã đầu tư cho hơn 5200 công trình ở xã đặc biệt khó khăn, làm thay đổi bước đầu đời sồng kinh tế, xã hội. Ngoài ra các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng đã triển khai nhiều công việc cụ thể giúp các hộ nghèo đói giảm bớt khó khăn, từng bước tự vươn lên, ổn định cuộc sống. Đến cuối năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo cả nước, tính theo chuẩn cũ, đã giảm xuống còn khoảng 10% (khoảng 1,7 triệu hộ), trung bình mỗi năm giảm được 2% số hộ nghèo ( khoảng 300 nghìn hộ). Riêng hộ đói kinh niên đã giảm từ 450 nghìn hộ năm 1995 xuống 150 nghìn hộ năm 2000 ( khoảng 1%). Đời sống dân cư nhiều vùng được cải thiện, mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 2,6 triệu đồng năm 1995 lên 4,2 triệu đồng năm 2000. Tuy tỷ lệ đói nghèo trong toàn quốc mấy năm gần đây đã giảm mạnh, là một thành công lớn, nhưng còn bấp bênh, nếu gặp thiên tai, mất mùa... thì nhiều hộ vẫn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng đói nghèo trở lại. Đời sống của nhân dân ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn rất khó khăn. III. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp của Việt Nam đóng góp xấp xỉ 1/4 vào GDP của đất nước, trên 1/3 kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho trên 2/3 lực lượng lao động. Khoảng 80% dân số và 90% người nghèo sống ở nông thôn và 45% dân số nông thôn vẫn sống dưới ngưỡng nghèo khổ (Ngân hàng thế giới năm 1999 a). Theo chương trình đầu tư công cộng năm 1996-2000 thì một số yếu kém trong nông nghiệp đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100206.doc
Tài liệu liên quan