Luận văn Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 1

1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Bố cục đề tài 3

B. NỘI DUNG 5

1.1. Tình hình văn học Campuchia 5

1.2. Vài nét về truyện cổ tích 12

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN CỔ CAMPUCHIA 16

2.1. Giá trị nhân đạo 16

2.2. Giá trị hiện thực 19

2.3. Số phận con người 22

CHƯƠNG 3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT 33

3.1. Thời gian nghệ thuật 33

3.2. Không gian nghệ thuật 33

3.3. Cốt truyện 35

3.4. Kết cấu 38

C. KẾT LUẬN 39

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc ước mơ và họ tin vào cuộc sống công bằng, cuộc sống đó còn có phép vua, có đạo lý. Tuy nhiên, có một số trường hợp trong truyện cổ của Campuchia vua lại là lực lượng đại diện cho sự độc ác, muốn lợi dụng quyền của mình để đày đọa con người như trong Thmênh Chây. Truyện cổ Campuchia ca gợi sức kiên cường của con người, mỗi lần bị quật ngã là một lần Nêang Cantóc đứng phắt dậy, cô không chịu khuất phục trước điều ác, trước thủ đoạn của mụ dì ghẻ, mỗi lần chết đi cô lại biến vào cây chuối, cây tre, và sống lại, không phải để chịu khổ như thuyết luân hồi quan niệm mà là để đấu tranh. Rút cuộc thì việc luân hồi của Nêang cantóc chỉ là hình thức và cuộc đấu tranh không khoan nhượng của cô mới là nội dung, cái đẹp nổi bật nhất của cô là ở tinh thần đấu tranh kiên cường. Phê phán thế lực cùng cực nếu cần không trừ một hành động nào, kể cả sự hủy diệt, để chống lại những người lương thiện. Ý nghĩa phản ánh hiện thực của truyện dường như bị che lấp bởi ý nghĩa giáo dục đạo đức, phê phán lòng tham của con người nói chung. Các nhân vật mà tác giả dân gian Campuchia gửi gắm hầu hết là vượt qua được mọi khó khăn, thử thách. Kết thúc truyện có hậu, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, có khi được làm quan, làm vua và giàu có: Bốn anh em tài giỏi, Ông Vua Cơm Cháy, Chàng trai ba mươi xu, ngoại lệ cũng có trường hợp tình yêu tan vỡ trong Tum Tiêu, Riêmkê. Các nhân vật bằng sức lao động bằng tài năng của mình trong các câu truyện đã khẳng định được địa vị, đạt được ước mơ với một kết quả tốt đẹp nhất. Chắc hẳn tác giả dân gian Campuchia xưa muốn đưa đến cho chúng ta thấy số phận của một loại người vốn bị xã hội xưa hắt hủi, sống cô đơn. Song, với cách nhìn nhân đạo, nhân dân đã cho họ đổi đời đã bộc lộ ở họ đức tính quý báu cũng như những tài năng vô hạn. Rồi, cũng bằng tấm lòng nhân đạo, nhân dân đã đưa đến một kết thúc tốt đẹp cho cuộc đời nhân vật, vĩnh viễn sống sung sướng, hạnh phúc, vợ chồng sum họp chất lạc quan tràn đầy trong các truyện. Để khẳng định ước mơ của mình và chỉ ra sự chiến thắng tất yếu của những đạo đức cao thượng, trong một xã hội mà con người chân chính gần như bị tước đoạt hết moi quyền lợi, sự độc đoán và áp bức là thống trị, nhân dân cần đến sự kì ảo để trao cho nhân vật chính nghĩa sức mạnh phi thường. Điều này nó đã thể hiện ước mơ, niềm tin, đạo lí của nhân dân đã chiến thắng. M.Gorki: “ Tôi càng lớn lên thì càng thấy sự khác nhau rõ rệt giữa truyện cổ tích với cuộc sống tẻ nhạt, nghèo nàn, đầy tiếng thở than của người tham lam không cùng và đầy lòng ghen tỵ đến thành bản năng. Trong truyện cổ tích người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách sắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng một lâu đài, và nói chung truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào cuộc sống khác- trong đó có một lực lượng tự do không biết sự nào đó đang tồn tại và hoạt động mơ tưởng tới một cuộc đổi đời tốt đẹp hơn ”.