Luận văn Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 8

1.1. Khái quát về giai cấp công nhân và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Kiên Giang 8

1.2. Đặc điểm, số lượng, chất lượng và những yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 22

1.3. Vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 56

Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 73

2.1. Những phương hướng cơ bản xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang 73

2.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 82

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i măng, công ty cổ phần sản xuất vật liệu Xây dựng; độ thoáng, ánh sáng, nhiệt độ nơi làm việc không được đảm bảo ở Công ty Bao bì Hà Tiên (tổ máy tạo sợi và dệt) [16, tr.5]. Những năm qua, số vụ tai nạn lao động vẫn liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm 2005 đến nay đã xảy ra 61 vụ tai nạn lao động, làm chết 22 người và bị thương 46 người, làm tổn thất tài sản trực tiếp và chi phí thuốc men, mai táng cho người bị nạn trên 2 tỷ đồng. Các vụ tai nạn xảy ra tại các công trình dân dụng và công nghiệp có chiều hướng gia tăng, nổi cộm là các vụ tai nạn do ngã cao, sập công trình và bị điện giật trong các công trình xây dựng dân dụng, gần đây nhất là 02 người chết và 01 người bị thương nặng tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang do bị sét đánh vì không tuân thủ kỷ luật. Một vấn đề đáng quan tâm là công tác khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động rất ít doanh nghiệp thực hiện. Một số doanh nghiệp có tổ chức khám nhưng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Một số người lao động còn ngần ngại khi đi khám sức khoẻ định kỳ vì sợ nếu phát hiện bị bệnh sẽ không được bố trí công việc như: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Kiên Giang. Công ty cổ phần vật liệu Xây dựng Kiên Giang, qua khám sức khoẻ định kỳ có 11/96 lao động có hiện tượng bệnh nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ 11,5%. Đây là một thực tế đáng báo động về tình hình sức khỏe người lao động. 6. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang Bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế đối với công nhân là những vấn đề có liên quan tới lợi ích trực tiếp và lâu dài đối với sức khoẻ và quyền lợi người công nhân, nó giúp người công nhân có thể thanh toán các khoản tài chính khi họ hết tuổi lao động hoặc ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung được công nhân thực sự quan tâm. Những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đăng ký, thu nộp và chi trả các chế độ cho công nhân. Đa số doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần tham gia bảo hiểm xã hội 100% cho công nhân. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng: năm 2005 có 181 doanh nghiệp, đến cuối năm 2007 có 316 doanh nghiệp tham gia. Số công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội tăng, năm 2005 có 3.570 công nhân, đến cuối năm 2007 có 5.471 công nhân [16, tr.6]. Một số doanh nghiệp tuy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đã cố gắng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân theo đúng quy định. Các doanh nghiệp có gần 100% công nhân được đóng bảo hiểm xã hội như Công ty cổ phần thuỷ sản Bim Kiên Giang, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Kiên Giang, Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Kiên Giang, các công ty xi măng… Việc thực hiện chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động của các doanh nghiệp này được cơ quan bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế còn hết sức khiêm tốn, chưa có được sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan. Nhiều doanh nghiệp chưa nộp bảo hiểm xã hội đúng thời gian quy định, thường chây ỳ, chậm nộp. Khi bị thúc giục thường nộp vào cuối quý hoặc cuối năm. Một số doanh nghiệp đã thu bảo hiểm xã hội của công nhân nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân khi cần giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Đầu năm 2008 một số doanh nghiệp có số nợ bảo hiểm xã hội lớn và kéo dài như: Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông và Thuỷ lợi, Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang do còn nợ bảo hiểm xã hội nên đã làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động. Đặc biệt, Công ty cổ phần xây dựng Giao thông Thuỷ lợi do còn nợ bảo hiểm xã hội nên đến nay nhiều công nhân chưa được giải quyết chế độ hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các doanh nghiệp còn một số vướng mắc do việc triển khai hướng dẫn chưa rõ ràng, kịp thời, từ đó hạn chế đến sự quan tâm thực hiện các chế độ cho công nhân đang làm việc như: chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng… 7. Vấn đề đình công, bãi công của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang Năm 2007, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra 07 cuộc đình công, bãi công ở các doanh nghiệp. Trong đó có 05 doanh nghiệp thuộc