Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KINH DOANH ĐIỆN Ở VIỆT NAM 5

1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm, vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 5

1.2. Nội dung, đặc điểm tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 10

1.3. Xu thế đổi mới tổ chức, kinh doanh ngành điện ở nước ta 18

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KINH DOANH Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM 24

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Nam (kể từ khi tái lập tỉnh đến nay) 24

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 33

2.3. Đánh giá chung 42

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KINH DOANH Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM 52

3.1. Phương hướng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 52

3.2. Một số quan điểm và nội dung để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam 57

3.3. Các giải pháp để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh tại Điện lực Quảng Nam 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 95

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh với yêu cầu dịch vụ càng hoàn hảo, là một thách thức nhất định đối với ngành điện trong xu thế hội nhập. Hoạt động kinh doanh này đòi hỏi phải nâng cao dịch vụ bán hàng, là một điều kiện để cho Điện lực có thể so sánh và tự điều chỉnh công tác kinh doanh điện năng mang tính nguyên tắc lâu nay. 2.2.2.3. Công tác thống kê, đánh giá hoạt động kinh doanh Công tác thống kê, phân tích để đánh giá hoạt động kinh doanh là một yêu cầu nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Yêu cầu này đòi hỏi phải đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác và nghiệp vụ cao. Đối với kinh doanh điện năng, với số lượng khách hàng lớn, nhiều đối tượng và đặc biệt là nhiều loại giá được mua- bán với loại sản phẩm điện năng không hình dáng (thông qua công tơ điện) nên yêu cầu của công tác thực hiện hoá đơn tiền điện phải được tổ chức chặt chẽ. Công tác thông kê, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh điện năng phải được quản lý theo các chương trình và vi tính hoá từng khâu trong quy trình kinh doanh điện năng ở cấp Điện lực. Các phần mềm quản lý này của ngành điện nhìn chung khá mạnh, có kết nối số liệu và có thể thông kê cả nước. Các mặt hoạt động khác, theo mô hình tương tự cũng được tổ chức quản lý thống kê theo hình thức vi tính hoá. Đồng thời từ các chương trình có thể truy xuất các thông tin theo các tiêu chí được yêu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Hiện nay, có rất nhiều chương trình phần mềm cho từng nghiệp vụ, như cho quản lý kinh doanh: công tơ, hoá đơn, theo dõi công nợ, thống kê báo cáo; cho quản lý kỹ thuật: thống kê đường dây và trạm biến áp, theo dõi vận hành hệ thống; GIS lưới điện; cho các quản lý khác như: quản lý tài sản, quản lý xây dựng cơ bản, quản lý phụ tải, quản lý vật tư, quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, tổng hợp hoạt động tài chính và một số chương trình báo cáo thông kê theo định kỳ: ngày, tuần, tháng, quý và năm phục vụ quản lý. Trên cơ sở đó, có thể dễ dàng theo dõi mọi hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Các công cụ thống kê, phân tích đánh giá này đã giúp cho lãnh đạo đỡ thời gian và công sức thu thập số liệu phục vụ cho việc quản lý và có đầy đủ thông tin để ra quyết định điều hành kịp thời, phù hợp và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác kinh doanh của Điện lực, đặc biệt là kinh doanh điện năng đang hạch toán phụ thuộc, nên việc phân tích đánh giá mới dừng lại ở việc xem xét kết quả thực hiện các chỉ tiêu và việc thực hiện theo quy trình kinh doanh. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam Xác định là một đơn vị mới thành lập có rất nhiều khó khăn, Điện lực Quảng Nam đã đoàn kết thống nhất, tập trung tìm mọi biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn và tìm mọi cách nâng cao dần hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý kinh doanh. 