Luận văn Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6

1.1. Chứng minh trong tố tụng hình sự 6

1.2. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự 19

1.3. Phạm vi - giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự. Vấn đề xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể 47

Chương 2: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC 56

2.1. Những quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về đối tượng chứng minh 56

2.2. Những quy định của luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh 65

2.3. So sánh những quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam với những quy định của luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về đối tượng chứng minh 75

Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÓ 85

3.1. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh 85

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam liên quan đến đối tượng chứng minh 100

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

 

 

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căn cứ vào những quy định này để xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đã xảy ra. Chúng ta không chỉ phải căn cứ vào quy định của luật TTHS mà còn phải căn cứ vào quy định của luật hình sự bởi lẽ: Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề phải chứng minh dưới dạng khái quát chung, còn luật hình sự quy định cụ thể những nội dung của vấn đề cần phải chứng minh. Chẳng hạn như: luật TTHS quy định phải chứng minh những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo. Nhưng những tình tiết nào là tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ TNHS lại do luật hình sự quy định mà chúng ta phải dựa vào những quy định này để xác định, chứng minh tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS nào đối với bị can, bị cáo trong vụ án cụ thể. Những quy định của luật TTHS và luật hình sự chính là những căn cứ để chúng ta dựa vào đó và đối chiếu, so sánh với vụ án cụ thể đã xảy ra để xác định được đối tượng cần chứng minh trong vụ án đó, bảo đảm được đầy đủ, không bị sót thiếu vấn đề gì. Nhưng trên thực tế khi một vụ án xảy ra chúng ta không thể biết ngay được nội dung và các tình tiết của vụ án đó mà đòi hỏi chúng ta phải chứng minh làm rõ những nội dung, tình tiết của vụ án có ý nghĩa pháp lý mà luật quy định cần phải chứng minh. Song nếu chúng ta cứ dựa vào những quy định của luật về đối tượng chứng minh và lần lượt chứng minh những vấn đề luật quy định xem trong vụ án cụ thể có những tình tiết gì, không có tình tiết gì so với quy định của luật là việc làm không hợp lý vì nó dẫn đến lãng phí về thời gian và chi phí cho việc điều tra, chứng minh. Bởi vậy, căn cứ vào những quy định của luật về đối tượng chứng minh, dựa vào tính chất, mức độ, hoàn cảnh của từng vụ án cũng như dựa vào những cức cứ đã được thu thập, những tình tiết đã được chứng minh trong quá trình chứng minh vụ án… những người THTT trong tư duy phải phân tích, đánh giá để xác định trong vụ án đó phải chứng minh những vấn đề gì? những vấn đề gì rõ ràng không xảy ra trong vụ án và không phải chứng minh. Đồng thời phải biết xác định những tình tiết quan trọng thuộc về bản chất của vụ án cần được chứng minh trước vì nếu có những tình tiết này thì mới phải chứng minh các tình tiết khác và ngược lại không có tình tiết này thì việc giải quyết vụ án có thể dừng ở giai đoạn sớm hơn nên không phải chứng minh các tình tiết khác. Thông thường, khi nhận được tin báo tội phạm, các cơ quan THTT tiến hành kiểm tra, xác minh và xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu của tội phạm phản ánh ở: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi có lỗi, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLTTHS và phải ở mức độ đáng kể phải xử lý về hình sự. Nên khi xác định có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan THTT mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khi đó mới phải tiến hành điều tra để chứng minh những vấn đề tiếp theo trong vụ án, ngược lại nếu không có dấu hiệu của tội phạm hoặc có những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan THTT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và lúc này không đòi hỏi phải chứng minh tiếp những vấn đề khác, đồng thời quá trình tố tụng chấm dứt ở đó. Cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng luật TTHS quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm và đã khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan THTT tiến hành chứng minh các vấn đề tiếp theo của vụ án. Trong đó, nên tập trung vào chứng minh những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án. Tức là chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong quá trình chứng minh chỉ cần xác định được