Luận văn Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

 

 

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG NGÀNH DU LỊCH 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch 6

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch 23

1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở một số tỉnh, thành phố Việt Nam 29

Chương 2: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở THANH HOÁ 35

2.1. Khái quát chung về các điều kiện và quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hoá 35

2.2. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hoá trong những năm qua 43

Chương 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở THANH HOÁ 63

3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hoá 65

3.2. Những giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hoá trong thời gian tới 74

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hình doanh nghiệp này đã đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu nhập ngân sách của tỉnh cũng như thu nhập của các bộ phận dân cư trong tỉnh. 2.2. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở Thanh Hóa trong những năm qua 2.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch ở Thanh Hóa Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu tổng quát mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV đã đề ra là: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực... tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững... tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội [10]. Với tiềm năng du lịch phong phú và sự phát triển mạnh của ngành du lịch là động lực thúc đẩy sự phát triển các DNTN trong tỉnh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, và DNTN trong ngành du lịch của tỉnh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, huy động được mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định chính trị - xã hội và là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những kết quả khá toàn diện của kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2001 - 2005. Cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,3% cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 (7,3%); cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 33,2% năm 2001 lên 35,1% năm 2005; dịch vụ từ 32,8% lên 33,3%; nông - lâm - ngư nghiệp từ 34,0% xuống còn 31,6%. Thu ngân sách Nhà nước liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước và đạt kế hoạch đề ra; năm 2003 đạt 1.096 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.150 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.328 tỷ đồng và năm 2006 đạt 1.481,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng trung bình hàng năm khoảng 8,4%, năm 2004 GDP bình quân đầu người là 400 USD, năm 2005 là 435 USD, năm 2006 là 471 USD. Giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh, từ 2001- 2005 là 185.000 người, riêng năm 2005 tạo việc làm mới cho 41.700 người đến năm 2006 tạo việc làm mới cho 45.657 người. Sự phát triển kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng trong thời gian qua có sự đóng góp đáng kể của các DNTN trong ngành du lịch ở Thanh Hóa và đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau: 2.2.1.1. Về số lượng và quy mô hoạt động. Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp tư nhân của tỉnh trong giai đoạn đổi mới 1986 - 1999 chỉ mới bắt đầu tái lập, còn chưa phát triển mạnh và chưa rõ nét. Giai đoạn từ 2000 đến cuối năm 2005, toàn tỉnh Thanh Hóa có 101 DNTN kinh doanh du lịch. Trong giai đoạn này số lượng các DNTN đăng ký kinh doanh du lịch dần được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Du lịch Thanh Hóa, số lượng các DNTN đăng ký kinh doanh du lịch của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2005 được sắp xếp theo hình thức tổ chức kinh doanh như sau: Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến 2005 Loại hình doanh nghiệp Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Công ty TNHH 1 2 3 6 13 26 DNTN 0 3 3 3 4 5 Công ty cổ phần 0 0 3 4 8 17 Tổng 1 5 9 13 25 48 Những số liệu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành loại hình kinh doanh hấp dẫn đối với các DNTN. Trong đó, các hình thức DNTN như công ty TNHH và