10 năm qua, Điện lực Quảng Nam đã đạt được những thành quả như sau: 2.3.1.1. Kết quả chung về hoạt động kinh doanh (biểu 2.2) Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam Chỉ tiêu 1997 2000 2002 2004 2005 Ước 2006 So sánh 2006/1997 Tổng SL điện (triệu kWh) 113,0 177,2 259,8 326,9 389,2 454,5 Tăng 4 lần Điện TPhẩm (triệu kWh) 102,2 157,9 232,4 296 354,3 418,0 Tăng 4,1 lần Điện bình quân (kWh/người/năm) 76,74 120 164,6 205 244 288 Tăng3,75 lần Số huyện có điện (huyện) 12/14 14/14 14/14 17/17 17/17 17/17 Tăng5 huyện Số xã có điện (%) 64,0 80 83,7 90,6 94,0 96,0 Tăng 32% Số hộ có điện (%) 67,4 80 84,14 93,1 95,6 95,62 Tăng 28,22% Giá bán điện (đồng/kWh) 517 522,2 561,9 650,5 666,3 740 +223đ/kWh Tỷ lệ tổn thất điện năng (%) 9,24 10,75 10,45 9,41 8,91 8,7 Giảm 0,54% Thuế VAT (tỷ đồng) 5,25 8,248 13,06 19,5 23,3 30,6 Tăng 5,82 lần Nguồn: Điện lực Quảng Nam (1997-2005). Những kết quả chung về hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, thể hiện ở các điểm chính sau: 1. Trong 10 năm, ngành Điện đã đầu tư trên 1000 tỷ đồng xây dựng nhiều công trình cấp điện cho các khu công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai; triển khai các dự án ODA, WB, đưa điện lên vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tập trung thực hiện cho việc xoá bán tổng ở thị trấn, thị tứ, và các khu dân cư toàn tỉnh. Việc đảm bảo cung ứng điện kịp thời đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Từ một tỉnh còn nghèo khó, cơ sơ hạ tầng thiếu - yếu, đến nay, Quảng Nam đã từng bước có sự thay đổi đáng kể với tốc độ tăng trưởng GDP 9,4%/ năm (5 năm 2000-2005 là 10,38%). 2. Mỗi năm luôn hoàn thành các chỉ tiêu KT-KT và nhiệm vụ của Công ty Điện lực 3 giao. Sản lượng điện cung cấp cho KT-XH của tỉnh tăng lên không ngừng, bình quân tăng trưởng 15,6%/năm. Đến năm 2006 dự kiến đạt 418 triệu kWh. Điện sản xuất tại chỗ gồm điện diezel và thuỷ điện thường xuyên vượt kế hoạch, chiếm khoảng 25-30 triệu kWh mỗi năm. Tỷ lệ điện dùng trong các ngành tăng trưởng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: điện dùng trong sản xuất công nghiệp tăng từ 12% năm 1997 lên 32% năm 2006; điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt giảm tương đối. Doanh thu tiền điện tăng lên không ngừng. Năm 2006 doanh thu dự kiến đạt 310 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so với năm 1997. Chỉ tiêu tỷ lệ điện dùng trong khâu truyền tải và phân phối được tập trung chỉ đạo, nên đã giảm từ 12,15% năm 1996 xuống còn 8,7% năm 2006. 3. Trong kinh doanh, dịch vụ, đơn vị luôn quan tâm đến chất lượng phục vụ. Đặt mục tiêu dịch vụ khách hàng lên hàng đầu để làm cơ sở giáo dục CNVC cải tiến thái độ, phong cách, quan hệ giao tiếp khách hàng, đã tạo được uy tín và sự đồng thuận trong nhân dân. Đội ngũ CBCNV được rèn luyện và từng bước trưởng thành, đáp ứng được các nhiệm vụ cơ bản của Điện lực. Tổ chức, quản lý kinh doanh thông qua kết quả và kiểm tra đánh giá, cũng như phản ánh của khách hàng dùng điện hàng năm đạt tốt và có hướng cải thiện đáng kể. 4. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong 10 năm qua, liên tục vượt trước 1 năm những mục tiêu về điện năng theo Nghị quyết Đại hội 17 và 18 Tỉnh Đảng bộ đề ra. Đến nay, đã đạt 100% số huyện, thị; 94% xã, phường và 96,0% số hộ có điện. (Phụ lục 7: trình bày tỷ lệ phủ điện các huyện thị ở Quảng Nam). 