Luận văn Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung . 2

2.2. Những bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu . 3

2.3. Xung quanh tập thơ "Việt Bắc" . 4

2.4. Khảo sát văn bản tập thơ Việt Bắc . 6

3. Mục đích nghiên cứu . 10

5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10

6. Phương pháp nghiên cứu . 10

7. Cấu trúc của luận văn . 10

Chương 1: "VIỆT BẮC" TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 . 11

1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam 1945 đến 1954. 11

1.2. Con đường thơ Tố Hữu từ tập thơ Từ ấy sang tập thơ Việt Bắc . 18

1.2.1. Từ tập thơ "Từ ấy". . 18

1.2.2. đến tập thơ "Việt Bắc" . 21

Chương 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ“ VIỆT BẮC” . 25

2.1. Khát vọng và niềm vui giải phóng Đất nước qua các chặng đường . 25

2.1.1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 25

2.1.2. Kháng chiến chín năm . 27

2.1.3. Chiến thắng Điện Biên phủ . 29

2.2. Cái "tôi" tác giả gắn với cái "ta"quần chúng trong bức tranh nhân dân kháng chiến . 31

2.2.1. Hình ảnh người lính . 31

2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ . 45

2.3. Tình yêu quê hương đất nước . 53

2.4. Tình cảm gắn bó với lãnh tụ và quê hương cách mạng . 59

Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “ VIỆT BẮC” . 72

3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng . 72

3.1.1. Thể thơ, câu thơ . 72

3.1.2. Nhạc điệu . 78

3.1.3. Ngôn ngữ, hình ảnh . 88

3.1.4. Niêm luật và vần . 92

3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại . 96

KẾT LUẬN. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần thoại: Anh đi, xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió, lay thành chuyển non Mái chéo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương ! (Tiếng hát sang xuân, 1965) Những vần thơ rất gợi cảm với những liên tưởng sáng tạo: Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh Mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu năm góc ! (Bài ca xuân 1968) Những anh hùng trong thời đại chống Mỹ cứu nước, cũng được nhà thơ xây dựng từ những con người có thật trong đời sống. Nhưng ở họ mang vẻ đẹp tượng trưng cho một thời đại, tiêu biểu như Nguyễn Văn Trỗi hoặc Mẹ Suốt, bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm chống Mỹ. Tố Hữu đã từ cái riêng của những cuộc đời cụ thể, khái quát lên thành cái chung của cả một lớp người, một thế hệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Trở lại anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân cầm súng, thật thà, chất phác, giản dị cả trong lời nói, cử chỉ và trong tư thế. Nhà thơ viết về họ với bản chất vốn có, mà vẫn tiềm tàng ẩn chứa những nét đẹp đại diện cho thời đại. Những con người kháng chiến và hiền lành ấy tiêu biểu cho toàn thể nhân dân lao động Việt Nam căm thù trước tội ác của giặc, đoàn kết yêu thương nhau trong một mối tình "cá nước", ra sức chiến đấu, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương. Họ là những người nông dân bình dị mà làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc. 2. Đặc trưng của chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa là ai cũng sẵn sàng ra trận. Trẻ em cũng ra trận, cũng biết đảm nhận những công việc thích hợp nhất với lứa tuổi mình. Lượm là hình ảnh được ghi nhận đầu tiên về em bé liên lạc trong thơ kháng chiến. Tâm hồn em hồn nhiên, nhưng lòng em thấm sâu tình yêu nước, em là những chú" đồng chí nhỏ" làm nhiệm vụ giao thông vượt qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo. Tố Hữu yêu chú bé liên lạc, điển hình của những con cháu trung dũng của Bác Hồ. Ngay trong những nét phác tả chú bé ấy ta đã