Luận văn Giải mã thế giới ảo trong Liêu Trai Chí Dị dưới góc nhìn của huyền thoại học

Xuất phát từquan niệm vạn vật đều có linh khí, người Trung Quốc cổcho rằng muôn

loài trong thếgiới nếu sống lâu hoặc do biết cách tu luyện sẽcó linh tínhnhiều hơn các vật

khác, thường được gọi là tinh. Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, hồly là một loài động

vật rất khôn ngoan, có linh tính, sống gần gũi với thếgiới con người. Nó có thói quen chào đón

mặt trời mỗi khi bình minh đến bằng cách cất tiếng rú. Theo truyền thuyết thì loài hồly có thể

tu luyện thành tinh nên được gọi là hồly tinh. Khi thành tinh chúng có nhiều phép biến hóa và

làm được nhiều việc tốt giúp con người, vì vậy nó còn được gọi là hồtiên. Đó là những con

chồn tu luyện lâu năm có nhiều phép thuật và có thểbiến hoá thành người. Có thểnói rằng, nếu

không có quan niệm vạn vật hữu linh của tưduy huyền thoại thì chắc chắn sẽkhông có các

nhân vật ảo trong Liêu trai chí dịbởi quá trình tìmhiểu các nhân vật này đã cho thấy chúng

được sinh ra từsựkếthừa sâu sắc. Người nguyên thủy quan niệm tất cảsựvật đều có linh hồn,

có sựsống giống nhưcon người đã giải thích vì sao các nhân vật ảo sinh ra từquan niệm vạn

vật hữu linh có hành động, tưtưởng, tình cảm giống nhưcon người. Bên cạnh đó, người

nguyên thủy cũng chưa có sựphân biệt một cách rõ ràng giữa thần và ma “gần nhưkhông thể

nào vạch ra được một ranh giới dứt khoát giữa những ma chỉ đem lại điều lợi hay điều hại

cho con người với những ma có chức năng đặc biệt là cai quản các hiện tượng tựnhiên” [66,

tr.764] cho nên có thểthấy linh hồn vạn vật nhưma, tinh động vật, tinh thực vật và các vật

thể đều có khảnăng phi thường, đặc biệt là khảnăng biến hóa.