2.3.1.2. Kết quả các mặt về tổ chức, quản lý kinh doanh Đi đôi với việc đầu tư cấp điện giải quyết cân đối cung-cầu về điện, Điện lực Quảng Nam không ngừng tập trung xây dựng nguồn lực con người, xem nguồn lực con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển; đồng thời với việc tăng cường mọi mặt công tác quản lý. Vì vậy, trong 10 năm qua, đơn vị tập trung xây dựng và ổn định tương đối bộ máy tổ chức, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV; không ngừng cải tiến trong quản lý để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị qua các giai đoạn, phù hợp với yêu cầu của tỉnh Quảng Nam. Về tổ chức kinh doanh, Điện lực đã xây dựng kế hoạch phù hợp với phương án sản xuất-kinh doanh mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn 1997-2002, là 5 năm đầu xây dựng và tạo thế ổn định bộ máy tổ chức và nhân sự. Trong giai đoạn từ năm 2003 trở đi, mỗi năm đều có phương án xây dựng bộ máy tổ chức riêng phù hợp với yêu cầu nâng cao năng lực tổ chức bộ máy kinh doanh. Qua 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Điện lực cũng được tăng cường và ổn định tương đối, đáp ứng được nhiệm vụ giao: - Bộ máy chuyên môn, từ 13 đầu mối với 368 lao động, đến nay đã có 20 đơn vị trực thuộc và 520 lao động. Trong đó, thành lập mới 4 phòng chuyên môn và 3 Chi nhánh điện, chủ yếu phục vụ điện khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh. Trên cơ sở của các quy chế quản lý, điều hành và mở rộng phân cấp đã tạo điều kiện cho các phòng tham mưu linh hoạt và các đơn vị cơ sở chủ động triển khai công việc. - Để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Điện lực luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nguồn lực (con người và cơ sở vật chất-kỹ thuật). Song song với nhiệm vụ tuyển dụng lao động , theo quy chế và tiêu chuẩn đầu vào, thì nhiệm vụ thường xuyên là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục phẩm chất, đạo đức cho CBCNV nhằm tạo ra một đội ngũ lao động đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý theo nguyên tắc đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. * Đối với đội ngũ cán bộ, thống nhất việc quản lý theo tiêu chuẩn, gồm cấp trưởng phó các đơn vị trực thuộc, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Bí thư chi bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm. Thực hiện tốt việc bổ nhiệm, điều động, đào tạo cán bộ. * Đối với đội ngũ lao động, Điện lực đã tạo điều kiện cho CNVC học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Điện lực thường xuyên làm tốt công tác bồi huấn- thi nâng bậc, xét nâng lương với năng lực tương ứng cho CNVC. Hiện nay (đến 30/06/2006) CBCNV của Điện lực là 510 người, được đào tạo, bổ sung thường xuyên và có tuổi đời bình quân: 35,5 tuổi. Lực lượng trực tiếp sản xuất được đào tạo cơ bản 58,5% - với 40,5% công nhân bậc cao. Có 25,4% có trình độ đại học. Trình độ lý luận chính trị khá cao (32% là đảng viên). Nhưng tỷ lệ nữ còn thấp (6,5%). Về tổ chức đoàn thể (Đảng bộ, Công đoàn, Thanh niên) hoạt động tương đối đồng bộ và luôn đạt các vị trí thi đua cao trong Khối và hỗ trợ tốt trở lại cho công tác kinh doanh. Đảng bộ Điện lực luôn xếp trong sạch - vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanh niên luôn đạt danh hiệu xuất sắc. - Cơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà xưởng, nơi làm việc được giải quyết tương đối, đáp ứng được yêu cầu công tác của Điện lực và các đơn vị cơ sở; trang bị thiết bị, dụng cụ quản lý không ngừng được tăng cường đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong đó, hệ thống máy vi tính trang bị tương đối đồng bộ, bình quân 5,4 máy/đơn vị, và đã nối mạng với PC3 và Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh... Và hệ thống điện, đã xây dựng thêm 4TBA 110 kV, 13TBA 35 kV; 1633 TBA phụ tải với hơn nghìn km đường dây điện, cùng với việc cải tạo, nâng cấp hàng trăm công trình lưới điện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dùng điện tại địa phương, với chất lượng ngày càng cao. Trong quản lý kinh doanh, song song với cơ sở vật chất và con người với số lượng và chất lượng được cải thiện và nâng lên, các biện pháp phù hợp tăng cường quản lý đã góp phần tăng hiệu quả của quản lý kinh