thấy thật mến yêu: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh... (Lượm, 1947) Chú bé làm công tác liên lạc, vai đeo xắc, đầu đội mũ bộ đội, vẫn trẻ con trong bước đi nhảy nhót của tuổi nhỏ, xa nhà nhưng em không thấy sợ, lại thấy" ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà". Đó chính là niềm vui được ở trong đoàn thể, được sống bên cạnh các chú bộ đội, các chú cán bộ, được góp một phần nhỏ bé của mình cho cách mạng. Tố Hữu đã miêu tả em Lượm như một đồng chí nhỏ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Thôi chào đồng chí ! Cháu đi xa dần... (Lượm, 1949) Tố Hữu không hề" nâng cao" em lên thành người chiến sĩ cách mạng như trong Từ ấy: Em mạnh dạn chống bất công, tàn ác. Không cầu xin, không cất tiếng kêu ca. ( Hồn chiến sĩ, 1938) Em Lượm trong Việt Bắc vẫn cứ là trẻ con như thường. Em đi kháng chiến với một tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, nhí nhảnh là vậy, thế mà những viên đạn kẻ thù đã cướp đi sự sống của em. Nhà thơ đã dành cho em một lòng thương yêu đặc biệt. Khi em ngã xuống, không ai quên được chú Lượm của Tố Hữu, không ai không thắt lòng khi Tố Hữu hạ xuống hai chữ: Ra thế Lượm ơi ! ( Lượm, 1949) Kháng chiến có biết bao tấm gương hy sinh của những em nhỏ anh hùng như thế. Còn gì xúc động hơn cảnh ấy nữa. Dường như nhà thơ của chúng ta đã đau nhói tận tim và lặng đi không nói được khi biết tin em ngã xuống: Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi ! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi ! ( Lượm, 1949) Lượm, em bé giao thông anh dũng đã hy sinh vì nhiệm vụ. Thi sĩ lặng người lại trước" một dòng máu tươi", và hình ảnh" chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh" cứ nhói mãi trong lòng chúng ta. Lượm đã hy sinh, nhưng hình ảnh của em thì còn lưu mãi trên đồng đất quê hương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng. ( Lượm, 1949) Đó là sự sống không tắt của Lượm, của cả một lớp thiếu nhi tham gia kháng chiến ngay từ những ngày đầu cả đất nước lên đường vào trận, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ''. Cũng đồng thời là sự thể hiện sức sống của văn thơ, khi bằng sức mạnh của cảm xúc và ngôn từ, Tố Hữu đã làm cho một hình ảnh Lượm cá biệt bỗng sống hẳn lên và mang trong nó giá trị phổ quát, và nói lên được phẩm chất và gương mặt của cả một thế hệ. Nói tới các em bé liên lạc, nhiều nhà thơ cũng đã có những vần thơ thật xúc động. Lê Đức Thọ cũng dành tình cảm mến yêu cho một em bé liên lạc, nhưng ở trong một hoàn cảnh khác không hẳn như em Lượm: Đêm nay gió táp mưa xa Mái lều xơ xác dăm ba lá gồi Gió lùa chi mấy gió ơi Em đi trốn gió lại ngồi bên anh. ( Em liên lạc ) Viết về các em nhỏ, từ tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã có những vần thơ về các em, lời thơ có khi nghẹn ngào như muốn khóc: Con chim non không đợi chờ cánh mọc Cơ khổ em mới ngần ấy tuổi đầu! ( Hồn chiến sĩ, 1938 ) Trong kháng chiến cũng sớm có thơ của các em. Em Nguyễn Bá Dậu, thiếu sinh quân, nhân ngày sinh nhật Bác đã làm một bài thơ gửi đến Bác. Cả bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 thơ là niềm tự hào của một em bé được" theo anh Vệ quốc", được đi cùng anh, qua các địa danh rồi đây sẽ đi vào lịch sử: Bác Hồ ơi! Cháu là em bé phương xa Theo anh Vệ quốc xa nhà từ lâu Cháu qua Sông Đuống, Sông Cầu Phủ Thông, Đèo Khách, An Châu, Lũng Vài. Đến Lượm của Tố Hữu thì hình ảnh một thế hệ trẻ thơ gắn bó với sự nghiệp kháng chiến mới được thể hiện trong những đường nét linh hoạt, sống động và thật xúc động. Có thể nói Lượm là bài thơ hiếm hoi để lại một ấn tượng sâu sắc cho thiêú nhi Việt Nam qua bao thế hệ; có lẽ cũng là bài thơ dài đầu tiên nói