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải mã thế giới ảo trong Liêu Trai Chí Dị dưới góc nhìn của huyền thoại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n được nhiều rượu nên mỗi lúc nấu rượu xong đều cho thuốc độc vào, người giỏi uống đến mấy cũng dễ say. Tên Ất trở nên có tiếng là nấu rượu giỏi, rất giàu có, lại thèm khát con dâu của người họ Tôn, nài nỉ hồ ly giúp chiếm đoạt được nàng. Hồ ly cho Ất mượn chiếc áo xám của mình nhưng Ất chưa kịp quấy nhiễu người khác đã bị vị tăng lập đàn tràng trừ hồ ly sai rồng đi bắt. Ất ngã vật xuống biến thành một con chồn, dù được vị tăng cho vợ con dắt về nhưng chỉ vài ngày sau thì chết. Mô tip người biến thành vật còn được sử dụng như một sự trừng phạt: vợ Đỗ Tiểu Lôi bất hiếu với mẹ nên bị biến thành con lợn (truyện Đỗ Tiểu Lôi), kẻ sĩ Khâu sinh tính nết xấu xa bị biến thành con ngựa (truyện Bành Hải Thu). Ngoài ra, mô tip này cũng được dùng miêu tả những kẻ độc ác có phép thuật sẵn sàng biến người thành dê, lừa (truyện Tạo súc). Có một dạng biến hình không thuộc hai dạng trên là ma đội lốt người. Quan niệm vạn vật hữu linh cho rằng con người cũng như vạn vật đều có linh hồn và thể xác. Khi chết rồi, linh hồn vẫn còn tồn tại tiếp tục cuộc sống của mình. Trong Liêu trai chí dị, rất nhiều hồn ma thậm chí đã chết hàng trăm năm vẫn mượn lại nhan sắc tươi thắm của mình lúc còn ở chốn trần gian để một lần nữa trà trộn vào chốn trần tục. Tất cả chỉ vì đam mê cuộc sống trần thế như nàng ma họ Lý trong truyện Liên Hương đã nói rằng “Hai con ma gặp nhau tịnh không có chi vui sướng. Nếu được vui sướng thì dưới suối vàng há phải thiếu hạng trai tráng ư?” [45, tr.418], cho nên nàng cung nữ Lâm Tứ Nương vô cùng xinh đẹp chết đã 17 năm vẫn tìm đến với Trần Bảo Thược cho thỏa giấc mộng yêu đương, thi ca lúc sống không thành (Truyện Lâm Tứ Nương). Nàng ma Chương A Đoan trong truyện cùng tên chết đã hơn 20 năm vẫn hiện lên trêu chọc, yêu đương chàng trai Thích sinh gan dạ. Đáng lẽ một người chết đi lập tức phải xuống âm phủ trình diện nhưng nàng đã trốn Diêm Vương suốt hơn 20 năm vì quá lưu luyến với cuộc sống trần thế. Đến khi nàng bị người chồng cũ kiện vì tội thất tiết, nàng phải chết lần nữa thì tất cả chỉ còn là bộ xương trắng. Nàng ma Liên Tỏa trong truyện ngắn cùng tên cũng phải chờ đợi suốt 20 năm mới gặp được tri kỷ là Dương Tử Úy để được hồi sinh làm vợ của chàng. Đặc biệt, Hoạn Nương đã chết hơn 100 năm vẫn trà trộn vào cuộc sống trần tục (truyện Hoạn Nương). Khác với quan niệm dân gian cho rằng ma hầu hết đều hại người, nhà văn Bồ Tùng Linh khi xây dựng hình tượng này đã đem lại cho người đọc một cảm giác vô cùng ấm áp của tình yêu cuộc sống mà không phải bất cứ con người trần gian nào cũng có được và giữ được trọn vẹn như thế trong suốt cuộc đời mình. Dạng biến hình từ vô hình sang hữu hình này gần gũi với mô tip vật biến thành người bởi tình yêu cuộc sống đã thôi thúc các nhân vật mượn thân xác con người để hưởng trọn vẹn cuộc sống như con người trần thế. Cho dù mô tip biến hình ở đây đa dạng như thế nào, từ người biến thành vật, vật biến thành người, ma đội lốt người thì sự biến hình cũng diễn ra hết sức nhanh chóng chỉ trong chớp mắt, hầu như không cần sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên khác, hơn nữa các nhân vật biến hình đều vì những lý do hết sức trần tục đã làm cho các yếu tố ảo – thực trong truyện đan xen vào nhau. Trong truyện Tửu bằng, một thư sinh uống rượu say ngủ thiếp đi, tỉnh dậy đã thấy một con chồn nằm ngay bên cạnh. Một lát sau chồn tỉnh dậy, hoá ngay thành một chàng thư sinh nho nhã. Trong truyện