không có một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì vụ án được đình chỉ điều tra và đương nhiên vấn đề chứng minh cũng không đặt ra nữa. Nếu trong vụ án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và cơ quan THTT phải tiếp tục tiến hành chứng minh các vấn đề khác có liên quan đến vụ án thì cần lưu ý là phải biết dựa trên cơ sở những nội dung, tình tiết của vụ án đã được chứng minh và các chứng cứ đã thu thập được để xác định những vấn đề tiếp theo cần phải chứng minh và loại trừ những vấn đề rõ ràng không có trong vụ án và không phải chứng minh. Chẳng hạn như: Tội phạm mới được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì rõ ràng lúc này hậu quả của tội phạm chưa xảy ra nên đương nhiên không phải chứng minh hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả… Nếu tội phạm chỉ do một người thực hiện thì chỉ phải chứng minh nhân thân, những tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS... liên quan đến người đó. Còn trong trường hợp có đồng phạm thì phải chứng minh tính chất của đồng phạm, vai trò của từng người trong thực hiện tội phạm, nhân thân, các tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS... đối với từng người; Nếu người thực hiện tội phạm chưa thành niên thì phải chứng minh: tuổi, trình độ, phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của họ, điều kiện sinh sống và giáo dục… còn đối với người phạm tội đã thành niên thì không phải chứng minh những vấn đề đó hoặc khi đã chứng minh có các căn cứ miễn TNHS cho người phạm tội thì đương nhiên không phải chứng minh những tình tiết liên quan đến xác định TNHS và hình phạt… Có những vấn đề chỉ phải chứng minh khi các cơ quan tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp được luật TTHS quy định. Chẳng hạn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn thì phải chứng minh có căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đó đối với bị can, bị cáo. Mặt khác, tuỳ thuộc vào tính chất, hoàn cảnh của từng vụ án cũng như dựa vào thành quả của khoa học luật hình sự, luật TTHS mà xác định đối tượng chứng minh trong vụ án đó. Chẳng hạn như những tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác nếu có hậu quả xảy ra thì bắt buộc phải chứng minh: Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động. Hoặc trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý thì theo khoa học luật hình sự sẽ không có động cơ, mục đích phạm tội, nên đương nhiên không phải chứng minh động cơ, mục đích phạm tội. Trên đây, chúng tôi đưa ra một số vấn đề liên quan đến việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể mà theo chúng tôi việc áp dụng nó sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án và chứng minh nó có thể đan xen, chứ không phải lúc nào cũng tuần tự máy móc chứng minh xong vấn đề này rồi mới xác định và chứng minh vấn đề khác, bởi vậy cần có sự linh hoạt của những người THTT. Chúng ta có thể khẳng định rằng việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự nhanh hay lâu một mặt phụ thuộc vào tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ án, mặt khác nó còn phụ thuộc vào khả năng tư duy, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của những người THTT. * * * Như vậy, trong TTHS để giải quyết đúng đắn và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm thì đòi hỏi các cơ quan THTT trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS tiến hành phát hiện, thu thập, kiểm tra đánh giá chứng cứ và sử dụng những chứng cứ này làm phương tiện, căn cứ để chứng minh làm rõ những vấn đề trong vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án. Tổng hợp tất cả những vấn đề trong vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án cần chứng minh làm rõ đều được luật TTHS quy định và được gọi là đối tượng chứng minh trong TTHS. Việc xác định đúng đối tượng chứng minh có ý nghĩa quan trọng trong cả lĩnh vực xây dựng pháp luật TTHS và cả lĩnh vực áp dụng pháp luật hình sự, TTHS - Trong lập pháp nó tạo cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của luật TTHS về đối tượng chứng minh, từ đó tạo căn cứ pháp lý cho các cơ quan THTT nhận thức thống nhất, đầy đủ về vấn đề. Trong áp dụng pháp luật hình sự, TTHS mà cụ thể hơn là trong giải quyết vụ án hình sự, việc xác định đúng đối tượng chứng minh giúp các cơ quan THTT có phương hướng, kế hoạch điều tra phù hợp, góp phần giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm rất nhiều vấn đề. Căn cứ vào vai trò ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ của việc giải quyết vụ án chúng ta có thể phân loại chúng, mà việc phân loại này có ý nghĩa không những tạo thuận lợi cho việc nhận thức đầy đủ về những vấn đề chứng minh mà còn thấy rõ vai trò, ý nghĩa của từng vấn đề trong mối quan hệ với việc giải quyết