về sự hy sinh, cái chết của người lính trên chiến trường, trong một âm điệu hào hùng, bi tráng và cũng đầy chất thơ. Hơn hai mươi năm sau, trong chống Mỹ, cũng Tố Hữu là người mở đầu dựng một tượng đài thiếu nhi qua truyện thơ Em Hoà, kể chuyện Hoà, 15 tuổi, quê ở Thừa Thiên, là dũng sĩ diệt Mỹ. Từ Lượm đến Em Hoà vừa là một khoảng cách, vừa là một bước tiến của dân tộc và thời đại. Nếu Lượm là những nét trữ tình bi tráng trong chống Pháp, thì Em Hoà là chất sống hiện thực sử thi của những ngày đồng khởi chống Mỹ. Vậy là, trong cuộc chiến vĩ đại của dân tộc chống các thế lực ngoại xâm, gần như luôn luôn, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đều để lại hình ảnh và dấu ấn trong văn thơ. 2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ 1. Những bà mẹ lao động Việt Nam được Tố Hữu thể hiện với lòng mến yêu đằm thắm. Đó là những bà mẹ nông dân nghèo khổ, cần cù, chất phác, thắt lưng buộc bụng nuôi con. Những bà mẹ ở hậu phương luôn hướng về tiền tuyến, theo dõi từng bước chân của những đứa con đi giết giặc. Trong thơ Tố Hữu, họ là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 bà mẹ Việt Bắc, là bà bầm, bà bủ. Tuy không có bà mẹ nào nổi hẳn lên như Bà má Hậu Giang trong Từ ấy hoặc Mẹ Suốt trong Gió lộng, nhưng họ đều là những hình ảnh rất đẹp. Một bà mẹ lo lắng nghĩ đến từng bước đi của đứa con trai và thương đồng đội của con: Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo, càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài phên gió núi ù ù Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về. ( Bà bủ, 1948 ) Tố Hữu đã ghi lại rất chân thực tình cảm của người mẹ có con đi đánh giặc cứu nước. Người mẹ không buồn rầu, đau khổ mà người mẹ chỉ yêu thương, tình thương đó thật thấm thía sâu sắc, nhìn thấy những vật quen thuộc quanh mình, những miếng ngon, người mẹ không thể không nhớ đến việc để dành phần con. Đó là phẩm chất "nhân văn" trong thơ Tố Hữu, và những hình ảnh bà mẹ nông dân nghèo khổ đã được vẽ lên bằng những nét đậm đà không thể phai nhạt: Nó đi đánh giặc đêm nay Bước run, bước ngã, bước lầy bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm Nó đi đánh giặc đêm hôm sưởi gì? (Bà bủ, 1948) Tố Hữu đã mến yêu rất mực bà mẹ Việt Nam, bà mẹ đẻ những người Vệ quốc quân, bà mẹ nuôi các anh cán bộ. Bà mẹ mà tấm lòng yêu thương như biển cả, là nguồn an ủi động viên vô hạn cho các con. Hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc ngồi kể" chuyện nhà chuyện cửa" bên bếp lửa, trên nhà sàn; "bà bủ nằm ổ chuối khô" nhớ con đi bộ đội đã trở thành những biểu tượng gần gũi và cao đẹp cho con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Năm xưa cơm củ ngon chi Năm nay cơm gié nhà thì vắng con ( Bà bủ, 1948 ) Từ chỗ thương con, bủ thương tất cả bộ đội. Hình ảnh con và hình ảnh toàn thể bộ đội đã hoà làm một trong lòng bủ: Đêm nay bộ đội rừng khe Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay ( Bà bủ, 1948 ) Thời đại đổi thay, các bà mẹ cũng khác xưa. Mẹ Suốt với ý thức chống Mỹ khác bà bủ nằm ổ chuối khô hồi kháng chiến chống Pháp: Sợ chi sóng gió tàu bay Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua ! Kể chi tuổi tác già nua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng ! ( Mẹ Suốt, 1965) Mẹ Suốt, Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, can trường, sẵn sàng làm công việc nguy hiểm đưa đò cho các anh bộ đội qua sông. Ở người mẹ này là sự quyện hoà giữa cái bình thường và cái vĩ đại, giữa bản năng tự nhiên và phần giác ngộ sâu xa của ý thức. Còn "Bà bủ" trước đó 20 năm thì đúng là một bà mẹ nông dân còn có một vẻ cũ kỹ, đêm đêm bà còn "khấn thầm", nhưng cái hình thức mê tín ấy thể