[ 4, 213 ] Với đạo đức, tài năng của mình thì những nhân vật lí tưởng như Mục Đồng Vương, Chàng trai ba mươi xu, Chàng Cứt Ngựa, Chàng Cơm Cháy, Vooc vông và Sôrivông đã đem lại cho người nghe khôg chỉ niềm đồng cảm, thương yêu, mà cả sự cảm phục và niềm tin vào con người, vào tương lai, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội sự “ trở nên ” tốt đẹp hơn. Có bao nhiêu phần thưởng là có bấy nhiêu mơ ước, khát vọng của nhân dân, phần thưởng do đó là dấu hiệu của ước mơ. Và ước mơ được cụ thể hóa trong phần thưởng. Nhân dân đã thoát khỏi, tất nhiên là trong thế giới của mơ ước, sự nghèo nàn, tăm tối của cuộc sống hàng ngày để vươn lên một cuộc đời, một trật tự khác hẳn. Đây là một sự thanh lọc và đồng thời là một sự hồi tưởng cái tiêu chuẩn lý tưởng mà con người mơ ước chưa đủ, nó còn phải đấu tranh để vươn tới nữa. Kết thúc có hậu càng trở nên tươi sáng, giấc mơ về công lý và hạnh phúc của nhân dân gửi gắm vào trong cổ tích càng trở nên hoàn mỹ hơn ở đâu hết chính là vì bên cạnh phần thưởng cao quý nhất dành cho nhân vật lý tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Ý nghĩa nhân đạo sâu xa của những đòn trừng phạt không phải là sự trả thù. Còn cao hơn thế nữa, ý nghĩa của nó chính là sự tiêu diệt triệt để mầm mống gây tội ác. Kết thúc trong khúc ca chiến thắng khải hoàn, khúc ca chiến thắng của công lý, đạo đức, phẩm chất ,tài năng, và hình như sau cái kết thúc ấy xã hội trong tưởng tượng của người nghe sẽ không còn tội ác. Một xã hội thanh bình, hạnh phúc, yên vui vĩnh viễn. Truyện cổ Campuchia nói riêng và truyện cổ các nước trên thế giới nói chung đều hướng con người tới cái chân- thiện - mỹ. Với phẩm chất cao quý của nhân dân đề cao những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. 2.2. Giá trị hiện thực Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị nhưng một mặt vẫn chịu ảnh hưởng ý thức hệ thống trị của thời đại tức là ý thức hệ của giai cấp thống trị. Vì thế mà truyện cổ tích quan tâm đến số phận của những người bị đè nén,áp bức, nhưng truyện cổ tích vẫn chỉ dám ước mơ cải thiện vận mệnh con người trong khuôn khổ của xã hội có giai cấp. Truyện cổ Campuchia lôi cuốn chúng ta vào những nỗi vui buồn sướng khổ của cuộc đời các nhân vật. Nó phơi bày mà không hề che đậy đi những gì là hiện thực, dù cho đau khổ đó đến tận cùng, để từ đó thể hiện ước mơ và khát vọng của con người. Truyện cổ Campuchia nói lên nội dung phong phú của đời sống dân tộc, của đời sống nhân dân, chính vì nó đã nảy sinh từ cuộc sống đó. Trong truyện cổ Campuchia, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế đối với những vấn đề thiên nhiên. Điều đó cũng dễ hiểu, xét cho kĩ, đại đa số truyện cổ tích đã hình thành trên cơ sở những vấn đề xã hội, trước hết là những mâu thuẫn giai cấp. Thậm chí là mâu thuẫn là những thành viên trong gia đình, giữa dì ghẻ con chồng, giữa vợ chồng như truyện Nêang Cantóc và Nêang SongAncat, Nàng Ca Cây hay mâu thuẫn ghen ghét giữa những người