Đổng Sinh, anh chàng Đổng Sinh bước vào phòng mình thấy một cô gái tuyệt đẹp đang nằm ngủ. Chàng mừng rỡ rờ xuống hạ thể thấy có đuôi liền sợ hãi xanh mặt, định chạy trốn. Cô gái tỉnh dậy cười bảo Sinh rờ lại lần nữa thì thấy cái đuôi đã biến mất. Tên nô bộc của thiên hộ Hàn Quang Lộc đêm nằm còn trông thấy rõ ràng trên lầu có ánh đèn như ngôi sao sáng một lát lập lòe rơi xuống đất, hóa thành con chó, vừa tới trong vườn, nó lại hóa ngay thành một người con gái cúi xuống lay gọi hắn ta (truyện Khuyển đăng). Sự biến hoá nhanh nhạy của nhân vật ảo đã tạo nên không khí hư hư thực thực, thoắt ẩn thoắt hiện của truyện Liêu trai. Điều này khác với trong thần thoại, các sự kiện siêu nhiên thống trị mạch truyện, khác với truyện cổ tích xây dựng các yếu tố ảo – thực phân biệt rạch ròi. Tác giả của Liêu trai chí dị muốn dùng mô tip vật biến thành người làm phương tiện chuyển tải tư tưởng của mình: vừa khẳng định cuộc sống trần gian là hạnh phúc vừa phủ định nó khi để cho một số nhân vật là người phải biến thành vật để thực hiện ước mơ của mình trong xã hội bấy giờ. Về nghệ thuật, mô tip người biến thành vật và vật biến thành người được miêu tả rất nhanh gọn, gói trọn trong những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi mà lại diễn ra rất nhiều lần tạo cho tác phẩm cái không khí hư hư thực thực, thoắt ẩn thoắt hiện làm cho câu chuyện thêm bí ẩn và hấp dẫn. Đó là sự sáng tạo của nhà văn khi kế thừa những mô tip đặc sắc nhất từ trong thần thoại. Như vậy, nhà văn Bồ Tùng Linh đã xây dựng cốt truyện Liêu trai chí dị theo hình tượng nhân vật kỳ ảo sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại. Đồng thời, ông cũng xây dựng truyện bằng hàng loạt các sự kiện biến hình rất kỳ ảo. Mặc dù kế thừa sâu sắc tư duy huyền thoại, các tác phẩm thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết… nhưng tác giả của Liêu trai đã có sự sáng tạo lớn khi làm cho truyện dù được xây dựng theo hình tượng nhân vật kỳ ảo vẫn có sự đan xen thực - ảo chứ không phải là sự thống trị hoàn toàn của cái ảo, dù là chuỗi các sự kiện kỳ ảo nhưng lại ngầm thể hiện quan niệm về xã hội. Sự kế thừa và sáng tạo khi nhà văn sử dụng huyền thoại còn được thể hiện rất rõ trong thế giới nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật. 2.2 Thế giới ảo thể hiện qua nhân vật trong Liêu trai chí dị Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học. Văn học không thể thiếu được các nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để miêu tả thế giới một cách hình tượng. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng của con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Bản chất văn học là quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Nhà văn Bồ Tùng Linh đã tạo ra thế giới các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị với nguồn gốc, ngoại hình, khả năng, tính cách thật là kỳ ảo. Quan hệ giữa các nhân vật này cũng rất hư ảo giàu màu sắc tưởng tượng. Đó là kết quả của sự kế thừa một cách sâu sắc thần thoại, quan niệm dân gian đã có từ cổ xưa và sự sáng tạo trong cách bộc lộ thái độ, tình cảm thế sự một cách vô cùng ẩn ý. 2.2.1 Hệ thống nhân vật kỳ ảo Liêu trai chí dị tồn tại với số lượng rất nhiều các nhân vật ảo. Đó là ma, là hồ ly, tinh của vô số loài động vật khác, tinh thực vật và các vật thể, ngoài ra còn có thần, Phật, tiên, đạo sĩ, quỷ, yêu quái… Các nhân vật này được xác định là nhân vật ảo chủ yếu là từ nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Nguồn gốc khác thường này sẽ lý giải những khả năng, tính cách khác thường của các nhân vật ảo. Dạng nhân vật ảo phổ biến