khu Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, 01 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tư nhân ngoài Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, 01 doanh nghiệp trước đây là doanh nghiệp nhà nước, nay đã chuyển sang Công ty cổ phần [41, tr.1]. Các cuộc đình công, bãi công của người lao động nêu trên đây đều mang tính tự phát, không có tổ chức công đoàn hay đại diện người lao động lãnh đạo theo quy định của bộ luật lao động, không tiến hành đúng trình tự của luật đình công. Nếu xét theo luật thì cả 07 cuộc đình công trên đều không hợp pháp. Trong 06 tháng đầu năm 2008, xảy ra 01 cuộc đình công tại Công ty cổ phần vận tải thuỷ bộ Kiên Giang. Cuộc đình công này cũng mang tính tự phát, không có tổ chức công đoàn hay đại diện người lao động lãnh đạo đình công, không tiến hành đúng trình tự theo quy định của Bộ Luật Lao động. Nguyên nhân của các cuộc đình công chủ yếu vì mục tiêu kinh tế mà biểu hiện là đòi tăng lương, trả lương đúng kỳ hạn, trả tiền làm thêm giờ, tăng đơn giá tiền lương, tiền thưởng. Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang các doanh nghiệp đã thực hiện hình thức trả lương khoán đối với người lao động nhưng do không xây dựng và đăng ký hệ thống định mức lao động, hệ thống giá - lương - tiền, hệ thống thang bảng lương sử dụng trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật dẫn đến người lao động phải làm việc vượt giờ quy định, nhưng thu nhập thấp, không tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra, khi người lao động đòi tăng tiền công thì chủ doanh nghiệp không chấp thuận; kết cục, không ngồi lại được với nhau để thương lượng, đàm phán dẫn đến đình công. Một số doanh nghiệp khi tuyển công nhân không đúng quy định, không thiết lập hồ sơ công nhân, không có hợp đồng lao động. Vì vậy, quyền lợi của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không được chủ doanh nghiệp tham gia cho người lao động. Các chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không được chi trả. Các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng không được hưởng lương theo quy định của pháp luật cũng là một trongn hững nguyên nhân dẫn đến đình công. Thái độ lãnh đạo của một số chủ doanh nghiệp thiếu tế nhị, thậm chí thô lỗ, hách dịch, cửa quyền, thích dùng mệnh lệnh để điều hành công việc, không có sự giải thích hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật cũng làm cho quan hệ giưũa mọi người trong sản xuất căng thẳng. Kết hợp với hiện tượng này một số người làm công tác quản lý thay mặt chủ doanh nghiệp điều hành sản xuất đã lợi dụng sự tín nhiệm của chủ doanh nghiệp, lạm dụng quyền hạn của mình, gây khó khăn cho người lao động, từ đó dẫn đến tranh chấp và công tác hoà giải không tốt cũng làm cho đình công xảy ra. Bên cạnh đó còn nguyên nhân một số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, nên không có người đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp để thương lượng, hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở, nhưng ban chấp hành công đoàn cơ sở trình độ và năng lực hoạt động công đoàn còn yếu, chưa thật sự phát huy vai trò là người đại diện cho tập thể người lao động, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Cá biệt, có ban chấp hành công đoàn khi giải quyết tranh chấp lao động lại đứng về phía người chủ doanh nghiệp, không dám bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. 8. Các tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ công nhân Kiên Giang * Về tổ chức Đảng: Trong những năm gần đây, công tác phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang có nhiều tiến bộ. Các tổ chức cơ sở Đảng đã bước đầu tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ và công tác xây dựng Đảng tại doanh nghiệp và triển khai chấp hành sự chỉ đạo của Đảng bộ về các nội dung như: học tập quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng; tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Năm 2007 đã tổ chức học tập chủ trương, nghị quyết của Đảng được 2.906 buổi với 122.394 lượt người tham gia [27, tr.35]. Công tác phát triển đảng viên mới trong đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang ngày càng được quan tâm hơn. Nếu như năm 2003, tổng số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho đảng là 1.052 đoàn viên, tổng số được kết nạp là 692 đảng viên, thì đến năm 2007, tổng số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho đảng là 2.526 đoàn viên, tổng số được kết nạp là 1.478 đảng viên. Như vậy, trong 04 năm tỷ lệ đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho đảng tăng 140%, và tỷ lệ được kết nạp đảng tăng 113,5% [27, tr.28]. Kết quả trên cho thấy số lượng công nhân được đứng vào hàng ngũ của đảng mặc dù đã tăng hơn trước nhưng còn chiếm tỷ lệ thấp. Thực vậy, công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang chủ yếu chỉ tập trung nhiều ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp có tổ chức đảng và công đoàn hoạt động tốt. Còn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước công việc này chưa được tiến