công ty cổ phần đã chiếm ưu thế, thể hiện mức độ tích tụ và tập trung vốn cùng quy mô hoạt động đã tăng lên. Bên cạnh các DNTN đăng ký kinh doanh du lịch kể trên, các DNTN khác cũng tham gia vào kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ du lịch, làm cho các hoạt động trong các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ lưu trú, lữ hành, vận chuyển và dịch vụ du lịch khác ngày càng sôi động hơn. Về cơ sở lưu trú: Theo số liệu của Sở Du lịch Thanh Hóa, tính đến 31/12/2006, số cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh Thanh Hóa có 410 cơ sở, trong đó thuộc về DNNN là 85 cơ sở, chiếm 20,7% còn DNTN tính theo thành phần kinh tế có 325 cơ sở, chiếm 79,3%. Trong khi đó, năm 2005, số DNTN kinh doanh cơ sở lưu trú chỉ có 260 cơ sở. Có thể thấy, với số lượng cơ sở lưu trú thuộc DNTN tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao như vậy, chứng tỏ các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng của tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian qua, số cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh không chỉ tăng nhanh về số cơ sở mà số lượng phòng của từng cơ sở cũng chuyển biến đáng kể, với tổng số 410 cơ sở lưu trú tương ứng với số phòng là 7.949 và số giường là 16.798 bằng khoảng 6,4% số phòng lưu trú du lịch của cả nước. Bảng 2.2: Tình hình phát triển về cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú cho khách du lịch giai đoạn 2001 - 2006 của tỉnh Thanh Hóa Chỉ tiêu Năm CSVCKT DNNN DNTN Tổng cơ sở Tổng phòng Tổng giường Cơ sở lưu trú Phòng Cơ sở lưu trú Phòng Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ lệ (%) 2000 230 4,028 8,748 69 30 2,002 55,8 161 70 2,026 44.2 2001 251 4,616 11,848 69 27 2,205 75 182 73 2,411 61 2002 265 4,916 12,290 79 29 2,388 79 186 70 2,528 64 2003 293 5,372 13,586 83 28 2,747 81 210 72 2,625 67 2004 314 6,153 14,253 83 26 2,999 84 213 74 3,154 69 2005 343 6,829 16,064 83 24 3,235 86 260 76 3,594 72 2006 410 7,949 16,798 85 21 3,315 91 325 79 4,634 77 Nguồn: Sở Du lịch Thanh Hóa. Thực tế ở bảng trên cho thấy, hàng năm số lượng cơ sở vật chất của các DNTN xét theo thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng tăng lên, năm 2000 mới chỉ có 161 cơ sở, chiếm tỷ trọng 70%, đến năm 2006 tăng lên 325 cơ sở, chiếm tỷ trọng 79%. Trong khi đó số cơ sở vật chất của DNNN không tăng và có tăng không đáng kể. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ của DNTN ở Thanh Hóa phát triển tương đối nhanh, quy mô và chất lượng ngày càng được nâng cao. Số cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh tối thiểu ngày càng tăng, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Ngoài ra, chất lượng của các cơ sở lưu trú thuộc DNTN trên địa bàn tỉnh cũng được nâng cao, tính đến tháng 12 năm 2006, số cơ sở lưu trú (chủ yếu là khách sạn) DNTN đạt chất lượng từ 1 - 2 sao là 15, chiếm 6,5%, cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh là 114, chiếm 49,4%. Bảng 2.3: Chất lượng các cơ sở lưu trú của DNTN trong ngành du lịch Thanh Hóa Số TT Các chỉ tiêu chất lượng Số cơ sở Số phòng Số giường 1 Chất lượng 3 sao trở lên 0 0 0 2 Chất lượng 1-2 sao 15 581 1210 3 Đạt tiêu chuẩn kinh doanh 114 2351 4946 Tổng số cơ sở đạt tiêu chuẩn 129 2932 6156 Nguồn: Sở Du lịch Thanh Hóa. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú của DNTN tỉnh Thanh Hóa đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đóng góp đáng kể vào việc tăng số lượng khách đến du lịch trong tỉnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú đã từng bước được nâng lên, quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các DNTN cũng được mở rộng về địa bàn, liên doanh liên kết với các cơ sở bên ngoài tỉnh. Nhờ vậy, công suất sử dụng phòng nghỉ bình quân của ngành du lịch đã nâng lên từ 51% (2000) lên 68,3% (năm 2006). Về kinh doanh du lịch lữ hành: Thời kỳ trước năm 2001 số DNTN kinh doanh du lịch lữ hành chưa đáng kể (chỉ có 1 doanh nghiệp). Theo số liệu của Sở Du lịch Thanh Hóa, tính đến tháng 4/2007 toàn tỉnh có 29 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (kể cả lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa). Năm 2000, số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chỉ mới đạt 1 cơ sở, đến năm 2005 tăng lên 21 cơ sở, năm 2006 tăng 25 cơ sở và chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2007 số doanh nghiệp này tăng lên 29 cơ sở, trong đó, DNNN là 2 cơ sở, chiếm 6,9% và DNTN là 27 cơ sở, chiếm 93,1%. Có thể thấy, sự tăng lên về số lượng DNTN kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, chứng tỏ rằng khả năng kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp này phù hợp cả về quy mô lẫn tính chất, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh. Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tỉnh Thanh Hóa từ 2000 - 2006 Đơn vị tính: cơ sở Năm Doanh nghiệp KD lữ hành Doanh nghiệp KD lưu trú DNNN DNTN Tổng DNNN DNTN Tổng 2000 1 1 2 69 161 230 2001 2 1 3 69 182 251 2002 2 2 4 79 186 265 2003 2 6 8 83 210 293 2004 2 13 15 83 213 314 2005 2 19 21 83 260 343 2006 2 23 25 85 325 410 Nguồn: Sở Du lịch Thanh Hóa. Về các điểm vui chơi giải trí: đang dần được đầu tư và tập trung khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách như sân tennis, xông hơi, bể bơi và các công viên, khu vui chơi giải trí.... nhằm kéo dài thêm ngày lưu trú, tăng thu nhập cho ngành và tạo nhiều việc làm cho dân địa phương. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh Thanh Hóa có 8 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vui chơi giải trí, trong đó có 1 DNTN kinh doanh loại hình vui chơi giải trí này. Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Tuy chưa có nhiều đơn vị tổ chức chuyên về dịch vụ này song do quy luật cung - cầu, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ngày càng phát triển, đáp ứng được với lượng khách đi du lịch ngày càng cao ở Thanh Hóa. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, tính đến năm 2003, toàn tỉnh có trên 500 xe (bao gồm cả xe ôtô, gắn máy, xích lô và xe đạp), năm 2006 tăng lên 1200 xe chuyên chở khách, chất lượng phục vụ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách. Riêng DNTN kinh doanh vận chuyển khách du lịch, năm 2003 có 287 xe, cho đến năm 2006 có 835 xe. Như vậy, số lượng phương tiện vận chuyển khách du lịch của các DNTN ngày một tăng lên so với tổng số phương tiện vận chuyển trên toàn tỉnh. Như vậy, so với DNTN kinh doanh du lịch của một số tỉnh, thành trong cả nước thì số lượng DNTN trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch trên của tỉnh Thanh Hóa còn nhỏ bé. Tuy nhiên, xét theo tốc độ tăng trưởng thì số lượng DNTN trong ngành du lịch tỉnh tăng đáng kể. Điều đó là do những cơ chế chính sách thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự lập nghiệp của các tầng lớp dân cư, phản ánh vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân nói chung, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định xã hội trong toàn tỉnh. 2.2.1.2. Góp phần huy động nguồn vốn trong dân cư. Trong những năm qua DNTN trong ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa đã góp phần trực tiếp cũng như gián tiếp trong huy động vốn xã hội tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Nhờ đó, các nguồn vốn đã phát huy được hiệu quả tích cực, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng dịch vụ du lịch. Đến nay, vốn đăng ký của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là 150 tỷ đồng, trong đó DNTN là 95 tỷ đồng, DNNN là 55 tỷ đồng, như vậy, số vốn đăng ký của DNTN cao gần gấp 2 lần so với DNNN. Tính đến năm 2006, riêng các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thu hút được một số vốn tương đối lớn là 121 tỷ đồng, chiếm 81% số vốn này tăng qua các năm như sau: 2004 là 25 tỷ đồng, năm 2005 là 45 tỷ đồng và đến năm 2006 tăng lên 51 tỷ đồng. Như vậy, năm 2006 số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2004. Với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác có số vốn là 28,5 tỷ đồng, chiếm 19% trong tổng số vốn đăng ký kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, năm 2004 mới chỉ có 6,5 tỷ đồng, năm 2005 là 10 tỷ đồng và đến năm 2006 tăng lên 12 tỷ đồng. Qua các số liệu ở trên cho ta thấy, hàng năm các DNTN trong ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa thu hút được một số lượng vốn rất lớn, đặc biệt là vốn đầu tư của các DNTN vào lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú tăng khá nhanh và có mức vốn đầu tư lớn, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của DNTN trong ngành du lịch tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển ngành du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội Ngành du lịch là một ngành có nhu cầu về lao động rất cao, vì thế, hàng năm ngành đã thu hút được số lượng lao động tương đối lớn, mà việc làm cho người đến tuổi lao động luôn là một áp lực lớn đối với các cấp, các ngành. Giải quyết công ăn việc làm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa cả về mặt chính trị - xã hội. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng DNTN trong ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa thì quy mô lao động cũng được tăng tương ứng trong các năm, đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch Thanh Hóa năm 2006 là 6.000 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 (2.323 người), tăng 1,8 lần so với năm 2003 (3.370 người). Trong đó, số lao động thuộc doanh nghiệp tư nhân năm 2006 là 4.202 người, chiếm 70%, DNNN là 1.798 người, chiếm 30%. Về trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp trong ngành du lịch cũng dần được nâng cao. Năm 2004, với tổng số lao động trong các doanh nghiệp là 3.793 người, trong đó, số lao động đã được đào tạo là 2.059 người, chiếm 54,3%; số lao động chưa qua đào tạo là 1.734 người, chiếm 45,7%. Năm 2005 có 2.700 người đã qua đào tạo, chiếm 62,6%; và 1.619 người chưa qua đào tạo, chiếm 37,4%. Như vậy, số lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp du lịch hàng năm được tăng lên, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch ngày càng cao. Có thể nói, các DNTN trong ngành du lịch ở Thanh Hóa đã thu hút được một số lượng lao động trong dân cư chiếm tỷ lệ cao. Sự gia tăng về lao động trong ngành du lịch nói chung và DNTN trong ngành du lịch nói riêng của tỉnh Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong việc giảm sức ép về việc làm đối với toàn xã hội. Đồng thời, làm tăng thu nhập cho người dân trong tỉnh, mặc dù mức thu nhập của người lao động trong các DNTN chưa cao so với mặt bằng sinh hoạt chung trong toàn xã hội và chưa đồng đều trong từng loại hình kinh doanh, cụ thể: trong kinh doanh khách sạn và vận chuyển khách du lịch thu nhập bình quân của người lao động chỉ khoảng 800.000đ - 1.200.000đ/tháng/người thì trong kinh doanh lữ hành thu nhập bình quân của người lao động khoảng 1.800.000đ-2.000.000đ/ tháng/ người, nhưng đã góp phần quan trọng trong giải quyết khó khăn về kinh tế của người lao động, xóa đói giảm nghèo trong tỉnh. Về mặt xã hội, các DNTN trong ngành du lịch ở Thanh Hóa cũng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, dẫn đến giảm các tệ nạn xã hội. 2.2.1.4. Tăng doanh thu, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển khách du lịch, từ các dịch vụ khác... Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Thanh Hóa, năm 2000 doanh thu của các doanh nghiệp du lịch đạt 84.126 triệu đồng, nộp ngân sách 5.013 triệu đồng, các chỉ tiêu đều tăng so với năm 1999 từ 6,5% - 13%. Đến năm 2003 doanh thu đạt 135, 038 tỷ đồng, năm 2004 đạt 145,807 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2003. Năm 2005 đạt 245 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2004, trong đó, doanh thu lưu trú đạt 146,807 tỷ đồng, chiếm 40,8%, doanh thu ăn uống đạt 96 tỷ đồng chiếm 39,1%, doanh thu khác là 49 tỷ đồng, chiếm 20,1%; doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế đạt 650.000 USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2004 (350.000 USD). Đến năm 2006, doanh thu đạt 385 tỷ đồng, tăng 47,15% so với năm 2005; trong đó doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế đạt 1 triệu USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2005. Doanh thu về lưu trú và ăn uống chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa. Bảng 2.5: Doanh thu của các doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2000 đến 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng Loại doanh thu Lưu trú Tỷ trọng Ăn uống Tỷ trọng Doanh thu khác Tỷ trọng 2000 84.126 33.014 39,2% 38.128 46,5% 12.984 14,3% 2001 101.493 39.689 39% 46.303 45,6% 15.501 15,4% 2002 126.314 50.675 40% 56.652 44,8% 18.978 15,2% 2003 135.038 