nhất trong Liêu trai chí dị là ma và hồ ly. Khi trà trộn vào thế giới của người sống, ma có thể mượn lại hình dạng của mình lúc còn sống, đội lốt chính mình. Trong Liêu trai chí dị, rất nhiều nhân vật thân xác đã chết, nhiều khi chỉ còn lại bộ xương trắng hằng trăm năm, chỉ còn lại linh hồn quanh quẩn bên cái xác của mình hoặc thơ thẩn chốn trần gian nhưng vẫn trở về trong hình dạng con người như Vương Lục Lang (truyện Vương Lục Lang), Chương A Đoan (truyện Chương A Đoan), Lý (truyện Liên Hương), Liên Toả (truyện Liên Tỏa)… Các nhân vật này hiện ra trước mắt các chàng thư sinh với vóc dáng vô cùng xinh đẹp, yểu điệu. Cũng như các nhân vật ảo là ma, hồ ly có thể có hồ ly đực như trong truyện Tửu bằng, Hiệp nữ… nhưng đa số là các hồ ly cái hiện lên trong vóc dáng vô cùng yểu điệu, xinh đẹp. Đó là Kiều Na (truyện Kiều Na), người vợ bé (truyện Hồ thiếp), Liên Hương (truyện Liên Hương), cô Tân (truyện Tân Thập Tứ nương), Phong Tam Nương (truyện Phong Tam Nương)… và rất nhiều nhân vật hồ ly khác không tên. Trong tác phẩm này còn tìm thấy tinh các loài động vật khác như chim câu (truyện Cáp dị), thuồng luồng, cá (truyện Tây Hồ chúa), ba ba (truyện Bát đại vương), quạ (truyện Trúc Thanh), chim anh vũ (truyện A Anh), ong (truyện Liên Hoa công chúa)… cũng có thể biến hoá thành người. Trong Cáp dị, chim câu trắng hóa thành chàng thư sinh. Trong truyện Tây Hồ chúa thì bà chúa Tây Hồ vô cùng lộng lẫy thực ra là thuồng luồng, thị nữ theo hầu là con cá nhỏ luôn ngậm đuôi thuồng luồng lúc chủ gặp nạn. Trong truyện Liên Hoa công chúa, công chúa Liên Hoa cùng vua quan, binh lính thực ra là cả một đại gia đình nhà ong… Các nhân vật vốn là thực vật tuy xuất hiện không nhiều bằng các loài động vật nhưng cũng không kém phần ấn tượng. Đó là hai chị em Cát Cân, Ngọc Bản nhà mẫu đơn (truyện Cát Cân), hai chị em Hoàng Anh, Đào nhà họ cúc (truyện Hoàng Anh)… Rất độc đáo là sự xuất hiện của của những vật thể vốn được xem là vô tri cũng trở nên có linh tính, có thể mượn hình dạng người sống tạm cõi trần như những sợi tóc đã biến thành rất nhiều những người tí hon chỉ cao hơn một thước (truyện Tiểu kê), một thanh niên nho nhã bị đánh hiện nguyên hình chỉ toàn là đất (truyện Nê thư sinh). Các nhân vật này không khỏi làm cho người đọc không liên tưởng tới hai nhân vật chính trong một tiểu thuyết khác cũng xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh của tư duy huyền thoại. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần cũng có chàng Bảo Ngọc xuất thân từ hòn đá biết xốn xang với cuộc sống phàm trần nên quyết xin xuống trần thế, có nàng Đại Ngọc vốn là cây Giáng Châu chịu ơn của Thần Anh mà xuống trần quyết lấy nước mắt đền ơn chăm tưới của ân nhân. Liêu trai chí dị còn phổ biến dạng nhân vật là tiên: cha con Thanh Nga thành tiên trong động sâu (truyện Thanh Nga), nàng tiên Phiên Phiên cùng các chị em, bạn bè của mình ở chốn núi sâu (truyện Phiên Phiên), các vị tiên ở đảo đầy hoa thơm cỏ lạ (truyện Phấn Điệp)… Bên cạnh đó còn có các nhân vật là đạo sĩ có nhiều phép thuật sống ung dung giữa trời đất. Rất nhiều thần linh sống ở trên trời, giữa trần thế, dưới âm phủ, thủy cung. Trong Liêu trai chí dị, ngoài Phật còn có Diêm Vương trông coi cõi âm, Thượng đế trông coi cả ba cõi (Truyện Thủy mãng thảo, Lôi Tào…). Về hình dạng, các nhân vật ảo hầu hết phải mượn của con người, chủ yếu hiện ra trong vóc dáng của các mỹ nhân vô cùng xinh đẹp hơn hẳn người thường. Tất nhiên, vì đội lốt nên đôi khi hình dạng các nhân vật không khỏi có chỗ kỳ quặc như hồ ly trong truyện Đổng Sinh mặt mày rất xinh đẹp nhưng lại có cái đuôi