hiện một ước mơ thiết thực và tiến bộ: bủ khấn thầm cho con: '' bao giờ hết giặc, về quê", bởi bủ thương con, nhớ con. Thương nhớ đến xót xa, nhưng "Càng lo càng nghĩ, càng căm, càng thù". Đọc những vần thơ của Tố Hữu, càng thấy hay và thầm thía, bởi đó là thơ chân thực, thơ của nội tâm con người. Mỗi câu nói đơn sơ của Bà mẹ Việt Bắc nhưng lại lắng đọng một ý nghĩa thật sâu xa, da diết đi vào lòng người đọc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Tôi ôm lấy nó Tôi kể trước sau Nỗi nhà mất bố Nỗi anh chết tù Mắt nó đỏ nọc Nó cầm tay tôi Mé ơi đừng khóc Nước độc lập rồi! ( Bà mẹ Việt Bắc, 1948) Bà mé miền núi (Bà mẹ Việt Bắc) tràn ngập niềm vui khi con đi bộ đội về thăm nhà, một niềm vui rất chất phác khi thấy con đã lớn lên cả về thân thể, cả về tinh thần: Thoạt trông thấy nó Tôi chẳng biết ai Nó cao hơn bố Tôi chỉ bằng vai ... Bộ nó rõ oai ....Trước nó lam lũ Bây giờ thấy sang... ( Bà mẹ Việt Bắc, 1948) Mỗi bà mẹ trong thơ Tố Hữu có một cảnh ngộ, tính cách và tâm trạng riêng. Bà mẹ Việt Bắc thì như vậy. Còn Bà má Hậu Giang trước đó trong Từ ấy lại có một vẻ cứng cỏi, hiên ngang đặc biệt Nam Bộ: Má hét lớn tụi bay đồ chó Cướp nước tao, cắt cổ dân tao Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng... ( Bà má Hậu Giang, 1941) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Hay cuộc đời của bà mẹ Tơm sau này trong Gió lộng một cuộc đời lặng lẽ, âm thầm mà rất đẹp: Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời. ( Mẹ Tơm, 1961) Có thể nói, với Việt Bắc và trước đó là Từ ấy và về sau là Gió lộng, Tố Hữu là nhà thơ đầu tiên thể hiện rất đẹp hình ảnh người mẹ trong thơ hiện đại. Gắn với từng thời kỳ lịch sử, từng miền đất, từng cảnh ngộ khác nhau, tuy mang những dấu ấn riêng, nhưng các mẹ đều có những đặc điểm chung của bà mẹ cách mạng Việt Nam là: hy sinh, nhẫn nại, chịu đựng mọi gian khổ, can trường, yêu thương cán bộ, bộ đội, một lòng vì đất nước. 2. Bên cạnh những bà mẹ, Tố Hữu cũng ghi lại hình ảnh những cô gái" phá đường". Những người phụ nữ nông thôn theo lời kêu gọi của Chính phủ, đi phá đường để chặn xe cơ giới của địch. Đó là chị phụ nữ Bắc Giang: Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng Em cũng theo chồng đi phá đường quan. ( Phá đường, 1948) Người phụ nữ nông thôn đó đã đấu tranh và giải quyết được mâu thuẫn một cách vui vẻ giữa việc nước và việc nhà, và công tác với một tinh thần thi đua phấn khởi. Tố Hữu viết rất thực, đúng như những gì vốn có ở tinh thần, ý chí của người phụ nữ. Hì hà hì hục Lục cục lào cào Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào ! ( Phá đường, 1948) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Vĩ đại thay, cuộc kháng chiến đã làm cho họ lớn lên. Trong công tác, phụ nữ đã không thua nam giới. Họ thách nhau" thử ai tài hơn ai" trong bất cứ nhiệm vụ nào, nhằm góp sức cho kháng chiến: Ta thi nhau thử, ai tài hơn ai? Anh tài thì em cũng tài Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì! ( Phá đường, 1948) Có lẽ để vơi đi nỗi vất vả, mệt nhọc trong lao động, các chị vừa đào hố trên đường đi, vừa như ôn lại bài học bình dân mới học: Đường đi ngoắt ngéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ ( Phá đường, 1948) Các chị, cũng như tất cả người con đất Việt luôn có một tình yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Trong công tác phá đường, họ như được đối diện với kẻ thù. Thằng Tây mà cứ vẩn vơ Có hố này chờ chôn sống mày đây. Ớ anh ớ chị nhanh tay Nhanh tay ta cuốc, chôn thây quân thù ! ( Phá đường, 1948) Công việc phá đường diễn ra vào thời gian đêm khuya gió rét, khiến ta càng cảm thấy nỗi gian nan, vất vả của các chị phụ nữ. Nhưng không, thời tiết khắc nghiệt đó không làm các chị nản lòng, tiếng cuốc vẫn vang lên đều đều với một tinh thần lao động vui say: Đêm nay gió rét trăng lu Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường... ( Phá đường, 1948) Bài Phá đường là thành công hoàn hảo đầu tiên của thơ kháng chiến, thật là mới, thật là trẻ, gân guốc thanh xuân, nhịp đi thoăn thoắt, lời thơ trong trẻo, điệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 thơ nhanh nhẹ, vui tươi, để làm nổi bật hình ảnh chị dân công phá đường trong ngày đầu kháng chiến. Kháng chiến ba ngàn ngày - từ phòng ngự, cầm cự, đã chuyển sang tổng phản công. Tố Hữu không ngừng theo dõi từng bước tiến của người phụ nữ trong toàn cảnh bức tranh kháng chiến, mới đó mà biết bao thay đổi. Lần này sau Phá đường chúng ta gặp chị không phải ở quê nhà, mà trên những nẻo đường xa bất chấp mọi mưa to, gió lớn và vào lúc này thì tiếng hát của chị ngân vang: Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây, gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát. (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954) Các chị thật đáng khâm phục, mới ngày nào con bế con bồng, việc nhà bề bộn mà vẫn sẵn sàng đi làm công tác dân công. Nay lại lên tiền tuyến làm công tác tiếp vận cho các anh bộ đội, chiến sĩ không quản khó nhọc. Họ lại tiếp tục vui say trong công việc của người dân công hoả tuyến, cùng với tiếng hò, điệu hát. Và không ít người trong họ đã ngã xuống thật vinh quang: Hỡi các chị các anh Trên chiến trường ngã xuống ! Máu của anh chị, của chúng ta không uổng: Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954) Cùng với Tố Hữu, ta cũng bắt gặp hình ảnh các cô gái đi tiếp vận trong những lời thơ của Trần Hữu Thung: Quê em ở cuối Hà Nam Gửi con sắp sửa nhập đoàn dân công ... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Từ Gò Tra mưa ra Phố Sấu Từ Phố Sấu mưa thấu Chi nê Mưa quây rừng núi mưa về Đường trơn, gánh nặng đêm khuya sá gì ! Với Tố Hữu, từ tập thơ Từ ấy luôn là thái độ hết sức trân trọng với người phụ nữ. Bao nhiêu hình ảnh phụ nữ trong thơ Tố Hữu đã trở nên thân thiết đối với người đọc. Từ cô gái sông Hương, đến chị đắp đê trong thời Nhật thuộc, từ chị dân công phá đường trong hồi đầu kháng chiến chống Pháp, đến chị Lý trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ... Mỗi hình ảnh người phụ nữ đều có nét đẹp riêng trong sự mến thương và kính trọng của nhà thơ. Chị Lý trong kháng chiến chống Mỹ, là con người vốn rất bình thường mà lại phi thường, như một nhân vật siêu nhiên. Viết về chị, Tố Hữu đã ghi lại một nét đẹp lý tưởng của người con gái Việt Nam, hoàn toàn khác người phụ nữ thời kháng chiến chống Pháp: Em là ai ? cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây là mây hay là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ? ( Người con gái Việt Nam, 1958) Các cô dân quân ngày trước trong chống Pháp tham gia phá đường và tải lương, tải đạn thì giờ đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, họ lại trực tiếp cầm súng, cầm cày: Chào cô dân quân tay súng tay cày Chân lội bùn mơ hạ máy bay ( Chào xuân 1967) Như vậy, hình ảnh người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được Tố Hữu viết nên bằng những lời thơ thật chân thực như bản chất vốn có. Tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Hữu không xây dựng họ lên như một đại diện cho một thế hệ. Nhưng ở họ luôn có một tình yêu nước sâu sắc, khi cần họ không quản khó khăn gian khổ, sẵn sàng gác công việc riêng vì mục đích chung của cuộc kháng chiến với niềm vui say vô bờ, từ trong suy nghĩ, lời nói, hành động, ước mơ, đều hết sức giản dị, nhưng chính sự giản dị này đã làm nên lịch sử đáng ghi nhớ cho dân tộc. 2.3. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc 1. Tập thơ Việt Bắc xây dựng trên một tình yêu lớn: Tình yêu nước. Yêu nước với Tố Hữu trước hết là yêu những người lao động và chiến đấu cho đất nước. Yêu nước cũng là yêu quê hương đất nước, yêu tất cả những cảnh vật gắn liền với đời sống của nhân dân. Có thể nói tình yêu đối với con người và yêu cảnh quan thiên nhiên trong tập thơ Việt Bắc luôn đan cài vào nhau tạo nên một vẻ đẹp độc đáo của con người và núi rừng Việt Bắc. Trong tập thơ Việt Bắc, cũng như trong ca dao, trong Truyện Kiều và trong nhiều áng thơ xưa, cảnh luôn gắn bó mật thiết với con người. Trong câu ca dao: Trăm năm vì lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa Cây đa và bến đò là những "nhân vật" cần thiết trong câu chuyện trăm năm lỗi hẹn. Nhà thơ Tố Hữu cũng vậy, ông không nói cảnh để mà nói cảnh, mà gợi cảnh là để gắn nó với người. Từ cái "bóng tre trùm mát rượi" trên câu chuyện thân thiết giữa hai người đến cái hình ảnh: Xa xôi đầu xóm tre xanh Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già ( Cá nước, 1947) Cảnh với người luôn hoà quyện, đi đôi với nhau. Nhà thơ đã lồng hình ảnh anh bộ đội :"mồm nở tươi, mặt vàng thắm" vào cái khung cảnh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Cánh đồng quê tháng mười Thơm nức mùa gặt hái. ( Cá nước, 1947) Tạo nên một không gian rất quen thuộc, rất đầm ấm trong tâm trí mọi người Việt Nam, hình ảnh" Chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh..." mà chúng ta đều nhớ cũng hiện lên trong nền cảnh những đồng lúa: Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca-lô chú bé Nhấp nhô trên đồng. (Lượm, 1949) Em bị một viên đạn của quân thù giết chết. Trong phút chốc, tưởng chừng như quân giặc đã thắng. Nhưng mà không: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng (Lượm, 1949) Hình ảnh em Lượm hy sinh giản dị mà anh dũng tuyệt vời, trên cánh đồng ngát mùi hương lúa cũng là hình ảnh chính nghĩa thắng phi nghĩa, cái sống thắng cái chết ngay giữa lúc chính nghĩa và sự sống đang bị quân thù đe doạ và chà đạp. Cho nên liền sau đó hình ảnh "chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh..." lại hiện lên trong bài thơ và sẽ ghi mãi trong lòng người, không một viên đạn nào giết nổi. Cũng như không một sức mạnh tàn bạo nào ngăn được những cánh đồng lúa của ta mỗi mùa lại một lần thơm mùi sữa và mãi mãi còn xanh. Cảnh gắn bó với người. Người đi xa, cảnh nhắn lời chờ đợi. Mấy câu sau đây là của nhà thơ Liên Xô Xi- mô- nốp nhưng cũng là thơ Tố Hữu, vì nhà thơ đã chuyển nó thành những câu thơ rất Tố Hữu và cũng rất Việt Nam: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Chúng tôi đợi các anh về Rừng xanh vọng tiếng đồng quê nhắn lời Rừng xưa quê cũ xa rồi Đêm đêm còn vọng giọng lời thiết tha. ( A-liêu-sa nhớ chăng?, 1949) Người về, cảnh vui mừng rộn rã. Anh bộ đội "lên Tây Bắc” mỗi bước anh đi là: Mỗi bước vàng theo đồng lúa chín Lửa vui từng mái nứa tươi xanh ( Lên Tây Bắc, 1948) Tố Hữu lấy cảnh tả người, thật là đẹp. Anh bộ đội được dựng lên như một nhân vật thần thoại, mỗi bước đi là trăm hoa đua nở. Anh đi tới đâu cũng đem lại niềm vui cho mọi người, cảnh vật. Hình ảnh ấy tuyệt nhiên không có gì là huyền hoặc. Nó hoàn toàn đúng với sự thực vĩ đại trong thời đại chúng ta: Anh về, cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca... (Lên Tây Bắc, 1948) Nhưng trong tập thơ Việt Bắc không phải chỉ có những cảnh đầm ấm tươi vui. Tố Hữu còn gợi lên những cảnh cơ cực trước đây ít biết đến. Từ cái cảnh ngô khoai bề bộn, con bế con bồng của chị dân công phá đường, cái cảnh" phên nan gió lọt lạnh lùng" của bà mẹ Việt Bắc, cái "ổ chuối khô" của bà