bạn trong Xốc Hiền và Xốc Ác vì đố kị, vì ích kỉ và tham lam mà nỡ hãm hại bạn bằng thủ đoạn tàn ác, đối lập hoàn toàn về phẩm chất, cùng một hoàn cảnh y như nhau nhưng xử xự khác hẳn nhau về phẩm chất, cuối cùng đi đến những chung cục trái ngược nhau. Chủ đề dì ghẻ con chồng là một trong những chủ đề đấu tranh xã hội gay gắt. Với sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, với việc người bóc lột người. Người bóc lột người không chỉ là hiện thực chủ yếu của xã hội phong kiến mà còn là một trong những hiện thực của gia đình phong kiến. Xét cho cùng thì mâu thuẫn trong gia đình cũng chỉ phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội dưới một hình thức khác, với một khuôn khổ khác mà thôi. Mẹ con mụ dì ghẻ đã biểu hiện sự cùng cực của thế lực phản động. Thế lực đó nếu cần thì không từ một hành động nào, kể cả sự hủy diệt bách hại của mụ dì ghẻ và Nêang SongAncát đối với Nêang Cantoc trong gia đình phong kiến đã phản ánh sự bóc lột, áp bức, bách hại của địa chủ với nông dân trong xã hội phong kiến. Vấn đề xung đột giữa người con riêng với người mẹ ghẻ, vốn có từ thời cổ, trở thành vấn đề dì ghẻ con chồng của đời sau. Và quan hệ xã hội cũng đồ chiếu lên quan hệ gia đình. Xung đột trở nên gay gắt với việc lồng nội dung quan hệ giai cấp vào hình thức quan hệ gia đình. Dù cho tất cả mọi sự việc xảy ra trong truyện cổ Campuchia là nhờ vào sự tưởng tượng của tác giả dân gian nhưng nó đều được quy chiếu dưới góc nhìn của hiện thực xã hội đang diễn ra và họ đặt ra cho mình một ước mơ, một khát vọng để vươn lên. Và có lẽ thực tại đó diễn ra không có phần đau đớn, nhất là truyện thơ về tình yêu. Ở đây nhân vật được sống với đầy đủ những cung bậc mùi vị của tình yêu, ngọt ngào có, đắng cay có, hạnh phúc có, bất hạnh có va rồi chung quy lại hiện thực xã hội đẩy tình yêu vào sự đau khổ cùng cực, tuyệt vọng, một kết thúc bi thảm mà ở xã hội đó không bao giờ làm khác được. Truyện Tum Tiêu để lại trong lòng độc giả về một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn nhưng phải đương đầu với thế lực quá lớn. Có thể thấy tác phẩm này đề cập đến vấn đề tình yêu và các mối quan hệ xã hội đều xoay quanh nó, người ta cho rằng tình yêu là hiện tượng xã hội, đồng thời cũng là hiện tượng lịch sử, nhưng tình yêu như một nhu cầu cá nhân thể hiện trong văn học rất là muộn. Có thể nói Tum Tiêu là tác phẩm văn học đầu tiên của Campuchia lấy chủ đề tình yêu làm chủ đề mĩ học của tác phẩm. Tình yêu trong tác phẩm này nó khác hẳn với những mối tình tiền định đương nhiên. Đây là một chuyện tình bi thảm của một đôi nam nữ thanh niên trong xã hội xưa. Người ta bắt gặp ở đây cái chết của Tum và Tiêu vì tình yêu nó y hệt như bi kịch của Rômêô và Juliet. Tình yêu này tự nhiên, đến với nhau theo bản năng của con người và nó được nhen nhóm từ những xúc động ban đầu gặp gỡ của một đôi nam nữ vô tư, khát khao yêu đời. Tum chạy theo tình yêu một cách đắm đuối, tuy khoác chiếc áo của một tu sĩ nhưng Tum lại không phải hoàn toàn là con người của giáo lí nhà Phật mà lại là con người của tình yêu, của bản năng tự nhiên, hồn nhiên và bản thân nàng Tiêu cũng vậy. Vì phụ nữ Á Đông nên sự vồn vã trong tình yêu cũng hạn chế nhiều nhưng người ta vẫn thấy ở Tiêu một tình yêu khát khao cháy bỏng khi gặp Tum. Tình yêu của họ như một tiếng sét của lễ giáo phong kiến khi họ trao thân cho nhau trước khi được sự đồng ý của gia đình, đối với họ tình yêu là truy cầu trên hết, tình yêu là mạnh hơn tất cả. Để đạt được tình yêu của mình Tum và Tiêu đã dám đương đầu với tất cả mọi rào cản của xã hội , thậm chí gắn với cái chết Tum và Tiêu vẫn cố gắng đến với tình yêu đó. Khi cuộc đấu tranh giữa con người lý trí với con người tình cảm thì con người tình cảm đã chiến thắng tuyệt đối nhưng chính điều đó đã dẫn đến bi kịch của Tum. Khi đám cưới thì Tum nhảy thẳng vào ôm cô dâu thắm thiết, nó không khác gì quả bom nhảy thẳng vào lễ giáo phong kiến. Trước hiện thực cuộc sống với xã hội đó thì bà Phăn có quyền tất cả để định đoạt số phận của hai con người đang yêu rất cháy bỏng kia. Nàng Tiêu khác với sự dữ dội, hối hả của Tum thì Tiêu đến với tình yêu cũng rất mãnh liệt, hồn nhiên nhưng có phần kín đáo hơn. Tiêu là cô gái đẹp, là nhân vật tiêu biểu cho các cô con gái nhà giàu, lần đầu tiên đã chiến thắng được những thành kiến xã hội, để nói lên tiếng nói chân thật của lòng mình, vượt qua cả chức vọng và địa vị của mình. Tiêu cũng là người phụ nữ thể hiện sự đấu tranh của một thứ tình yêu không tuân theo tình yêu khuôn phép. Tum Tiêu là hai nhân vật thể hiện xuất sắc mâu thuẫn giữa tình yêu hồn nhiên vô tư và những lợi ích khuôn phép xã hội giữa lý trí và tình cảm, giữa khát vọng yêu đương tha thiết với những quan niệm lễ giáo đạo đức phong kiến chật hẹp và những tính toán lợi ích tầm thường. Bên cạnh tình yêu, tôn giáo, tác phẩm còn mang giá trị hiện thực to lớn nó đã cổ vũ tình yêu tự do, thể hiện đời sống phong phú. Từ đó có thể thấy được rằng thông qua tình yêu của Tum và Tiêu tác giả muốn nói tới sự thay đổi một cách mãnh liệt vào cuộc sống xã hội khi đó với sự bứt phá, vượt qua bức tường phong kiến cá nhân để đạt được hạnh phúc cho mình. Thế nhưng đó mới chỉ dừng lại ở sự nhe nhói của sức mạnh phản kháng vào xã hội đầy rẫy những bất công, đẩy con người vào bi kịch trớ trêu của cuộc đời. Nhưng dù sao nó cũng mở ra và báo hiệu một bước chuyển mình của thực trạng xã hội. Và phần lớn truyện cổ tích Campuchia nêu lên những bài học thực tiễn về đời sống xã hội. Thậm chí là sự may rủi ở đời như truyện Chó ngáp phải ruồi, từ một anh chàng Cung hèn nhát thấy Hổ sợ quá đái cả ra quần vội vàng chui vào một gốc cây, khi hai người vợ giết chết hổ rồi thì anh ta lại tranh là công của mình. Được vua sai đi đánh giặc, Cung Hiên nai nịt vũ khí, quỳ lạy nhà vua, vãi cứt ra quần, tay chân run rẩy, rung cả đầu voi nhưng bọn địch thấy tướng triều đình một người một Voi lao tới lại ngỡ là kẻ địch tài ba dũng cảm, liền quay Ngựa chạy dài để bảo toàn mạng sống. Cung Hiên lại được huênh hoang và ta đây kiêu ngạo nhưng đâu biết rằng vì sợ quá mà ỉa cả ra quần. Cuối cùng được phong làm quan đại thần nhưng dù sao mọi việc ở đời thành hay bại là do người quyết định như trong truyện Bốn nhà tu và túi tiền vàng là nhờ sự thông minh và tài trí của công chúa nên việc tìm ra kẻ ăn trộm tiền của người lái buôn. Từ đó để thấy rằng trong truyện cổ tích đầy rẫy những sự kiện diễn ra mà con người không thể ngờ tới, thế giới cổ tích cũng muôn hình vạn trạng, nó không hề khác xa so với đời sống thực tại, xã hội đó đầy rẫy những