chồn, nàng ma họ Lý trong Chồn quỷ tranh chồng thân hình nhẹ bổng… Thừa hưởng sự tưởng tượng vô cùng phong phú của tư duy huyền thoại như bất kỳ con người nào trên thế gian này, Bồ Tùng Linh còn xây dựng những nhân vật có hình dạng vô cùng kỳ quặc cho đến bây giờ có lẽ khoa học vẫn chưa thể chứng minh thế gian lại có những sự vật bằng xương bằng thịt như thế. Dân gian vẫn quan niệm rằng hình dạng kỳ lạ là một dấu hiệu bề ngoài báo hiệu nhân vật chắc chắn có năng lực kỳ lạ, nói lên rằng trong nhân vật tiềm ẩn hoặc là những sức mạnh tự phát của tự nhiên, hoặc là sức mạnh công phu tu luyện tự giác lâu ngày. Tất nhiên, năng lực kỳ lạ hoàn toàn không phải chỉ có ở những nhân vật có ngoại hình kỳ lạ. Thật vậy, hầu hết các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị đều có năng lực kỳ lạ. Trong truyện cổ tích, các nhân vật khó có thể biến hóa nếu không có sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên nhưng trong Liêu trai chí dị các nhân vật có thể tự mình biến hóa chỉ trong tích tắc như trong thần thoại, các vị thần có khả năng biến hóa phi phàm. Đầu tiên, điều ấy thể hiện ở khả năng biến đổi hình dạng của mình, chim anh vũ phút chốc hóa thành cô gái đẹp, con chồn tỉnh ngủ cựa mình biến thành thư sinh nho nhã… Các nhân vật ảo còn có thể biến hóa các sự vật khác, có thể phân thân (truyện A Anh), có thể lấy vật mình cần bất chấp không gian cách trở (truyện Hồ thiếp), có thể tiên đoán cho dù hiện tại, tương lai hay ở cả cõi khác. Trong truyện Bát đại vương, Phượng Tiên có thể thổi một đống giày biến mất trong tích tắc… Nhân vật ảo còn có tính cách kỳ lạ dám làm và làm được những việc không ai dám làm và cũng không thể nào làm được, đặc biệt là có tình yêu lứa đôi vô cùng say đắm, mãnh liệt. Xét về mặt tính cách, trong hệ thống nhân vật thực cũng có nhiều yếu tố ảo. Đó là thái độ vô cùng kỳ lạ đối với các lực lượng siêu nhiên của các chàng thư sinh, khi gặp những mỹ nhân xinh đẹp thì lập tức quên phắt nguồn gốc quái dị của các nàng. Hệ thống các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị hình thành từ tư duy huyền thoại. Tư duy huyền thoại còn được gọi là tư duy nguyên thủy, tư duy man dã chỉ hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới, là cái nhìn huyền thoại về thế giới. Trong thời nguyên thủy, con người chưa có hiểu biết đáng kể về tự nhiên, cảm thấy vô cùng lo sợ trước tự nhiên đầy bí ẩn mà lại chưa phân biệt mình với tự nhiên nên đã đem những hiểu biết về bản thân mình gán cho tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh và tin rằng cả vũ trụ được điều khiển bởi các lực lượng siêu nhiên có quyền hành vô hạn. Mưa, gió, biển… cũng trở thành các vị thần: thần mưa, thần gió, thần biển… Các vị thần này kiểm soát, chi phối tất cả các sự vật, hiện tượng trên mặt đất bằng sức mạnh vô biên, bằng phép thuật cao cường. Thần thoại Trung Quốc cũng quan niệm dưới vua Vàng là vị vua tổng quản có bốn vị thần cai quản bốn phương: Chuyên Húc, Thiếu Hạo, Thần Nông, Phục Hy. Xuất phát từ tư duy huyền thoại, dần dần các tôn giáo bồi đắp thêm cho quan niệm có các vị thần cai quản mặt đất, sinh ra Bụt gắn liền với Phật giáo, tiên gắn liền với đạo giáo, Chúa trời gắn liền với Thiên Chúa giáo… Bên cạnh đó, người nguyên thủy quan niệm con người và con vật đều có chung nguồn gốc nên có rất nhiều vị thần có hình dáng là sự kết hợp của người và thú. Trong thần thoại Trung Quốc cũng có thần Bàn Cổ mình người mặt gấu, thần Nhị Phụ mặt người mình rắn… Sau này, những nhân vật như vậy ít dần vì con người đã dần dần phân biệt rõ người và vật. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn còn quan niệm động vật, thực vật và cả những vật tưởng chừng như vô tri đều có thể biến hóa thành người. Trong tư duy huyền thoại còn có quan niệm vạn vật hữu linh hay còn gọi là thuyết vật linh là quan niệm tất cả các vật trên thế gian này, từ con người, các động vật khác, thực vật và các vật vô tri vô giác đều có linh hồn, quan niệm này chi phối mạnh mẽ đến cách nhìn thế giới của người đời sau. Nhà nghiên cứu E.B.Tylor – người đầu tiên đưa ra quan niệm vạn vật hữu linh đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó: “Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu của việc biến những sự kiện thuộc kinh nghiệm hằng ngày thành huyền thoại là lòng tin vào sinh khí của toàn bộ tự nhiên – lòng tin này đã đạt tới điểm cao nhất ở sự nhân cách hóa nó” [66, tr.384]. Như vậy, quan niệm vạn vật hữu linh đóng vai trò quan trọng nhất trong tư duy huyền thoại, là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các huyền thoại. Dĩ nhiên quan niệm này khởi đầu cho rằng con người có hai phần linh hồn và thể xác cho nên khi một người chết đi, người thân của họ có thể gặp lại người đã chết trong những giấc mơ. Vì người nguyên thủy hiểu biết về tự nhiên, về thế giới xung quanh còn hạn chế nên gán cho tự nhiên tất cả những thuộc tính của chính bản thân con người, cho rằng vạn vật đều có linh hồn và sự sống như chính bản thân họ. Linh hồn là một hình ảnh phi vật chất của con người, về bản chất nó giống như hơi, không khí hay bóng đen. Nhà nghiên cứu E.B. Tylor nhận định về linh hồn như sau: “Nó là nguyên nhân của sự sống và của ý tưởng về một thực thể được nó đem lại sự sống. Nó hoàn toàn và độc lập chi phối ý thức và ý chí cá nhân của con người có thân thể trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Nó có thể rời bỏ thân thể và nhanh chóng đi từ nơi này sang nơi khác” [66, tr.514]. Người nguyên thủy tin rằng linh hồn có ở tất cả mọi đối tượng, linh hồn luôn tồn tại trong mỗi con người và trạng thái ngủ, bệnh tật, chết… là do linh hồn đi vắng. Người ta rất sợ đánh thức đột ngột một người đang ngủ vì lo lắng linh hồn vắng mặt sẽ khó tìm được lối về. Quan niệm vạn vật hữu linh đã sinh ra một yếu tố đặc biệt, đó là ma – linh hồn của con người sau khi con người đã chết. Linh hồn này mặc dù không được thể xác chứa đựng nữa nhưng vẫn giữ được dáng dấp của thể xác “trong triết học vật linh của người hoang dã cũng như các cư dân văn minh, đã dứt khoát thừa nhận rằng linh hồn khi đã thoát ra khỏi thân thể có thể được nhận ra vì sự giống nhau mà linh hồn vẫn còn giữ được với thân thể” [66, tr.537]. Nó cũng có thể ở lại trong mộ người chết, đi phiêu diêu trên mặt đất, bay trên không hay tới nơi cư trú thật sự của nó ở chốn âm phủ… Người nguyên thủy cũng tin rằng linh hồn có thể di chuyển đến mọi thân xác khác nhau của con người cũng như các loài khác. Khi con người đã ra khỏi thời nguyên thủy và cho đến cả xã hội văn mình ngày nay, quan niệm về ma quỷ vẫn tồn tại không phải là ít trong quan niệm của nhân dân mặc dù khoa học đã không ít lần phủ nhận. Nhà nghiên cứu Meletinsky chủ trương cần nghiên cứu huyền thoại ở cả góc độ đồng đại chứ không chỉ là lịch đại vì sức sống của huyền thoại vô cùng mãnh liệt. Ông luôn khẳng định sự tồn tại bất chấp thời gian của quan niệm về cái chết nói riêng và huyền thoại nói chung “Tư tưởng của huyền thoại tập trung vào những vấn đề “siêu hình” như bí ẩn của sự sống và cái chết, số phận… mà rõ ràng là ngoại vi đối với khoa học và cách giải thích thuần logic về những vấn đề đó không phải lúc nào cũng làm con người thỏa mãn, thậm chí cả trong xã hội hiện đại” [49, tr.219]. Trong tư duy nguyên thủy, con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên nên thường gán cho các khách thể tự nhiên những thuộc tính của mình. Vạn vật dường như đều có linh hồn, cũng là một cơ thể sống giống như con người. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn cho rằng con người và con vật còn có chung một ông tổ. Con người có thể biến thành con vật và ngược lại. Ngay cả cây cối vì cũng có những hiện tượng giống với động vật như sống và chết, khỏe mạnh và bệnh tật nên người nguyên thủy cũng gán cho chúng một loại linh hồn như một điều tự nhiên. Đặc biệt, với niềm tin vững chắc và cực kỳ nghiêm túc, người nguyên thủy coi các vật thể - mà chúng ta tưởng chừng chúng vô tri vô giác - là sự sống có hồn như chính con người. Từ đó, quan niệm này dẫn đến bái vật giáo – học thuyết về những linh hồn hiện thân ở các vật thể hoặc có liên hệ với chúng, tác động thông qua chúng và quan niệm này “âm thầm chuyển thành sự thờ cúng ngẫu tượng” [66, tr.720]. Xuất phát từ quan niệm vạn vật đều có linh khí, người Trung Quốc cổ cho rằng muôn loài trong thế giới nếu sống lâu hoặc do biết cách tu luyện sẽ có linh tính nhiều hơn các vật khác, thường được gọi là tinh. Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, hồ ly là một loài động vật rất khôn ngoan, có linh tính, sống gần gũi với thế giới con người. Nó có thói quen chào đón mặt trời mỗi khi bình minh đến bằng cách cất tiếng rú. Theo truyền thuyết thì loài hồ ly có thể tu luyện thành tinh nên được gọi là hồ ly tinh. Khi thành tinh chúng có nhiều phép biến hóa và làm được nhiều việc tốt giúp con người, vì vậy nó còn được gọi là hồ tiên. Đó là những con chồn tu luyện lâu năm có nhiều phép thuật và có thể biến hoá thành người. Có thể nói rằng, nếu không có quan niệm vạn vật hữu linh của tư duy huyền thoại thì chắc chắn sẽ không có các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị bởi quá trình tìm hiểu các nhân vật này đã cho thấy chúng được sinh ra từ sự kế thừa sâu sắc. Người nguyên thủy quan niệm tất cả sự vật đều có linh hồn, có sự sống giống như con người đã giải thích vì sao các nhân vật ảo sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh có hành động, tư tưởng, tình cảm giống như con người. Bên cạnh đó, người nguyên thủy cũng chưa có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa thần và ma “gần như không thể nào vạch ra được một ranh giới dứt khoát… giữa những ma chỉ đem lại điều lợi hay điều hại cho con người với những ma có chức năng đặc biệt là cai quản các hiện tượng tự nhiên” [66, tr.764] cho nên có thể thấy linh hồn vạn vật như ma, tinh động vật, tinh thực vật và các vật thể… đều có khả năng phi thường, đặc biệt là khả năng biến hóa. Cũng từ quan niệm vạn vật hữu linh, trong cái nhìn của người xưa còn có hình tượng tiên. Đây là hình tượng nảy sinh từ sự tưởng tượng xuất phát từ quá trình con người quan sát đặc tính của loài chim có thể bay trên không trung và sống gần gũi với bầu trời hơn tất cả những sự vật khác. Điều đó giải thích tại sao các tiên nữ trong truyện cổ tích, trong quan niệm của dân gian thường có cánh và nhất thiết phải biết bay. Sau này ở Trung Quốc, Đạo giáo đã bồi đắp cho quan niệm này khi cho rằng con người nếu biết cách tu luyện thì cũng có thể thành tiên. Bên cạnh các nhân vật sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại, trong Liêu trai chí dị còn có một số nhân vật khác như thần, Phật… cũng kế thừa từ tư duy huyền thoại. Ngoài ra, Liêu trai có nhân vật đạo sĩ luôn gợi người đọc nhớ đến các phù thủy trong truyện thần thoại, cổ tích. Thần thoại thế giới