hành hoặc tiến hành một cách hình thức. Vì vậy, đội ngũ công nhân được đứng vào hàng ngũ của đảng ở khu vực này còn khiêm tốn. * Về tổ chức Công đoàn: Các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thực hiện tương đối tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần cùng với doanh nghiệp chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời, góp phần thực hiện đầy đủ các chính sách, các quy định của Nhà nước đối với người lao động; thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Công đoàn đại diện cho người lao động ký thoả ước lao động tập thể, hướng dẫn ký hợp đồng lao động; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm xã hội, tiền lương, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho người lao động… Bên cạnh đó, các tổ chức công đoàn đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, chế độ chính sách cho người lao động theo Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan đến người lao động. Tính đến đầu năm 2008, 100% doanh nghiệp có vốn nhà nước đã thành lập tổ chức công đoàn với 7.239 đoàn viên, nhưng số lượng hiện tại mới có 89 tổ chức công đoàn cơ sở với tổng số hơn 3.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là còn quá ít. Điều này lý giải tại sao hoạt động công đoàn vẫn thiếu chủ động trong việc tham gia với các cấp, các ngành trong việc xây dựng các chủ trương chính sách có liên quan đến người lao động, nhất là trong các lĩnh vực: lao động việc làm, tiền lương, tiền công, nhà ở, phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động công đoàn trong nhiều doanh nghiệp chưa mạnh, vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn dân doanh rất hạn chế, chưa đúng vị trí cũng như chưa thực hiện tốt vai trò chức năng của mình nên chưa bảo vệ được quyền và lợi ích của người lao động. Việc phối hợp với chủ doanh nghiệp để thực hiện các quy định về tiền lương, thoả ước lao động tập thể, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động vẫn còn hạn chế. Việc phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn chưa đạt yêu cầu do chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện cho thành lập tổ công đoàn cũng như công tác tuyên truyền, hướng dẫn về các thủ tục để thành lập tổ công đoàn của các cơ quan chức năng còn chậm. Đặc biệt, cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do phải phụ thuộc nhiều vào chủ sử dụng lao động, nhất là lợi ích về kinh tế nên ngại đấu tranh. * Về tổ chức Đoàn Thanh niên: Đoàn viên thanh niên trong đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang phần lớn đã ý thức được trách nhiệm của thế hệ mình, luôn là lực lượng nòng cốt, chủ lực đi đầu trong phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ… Tích cực, hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, kinh doanh. Đây là lực lượng năng động trong đội ngũ công nhân và là lực lượng kế cận giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển sản xuất của tỉnh Kiên Giang trong hiện tại và tương lai. Các tổ chức cơ sở đoàn cũng tham gia công tác phát triển đảng viên, giới thiệu những đoàn viên ưu tú để chi bộ đảng giáo dục, bồi dưỡng phát triển… tham gia tích cực vào các phong trào “phòng chống tệ nạn xã hội”, “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, tham gia tích cực vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bên cạnh những mặt tích cực thì đoàn viên thanh niên trong đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang cũng còn những hạn chế nhất định: sinh hoạt đoàn chưa được thường xuyên, liên tục, chưa chủ động tự giác, chủ yếu là hưởng ứng theo phong trào còn mang nặng tính hình thức. Trong đội ngũ đoàn viên còn một bộ phận không nhỏ có lối sống thực dụng, phai mờ mục tiêu lý tưởng cách mạng, suy thoái về đạo đức, chưa phát huy được tính xung kích đi đầu trong các phong trào thi đua của đơn vị. 1.3. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 1.3.1. Vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá * Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang là lực lượng sản xuất chủ yếu có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở Kiên Giang Mặc dù còn chiếm tỷ lệ thấp trong lực lượng lao động và trong cơ cấu dân số của Tỉnh, nhưng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang vẫn luôn là lực lượng sản xuất hàng đầu, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế của Tỉnh. Chính đội ngũ này đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ thực tiễn hoạt động sản xuất của tỉnh cho thấy không chỉ trong giai đoạn hiện nay, mà ngay sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công, thống nhất đất nước (năm 1975), đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã thể hiện rõ vai trò to lớn của mình bằng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cá nhân và tập thể. Tính chung từ năm 1977 đến năm 1980, trong đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã có 1.320 lượt sáng kiến, làm lợi cho xã hội 81.845.715 đồng. Đã xuất hiện nhiều gương điển hình như tập thể trường Công nhân kỹ thuật, thuộc ty Công nghiệp - trong thời điểm gặp rất nhiều khó khăn về xăng dầu để phục vụ cho việc giảng dạy đã có sáng kiến cải tiến thành công động cơ nổ (xe Jeep cũ) chạy bằng xăng sang chạy bằng hơi đốt từ trấu, mạt cưa hoặc than bùn. Sáng kiến này làm lợi hằng năm trên 50.000 đồng cho một máy cần sử dụng. Đó là trường hợp anh Trương Văn Hưng, công nhân xí nghiệp xay xát thuộc ty Lương thực đã có 4 sáng kiến, làm lợi cho Nhà nước 484.951 đồng. Nổi bật là sáng kiến cải tiến cách sửa chữa 8 lỗ để bắt bu lông đã bị lờn răng của máy Harjord 75 CV, đã rút ngắn thời gian sửa chữa xuống 4 lần; Nhà máy xi măng Kiên Lương (Xi măng Hà Tiên 2) đã cải tiến cách đốt lò từ dầu đen đặc mua của I - Rắc sang đốt bằng dầu lỏng của Liên Xô bằng cách đốt nối tiếp 2 máy bơm cao áp vừa đỡ hao nguyên liệu, vừa khắc phục tình trạng dầu chảy hỏng lò nung. Sáng kiến này đã làm lợi cho Nhà nước 53 triệu đồng; Công ty xây dựng số 10 là đơn vị đảm nhiệm mở rộng Nhà máy Xi măng Kiên Lương cũng đã có những sáng kiến tiêu biểu: dùng cẩu giao thông để đổ bê tông công trình KPX9, làm lợi 12 ca cẩu, tiết kiệm được 55.000 đồng; nghiên cứu tận dụng đầu cọc thừa để lót hầm lò thay xi măng, làm lợi trên 25.000 đồng; công ty Chế biến xuất khẩu Hải sản, sau khi chuyên gia Na Uy bàn giao nhà máy chế biến bột cá với công suất 5 tấn thành phẩm/ngày, nhưng khi vận hành, công suất chỉ đạt 2,5 tấn/ngày (chỉ bằng nửa công suất thiết kế). Trong thời điểm còn nhiều khó khăn, anh công nhân Du Sol Mang đã ra sức nghiên cứu từ sách vở, đồng thời bám sát hiện trường, sau 2 tháng anh đã tìm ra nguyên nhân và tự mình điều chỉnh được bộ phận tăng giảm tốc độ các mô tơ của nồi nấu và nồi ép để đưa công suất của máy đạt đúng công suất thiết kế… [25, tr.154]. Có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh, điều kiện của những năm sau chiến tranh, sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã thể hiện vai trò của mình, luôn luôn chủ động, sáng tạo không lùi bước trước khó khăn, làm lợi cho Nhà nước hơn 80 triệu đồng, đã làm chủ và điều hành các cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996 - 1998), đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang tiếp tục khẳng định vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nhiều đơn vị như: công ty Quốc doanh đánh cá, công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Thuỷ sản, công ty xi măng Hà Tiên, công ty Tư vấn Xây dựng… đã trở thành những đơn vị năng động trong đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tìm hiểu và mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Điển hình là công ty Quốc doanh đánh cá, hơn 10 năm chuyển đổi cơ chế sản xuất kinh doanh, bằng chính nỗ lực của tập thể, đơn vị đã đoàn kết xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh. Từ một cơ ngơi nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu, sản xuất trì trệ, đời sống công nhân thấp kém… đã vươn lên trở thành con chim đầu đàn của ngành thuỷ sản cả nước. Ngoài việc đánh bắt, khai thác, chế biến… đơn vị còn tham gia cùng với lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh trên biển với phương châm: “Xây dựng, phát triển kinh tế, kết hợp với xây dựng, củng cố quốc phòng”. Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ công nhân Công ty, năm 1996, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang”. Với sự nỗ lực của tập thể đội ngũ công nhân công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2, ngày 8/9/2008 đã khánh thành đưa vào hoạt động hệ thống cảng tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển than, kho chứa, dự trữ than, máy nghiền có năng suất 35 tấn/giờ, phòng điều khiển trung tâm…thay thế hệ thống đốt dầu MFO hiện có bằng vòi đốt than hiện đại, tất cả các hạng mục công trình đều do nhà thầu trong nước thực hiện. Hệ thống này đưa vào hoạt động đã tiết kiệm cho Công ty hơn 250 tỷ đồng /năm so với đốt dầu trước đây và sản lượng clinker cũng tăng thêm hơn 17 ngàn tấn/năm [55]. Hiện nay, đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang vẫn đang nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang không ngừng đẩy mạnh quá trình sản xuất. Kết quả năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp là 9.648 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2006 [51, tr.2]. Như vậy, trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển mới của đất nước đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang vẫn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, tinh thần chịu đựng gian khổ, thông minh sáng tạo trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung. * Thông qua vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Kiên Giang đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã và đang khẳng định vai trò lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Kiên Giang Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng chủ trương, đường lối đúng đắn, bằng việc đề ra mục tiêu cụ thể, có bước đi thích hợp. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang ngoài những đóng góp về những giá trị được tạo ra từ thực tế lao động sản xuất và dịch vụ, vai trò tích cực và chủ động của công nhân còn được thể hiện bằng việc thông qua tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác; thông qua việc trực tiếp đóng góp, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thông qua các thoả ước lao động ở doanh nghiệp… đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã có những phát hiện, đề xuất nhiều giải pháp và kinh nghiệm quý báu cho Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Kiên Giang đúc kết thành các nghị quyết, quy định, chương trình hành động… quan trọng, để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc giữ vững và phát triển sản xuất, ổn định chính trị xã hội. Thực tế trong những năm đổi mới đã chứng tỏ đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang là lực lượng có khả năng sáng tạo trong sản xuất, tiên phong trong việc kiến tạo nền kinh tế công nghiệp hiện đại và năng động, nhạy bén trong tổ chức đời sống xã hội nên đã góp phần vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1996 - 2000, kinh tế Kiên Giang cũng chịu ảnh hưởng của biến cố chung là sự biến động tài chính, tiền tệ ở khu vực Châu Á; bên cạnh đó, cuối năm 1997 cơn bão Lin da và lũ lụt đã gây thiệt hại to lớn về người và của đối với Kiên Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên giai đoạn này kinh tế của tỉnh phát triển chậm, GDP bình quân tăng 8%, thấp hơn mức trung bình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (11,1%), nhưng cao hơn cả nước (6,95%) [5, tr.24]. Với vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đội ngũ công tỉnh Kiên Giang đã cùng với nhân dân tỉnh Kiên Giang vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, thể hiện: tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng: năm 2004 tăng 11 lần so với năm 1991; năm 2007 thu 1.991.178 triệu đồng tăng 763.153 triệu đồng so với năm 2004. Năm 1994 Kiên Giang đã bước một bước dài, được tham dự vào “Câu lạc bộ 500 tỷ đồng” của cả nước, 10 năm sau (2004) Kiên Giang lại cùng 13 tỉnh, thành phố khác trong cả nước đứng trong “Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng” [5, tr.27]. * Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang có vai trò to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Kiên Giang góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Kiên Giang Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thế mạnh của Kiên Giang vẫn là nông - lâm - thuỷ sản. Nông nghịêp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (năm 2007 nông nghiệp chiếm 43,76%). Dân cư chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, năm 2000, tỷ lệ dân số sống ở thành thị chiếm 23,89%, nông thôn 74,11%; năm 2007 tỷ lệ dân số sống ở nông thôn 74,02%, sống ở thành thị 25,98%. Tuy vậy, với tập quán canh tác thủ công, lạc hậu nên năng suất lao động trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống của phần lớn nông dân sống vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, để phát triển kinh tế Kiên Giang bền vững thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Kiên Giang có vai trò quan trọng và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Nếu như năm 1991 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 9,05%, dịch vụ chiếm 28,45%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 62,50% [5, tr.42] thì đến năm 2007 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 26,26%, dịch vụ chiếm 30,06%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 43,67% [7, tr.38]. Đạt được kết quả trên chính nhờ sự năng động, nhạy bén, sáng tạo của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vòng 5 năm (2003 - 2008), đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã có gần 300 đề tài có giá trị được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống; có 12.000 sáng kiến được áp dụng vào sản xuất đã làm lợi gần 100 tỷ đồng cho Nhà nước; phong trào thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được hiệu quả thiết thực như đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa vào ứng dụng 17 đề tài khoa học cấp tỉnh, với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, đã nghiệm thu 04 đề tài đạt kết quả tốt như cải tạo giống lúa cao sản kháng sâu bệnh cao, các loại giống thuỷ sản và gia súc, gia cầm, góp phần phục vụ nông dân trong sản xuất. Phong trào “Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi”, “Chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng các cây con khác” có hiệu quả cao hơn. Kết quả đã triển khai hơn 300 mô hình tôm lúa, nhân giống lúa nguyên chủng với diện tích hơn 1.000 ha; 06 mô hình nuôi bò sinh sản [27, tr.10]. Cùng với việc trang bị cho nông nghiệp Kiên Giang những tư liệu sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đã góp phần to lớn trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ để chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất, cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docmuc luc luan van.doc
Tài liệu liên quan