57.616 42,6% 52.618 40% 24.804 17,4% 2004 145.807 63.907 43,8% 54.722 37,7% 27.178 18,6% 2005 245.891 98.420 40,03% 99.930 40,64% 47.541 19,33% 2006 385.050 157.850 41% 150.169 39% 77.031 20% Nguồn: Sở Du lịch Thanh Hóa. Theo bảng biểu thống kê, tỷ trọng doanh thu về lưu trú của các doanh nghiệp du lịch giữa các năm có chiều hướng tăng lên từ 39,2% năm 2000 đến 41% năm 2006, với nhịp độ tăng bình quân trong 6 năm là 13,6%, đây là mức tăng khá cao so với các tỉnh phía Bắc. Điều đó chứng tỏ quy mô và số lượng các cơ sở cũng tăng lên, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách đi du lịch. Trong khi đó, tỷ trọng doanh thu về ăn uống lại có chiều hướng giảm. Nhịp độ tăng bình quân trong 6 năm của doanh thu ăn uống đạt 7,6%. Đối chiếu với bảng trên cho ta thấy doanh thu từ ăn uống tăng không đáng kể, doanh thu từ các dịch vụ khác có chiều hướng tăng lên là phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch. Tuy nhiên, tỷ trọng của doanh thu từ các dịch vụ khác còn thấp trong tổng doanh thu mới chỉ đạt từ 4,5%, sự tăng trưởng trên đây cho thấy các dịch vụ bổ trợ còn rất thiếu. Đối với các DNTN, riêng năm 2006 có số lượng là 385.000 lượt khách trong tổng số là 1.280.000 khách du lịch đến tỉnh, chiếm 30,08%, tăng 23,8% so với năm 2005. Doanh thu từ các DNTN kinh doanh trên các lĩnh vực du lịch năm 2001 là 68,493 triệu đồng; năm 2002 là 89,314 triệu đồng; năm 2003 là 112,000 triệu đồng; năm 2004 là 130,118 triệu đồng. Riêng năm 2006 khoảng 267.000 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2005 (172.000 triệu đồng). Tốc độ tăng bình quân là 30,56%. Những kết quả đạt được của các DNTN trong ngành du lịch đã làm cải thiện mức sống, nâng cao trình độ dân trí của người dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung [2]. Cũng theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu du lịch trên toàn tỉnh đạt 249.000 triệu đồng, đạt 60,6% kế hoạch, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2007, ước tính doanh thu đạt 490 triệu đồng, vượt 1,03% so với kế hoạch. Để đạt được kết quả doanh thu cao như vậy là do năm 2007, Thanh Hóa tổ chức "Lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn", nên lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng mạnh; mặt khác, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch được chú trọng nâng cao nên đã thu hút đông đảo du khách đến với du lịch Thanh Hóa. Năm 2000 ngành du lịch Thanh Hóa đã đóng góp 5,173 tỷ đồng vào thu nhập ngân sách tỉnh thì đến năm 2006 con số này đã lên tới 26 tỷ đồng. Bảng 2.6: Mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng 5.173 6.142 7.241 8.352 9.214 15.000 26.000 Như vậy, trong thời gian qua, các DNTN trong ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã góp phần to lớn vào việc thu hút số lượng khách đến du lịch, tăng doanh thu cho ngành du lịch, ngoài ra còn nộp vào ngân sách nhà nước một số lượng đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh lớn nhất nhì trong cả nước, đặc biệt trong ngành du lịch thì Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, việc phát triển các DNTN trong ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy tính năng động của các doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần làm thay đổi cách thức quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ trọng của các DNTN trong GDP toàn tỉnh tăng liên tục từ 4,1% năm 2001 lên 6,3% năm 2002 và 7,8 năm 2003. Lĩnh vực kinh doanh du lịch của các DNTN chủ yếu là dịch vụ du lịch, còn các dịch vụ khác thì DNTN tham gia rất ít và không đáng kể. Hoạt động dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa ngày được mở rộng, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao. GDP các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,7%/năm. Có thể nói rằng, DNTN trong ngành du lịch ở Thanh Hóa đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với sự phát triển về quy mô và thay đổi tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh thì DNTN trong ngành du lịch cũng đã có sự gia tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch của toàn ngành, đóng góp một phần đáng kể vào sự thay đổi nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của DNTN trong ngành du lịch ở Thanh Hóa vẫn còn có những tồn tại và hạn chế không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch mà ngành du lịch cũng như các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa cần phải khắc phục và giải quyết. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch ở Thanh Hóa 2.2.2.1. Một số tồn tại và hạn chế Mặc dù, đã đạt được những kết quả to lớn như trên, song hoạt động của các DNTN trong ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số hạn chế sau: * Về việc khai thác tài nguyên du lịch: Thứ nhất, việc tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch hiện có còn thô sơ, chưa đồng bộ, các DNTN của tỉnh chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp kết cấu hạ tầng du lịch, chưa có sự đầu tư thích đáng vào các sản phẩm du lịch như vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, khu di tích lịch sử Lam Kinh, thành nhà Hồ, đền Lê Hoàn, đền Bà Triệu... làm cho các sản phẩm này có biểu hiện xuống cấp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức khai thác phục vụ du lịch, làm cho hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch của các DNTN ngành du lịch gặp không ít khó khăn, dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Do còn nhiều khó khăn về các điều kiện kinh tế - xã hội đã hạn chế tới việc khai thác các tài nguyên và phát triển các DNTN du lịch. Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn mặc dù có tính hấp dẫn, đặc sắc nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp nói chung và DNTN trong tỉnh đầu tư khai thác. Thứ hai, do chưa quan tâm tổ chức đúng mức về các lễ hội, chưa có kế hoạch quảng cáo, tuyên truyền cho du khách trong và ngoài tỉnh những thông tin cần thiết về các điểm du lịch và giúp họ hiểu biết ý nghĩa và có điều kiện tham gia các lễ hội của tỉnh như: lễ hội Phủ Na, đền Sòng, Cửa Đặt, Độc Cước, Cô Tiên, bánh Chưng, bánh Dày,..., thiếu công tác tổ chức các tour, tuyến nên lượng khách đến các điểm các lễ hội trong tỉnh còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều ở Sầm Sơn, làm mất cân đối trong việc khai thác du lịch, chưa thu hút được du khách đến với các lễ hội này làm ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các DNTN. Thứ ba, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Chưa tìm ra được hình ảnh đặc trưng, nổi trội cho sản phẩm du lịch Thanh Hóa để khai thác và phát huy. Trong khi một số dịch vụ và sản phẩm truyền thống của tỉnh như du lịch biển đang mất dần sức cạnh tranh do chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh bất cập, làm giảm sức thu hút du lịch, đầu tư so với một số địa phương trong vùng và cả nước. Các DNTN kinh doanh trong ngành du lịch bao gồm cả kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển hành khách... Trong đó, DNTN kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú đòi hỏi cần có một số vốn đầu tư ban đầu rất lớn mới có thể nâng cao chất lượng số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số DNTN hoạt động kinh doanh lưu trú mới chỉ đạt tối đa là 1-2 sao, chưa có DNTN có cơ sở lưu trú đạt 3 sao trở lên. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch trong nước, không có khả năng đón các đoàn khách du lịch lớn cũng như khách du lịch quốc tế, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này thấp. Số DNTN hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách thì manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn, chưa tạo được hệ thống hoạt động năng động, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách đến các điểm du lịch trong tỉnh. Tình trạng nhiều DNTN, do chạy theo lợi nhuận và cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc giảm giá thành các dịch vụ cùng với cung cấp các dịch vụ du lịch kém chất lượng, ép khách, quảng cáo không đúng chất lượng hoặc tổ chức tour du lịch cho khách không đúng giấy phép kinh doanh dẫn đến bất bình cho khách, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngành, chưa tạo được những hình ảnh đẹp trong tâm trí du khách. Năm 2006 tuy có tiến bộ hơn các năm trước, song còn bộc lộ nhiều hạn chế như: tình trạng sử dụng bãi tắm, vỉa hè làm ki-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE CUONG LV 1.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan