Luận văn Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Sự cần thiết của việc bảo đảm nguồn nguyên liệu đối với TCT Chè Việt Nam 2

I. Khái quát về Tổng công ty Chè Việt Nam 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) 3

2/ Cơ cấu tổ chức của Vinatea 5

3/Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinatea 6

3.1. Chức năng nhiệm vụ: 6

3.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của TCT 7

4/ Năng lực hoạt động của TCT chè Việt Nam 7

4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ thời gian qua giai đoạn 2003-2007 7

4.2. Các mặt hàng xuất khẩu 11

4.3 Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam 12

II/ Sự cần thiết phải bảo đảm nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam 13

1/ Đặc điểm kinh tế – kĩ thuật của quá trình sản xuất, chế biến chè 13

1.1. Quá trình sản xuất – chế biến chè: 13

1.2. Các bên có liên quan trong quá trình sản xuất và chế biến chè: 17

2/ Kế hoạch đảm bảo và phát triển nguồn nguyên liệu của TCT chè Việt Nam đến năm 2020 23

2.1/ Quy hoạch của ngành chè Việt Nam đến 2020 23

2.2/ Kế hoạch đảm bảo nguyên liệu của Vinatea đến năm 2010 24

3/ Bảo đảm nguồn nguyên liệu chè – Giải pháp phát triển bền vững cho ngành chè nói chung và cho TCT chè Việt Nam nói riêng 26

3.1 Bảo đảm tốt vùng nguyên liệu sẽ giúp cho chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 26

3.2 Thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn 27

3.3 Phát triển vùng nguyên liệu xoá đói giảm nghèo 28

3.4 Quan tâm phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp bảo tồn và phát triển các giống chè quý 29

Chương II: Thực trạng cung ứng chè nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam 30

I/ Năng lực vùng nguyên liệu của Vinatea 30

1/ Khái quát về đặc điểm vùng nguyên liệu của công ty mẹ - TCT chè VN 30

2/ Năng lực sản xuất và chế biến nguyên liệu của các đơn vị thuộc công ty mẹ 30

3/ Khả năng bảo đảm nguyên liệu cho hoạt động phát triển của Công ty mẹ – TCT chè VN 33

II/ Tình hình quản lý vườn chè ở TCT chè Việt Nam 35

1 / Quản lý các vườn chè cổ phần ở TCT chè Việt Nam 35

A / Công ty chè Việt Cường: 36

B / Công ty chè Sông Cầu 38

C / Công ty chè Mộc Châu: 39

2. Xây dựng mô hình liên kết TCT chè Việt Nam với xã, hộ gia đình phát triển vùng nguyên liệu XĐGN 43

Chương III: Những hạn chế và thách thức trong quá trình bảo đảm nguyên liệu chè của Vinatea 48

I / Sản lượng chè búp tươi cung ứng không đủ cho công suất chế biến của nhà máy. 48

II / Những bất cập về chất lượng nguyên liệu 49

1. Đầu vào cho hoạt động trồng chè của nông dân thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra 49

2. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và vận chuyển không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật làm ảnh hưởng xấu đến đầu vào của quá trình chế biến chè. 51

3. Bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu: 52

4/ Thách thức mới đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đối với vấn đề nguyên liệu chè 55

III/ Nguyên nhân của những bất cập trong quá trình bảo đảm nguyên liệu chè 56

1/ Hoạt động quy hoạch và quản lý còn thiếu sót và kém hiệu quả. 56

2/ Hoạt động nghiên cứu triển khai chưa phát huy được hiệu quả đi trước một bước của nó 57

3/ Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biến chè 58

Chương IV: Những giải pháp bảo đảm nguồn nguyên liệu của Tổng Công ty chè Việt Nam – công ty mẹ 65

I/ Quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu chế biến: 65

1/ Nâng cao sản lượng và chất lượng búp chè tươi cung ứng. 65

2/ Quy hoạch tại địa phương: 66

II/ Hoàn thiện công tác cổ phần hoá vườn chè. 68

III/ Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu XĐGN với bà con nông dân các dân tộc nghèo. 70

V/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình bảo đảm nguyện liệu cho TCT chè Việt Nam: 72