vụ án, từ đó là cơ sở để nhận thức đúng về phạm vi đối tượng chứng minh trong vụ án cụ thể và đề ra được phương hướng chứng minh hợp lý. Không phải bất kỳ vụ án nào cũng phải chứng minh tất cả các vấn đề của đối tượng chứng minh quy định trong luật TTHS. Mà tuỳ thuộc vào tính chất, hoàn cảnh của từng vụ án cụ thể mà nó có phạm vi, giới hạn chứng minh nhất định. Việc xác định đúng phạm vi, giới hạn chứng minh trong vụ án cụ thể có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, nhanh chóng và giảm chi phí cho việc giải quyết. Cần phải nắm được đầy đủ những vấn đề cần phải chứng minh do luật TTHS quy định cùng với quy định của luật hình sự về những vấn đề liên quan đến đối tượng chứng minh và phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hoàn cảnh của từng vụ án, những biện pháp tố tụng phát sinh trong vụ án cũng như dựa vào những chứng cứ đã được thu thập, những tính tiết đã được chứng minh… để từ đó phân tích, đánh giá xác định trong vụ án đang giải quyết đó phải chứng minh những vấn đề gì, những vấn đề gì rõ ràng không xảy ra nên không phải chứng minh… để việc xác định phạm vi, giới hạn chứng minh được nhanh chóng và đúng đắn. Chương 2 luật tố tụng hình sự về đối tượng chứng minh ở Việt Nam và một số nước 2.1. Những quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về đối tượng chứng minh Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật TTHS đã được pháp điển hoá, xây dựng thành BLTTHS và được Quốc Hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. Sau khi ra đời BLTTHS đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, do nhiều lý do trong đó có lý do Bộ Luật được nghiên cứu và xây dựng ngay trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới nên trong quá trình thi hành, BLTTHS đã thể hiện những hạn chế và bất cập nên đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990,1992,2000 nhưng những lần sửa đổi, bổ sung này mới chỉ tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, quán triệt quan điểm về cải cách tư pháp được đề ra tại Nghị quyết 08/NQ - TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, chúng ta đã tiến hành sửa đổi một cách căn bản và toàn diện BLTTHS bằng việc thông qua BLTTHS tại kỳ họp thứ tư Quốc Hội khoá XI. Bởi lẽ luật TTHS được pháp điển hoá và xây dựng thành BLTTHS như trên nên chúng ta có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu những quy định của luật TTHS về đối tượng chứng minh cũng chính là nghiên cứu những quy định của BLTTHS về đối tượng chứng minh. Tuy mới được sửa đổi một cách căn bản và toàn diện nhưng việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn nữa những quy định của BLTTHS năm 2003 vẫn là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu những quy định của BLTTHS năm 2003 về đối tượng chứng minh. Tại Điều 63 BLTTHS năm 2003 quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như sau: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Trong điều tra, truy tố và xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, ngoài những vấn đề phải chứng minh như quy định tại Điều 63 BLTTHS thì theo quy định tại Điểm 2 Điều 302 BLTTHS quy định còn phải chứng minh: - Tuổi, trình độ phát triển thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; - Điều kiện sinh sống và giáo dục; - Có hay không có người thành niên xúi giục; - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Đối với vụ án hình sự mà khi có căn cứ cho rằng người thực hiên hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực TNHS do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì theo quy định tại Điều 312 BLTTHS Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ: a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra; b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội; c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hay không. Chúng ta có thể thấy rằng đây là ba điều luật quy định trực tiếp và cụ thể những vấn đề phải chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Phân tích các quy định tại Điều 63 BLTTHS cho thấy: Tại Điểm 1 của Điều luật quy định những vấn đề phải chứng minh thuộc mặt khách quan của tội phạm nhưng mới chỉ quy định: “Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”. Với tính chất là một điều luật quy định cụ thể về những vấn đề phải chứng minh trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự thì theo chúng tôi Điểm 1 này cần quy định bổ sung phải chứng minh cả vấn đề phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm để điều luật trở nên đầy đủ và cụ thể hơn trong việc xác định những vấn đề chủ yếu thuộc mặt khách quan của tội phạm bởi vì thường thì hành vi phạm tội thực hiện thông qua phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm và đó là những đặc trưng của mỗi tội phạm cụ thể. Hơn nữa phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm còn là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm cụ thể nên việc chứng minh nó là rất quan trọng, điều này cũng thể hiện tính cần thiết phải quy định cụ thể trong điều luật phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm là vấn đề phải chứng minh. Tại Điểm 2 Điều 63 BLTTHS quy định những vấn đề phải chứng minh thuộc về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm nhưng chỉ quy định: “ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi…”theo chúng tôi, quy định này là đúng với những vụ án hình sự mà tội phạm do một người thực hiện. Còn trong vụ án có đồng phạm thì quy định trên dường như chỉ xác định được người thực hành chứ chưa bao gồm được những người đồng phạm khác nên trong điểm này cũng cần quy định bổ sung: “…còn có ai cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm không;…” Tại Điểm 3 và Điểm 4 Điều 63 BLTTHS quy định phải chứng minh: những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS và những đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đây là những vấn đề có ảnh hưởng đến TNHS và hình phạt. Song những quy định này cũng chưa đầy đủ vì liên quan đến TNHS và hình phạt còn phải chứng minh nhiều vấn đề khác như: những tình tiết có thể dẫn đến việc miễn TNHS, miễn hình phạt v.v… Ngoài ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể còn phải chứng minh nhiều vấn đề khác có liên quan hoặc có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án mà những vấn đề này được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong quy định tại các điều luật khác của BLTTHS. Bởi vậy, sẽ là không đúng khi xác định rằng trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự chỉ phải chứng minh những vấn đề được quy định tại Điều 63 BLTTHS mà cần phải chứng minh các vấn đề khác có liên quan đến vụ án mà BLTTHS quy định. Để nhận thức được những vấn đề phải chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được đầy đủ và thống nhất thì theo chúng tôi ở Điều 63 BLTTHS bên cạnh việc quy định bổ sung một số vấn đề chủ yếu cần phải chứng minh thì còn cần phải quy định bổ sung thêm một điểm với nội dung: “Những tình tiết khác có liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự”. Quy định này có tính chất dự liệu nhưng nó thể hiện được tính toàn diện và tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan THTT có sự nhận thức đầy đủ về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự không chỉ là những vấn đề được quy định tại Điều 63 BLTTHS mà còn cả những vấn đề khác có liên quan đến vụ án và được quy định ở những điều luật khác của BLTTHS. Nghiên cứu BLTTHS năm 2003 cho thấy trong Bộ luật còn có nhiều điều luật có nội dung quy định thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như: Tại Điều 10 BLTTHS năm 2003 quy định về nguyên tắc: Xác định sự thật của vụ án : “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Như vậy, theo nguyên tắc được quy định ở Điều 10 này các cơ quan THTT phải chứng minh sự thật của vụ án một cách khách quan và toàn diện. Trong đó điều luật nhấn mạnh vấn đề chứng minh tội phạm và những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo. Có thể thấy rằng đây là điều luật quy định về nguyên tắc cơ bản nên nó không thể hiện cụ thể những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng nó lại thể hiện sự bao quát, toàn diện về những vấn đề phải chứng minh. Hơn nữa, tại Điểm 1 Điều 167 BLTTHS quy định: “Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm, thủ đoạn mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; Những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS; Nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Qua phân tích nội dung của điều luật này thấy: những nội dung cụ thể phải ghi trong cáo trạng chính là những tình tiết phải chứng minh trong vụ án, ngoài ra điều luật này có hại đoạn quy định vấn đề phải ghi trong cáo trạng mang tính chất dự liệu và bao quát đó là “…và những tình tiết quan trọng khác?;…Và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án”. Điều này thể hiện sự bao quát và toàn diện của những vấn đề phải ghi trong cáo trạng - và cũng chính là những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng có một số tình tiết quan trọng thuộc về mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm chưa được cụ thể trong Điều 167 như: Hành vi phạm tội? Ai là bị can? Lỗi của bị can là gì? Bởi vậy theo chúng tôi cần quy định cụ thể những tình tiết này trong Điều 167 BLTTHS. Tại Điều 27 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong quá trình THTT hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”. Tại Điều 225 BLTTHS cũng quy định: “Cũng với việc ra bản án, Toà án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó...” Theo