doanh. Nhiều cải tiến và giải pháp mới được triển khai có hiệu quả như: áp dụng các kỹ thuật mới trong quản lý vận hành hệ thống điện; triển khai trả lương (phần biến động) theo mức độ trách nhiệm công việc và hiệu quả; khoán trong một số khâu của quản lý, giao và khoán chi phí; triển khai ISO và Văn hoá doanh nghiệp... Thông qua việc đầu tư và áp dụng nhiều công nghệ mới, trong đó có mạng vi tính, Điện lực đã cải tiến công tác kinh doanh điện năng, viễn thông; đổi mới phương pháp quản lý, điều hành; nâng cao chất lượng thông tin, giao tiếp khách hàng dùng điện. Thông qua các tiêu chuẩn đánh giá và xét thi đua hàng tháng, vừa dùng công cụ tiền lương để kích thích lao động, vừa phát hiện các “nơi, chổ, mặt” còn yếu để có các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ thích hợp. Và, đặc biệt là thông qua các kênh phản hồi của khách hàng (theo phiếu lấy ý kiến và hội nghị khách hàng hằng năm), của đại diện các huyện thị - của Hội đồng Nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội (tiếp xúc định kỳ 6 tháng/lần)... giúp việc đánh giá công tác kinh doanh theo công việc và đơn vị cơ sở được khách quan hơn và giúp việc điều chỉnh của công tác quản lý được kịp thời và phù hợp hơn. Có thể nhận thấy, trong quá trình tổ chức, quản lý kinh doanh, Điện lực Quảng Nam luôn xem xét điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nguyên tắc năng suất và hiệu quả; kết quả hoạt động kinh doanh càng ổn định và theo hướng phát triển. 2.3.1.3. Nguyên nhân thành tựu Sự thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Điện lực Quảng Nam ngày càng chứng tỏ rằng, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng trong phạm vi toàn Đảng bộ đã thành công tốt đẹp cả về mặt lý luận và thực tiễn, có nguyên nhân bên trong và bên ngoài tác động: Về chủ quan: Cán bộ, đảng viên và công nhân viên chức của đơn vị phần lớn trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, nhiệt tình, năng động và phát huy tác dụng tốt. Quan hệ gắn bó, phối hợp giữa các phòng và đơn vị cơ sở được xác lập theo đúng nội quy, quy chế và liên tục đề ra những giải pháp đúng đắn, nâng cao chất lượng, hiệu quả và có nhiều mặt sáng tạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ được tôn trọng; lực lượng lao động ngày càng có kinh nghiệm trong công tác, và có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, lao động tốt. Các đoàn thể phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp giải quyết tốt các vướng mắc từ thực tiễn; Luôn có biện pháp mở rộng phân cấp cho các đơn vị cơ sở để tạo sự chủ động trong công việc, phát huy tốt truyền thống đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị. Điện lực Quảng Nam đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Luôn quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện các quy định quản lý nội bộ, góp phần tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, nhằm phát huy quyền làm chủ, nâng cao ý thức tự giác trong CNVC, chấp hành tốt pháp luật, thực hiện công bằng trong đơn vị. Bên cạnh đó, phải ghi nhận sự năng động và thích nghi trong giai đoạn đầu nhiều khó khăn của phần lớn Cán bộ chủ chốt tập trung vì mục tiêu sớm mang lại sự ổn định cho Điện lực Quảng Nam. Về khách quan: Điện lực Quảng Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 3 trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống nguồn và lưới điện, thường xuyên có những chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn tạo điều kiện cho Điện lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sự tăng trưỏng và phát triển kinh tế xã hội của Quảng Nam, đã tác động tích cực trở lại cho kết quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. 