1/ Thiết lập các tổ chức dịch vụ thu mua nguyên liệu 72

Kết luận 74

Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 75

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu của các đơn vị thuộc công ty mẹ Hiện nay, công ty mẹ của TCT chè Việt Nam có 3 đơn vị quản lý vườn chè. Đó là: Công ty chè Mộc Châu (địa bàn tỉnh Phú Thọ®), Công ty chè Sông Câu (địa bàn tỉnh Thái Nguyên) và Công ty chè Việt Cường. Các công ty tiến hành quản lý, triển khai sản xuất và chế biến chè trên diện tích vườn chè của mình. Trên địa bàn mỗi vùng, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và xã hội mà có thể tiến hành trồng các loại chè khác nhau, đem lại khả năng cung ứng khác nhau: Năng lực vườn chè của công ty mẹ được đánh giá qua bảng sau Bảng 04: Đánh giá năng lực của các vườn chè của công ty mẹ Chỉ tiêu Công ty chè Việt Cường Công ty chè Mộc Châu Công ty chè Sông Cầu Diện tích chè kinh doanh (ha) 387.4 392 380.69 Giá trị vườn chè (1000 đồng) 1.896.200 2.996.121 2.144.003 Sản phẩm sản xuất ra năm 2007 (tấnt) : - chè toàn bộ +Chè đen +Chè xanh +Chè nội tiêu 407 346 62 3250 3070 180 721 325 396 Nguyên liệu (tấn t- năm 2007) Chè búp tươi tự sản xuất Chè búp tươi thu mua Chè búp khô thu mua 1477 347 9662 2195 1827 1496 Sản lượng tiêu thụ nội địa (năm 2007) Chè đen chè xanh Chè nội tiêu 367 62 2938 200 534 407 Năng suất (năm 2007) (tấn/ ha) 3.81 24.65 4.80 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam năm 2007 Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007 Nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của các nhà máy chế biến được cung cấp từ hai nguồn. Đó là từ các vườn chè của chính các nhà máy đó do công nhân nông trường tiến hành sản xuất, được nhà máy đầu tư về vốn và vật tư kỹ thuật. Đây là nguồn cung ứng chủ đạo của các nhà máy chế biến của công ty. Bên cạnh đó còn một nguồn nữa là từ việc thu mua từ nông dân và các hộ sản xuất tự do. Có thể mua trực tiếp của các hộ sản xuất đó song chủ yếu là mua qua các tư thương do họ có thể cung ứng với số lượng tập trung. Trong vùng nguyên liệu của TCT chè Việt Nam thì vườn chè của công ty chè Mộc Châu là đảm bảo nhất về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty vẫn phải tiến hành thu mua thêm nguyên liệu búp tươi. Vườn chè của công ty chè Sông Cầu – TháI Nguyên lại không có được điều đó. Thực trạng hỗn loạn, tranh cướp nguyên liệu lại là hiện tượng phổ biến tại vùng nguyên liệu ở đây và ngay cả trên vườn chè của chính công ty. Đó là nguyên nhân mà tư một vùng nguyên liệu đầy tiền năng, nay do mải tranh dành, cạnh tranh để có được nguyên liệu phuc vụ sản xuất nên các vườn chè không được quan tâm, sản lượng liên tục giảm qua các năm. Khả năng tư đáp ứng nguyên liệu của công ty chỉ khoảng 50% còn lại là công ty đi mua ngoài của tư thương với giá thành cao. Một thực trạng khác ở vườn chè của công ty chè Việt Cường đó là năng suất thấp song nguyên nhân lại nằm ỏ chỗ lao động trồng chè đang thiếu trầm trọng. Phần lớn diện tích vườn chè hiện nay không có người nhận khoán. Trong các năm qua có nhiều nhà máy tư nhân xây dựng và thu mua nguyên liệu ngay trong vùng nguyên liệu của công ty. Dẫn đến nhà máy của công ty không đủ nguyên liệu sản xuất. Mặt khác công ty không thể đẩy giá nguyên liệu lên cao để cạnh tranh. Đó là cuộc cạnh tranh mà phần bất lợi nghiêng về các công ty lớn khi mà họ phải chịu nhiều chi phí sản xuất hơn rất nhiều. 3/ Khả năng bảo đảm nguyên liệu cho hoạt động phát triển của Công ty mẹ – TCT chè VN Đánh giá năng lưc đảm bảo nguyên liệu của TCT – công ty mẹ được xem xét trong khả năng thực hiện kế hoạch đặt ra của TCT trong năm vừa qua. Bảng số liệu 2: Tình hình đảm bảo nguyên liệu chè của TCT thời gian quat Đơn vị tính: Tấn CHỈ TIÊU Kế hoạch 2007 Thực hiện năm 2006 (12 tháng) Thực hiện năm 2007 (12 tháng) So sánh (%) I/ NGUYÊN LIÊU TH07/TH06 TH07/KH07 KH07/TH06 CHÈ BÚP TƯƠI 3840 5801 2470 42,58 64,32 66,20 Chè búp tơi tự sản xuất 1470 1571 1477 94,03 100,49 93,57 Chè búp tơi thu mua 2370 4230 993 23,47 41,89 56,03 CHÈ BÚP KHÔ THU MUA 350 1586 1165 73,45 332,91 22,07 Chè đen BTP 290 1582 1165 73,65 401,79 18,33 Chè xanh 60 4 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam năm2007 Từ bảng số liệu ta thấy khả năng thực hiện kế hoạch nguyên liệu của TCT khá cao với các loại chè búp tươi tự sản xuất và chè búp khô thu mua đều đạt trên 100%, tuy nhiên với chè búp tươi thu mua đạt dưới 50% so với kế hoạch và chỉ bằng 23.47% so với năm 2006. Trong khi đó nhưng năm gần đây, do nhu cầu phát triển của thị trường tăng cao vè chè búp tươi thì phần tự sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% lượng chè búp tươi cho doanh nghiệp, còn lại là doanh nghiệp phải thu mua bên ngoài.Trong khi kế hoạch đặt ra cho phần nguyên liệu chè búp tươi thu mua khoảng 50-60% thì khi thực hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% như vậy là thiếu hụt chè cho các nhà máy chế biến, không đáp ứng đủ công suất chế biến của TCT. Thực trạng thiếu nguyên liệu chế biến phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè, trong đó có Vinatea. Khi tất cả các cơ sở chế biến chè đều trong tình trạng đó thì tình trạng tranh chấp thu mua chè búp tươi tất nhiên xẽ diễn ra. Như vậy với một vùng nguyên liệu rộng lớn, đầy tiềm năng song khả năng đảm bảo nguyên liệu của TCT vẫn ở mức thấp và phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặt ra trở ngại lớn cho TCT trong quá trình phát triển và hội nhập. Vậy khó khăn nằm ở đâu? Ta xét đến tình hình quản lý các vườn chè của các công ty. II/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VƯỜN CHÈ Ở TCT CHÈ VIỆT NAM 1 / Quản lý các vườn chè cổ phần ở TCT chè Việt Nam Năm 1979, các nhà máy và nông trường trong từng vùng được hợp nhất lại thành xí nghiệp công - nông nghiệp. Đội ngũ sản xuất quản lý vườn chè, công nhân đi làm được được hưởng lương sản phẩm theo từng công việc: làm cỏ, phân bón, thu hái,...Sự tách rời giữa kết quả của từng công đoạn với công đoạn cuối cùng là búp chè, sự tách rời giữa thu nhập của người công nhân với năng suất, chất lượng vườn chè đã kìm hãm sự phát triển của cây chè. Vào những năm 1990, cũng như nhiều vườn cây công nghiệp khác, vườn chè rơi vào tình trạng suy thoái, sản lượng bình quân chỉ đạt hơn 4 tấn /ha, mức sống của người làm chè rất thấp. Nhiều người đã bỏ đồi chè đi làm công việc khác hoặc chuyển hướng cây trồng. Trước thực trạng đó, ngày 04/01/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có giao khoán vườn chè ở các xí nghiệp công nông nghiệp (nay là các công ty chè thuộc TCT Việt Nam.n). Nội dung chủ yếu là: Xác định lại gía trị vườn chè. Yêu cầu phải bảo toàn được vốn của Nhà nước và phù hợp với thực trạng vườn chè. Giao vườn chè cho người nhận khoán ổn định trong thời gian tối đa là 50 năm. Người nhận khoán có trách nhiệm phải hoàn trả gía trị vườn chè ghi trong hợp đồng giao khoán trong thời gian tối đa là 10 năm. Khuyến nghị người nhận khoán hoàn trả trước thời hạn. Sau khi đã hoàn trả hết gía trị ghi trong hợp đồng, thành quả lao động trên vườn chè thuộc về người khoán. Vườn chè được thừa kế khi người nhận khoán mất. Người nhận khoán có trách nhiệm tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn chè theo đúng quy hoạch và quy trình kỹ thật. Sản phẩm chè búp tươi được bán cho công ty theo giá thoả thuận. Đánh giá kết quả của việc thực hiện