những quy định này thì các cơ quan THTT phải chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội - Đây là nguyên tắc cơ bản và nhằm mục đích phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm. Nhưng trên thực tế việc chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội trong vụ án hình sự của các Cơ quan THTT còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, theo chúng tôi cần quy định một cách rõ ràng và cụ thể nguyên nhân và điều kiện phạm tội là vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, tức là cần đưa vấn đề này vào nội dung quy định của Điều 63 BLTTHS. Tại Điều 28, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”. Như vậy, nội dung của điều luật này đã thể hiện việc các Cơ quan THTT phải chứng minh các tình tiết liên quan đến vấn đề bồi thường, bồi hoàn dân sự trong vụ án hình sự. Điều 64, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về chứng cứ: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập… dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Đây là điều luật quy định về chứng cứ nhưng nội dung của nó cũng gián tiếp thể hiện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Tại Điều 66 và Điều 67 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về: Lời khai của người làm chứng, lời khai của người bị hại. Qua nghiên cứ nội dung hai điều luật này thì: Người làm chứng trình bày… quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác…; Người bị hại trình bày về... Quan hệ của họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo... Như vậy, mối quan hệ giữa người làm chứng, người bị hại với một số người tham gia tố tụng khác là vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 66 và Điều 67 BLTTHS. Tại Điều 76 BLTTHS năm 2003 quy định về xử lý vật chứng. Qua nghiên cứu nội dung của điều luật quy định cho thấy những nội dung này cũng gián tiếp thể hiện những vấn đề mà các cơ quan THTT phải chứng minh liên quan đến việc xử lý vật chứng như: Vật chứng có phải là công cụ, phương tiện phạm tội không? Có phải là vật cấm lưu hành không? Thuộc sở hữu của ai? … Tương tự, nghiên cứu quy định tại các điều luật quy định về những biện pháp ngăn chặn thì khi áp dụng biện pháp ngăn chặn, các cơ quan THTT cũng phải chứng minh những tình tiết nhất định là điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn như phải chứng minh: Người bị xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn phạm tội thuộc loại tội gì, nếu để họ tại ngoại họ có cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử không… Theo quy định tại Điều 100 BLTTHS 2003 thì : “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm…”. Điều 105 BLTTHS quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Điều 107 Bộ luật TTHS quy định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, trong đó có một số căn cứ là những vấn đề phải chứng minh như đã được quy định tại Điều 63 Bộ luật TTHS, ngoài ra còn một số căn cứ là những tình tiết khác nữa, đó là: “Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm được đặc xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi các cơ quan THTT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phải chứng minh các tình tiết là căn cứ của việc ra các quyết định đó. Tại Điều 110 BLTTHS quy định về thẩm quyền điều tra, trong đó ở Điểm 4 của điều luật này có quy định: “... Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”. Quy định này cho thấy nếu trong vụ án hình sự không chứng minh được địa điểm xảy ra tội phạm thì các cơ quan THTT phải chứng minh làm rõ xem: Tội phạm bị phát hiện ở đâu… để xác định thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Tại Điều 126 BLTTHS ở Điểm 2 có quy định: “...nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng”; ở Điểm 5 của điều luật này quy định: “…Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can…”. Tại Điểm 1 Điều 127 BLTTHS quy định: “Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra… bổ sung quyết định khởi tố bị can”. Tại Điều 168 BL TTHS quy định: “Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy:…2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác”; Hoặc Điều 179 Bộ luật TTHS cũng quy định: “Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ… khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác”. Những quy định trên đây cho thấy đối với những vụ án hình sự mà bị can, bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội hoặc có những người đồng phạm khác thì đòi hỏi các cơ quan THTT phải chứng minh tất cả những hành vi phạm tội đó hoặc chứng minh sự tham gia thực hiện tội phạm của những người đồng phạm cũng như những vấn đề liên quan đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc.doc
  • docbia.doc
  • docMuc Luc.doc
Tài liệu liên quan