bất công phức tạp, con người bị đày đọa, bị chà đạp. Nhưng bằng niềm tin và sức mạnh muốn vươn tới mà truyện cổ Campuchia đã hướng con người tới một tương lai tốt đẹp hơn mà ở đó con người với con người là tình cảm yêu thương đồng loại, không có bất công và ngang trái. 2.3. Số phận con người Có lẽ truyện cổ của một nền văn học nào trên thế giới nói chung và đặc biệt là của ba nước Đông Dương nói riêng thì nhân vật trung tâm luôn là những con người nhỏ bé, đau khổ, bất hạnh với cuộc đời bị chà đạp. Thế giới mà các nhân vật sống là thế giới với bao điều phiền muộn, không như mơ ước của cuộc sống thường nhật. Thì truyện cổ tích đã kéo người đọc vào một thế giới kì ảo, xa xưa, con người được thả sức suy tưởng của mình vào đó. Đó là cuộc đấu tranh để giành hạnh phúc, đạt được ước mơ lý tưởng mà con người hằng mong ước. Thật ra thì tất cả các nhân vật này đều có những nét chung thuộc phẩm chất của con người lao động: thật thà, hiền lành, chất phác. Tất cả đều sống lẻ loi, không tài sản. không nơi nương tựa, có địa vị thấp kém, bị thua thiệt và bị ức hiếp. Nhân vật thiếu một cuộc sống gia đình bình thường, bị ruồng bỏ và bị đẩy vào cảnh sống côi cút. Những mụ dì ghẻ, những người anh, những lão phú ông tham lam xảo quyệt đã lừa dối, bóc lột sức lao động. Nhưng điều đó không bao giờ có thể đánh gục được ý chí kiên cường của con người muốn vươn lên để tìm hạnh phúc cho mình. Họ có thể hy sinh, có thể gặp nhiều trở ngại trên con đường đi tìm chân lý và ước vọng, chú bé Mục Đồng từ một đứa trẻ nghèo trở thành ông vua của lũ trẻ chăn Trâu và lên đường tìm nàng Krep Sromốt xinh đẹp con vua Thủy Tề. Trước bao khó khăn thử thách, thậm chí có lúc tưởng như phải trả giá bằng cả mạng sống của mình nhưng nhờ sự thông minh và lòng quả cảm, chàng đã đánh bại quỷ trắng, sánh duyên cùng con gái vua Phu Chông, đánh bại vua Prômatốt đày ra hoang đảo. Mục Đồng Vương đã lên làm vua và trị vì đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Vợ chồng người nông dân nghèo trong Lời khuyên giá ba mươi lạng bạc, cũng muốn vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ mà quyết chí ra đi chỉ mong học được thần chú, kiếm được ít tiền để làm ăn sinh sống. Cũng nhờ sự thông minh và tài trí chàng đã được nhà vua phong làm võ tướng, trực tiếp cai quản quân ngự lâm. Khi nhà vua sắp băng hà, chàng còn được nhà vua truyền ngôi cho. Đó là cái chàng có được từ kết quả của những tháng ngày vất vả và sự thông minh của bản thân. Hay Chàng Cơm Cháy nghèo khổ mồ côi cha mẹ từ lúc mới lên ba, ở với bà ngoại, bà cháu rau cháo nuôi nhau, cố gắng làm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ ăn, Cơm cháy đã cố gắng vươn lên số phận bất hạnh của mình và nhờ sự giúp đỡ của thần Inđra mà việc gì Cơm Cháy cũng thành công. Lòng yêu thương bà đã thôi thúc chàng trở về trần gian. Nhà vua cảm đức tài của chàng mà nhường ngôi cho Cơm Cháy. Chàng và nàng Pu từ đó sống hạnh phúc trên đất nước thanh bình. Thậm chí nhân vật còn không có một cái tên theo đúng nghĩa của nó như Chàng trai ba mươi xu, Chàng Cứt Ngựa, hay chỉ là con vật như Thỏ trắng thông minh, để thấy rằng số phận các nhân vật trong truyện cổ Campuchia là đa màu sắc, chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu trong xã hội. Để có hạnh phúc nhân