giao khoán vườn chè theo nghị định 01/ CP trong hơn 10 năm qua, năm 2007 TCT tiến hành đánh giá lại giá trị vườn chè. Thông qua đó ta có những số liệu sau tại các đơn vị của Công ty mẹ: A / Công ty chè Việt Cường: Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu của công ty Việt Cường (Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007) Tổng diện tích đất trồng chè: 387.4 ha Trong đó: Diên tích chè kinh doanh: 329.39 ha Diện tích trồng mới: 1.82 ha Diện tích đất thanh lý: 56.19 ha - Diện tích giao khoán: 97.61 ha - Diện tích chưa có người nhận khoán: 231.78 ha - Lao động: Tổng số công nhân sản xuất nông nghiệp: 104 người Trong đó 43 người đang chờ nghỉ chế độ trong năm 2007 Các vấn đề nảy sinh khi áp dụng xác định giá trị vườn chè của công ty chè Việt Cường: Diện tích chè của công ty Việt Cường được triển khai khoán theo nghị định 01/ CP từ năm 1996 đến nay mới chỉ có khoảng 92.7 ha. Còn lại phần lớn diện tích không được giao khoán, nguyên nhân là không có lao động để giao khoán. Trên các diện tích còn lại của công ty không giao khoán được hiện nay đang do các đội trưởng quản lý sản xuất. Trên phần diện tích giao khoán, do cây chè già cỗi, đất xấu nên một sô diện tích che bị suy thoái, thêm vào đó diện tích chè bị mất khoảng nhiều. Do đó một số hộ đã chuyển sang trồng chu kỳ 2. Trên diện tích chè của công ty phẩn lớn là đã hơn 30 năm tuổi, nay áp dụng áp dụng phương pháp xác định giá trị thì giá trị cao hơn giá trị còn lại của vườn chè. Trên thực tế, vườn chè đã hết chu kỳ kinh doanh. Mặc dù vẫn được đầu tư thâm canh nhưng chất lượng vườn chè vẫn giảm, năng suất giảm dần. Một số diện tích do chè bị già, bị mối, bị nấm rễ nên cây chè bị chết dần qua các năm Trên diện tích không có lao động nhận khoánT, đội trưởng phải trực tiếp tổ chức sản xuất trên diện tích đó thì việc triển khai đánh giá lại hết sức khó khăn. Giá trị tăng thêm đội trưởng không nhận thêm được, công ty bù đắp khấu hao cho đội thì việc cạnh tranh đơn gía chè tươi của công ty với thị trường bên ngoài rất khó khăn. Phần giá trị tăng thêm bắt buộc đội trưởng thực hiện thì không tổ chức sản xuất được do thua lỗ. Khi tiến hành đánh giá lại giá trị thì bộ phận nông nghiệp phải nhận thêm một phần giá trị tăng thêm, như vậy làm tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp của các hộ và các đơn vị. Khi có tăng thêm phần khấu hao thì lao động làm chè sẽ không gắn bố với cây chè, công ty không có đủ lao động làm trên diện tích đó. Trong khi đó công ty đã rất thiếu lao động sản xuất nông nghiệp. B / Công ty chè Sông Cầu Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu Sông Cầu Chỉ tiêu Công ty chè Sông Cầu 1/ Diện tích (ha) - Tổng diện tích 380.69 - Diện tích giao khoán 359.90 - Còn lại 20.79 2/ Giá trị (đồng) - Giá trị vườn chè 2.144.003.437 - Đã khấu hao 1.242.181.410 - Giá trị còn lại 1.034.102.872 - Giá trị giao khoán 2.547.981.455 - Phần tăng thêm đối với giá trị còn lại (%) 149 3/ Lao động (người) - Tổng số lao động nhận khoán 804 - Công nhân công ty 187 - Thuê công nhân các xã 617 Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007 Như vậy công việc giao khoán của công ty đã cơ bản hoàn thành. Diện tích giao khoán đạt 90%, còn lại phần diện tích nhỏ do quá xấu không có người nhận khoán. Trong quá trình triển khai, công ty gặp một số vướng mắc sau: Hàng chục năm nay, trong ý thức người lao động, sau khi trả hết tiền giá trị vườn chè theo hợp đồng giao khoán thì đây là vườn chè của họ. Việc tạo được sự đồng thuận của người lao động trong việc xác định lại giá trị vườn chè để cổ phần hoá sẽ rất khó khăn. Giá trị vườn chè đánh giá lại theo quyết của Bộ chỉ vào khoảng 1.5 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị giao khoán là 2.5 tỷ đồng. Nếu triển khai, công ty sẽ không có tiền trả cho công nhân. Những hộ có giá trị đánh gía lại vườn chè thấp hơn giá trị nhận khoán sẽ không có tiền để nộp cho công ty. Khi thực hiện cổ phần hoá, công ty vẫn phải mua chè búp tươi theo giá thị trường, trong khi đó còn phải chi thêm một khoản khấu hao mới và chi trả cổ tức cho người nhận khoán là cổ đông, cả hai khoản này đều phải hạch toán vào giá thành sản xuất không thể có lãi được C / Công ty chè Mộc Châu: Một số chỉ tiêu của vùng nguyên liệu công ty chè Mộc Châu. Nguồn: Báo cáo công tác xác định giá trị vườn chè của công ty mẹ 2007 Diện tích chè giao khoán: 376 ha Gía trị vườn chè giao khoán (đã đánh giá lại®) 2.996.120.940 Vườn chè phần lớn đã trên 40 năm, hết khấu hao. Người nhận khoán đã trả hết tiền theo hợp đồng giao khoán Lao động nhận khoán một phần là công nhân của công ty, một phần là nhân dân các xã, thị trấn. Những vướng mắc của Công ty chè Mộc Châu khi cổ phần hoá vườn chè: Công ty có 36 ha chè trung du đã hết khấu hao nhưng vẫn thu hái bình thường với năng suất 7-10 tấn /ha, theo chủ trương của công ty đã phá đi trồng chè giống mới, giống do công ty cung cấp, nhưng do giống không phù hợp, chè không phát triển được phải được thanh lý. Những hộ nông dân ở đây không những không được thu hái chè trong 3 năm nay mà còn không được tính giá trị vườn chè khi đưa vào cổ phần hoá. Một số hộ nông dân bỏ vốn trồng chè trên đất của công ty, nhân dịp này công ty có chủ trương mua lại các vườn chè trên. Tiền mua lại các vườn chè này cao hơn gấp 2-3 lần các vườn chè của công nhân nhận khoán có cùng năng suất chất lượng gây ra mất cân đối trên thực tế Một số hộ sẽ không mua cổ phần, vậy có trả tiền không? và có cho phép tiếp tục nhận khoán không? Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước có những thay đổi lớn: chính sách đầu tư được cởi mở, rất thông thoáng, cơ chế xuất khẩu nông sản được mở rộng để khuyến khích các nhà xuất khẩu, cả nước là một đại công trường xây dựng và phát triển theo kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới. Trong ngành chè, hàng nghìn nhà máy có công xuất nhỏ, hàng vạn lò thủ công chế biến chè ra đời. Sự mất cân đối giữa cung ứng nguyên liệu và công suất chế biến rất nghiêm trọng. Nguyên liệu bị tranh chấp quyết liệt, chất lượng búp chè tươi và chè thành phẩm đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia TCVN. Nhiều nhà máy hiện đại của TCT đã không mua nổi búp chè ngay trên vườn chè cua mình, phải hoạt động cầm chừng, thậm chí có nhà máy phải đóng cửa ngừng sản xuất. Từ thực tế đó cho thấy hình thức giao khoán vườn chè theo nghị định 01/CP ở TCT chè Việt Nam đã không còn phù hợp với tình hình mới, dẫn đến sản xuất chè với hiệu quả thấp, bấp bênh. Cụ thể là: + Mỗi người lao động chỉ nhận khoán trên một diện tích nhỏ ( 0.2-0.3 ha), được chủ động trên vườn chè của mình, dẫn đến sản xuất thiếu quy hoạch, thiếu điều kiện để đưa các giống mới có chất lượng cao và áp dụng các biện pháp, tiến bộ kỹ thuật nên không tạo ra được các sản phẩm đặc trưng cho cả vùng + Người lao động được hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất trên đồi chè của mình, khi được bán chè, họ luôn nhìn vào lợi ích trước mắt nên ai trả giá cao hơn một chút là họ sẽ bán. Trong khi đó cuộc cạnh tranh giữa các xưởng sản xuất nhỏ với các nhà máy lớn là cuộc cạnh tranh không công bằng mà phần thua thiệt thuộc các nhà máy lớn. Điều đó rất dễ hiểu khi mà các nhà máy lớn (có đăng ký sản xuất kinh doanh) luôn phải chịu nhiều khoản chi phí sản xuất sản phẩm như: các khoản thuế doanh nghiệp, chi bảo vệ môi trường (xử lý