2.3.2. Các mặt hạn chế, thiếu sót 2.3.2.1. Những hạn chế, thiếu sót cơ bản Xuất phát từ đặc trưng riêng có về sản xuất-kinh doanh ngành Điện mà có những hạn chế, tồn tại khó có thể khắc phục nhanh chóng được như: Một là, do tính chất kết hợp giữa kinh doanh-phục vụ, và đặc biệt là giá điện bị khống chế từ cả 2 phía “đầu vào và đầu ra”, trong đó giá bán điện đầu ra của gần 35% sản lượng điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt nông thôn với dưới mức giá thành sản xuất điện rất nhiều nên Điện lực Quảng Nam không thể có lãi (thực tế) được. Tính chất kinh doanh chưa được phân định rõ ràng trong khi tính chất phục vụ chỉ có thể đạt hiệu quả chính trị - xã hội theo yêu cầu của địa phương. Mặt khác, công tác kinh doanh còn mang dấu ấn của “kế hoạch hoá”. Hai là, do địa hình rộng, dân cư thưa thớt phân bố trên 8 huyện miền núi có kinh tế kém phát triển, suất đầu tư xây dựng các công trình điện lớn, nhưng hệ số phụ tải thấp-việc kinh doanh điện năng và thu hồi vốn khó khăn. Chính vì vậy, nếu không vì mục đích phục vụ chính trị- xã hội thì việc đầu tư công trình điện cho khu vực này sẽ khó thực hiện được. Cần phải có cơ chế đăc biệt hay một Quỹ công ích điện lực, để đầu tư và hỗ trợ khu vực này. Ba là, do bị kiểm soát chặt chẽ về độc quyền của Nhà nước với sản phẩm ngành Điện, nên tính pháp lý trong quan hệ cung-cầu thường bị ràng buộc chưa phù hợp với các quy luật kinh doanh trong thị trường cạnh tranh... Bên cạnh đó, những quy định của Luật Điện lực, thực tiễn và cả ngành Điện cũng chưa thể đáp ứng hết được. Hơn nữa, khung giá điện vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưa trở thành động lực trong kinh doanh điện năng. Bốn là, lực lượng CBCNV tuy thường xuyên được củng cố về lượng và chất, từng bước đã đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, nhưng vẫn còn thiếu cán bộ quản lý có năng lực, giàu kinh nghiệm ngang tầm với tình hình và nhiệm vụ mới. Do cơ chế độc quyền tự nhiên, tính ỷ lại, chậm thích nghi, thiếu chủ động tháo gỡ khó khăn vẫn còn tồn tại và phổ biến ở một số cơ sở và một số CBCNV. Tính kinh tế, yếu tố kinh doanh vẫn chưa thành nề nếp trong hành động của các CBCNV. Đặc biệt là bước đầu triển khai viễn thông điện lực rất lúng túng. Tuy đưa ra mục tiêu “hướng tới khách hàng” nhưng kết quả chưa cao, chất lượng dịch vụ khách hàng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. 2.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế: * Về nguyên nhân do khách quan: - Phần lớn các công trình điện của Điện lực được nằm ngoài trời, nên rất khó dự lường hết được những tác động của thời tiết đối với những hoạt động tác nghiệp hằng ngày. Các kế hoạch công tác thường dễ bị động, nhất là công tác XDCB, sửa chữa lớn, xử lý sự cố điện...và thường phải tập trung nhiều nhân lực và phương tiện để phục vụ điện cho: lễ, hội, Tết, cũng như phòng chống bão lụt. - Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phân cấp quản lý, Điện lực hoạt động theo cơ chế hạch toán phụ thuộc, chưa thực sự hoàn toàn chủ động kế hoạch (như bố trí vốn XDCB, các khoản chi phí và một số các hoạt động quản lý khác, chưa hạch toán được đầy đủ, chưa phân tích đầy đủ kết quả hoạt động kinh doanh) nên chưa thể gắn hết trách nhiệm của CNVC đối với Điện lực. Hơn nữa, xu thế đổi mới trong CBCNV còn chậm do cơ chế độc quyền tự nhiên của ngành. - Luật Điện lực mới ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện hoàn chỉnh; Cơ chế kinh doanh và phục vụ chưa được phân định cụ thể; Khung giá điện chưa hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế, nên đã không tạo điều kiện thuận lợi cho Điện lực Quảng Nam trong thực thi nhiệm vụ nhiệm vụ. * Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại mang tính chủ quan là: - Trong giải quyết công việc, do tính chất kỹ thuật- nghiệp vụ, còn nặng tính nguyên tắc, rập khuôn; thiếu tính chủ động, sáng tạo. Năng lực một bộ phận cán bộ quản lý chưa “đủ tầm” và “thích nghi” được với thực tiễn đặt ra, xử lý tình huống chưa tốt, giải quyết công việc kéo dài. Việc tập trung