vật truyện cổ tích nhiều khi phải đấu tranh có thể với thiên nhiên nhưng truyện cổ tích chú ý nhiều hơn đến cuộc đấu tranh chống những lực lượng đen tối trong xã hội, cuộc đấu tranh mà các nhân vật lý tưởng tiến hành một cách gian khổ và kiên cường. Họ có thể là con người nhỏ bé, tội nghiệp trước vũ trụ, trước những khắc nghiệt của cuộc sống. Thế nhưng nhân vật trong truyện cổ Campuchia không chịu khuất phục mà vẫn sáng lên niềm lạc quan tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở đời.Và lẽ đương nhiên nhân vật trong truyện cổ Campuchia ngoài những con người nhỏ bé, đau khổ, mồ côi thì còn có một hệ thống nhân vật khác như vua quan, quý tộc, phú ông là đại diện cho quyền lực, cho sự chà đạp những con người yếu đuối kia. Nhưng bằng lòng quả cảm, trí thông minh thì những nhân vật này đã vươn lên làm chủ vận mệnh của dân tộc mình. ThmênhChây là một nhân vật điển hình của trí thông minh tuyệt vời đã biến phú ông thành trò cười trước mặt triều đình, ông ta rất bực mình, rất muốn trừng trị Thmênh Chây nhưng mọi mưu kế của ông ta đều thất bại, phú ông bèn nghĩ kế cho Thmênh Chây là món quà tặng nhà vua.Và ngay buổi đầu gặp gỡ, vua đã bị lừa một cách rất bất ngờ. Đến ngay cả nhà vua và triều thần đại diện cho quyền lực cao nhất cũng không thể trừng trị Thmênh Chây, thậm chí khi dân chúng đón chào nhà vua thì Thmênh Chây đã chổng mông lên để chào vì biện lý do là nhà vua ghét nhìn thấy mặt mình. Dù cho mỗi nhân vật có cách giải quyết khác nhau, có thể không ai giống ai nhưng họ đều có chí vươn lên và mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó họ được hưởng hạnh phúc với niềm vui trọn vẹn trong cuộc đời. Đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ ghẻ với con chồng. Không riêng gì truyện cổ Campuchia mà còn có truyện cổ Lào và Việt Nam, sự mâu thuẫn gay gắt giữa mẹ ghẻ và con chồng là cuộc đấu tranh không bao giờ có hồi kết. Đó là mâu thuẫn trong gia đình khi mẹ ghẻ ghét con chồng , tình cảm không cùng điệu đó là những con người không cùng chung dòng máu. Trong truyện Nêang Cantóc và Nêang Song Ancát thì Nêang Cantóc đã bị mẹ con mụ dì ghẻ cay độc đày đọa. Còn đau đớn nào hơn là khi chỗ bấu víu cuối cùng của nàng là người cha thì ông đã nghe lời vợ kế đang tâm giết hại nàng bằng nồi nước sôi. Trải qua biết bao thăng trầm nàng được làm hoàng hậu sau khi thử vừa như in chiếc giày mà Thái tử nhặt được. Nhưng số phận vẫn chưa mỉm cười với nàng ở đó, nàng đã biến thành cây chuối rồi lẫn trốn vào cây tre xanh tốt, sau bao cố gắng và đấu tranh nàng đã được trở về với người chồng thân thương của mình. Trong truyện Tấm Cám của Việt Nam để giành được tình yêu và hạnh phúc cho mình thì Tấm đã phải gánh chịu biết bao nỗi khổ cực thậm chí là đã đánh đổi chính mạng sống của mình. Xuất thân sớm đã mồ côi mẹ trong khi biết bao người cùng lứa tuổi với Tấm được bàn tay chăm sóc thương yêu của mẹ, Tấm đã phải ở với mụ dì ghẻ độc ác và người em cùng cha khác mẹ với mình. Nhưng muôn đời luôn là vậy, ở xã hội mà Tấm sống mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ thương yêu con chồng. Tấm đã phải chịu bao cay đắng nhọc nhằn, sự thiệt thòi quá lớn, chịu sự đày đọa cả tâm hồn và thể xác. Khi may mắn ướm thử chiếc hài và được làm vợ vua, tưởng chừng số phận đã mỉm cười với cô, nhưng những thủ đoạn mà mụ dì ghẻ làm thật đáng ghê sợ. Nàng đã bị giết hại tới bốn lần: biến thành cây Xoan, khung cửi, chim Vàng Anh và cuối cùng là quả thị. Để đạt được một hạnh phúc trọn vẹn nàng đã phải trả một cái giá quá đắt, nhiều lần chết đi sống lại. Tấm đã trở nên nhỏ bé và yếu đuối biết bao trước những âm mưu cay độc của người mẹ kế. Hay truyện Tạu Kham của Lào cũng vậy, để giành và bảo vệ được hạnh phúc thì bản thân Chăn Tha và mẹ của nàng cũng phải đấu tranh để giành lại sự sống. Nàng cũng khác gì Tấm của Việt Nam đâu, thậm chí Chăn Tha còn chứng kiến bao cảnh đớn đau. Người cha ruột của nàng đã giết mẹ của nàng khi nàng mới sáu tuổi, mẹ đã hóa thành Rùa vàng và ngày ngày bên cạnh Chăn Tha. Tuổi thơ của nàng cũng trải qua bao nỗi xót xa, phải làm việc hơn cả kẻ hầu trong nhà, nhem nhuốc, cuộc sống thật bất hạnh và trớ trêu khi em bị buộc phải tự tay bỏ Rùa vàng là hóa thân của người mẹ thân yêu vào chảo nước sôi để nấu cho mẹ kế ăn. Đây là cao trào của sự giằng xé và chịu đựng, thương Rùa vàng em đã bị những trận đòn roi cực kì độc ác và tàn nhẫn của mụ dì ghẻ. Trên thân hình bé bỏng và gầy còm của Chăn Tha, máu rỉ như gai cào. Máu me bê bết khắp người, nhưng cuối cùng Chan Tha đã phải bỏ Rùa vàng vào chảo, một cảnh tượng thật đáng thương tâm, bởi thế lực của mụ dì ghẻ quá lớn còn em thì sao? Ngay cả người cha ruột còn đối sử với em như vậy huống chi là dì ghẻ. Mẹ Chăn Tha sau đó lại biến thành cây Bồ Đề cao lớn và đã bay vào lòng bàn tay nàng. Nhưng rồi niềm hạnh phúc của nàng cũng thật mong manh khi mẹ kế lại tiếp tục đưa ra những âm mưu khiến nàng phải chết và biến thành quả MạcTum để lẫn trốn và rồi cuối cùng nàng đã gặp lại người chồng là Phana sau bao nỗi tủi hờn. Kết thúc thiên truyện Chăn Tha giành được hạnh phúc còn Chăn Thi bị chém đầu, băm ra từng miếng cho vào hũ mắm và sai người đưa biếu vợ chồng ông Phò Bản và hai vợ chồng này đã ăn chính con gái của mình và cũng bị chết xuống địa ngục. Kết thúc truyện cổ tích trên đều có hậu, người lương thiện, nghèo khổ được hưởng giàu sang hạnh phúc, còn kẻ ác phải đền tội. Nhưng để hướng tới một kết thúc có hậu như thế, người xưa đã sử dụng yếu tố thần kì như ông Bụt, Đạo sĩ, cây Bồ Đề, quả Thị, Rùa vàng, quả Mạc Tum, đây là những yếu tố thần kì siêu nhiên để giúp họ đạt được những gì cao đẹp và thiêng liêng đó, họ phải đấu tranh và trả một cái giá không hề nhỏ. Những nhân vật như Tấm, Chăn Tha, Nêang Cantóc họ là tiêu biểu cho cái thiện, họ là những con người hiền hậu, mang tấm lòng bác ái, vị tha nên kết quả đáp lại là những điều tốt đẹp. Hay sự tranh giành quyền lực đến hãm hại, thanh toán lẫn nhau trong cung cấm, truyện Voóc vông và Sôriông. Ngày xưa vua Sôriyô lấy hoàng hậu Chéyat có sinh hạ hai con trai Voóc vông là em và Sôriông là anh, cả hai đều khôi ngô tuấn tú. Thứ phi của vua Sôriyô là Môngtea có con trai tên là Vôngsa. Vì lòng ghen ghét mà Môngtea đã tìm cách hãm hại hại người con của hoàng hậu. Hai anh em bi bỏ vào rừng vắng vì thương con nên hoàng hậu đã đuổi theo rồi kiệt sức bà chết đi nhưng trước lời cầu nguyện xin thánh thần của hai anh em thì hoàng hậu đã tỉnh dậy. Vì cảm phục trước tài của hai Thái Tử thì đao phủ đã tha chết để hai anh em trốn đi. Hoàng hậu cảm tạ trước ân tình