bủ trằn trọc nhớ con đến cảnh bà bầm"vừa cấy, vừa run" giữa mưa phùn gió núi, ướt dầm manh áo tứ thân, tất cả những cảnh cơ cực ấy đã nói lên cái thực tế nông thôn trước đây và tấm lòng yêu mến lo lắng của nhà thơ đối với người nông dân lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 2. Cảnh sắc miền núi Việt Bắc, vẫn là sự khăng khít giữa người và cảnh. Những năm kháng chiến chống Pháp đã khiến cho chúng ta thấy gần gũi, gắn bó với núi rừng Việt Bắc, chính nơi rừng thiêng, nước độc này lại là nơi chở che cho bộ đội của ta, Tố Hữu đã nói lên được sự thống nhất giữa người và cảnh: Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng (Việt Bắc, 1954) Việt Bắc- quê hương cách mạng, đầu não kháng chiến - cố nhiên hình ảnh trung tâm, nổi bật sẽ là hình ảnh “Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công”. Và trung tâm của trung tâm, ở vị trí nổi bật nhất là hình ảnh Lãnh tụ. Do vậy mà nỗi nhớ sâu đậm nhất là nhớ Bác. Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường (Việt Bắc, 1954) Người đi qua rồi mà rừng núi vẫn chưa hết ngạc nhiên sung sướng, vẫn tha thiết trông theo. Bức tranh hiện lên như một câu chuyện thần tiên mà vẫn rất thật, vì nó nói lên được một sự thực rất lớn là lòng nhân dân tha thiết hướng về lãnh tụ. Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người ( Việt Bắc, 1954) Những câu thơ nói cảnh trong tập Việt Bắc không nhiều. Cảnh gợi lên cũng chỉ gợi bằng một vài nét. Nhưng chỉ vài nét mà rất đậm đà, rất phong phú và chan chứa tình người. Cảnh in dấu bàn tay người, do sức lao động, sức chiến đấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 của con người sáng tạo ra. Tố Hữu miêu tả cánh đồng Điện Biên sau chiến thắng, một cảnh thật đẹp. Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954) Phải vượt qua bao nhiêu gian khổ, hy sinh, mới lại có được cảnh tươi sáng ấy: Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng. (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954) Nói đến cái đẹp vô cùng của Tổ quốc, những cảnh Tố Hữu nghĩ đến nhiều nhất cũng là những cảnh do sức người xây dựng: Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Ta đi tới, 1954) Ngay trên bến nước Bình Ca, cái phần đẹp nhất cũng là những chuyến phà dào dạt tình người kháng chiến: Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Ta đi tới, 1954) Kháng chiến thắng lợi, Trung ương Đảng và Bác Hồ về lại thủ đô, Tố Hữu viết về Việt Bắc như là cái nôi của quê hương cách mạng. Nhà thơ nói ngay đến mười lăm năm gắn bó, đến ngọn nguồn tình nghĩa: Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. (Việt Bắc, 1954) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Càng thân thiết gấp bội là những hình ảnh đặc sắc của Việt Bắc. Bên cạnh cảnh thiên nhiên rực rỡ: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" là con người đẹp: "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Bên cái cảnh đầm ấm:" Ngày xuân mơ nở trắng rừng", gắn liền với cái hình ảnh đậm đà: "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang", "Ve kêu rừng phách đổ vàng". Cùng với hình ảnh "Nhớ cô em gái hái măng một mình", là cảnh nên thơ" Rừng thu trăng rọi hoà bình", "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"... Những câu thơ viết tự nhiên, như tuôn chảy từ tấm lòng, có nỗi nhớ của bốn mùa, lúc vắng lặng, hiu hắt, lúc rộn ràng tươi xanh. Nhà thơ phải có cái tình thiết tha với con người và thiên nhiên Việt Bắc mới ghi được những hình ảnh ấm áp ngời sáng như vậy. Thiên nhiên nếu có lúc kém phần tươi tắn, thì tình người lại càng thắm thiết hơn để bù đắp và hoà quyện với thiên nhiên: Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc434.pdf