quan niệm rằng trời và đất có một thời lẫn lộn rồi mới tách ra. Thần thoại Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ khi kể rằng sau khi có một vị thần bắt ép dân một vùng theo mình đánh đổ ngôi vua Vàng nhưng thất bại, vua Vàng đã cắt đứt đường lên trời của trần gian. Nhà nghiên cứu Eliade nói rằng: “Các thầy phù thủy sẽ đóng vai trò trung gian giữa đất và các chủ nhân của bầu trời và có khả năng bay lượn trên trời nhờ một cây cao hay một sợi dây ma thuật” [49, tr.236]. Trong Liêu trai chí dị, các đạo sĩ không có cuộc sống khổ hạnh như các đạo sĩ trong sử thi Ấn Độ nhưng cũng luôn làm cho người đọc tò mò bởi hành tung bí ẩn, khả năng đi mây về gió của họ. Và các đạo sĩ luôn sống ung dung tự tại giữa đất trời vì sự thông hiểu quy luật của trời đất. Tất cả các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị đều có cội nguồn từ tư duy huyền thoại mà đặc biệt là quan niệm vạn vật hữu linh. Khi muốn bộc lộ thân phận thật sự của các nhân vật ảo, nhà văn Bồ Tùng Linh có rất nhiều cách thể hiện: để cho nhân vật thực đoán định, để cho nhân vật ảo thú nhận… trong đó có cách để cho nhân vật vì sơ ý hoặc buộc phải để lộ thân phận mình làm người đọc cũng nhận ra thân phận của các nhân vật ảo trong một ấn tượng sâu sắc. Chẳng hạn như nhà văn đã để hồ ly nữ trong truyện Đổng Sinh biến hóa cơ thể thành một cô gái vô cùng xinh đẹp, chỉ sót lại cái đuôi chồn, để cho Đào vốn là tinh hoa cúc say quá hóa thành cây cúc trong truyện Hoàng Anh, để cho nàng ma họ Lý nhìn thấy hồ ly Liên Hương chui tọt vào hang sâu (truyện Liên Hương), để cho bà già độc ác trong truyện Nha Đầu phải chết để đền tội trong cái xác một con chồn... Có lúc nhà văn chỉ miêu tả một mình nhân vật ảo trong lốt mỹ nữ đến làm bạn thư sinh nhưng cũng có lúc miêu tả những cuộc kết duyên lâu dài và cả gia đình nhân vật ảo xuất hiện vô cùng đông đúc. Đó là gia đình ba thế hệ của hồ ly trong Kiều Na, trong Nha Đầu, gia đình chim câu trong truyện Cáp dị… Nói chung các nhân vật ảo của Liêu trai chí dị xét về nguồn gốc xuất thân cho thấy số lượng và thành phần rất đông đảo. Tất cả những điều đã nói ở trên cũng chỉ nhằm khẳng định rằng nhà văn Bồ Tùng Linh đã sáng tác Liêu trai chí dị dựa trên sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại. Dĩ nhiên, quan niệm vạn vật hữu linh không phải được Bồ Tùng Linh kế thừa một cách trực tiếp từ tư duy huyền thoại của thời nguyên thuỷ. Sáng tác văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ truyền thống. Các hình tượng nhân vật kỳ ảo đã đi từ tiểu thuyết chí quái, qua truyền kỳ đời Đường rồi mới kết tinh thành tập đại thành là Liêu trai chí dị. Quan niệm vạn vật hữu linh còn nằm trong tâm thức con người, đặc biệt là người phương Đông với tư duy hướng nội. Tương truyền rằng Bồ Tùng Linh thường biện trà thuốc, trải chiếu ven đường đợi lúc nông dân đi làm về cùng trò chuyện để sưu tầm chuyện lạ dân gian. Vì thế, quan niệm vạn vật hữu linh là tài sản tinh thần của người Trung Hoa nói riêng, con người trên thế gian này nói chung. Các nhân vật ảo sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh rõ ràng thuộc về huyền thoại. Điều cần phải nói ở đây là văn học và huyền thoại không chỉ có quan hệ nguồn gốc thuở ban đầu mà còn có quan hệ qua lại với nhau. Đối với một tác phẩm văn học có sự gia công, sáng tạo rất lớn của tác giả như Liêu trai chí dị, sự sử dụng các nhân vật ảo trên có những biến đổi nhất định phục vụ cho yêu cầu nghệ thuật của nhà văn. Đầu tiên phải khẳng định rằng các nhân vật trong Liêu trai c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN013.pdf
Tài liệu liên quan