đó và trở về hoàng cung: lời dặn dò sau mười năm sẽ gặp lại nhau, nhà vua đã bỏ rơi hòang hậu, không đếm xỉa đến nữa. Hai Thái Tử đi mãi và đến xử sở BasKin được mọi người cho bánh trai rất nhiều.Trước nỗi thống khổ và hiểu rõ nguyên nhân thần Inđra đã phái một thiên thần tên là Pisnulôka xuống hạ giới để giúp hai anh em. Hai anh em cứ đi từ xứ này đến xứ khác. Một ngày kia Sôriông bị Voi đưa về xứ Conthopborey trở thành vua và sánh duyên cùng công chúa Bôpha. Voóc vông sau khi tìm kiếm anh không được, trải qua bao vất vả và đau khổ, chàng đã bị nghi oan là kẻ cắp bị bắt giam sáu năm trong tù. Thần Inđra đã giúp chàng lấy được Kessey con gái vua Thornit, và nàng Vodey của nước láng giềng. Trong chuyến đi thăm thú Voócvông và Kessey đã đến một ngôi chùa nhưng người tu sĩ đã lấy viên ngọc thần của Voóc vông và sinh hạ con trai, nhờ chiếc nhẫn ngày nào của hoàng hậu Chéyat đeo trên cổ đứa con của Voóc vông mà anh em vợ chồng được đoàn tụ và kéo quân trở về quê hương trừng phạt Vôngsa và nhà vua, thứ phi Môngtea đã bị trừng trị thích đáng. Cuối cùng nhà vua Sôriyô và hoàng hậu Chéyat sống hạnh phúc, còn Voóc Vông và Sôrivông đều trở thành vua rời xa cha mẹ để cai quản vùng đất mà ở đó có một mái ấm gia đình đang chờ đợi họ. Từ đó để thấy rằng số phận những nhân vật trong chuyện cổ Campuchia không ai giống ai, thuộc tầng lớp nào trong xã hội thì những nhân vật bất hạnh đó cũng phải trải qua những sóng gió, thử thách của cuộc đời để đi tìm chân lý và hạnh phúc cho mình. Có thể họ mất đi cả tính mạng của mình vì một lý tưởng nào đó để vươn lên làm chủ cuộc sống và số phận. Nhưng nhìn chung, kết thúc các thiên truyện, số phận các nhân vật lý tưởng luôn giành được hạnh phúc và được đền đáp một cách xứng đáng nhất. Tuy vậy trong tình yêu các nhân vật sống hết mình vì tình yêu trong Riêmkê là sự đấu tranh giằng xé của con người lý trí và con người tình cảm. Riêm là một nhà vua nên anh ta không thể chấp nhận Xâyda làm mẫu nghi thiên hạ, mượn danh dự bản thân để nói lên danh dự của đất nước. Con người danh dự của Riêm không chịu được nhục, Riêm cứu Xâyda thoát khỏi tay quỷ Riếp, giúp chàng trả được thù rửa được nhục nhưng nó lại làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm của chàng với Xâyda, vì danh dự mà chàng cứu vợ, vì tình yêu mà chàng có thể vào sinh ra tử để cứu Xâyda. Riêm yêu Xâyda tha thiết nhưng chàng không thể chấp nhận sự trở lại của một người đàn bà mà con quỷ Riếp đã ôm ấp trong lòng bởi lòng ghen tuông cho dù là cái ghen tỉnh táo, vì danh dự của dòng họ và bản thân thì Riêm đã không còn thấy ở Xâyda sự trong trắng hoàn thiện ở thuở ban đầu. Còn Xâyda là con người rất yêu chồng nhưng luôn luôn trọng danh dự, nàng không chịu được để người khác xúc phạm đến nhân phẩm của mình nên nàng đòi hỏi cuộc thử lửa để chứng minh. Bi kịch của Xâyda là bi kịch của con người đáng được hưởng hạnh phúc và đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc nhưng sự thật lại trớ trêu phũ phàng, nỗi đau của Xâyda là nỗi đau của một con người, vợ yêu chồng, hết lòng chung thủy và yêu kính chồng nhưng lại bị chính chồng mình ruồng bỏ. Đây cũng chính là điều đã đẩy các nhân vật trong Riêmkê đi vào bi kịch của một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan cua Nhung.doc