chất thảix), bảo quản thưc phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng®), yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, đóng bảo hiểm cho công nhân, thậm chí họ phải bỏ vốn ra ứng trước cho người nông dân mua giống, vật tư kỹ thật để tiến hành sản xuất.Trong khi đó thì các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, tự phát, thủ công không phải chịu hoặc chốn các khoản chi phí đó, rất khó có thể quản lý hoạt động cuả họ. Vì vậy mà khi đến vụ thu hoạch chè búp, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có thể tranh mua được nguyên liệu với các công ty khác. Các nhà máy lớn mua được rất ít nguyên liệu, trong khi các xưởng nhỏ mua được nhiều nguyên liệu nhưng chỉ có thể sản xuất sản phẩm với chất lượng thấp do công nghệ chế biến lac hậu, thủ công. Để đảm bảo đầu vào TCT phải mua sản phẩm chè bán thành phẩm của các cơ sở kia. Hậu quả là giá chè của Việt Nam chỉ bằng 60-70% giá trung bình trên thế giới. Giá bán thấp đã tác động ngược trở lại đến giá mua nguyên liệu và việc đầu tư trồng, chăm sóc chè. Đó là cái vòng luẩn quẩn của sản xuất chè Việt Nam. Trước tình hình đó, ngày 08/11/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2005/NĐ _CP thay thế cho nghị định 01/CP. Đối với việc giao đất và vườn chè có sự thay đổi chủ yếu sau: - Thời hạn giao khoán giảm từ 50 năm xuống còn 30 năm - Vườn chè không được chuyển giao cho người thừa kế. - Người cư trú ngoài địa bàn không được nhận khoán. Với những thay đổi trên, ta thấy từ việc giao khoán theo Nghị định 01/CP chuyển sang theo Nghị định 135/CP đã không giải quyết được những tồn tại hiện nay ở vùng chè, thậm chí còn nảy sinh nhiều bất cập. Đối với nhiều khu vực thiếu lao động, thiếu nhân lực nhận khoán lại không thể tiếp nhận nhân lưc từ địa phương khác...mặt khác không góp phần tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến, không tạo điều kiện để ứng dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến của thế giới, không góp phần củng cố khối liên minh công nông giai đoạn mới. Mặt khác, nếu chuyển sang thực hiện theo Nghị định135 /CP thì phải tiến hành thanh lý các hợp đồng đã ký theo Nghị định 01/CP vì những hợp đồng này vẫn còn nguyên giá trị. Như vậy doanh nghiệp phải bồi thường tổn thất cho người nhận khoán do đơn phương huỷ hợp đồng. Đây là một việc rất phức tạp, khó khăn, nhạy cảm do phải giải quyết hài hoà lợi ích với hàng ngàn hộ nhận khoán. Điều đó đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức, quản lý phù hợp với sự thay đổi của đất nước, tìm lối thoát cho ngành chè - đó là việc cổ phần hoá các đồi chè mà TCT đang tiến hành ở hai đơn vị của mình là công ty chè Sông Cầu và công ty chè Mộc Châu. Kết quả thực hiện việc cổ phần hóa vườn chè tại các đơn vị thuộc TCT Chè Việt Nam giai đoạn đầu xác định giá trị vườn chè: Đến nay 90% vườn chè được giao khoán (10% còn lại do chè quá xấu hoặc thiếu lao động nên không giáo khoán được). Tổng giá trị giao khoán ở các đơn vị đều bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản vườn chè còn lại trên sổ sách kế toán. Đến nay, về cơ bản người nhận khoán đã hoàn trả hết giá trị ghi trong hợp đồng. Năng suất búp chè gấp hai lần trước khi giao khoán, bình quân đạt 10tấn /ha. 2. Xây dựng mô hình liên kết TCT chè Việt Nam với xã, hộ gia đình phát triển vùng nguyên liệu XĐGN Nhận thức được mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa các xí nghiệp chế biến chè với bà con dân tộc vùng nguyên liệu, từ năm 2003 TCT đã tiến hành thực hiện dự án xây dựng mô hình liên kết với các địa phương. Hợp đồng cam kết 3 bên được ký giữa Tổng công ty Chè Việt Nam, các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn và các xã tham gia chương trình và các xã tham gia chương trình. Hợp đồng nêu rõ trách nhiệm của từng bên: Dự án trên được ký hợp đồng cam kết với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với 3 bên tham gia đó là: Tổng công ty chè Việt Nam, các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn, và các xã tham gia chương trình. Hợp đồng nêu rõ trách nhiệm của từng bên: UBND xã chủ trì lựa chọn các hộ nghèo, phân công trách nhiệm cho các ban ngành, tổ chức đoàn thể tham gia dự án, tổ chức lồng ghép các chương trình hiện có tại địa phương để tăng thêm sức mạnh của dự án, phối hợp công tác tổ chức khuyến nông, tập huấn kỹ thuật…Đồng thời phối hợp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng mô hình. TCT và các đơn vị thành viên có trách nhiệm giúp các xã xây dựng quy hoạch phát triển chè phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ những của địa phương. Xác định giống chè, quy trình canh tác thích hợp, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè, cung cấp các thông tin, tài liệu kỹ thuật, cùng với địa phương xây dựng mạng lưới khuyến nông hàng ngày, trực tiếp hướng dẫn cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè búp tươi do các hộ nông dân sản xuất ra. Tuỳ từng điều kiện có thể đầu tư ứng trước cho các hộ nông dân về giống, vật tư, kỹ thuật… Dự án trên có ý nghĩa kinh tế - xã hội vô cùng to lớn: - Phát huy vai trò của chính quyền và các ban ngành của xã trong việc triển khai dự án và quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Diện tích trồng chè của mỗi hộ nông dân rất ít, bình quân chưa được 2000m2/hộ. Mỗi xã lại có vài trăm hộ làm chè phân bố dải rác trên địa bàn rộng lớn. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ trực tiếop giữa các cơ sở chế biến với từng hộ trồng chè gặp rất nhiều khó khăn. Để có thể phối hợp được các hộ làn chè trong một chương trình chung cần phải thông qua một tổ chức. Trong điều kiện hiện nay, chính quyền xã đóng vai trò quan trọng, thích hợp đối với công việc này do vốn có mối quan hệ mật thiết với người dân. Thực tế cho thấy: địa phương nào có chính quyền mạnh, quan tâm đến sản xuất phát triển của người dân thì ở đó việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồi chè, việc gắn kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các cơ sở có hiệu quả hơn, tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh, đời sống người dân được nâng cao - Nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến - Phát triển bền vững với lợi nhìn nhận lợi ích lâu dài của đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật, không vì cái lợi trước mắt mà làm hỏng cả vườn chè của chính mình. Bài học về nạn chè vàng đầu năm 2007 là một minh chứng cho vấn đề trên khi mà nông dân cắt cả cẳng chè để bán. - Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 khâu: sản xuất và tiêu thụ đồng thời củng cố mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông . Đánh giá một số kết quả đạt được sau 04 năm thực hiện: Số cán bộ tham gia công tác khuyến nông trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nông dân kỹ thuật trồng và chế biến chè: 42 Người Số lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc chè: 5040 lượt người Số lượt nông dân được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn: 12300 lượt người Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chè đã cấp cho nông dân: 1250 quyển Mô hình mẫu 9 ha được xây dựng để giới thiệu kỹ thuật trồng mới, giới thiệu các giống chè chất lượng cao giúp bà con nông dân được năm bắt dễ dàng hơn từ thực tế UBND các xã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết cho các hộ ngèo vay