phân tích đánh giá, kiểm điểm tình hình kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh tế chưa thực hiện thường xuyên. Chưa chủ động cao trong việc phân công, phân nhiệm và điều hành công việc. Việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp ở cơ sở chưa khoa học và phù hợp với thực tế của đơn vị. Một số mảng công việc có lúc, có nơi chưa có sự phối hợp tốt giữa phòng và cơ sở; các phòng, đội chưa hỗ trợ tích cực cho cơ sở, chưa chủ động phối hợp triển khai công việc mà còn trông chờ vào sự ý kiến của lãnh đạo. Công tác tự kiểm tra cấp cơ sở chưa được thực hiện tốt, thiếu cương quyết trong xử lý. Việc kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa của các cấp chưa cao. Việc chấp hành quy trình, quy phạm một số cá nhân chưa nghiêm túc. - Việc sắp xếp, bố trí lao động tại một số đơn vị chưa khai thác hết năng lực của các nhóm và từng người; những kiến thức quản lý, nghiệp vụ đã được bồi dưỡng chưa được vận dụng đầy đủ vào thực tế sản xuất. ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận lao động có lúc, có nơi chưa đầy đủ. Việc khen thưởng, trả lương chưa đi vào thực chất, vẫn còn không ít kết quả mang tính “bình quân”. Chính việc thu nhập người lao động không tương xứng với kết quả lao động bỏ ra sẽ gây phản tác dụng trong tập thể lao động. - Chiến lược kinh doanh chưa rõ ràng. Công tác chăm lo và hướng đến khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, do độc quyền bán - không có cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, thái độ phục vụ của một ít CBCNV chưa đúng mức. Đó là trở lực lớn cần khắc phục. Tóm lại, thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam đã được xem xét phân tích một cách đầy đủ để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp khả thi và phù hợp trong chương 3. Hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, đặc biệt là kinh doanh điện năng luôn gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và cơ chế chủ trương của Nhà nước và của ngành điện. Trong gần 10 năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực (GDP bình quân là 9,4%, cao hơn bình quân cả nước), có nghĩa là tác động của điện năng đã mang lại kết quả nhất định và ngược lại sẽ tạo điều kiện cho Điện lực Quảng Nam phát triển trong giai đoạn đến. Việc đánh giá một cách cụ thể kết quả tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam, rút ra được kết quả và nguyên nhân tồn tại sẽ là cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp đồng bộ, nhất quán và thiết thực. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng khách quan bởi cơ chế và yếu tố sản phẩm là một vấn đề lớn cần phải giải được giải quyết bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước. Chương 3 Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam 3.1. Phương hướng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 3.1.1. Điện lực Quảng Nam phát triển gắn liền và trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam Theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX (2006-2010) phương hướng chung xác định: “... quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ...”, “...chung sức chung lòng phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp” [27], với các chỉ tiêu chủ yếu: - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14%/năm. Đến năm 2010, giá trị sản phẩm địa phương đạt 9.471 tỷ VND và GDP bình quân đầu người đạt 900USD. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23%/năm; các ngành dịch vụ tăng bình quân 11.5%/năm...Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80%GDP. - Dự kiến kinh tế – xã hội Quảng Nam, phương án cơ bản (2006- 2010) theo Phụ lục 4, BM03 (Nguồn Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam). Phát triển công nghiệp trên cơ sở lợi thế của Quảng Nam, tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, sản xuất điện năng, hoá chất phân bón...với việc hình thành nhiều khu và cụm công nghiệp, trong đó có Khu kinh tế mở Chu lai, cũng như phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống [28]. Phát triển dịch vụ, du lịch đi từ Hội an và Mỹ sơn đến Chu lai thành chuỗi dịch vụ, đặc biệt là tài chính và đào tạo. Phấn đấu đạt được bước tiến quan trọng về hàng hải, hàng không, hoạt động của Khu thương mại tự do trong khu kinh tế mở Chu lai, lỉnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin. Trong Nghị quyết cũng nêu rõ:” Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng và phải thực hiện theo quy hoạch...”, “...Phát triển thuỷ điện ở hệ thống lưu vực sông Tranh, Thu bồn, Vu gia. Mở rộng mạng lưới cung cấp điện cho công nghiệp và du lịch (điện phải đi trước một bước). Phát triển thông tin liên lạc, hạ tầng internet...” [27]. Như vậy, vai trò của Điện lực Quảng Nam, là một ngành kỹ thuật trong xây dựng kết cấu hạ tầng được xác định rõ ràng và nặng nề, không đơn thuần là kinh doanh mà gắn liền và trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Theo Quy hoạch điện tỉnh Quảng Nam (2006-2010), có xét đến 2015, có tổng số vốn đầu tư là 2.100 tỷ VND - trong đó lưới phân phối trung áp là 315 tỷ VND, lưới 0,4kV là 217 tỷ VND, còn lại là lưới 110-220kV. Dự kiến phần vốn trực tiếp của Điện lực khoảng 500 tỷ VNĐ [31]. Nguồn thuỷ điện tại Quảng Nam đang được khai thác với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư do nhu cầu thiếu điện. Các thuỷ điện lớn, ngoài A Vương, Sông Tranh, Đắc My 4, Sông Côn đã triển khai, sẽ tiếp tục có Sông Bung 2, Sông Bung 4, Đắc my 2, Za hung... và một số thuỷ điện nhỏ. Các thuỷ điện, trong quá trình thi công sẽ cần một lượng điện tương đối lớn. Ngoài ra, việc có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mở cửa khẩu quốc tế Đắc ốc (Nam giang) kết hợp với các trục giao thông mới: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14E, 14D và các công trình thuỷ điện lớn sẽ tạo ra diện mạo mới cho phía tây Quảng Nam. Phía đông theo dọc biển, từ Hội an đến Chu lai (Núi thành) đang triển khai một dự án lớn với kinh phí đến 9.000 tỷ VND để sắp xếp lại cư dân nghề cá và khai thác du lịch với qui mô lớn. Như vậy, khối lượng và yêu cầu cấp điện là rất lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn (2006-2010). Kế hoạch kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam giai đoạn 2006- 2010), theo phương án thấp, khi chưa kể đột biến của các phụ tải lớn thì mức độ tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm ít nhất là 15%/năm. Đến năm 2010, sản lượng điện thương phẩm đạt tối thiểu 725 triệu kWh - tăng hơn 2 lần so với năm 2005; doanh thu đạt hơn 500 tỷ VNĐ (giá điện năm 2005) và sản lượng bình quân đầu người đạt gần 450 kWh/người.năm. Doanh thu khác ước hơn 65 tỷ VNĐ [13]. Dự kiến kế hoạch kinh doanh của Điện lực Quảng Nam (2006-2010) (Phụ lục 5). Để đáp ứng các nhiệm vụ trong tình hình mới đó cần phải tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng có thể đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: + Nỗ lực đáp ứng để thoả mãn việc cấp điện. Đảm bảo kịp thời nhu cầu phụ tải cho các khách hàng sử dụng vào các mục đích khác nhau, đảm bảo tiêu chí an toàn, liên tục, chất lượng, hiệu quả. Đòi hỏi công tác kế hoạch và dự báo theo sát được thực tế kinh tế - xã hội của từng khu vực; công tác tổ chức triển khai cải tạo , đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện phải kịp thời- đặc biệt là nhu cầu đột biến có thể xảy ra. + Đáp ứng được cải thiện Pareto của công tác tổ chức và quản lý kinh doanh điện năng. Đây là nội dung lớn của việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bao gồm nhiều chương trình mục tiêu nghiệp vụ với các biện ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN CHINH-4-6.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docphu luc 7, 8.doc