vốn sản xuất trên 27 tỷ đồng TCT và các đơn vị thành viên đã hỗ trợ cho nông dân và các xã nghèo giống mới, vật tư kỹ thuật… được trên1.85 tỷ đồng. Trong đó, giúp cho 2 xã Việt Cường, Vận Hội ở Yên Bái trồng 42 ha chè giống mới với kinh phí 600 triệu đồng. Công ty chè Mộc Châu (Sơn LaS) đầu tư xây đựng hai trạm thu phát truyền thanh, truyền hình tặng 02 xã Tô Múa và Vân Hồ là hai xã vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về đường lối của nhà nước và kỹ thuật canh tác chè, đồng thời đầu tư cho bà con 150 triệu cho bà con vay không lấy lãi để mua giống, vật tư, phân bón. Từ đó mà mối liên kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến được củng cố rõ rệt, người dân nhận thức được sự tồn tại và phát triển của nhà máy gắn liền với cuộc sống của người dân trong vùng Kinh phí nông dân tự bỏ để đóng góp để trồng mới chè và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm: 2.4 tỷ đồng Tổ chức thâm canh trên 3000 ha chè hiện có, đưa năng suất bình quân tăng từ 6.45 tấn / ha lên 7.2 tấn / ha, diện tích trồng mới thay thế trên 620 ha chè bằng giống chè mới có năng xuât và chất lượng cao Thu nhập của các hộ trồng chè tăng từ 10-15%, theo báo cáo đánh giá của các xã với 10732 hộ tham gia dự án trong đó có 2918 hộ nghèo nay đã có 1411 hộ thoat nghèo Một số hạn chế trong quá trình thực hiện mô hình: Nguồn vốn cho thực hiện dự án còn hạn chế. Vốn của TCT và các đơn vị thành viên còn rất hạn chế, thường xuyên phải vay ngân hàng với mức lãi xuất cao nên ít có điều kiện để hỗ trợ thêm bà con về vốn. Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ vốn vay thực hiện dự án rất ít và dàn trải, chỉ tạm đủ để chuyên giao công nghệ canh tác mới các hộ nông dân. Việc vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất con gặp nhiềukhó khăn, nguồn vốn cho vay còn rất hạn chế, đặc biệt là vốn ưu đãi riêng cho sản xuất chè. Sự phối hợp 4 nhà hiện nay vẫn còn rất hạn chế và có nhiều bất cập. Trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu còn chưa nhất quán, nhiều hợp đồng ký với hộ nông dân về tiêu thụ sản phẩm theo quyết định 80/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ bị phá vỡ. Nhiều nơi đã ứng cho bà con bằng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, nhưng khi có chè búp thu hái về thì tình trạng phổ biến là ai trả giá cao hơn thì bà con bán, tư thương không cần đầu tư cho dân nên dễ dàng trả cao hơn một chút để tranh mua gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng của các công ty vơí bà con nông dân. Các nhà khoa học chưa phát huy được vài trò đi đầu của mình, thậm chí còn thể hiện năng lực yếu kém trong vấn đề triển khai, ứng dụng các giống mới, giống quý làm thiệt hại lớn khi tiến hành trồng, gây lãng phí hàng tỷ dồng Bên cạnh đó, hiện nay việc phát triển vườn chè và các cơ sở chế biến không gắn kết chặt chẽ với nhau. Công tác quy hoạch yếu kém đã bộc lộ khi chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của các cơ sở chế biến, sau một thời gian, mọi người đều có thể mở xưởng chế biến bằng bất cứ công nghệ nào, sự phát triển manh mún đó dẫn đến sản lượng các vườn chè chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến. Các nhà máy được quy hoạch nguồn nguyên liệu thì bị những cơ sở chế biến nhỏ lẻ tranh dành nguyên liệu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhà máy dư thừa công suất, thiếu nguyên liệu sản xuất. Tập quán canh tác chè của bà con dân tộc còn lạc hậu. Do đó để nâng cao chất lượng cho vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả công tác XĐGN cần phải thay đổi tập quán trên. Thực hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27464.doc
Tài liệu liên quan